Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Mẹo xử trí khi con yêu sớm pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (119.65 KB, 5 trang )

Mẹo xử trí khi con yêu sớm

Thay vì cấm đoán con yêu một cách bạo liệt, nên đến
với trẻ dưới tư cách một người bạn. Cần tôn trọng, lắng
nghe và góp ý để giúp trẻ vượt qua giai đoạn khó khăn
này.


Vì thất tình, mới đây em Trần Thanh Hoa, 13 tuổi, sống với
mẹ ở quận 8, TP HCM, đã uống 50 viên thuốc giảm cân để
tự tử. Bác sĩ Hoàng Vũ Quỳnh Trang, khoa Tâm lý trẻ em
và vị thành niên Bệnh viện Nhi Đồng 1, người trực tiếp tư
vấn cho em Hoa sau khi được cứu sống, cho biết nguyên
nhân khiến Hoa tự tử bắt đầu từ chuyện bố mẹ ly dị. Em trở
nên buồn bã, sống khép mình. Đang học dở lớp 7, Hoa tự ý
nghỉ học, sau đó quay lại trường vì nghỉ học càng buồn
hơn.
Hoa không có bạn bè, không muốn nói chuyện với mẹ, chỉ
làm bạn với chiếc máy vi tính. Rồi cô bé bắt đầu làm quen
với bạn trai là sinh viên ĐH năm thứ hai qua chat và đắm
chìm trong tình yêu. Biết chuyện, mẹ ra sức ngăn cấm
nhưng không có tác dụng. Khi biết bạn trai mình có người
yêu khác, Hoa trở nên tuyệt vọng, không có người chia sẻ,
cô bé đã uống 50 viên thuốc giảm cân để tự tử.

Theo bác sĩ Trang, lứa tuổi vị thành niên đang trải qua giai
đoạn chuyển tiếp về tâm sinh lý, các vấn đề quan trọng của
trẻ thường xuất phát từ mối quan hệ. Ở lứa tuổi này, trẻ đã
bắt đầu yêu và cảm nhận được tình yêu. Tuy nhiên, do suy
nghĩ chưa chín chắn, tình yêu rất dễ tạo nên những chấn
động tâm lý tiêu cực, đưa trẻ đến với những hành vi dại


dột.
Theo tiến sĩ tâm lý học Huỳnh Văn Sơn, Đại học Sư phạm
TP HCM, trẻ em luôn là sản phẩm của sự tương tác văn hoá
xã hội. Nền văn hoá hiện đại với những yếu tố giới tính,
tình dục luôn tác động vào nhận thức và thái độ của các em,
dễ khiến các em có biểu hiện rung động sớm hơn so với
tuổi thực của mình. Tuy nhiên, trẻ rất dễ cô đơn, nhu cầu
trò chuyện, giao lưu với bạn bè đều có thể là nguyên nhân
dẫn đến yêu sớm.

Em Trần Lệ Hằng, 12 tuổi, Hà Nội, nói: “Em có tình cảm
với một bạn trai cùng lớp và bạn ấy cũng đáp lại tình cảm
của em. Bọn em thường học và chơi chung với nhau ở nhà
bạn ấy vì bố mẹ bạn ấy đi vắng cả ngày, không sợ bị quản
lý”.

Còn Hương Giang, 15 tuổi, bức xúc: “Bố mẹ vẫn xem em
như còn nhỏ lắm ấy. Từ khi bắt gặp bạn trai và em 'tình
cảm' một chút ở trong phòng, bố mẹ kiểm soát nghiêm ngặt
lịch sinh hoạt, đưa đón đi học, chẳng còn tí nào gọi là tự
do”.
Nhiều bậc phụ huynh biết con yêu sớm thường tỏ ra lúng
túng và thiếu kỹ năng để bảo vệ con. Chị Hồng Phương,
quận Tân Bình, TP HCM, không biết nên xử trí thế nào khi
phát hiện con gái mình mới 10 tuổi đã viết thư tình cho bạn
trai. Chị đã phải tìm đến khoa Tâm lý trẻ em và vị thành
niên, Bệnh viện Nhi Đồng 1, để được tư vấn, vì sau khi
bị cấm đoán chuyện tình cảm, cô bé cố tình xa lánh bố mẹ,
đi học về chỉ khoá chặt cửa nằm trong phòng.
Còn chị Thu Hà, sống ở Nơ Trang Long, quận Bình

Thạnh, bị sốc khi thấy con dẫn bạn gái đến chơi và xem
phim "có cảnh nóng". Không kiềm chế được, chị đuổi bạn
gái của con về. Lập tức, cậu con trai xé luôn sách vở trước
sự bàng hoàng của mẹ.
Tư vấn cho các trường hợp này, bác sĩ Trang nói: “Ngày
nay, cha mẹ và con cái không tìm được tiếng nói chung vì
khoảng thời gian dành cho con quá ít ỏi. Khi phát hiện con
mình đang yêu, cha mẹ thường có chiều hướng áp đặt, đe
nẹt, cấm đoán, dễ dẫn đến sự phản kháng ở trẻ”.
Tiến sĩ Huỳnh Văn Sơn cho rằng, khi phát hiện con mình
có dấu hiệu yêu, cha mẹ nên bình tĩnh quan sát xem liệu đó
là tình yêu hay chỉ là những rung cảm nhất thời. Trẻ càng
căng thẳng, sự phản ứng càng mãnh liệt theo kiểu chống
đối để bảo vệ tình yêu của chúng. Thay vì cấm đoán một
cách bạo liệt, nên đến với trẻ bằng tư cách của một người
bạn. Cha mẹ phải thường xuyên tôn trọng trẻ, lắng nghe trẻ,
biết góp ý khi cần thiết để giúp con vượt qua giai đoạn khó
khăn này.


×