Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Khi con nói dối ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (100.3 KB, 4 trang )

Khi con nói dối

Khi phát hiện trẻ nói
dối, bạn hãy chỉ cho
con thấy những tác hại
của thói xấu này, đồng
thời nên có thái độ
đúng mực xử lý hành vi
nói dối của trẻ.
Hầu hết, khi lần đầu nói
dối trẻ thường cảm thấy bất an, nếu cha mẹ bỏ qua
rồi lâu dần sẽ trở thành căn bệnh “nan y” khó chữa.
Cha mẹ cần chú ý đến hành vi của mình, nhất định
không được “dạy” cho trẻ nói dối. Rất nhiều bậc cha
mẹ không ý thức được hành động của mình, dù rất
nhỏ, cũng ảnh hưởng đến trẻ. Chẳng hạn như cha
mẹ không muốn tiếp khách đến chơi, lập tức bảo trẻ
ra nói với khách: “Ba mẹ cháu đi vắng!” hoặc ba làm
việc gì đó mà không muốn cho mẹ biết lại dặn trẻ:


“Không được để mẹ biết đâu đấy!” Chính vì cha mẹ
là người có uy tín đối với trẻ nên lời nói của cha mẹ,
việc làm của cha mẹ làm trẻ rất dễ cho là đúng, dần
dần trẻ sẽ học được cách nói dối. Khi bắt gặp trẻ nói
dối với chính mình, cha mẹ lại tỏ ra tức giận, thật ra
tật nói dối đã ngấm sâu vào tâm trí trẻ rồi. Vì thế,
muốn dạy trẻ sự thành thật không gì tốt cho bằng cha
mẹ hãy nói và làm thành thật trước mặt trẻ. Trong các
gia đình mà cha mẹ không nói dối con cái thì ngược
lại, con cái cũng sẽ không nói dối cha mẹ.


Khi trẻ nói thật, không nên trừng phạt trẻ. Chẳng hạn
người mẹ xin phép nghỉ làm ở cơ quan để đi du lịch,
không may có đồng nghiệp gọi điện hỏi thăm. Lúc mẹ
về, trẻ đem chuyện kể với mẹ: “Lúc sáng, cô T. gọi
đến, con nói mẹ đi du lịch”. Người mẹ tức giận mắng
con và nói: “Sao con không bảo mẹ bận việc nhà?”.
Cứ như thế, trẻ sẽ nhận thức được rằng nếu nó nói
thật thế nào cũng bị la rầy. Vì thế, cha mẹ cần chú ý
khi trẻ đã biết nói lên sự thật hãy kịp thời động viên,
phân tích phải trái để trẻ hiểu ngọn ngành. Có như
vậy, lần sau trẻ sẽ biết nói lên sự thật.
Hãy giúp trẻ phân biệt giữa sự thật và giả dối. Tuỳ
theo mức độ mà giáo dục trẻ phân biệt được phải trái.
Dạy cho trẻ hiểu ý nghĩa của những câu chuyện ngụ
ngôn hoặc bộ phim hoạt hình, tranh luận với trẻ về
sự thật và sự giả tạo để trẻ hình thành khái niệm về
những điều đó. Ngoài ra, khi trẻ chưa phân biệt rõ
ràng giữa phải trái, cha mẹ cần kịp thời điều chỉnh
những hành vi không tốt mới phát sinh. Tuy vậy, một
số trẻ có khuynh hướng sợ thừa nhận sự thật vì sợ
chúng bạn xem thường nên không muốn nói sự thật.
Cha mẹ cần động viên để trẻ dũng cảm nói lên sự
thật.
Kịp thời động viên thái độ chân thành của trẻ. Muốn
trẻ không nói dối thì những lời động viên có sức
thuyết phục hơn những lời doạ nạt. Khi trẻ mắc lỗi,
cha mẹ tức giận đổ tội luôn: “Việc này chẳng có ai
khác ngoài con làm cả!”, vì sợ bị trừng phạt nên trẻ
nảy sinh tâm lý phản ứng rất linh hoạt: “Không phải
con làm!”. Thật ra, trẻ đã nói dối để bao biện cho việc

làm của nó. Cha mẹ nên chú ý đến ánh mắt của trẻ
để hiểu rằng trẻ đang tìm cách nói dối mình. Đôi khi,
trẻ nói dối không phải vì sợ bị phạt mà vì sợ cha mẹ
sẽ không còn yêu thương mình nữa. Do vậy, khi phạt
trẻ vì tật nói dối cha mẹ cần trấn an với trẻ rằng, nó
vẫn được cha mẹ yêu thương mặc dù có giận. Cha
mẹ cần làm cho trẻ dễ khai ra những lỗi lầm của nó
bằng cách nói chuyện với trẻ một cách ôn tồn thay vì
la lối và kết tội trẻ.
Đừng nhục mạ trẻ, đừng gọi trẻ là kẻ nói dối hay
dùng bất cứ một từ ngữ tiêu cực nào để nói với trẻ,
nếu trẻ phạm sai lầm nói dối. Tránh làm xấu hổ trẻ
trước mặt mọi người. Thay vào đó, bạn chỉ cần thông
báo cho trẻ biết những quy định của mình như:
“Không được đi học về muộn” hoặc “Không được lấy
những đồ vật không thuộc về mình”. Đồng thời, cha
mẹ cần tạo cho trẻ những hoạt động, cơ hội vui chơi
khác nhau để tránh tạo không khí buồn chán hay
những hoàn cảnh thúc đẩy trẻ có những hành vi
không đúng đắn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×