Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Chế ngự sự giận dữ của trẻ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.62 KB, 5 trang )

Chế ngự sự giận
dữ của trẻ

Cảm giác giận dữ cũng bình thường như cảm giác vui
sướng hoặc buồn phiền. Bạn có thể giúp con bạn nhận ra
sự giận dữ và biểu lộ nó theo những cách thích hợp.


Những biểu hiện sự giận dữ của trẻ

Giận dữ thường là phản ứng với sự đau đớn về thể chất
hoặc tinh thần - một cố gắng để thoát khỏi tổn thương. Khi
để bé lại với người bảo mẫu, bé có thể cảm thấy mất mát,
cô đơn và giận dữ. Bé có thể nổi giận khi cảm thấy không
kiểm soát được những việc mà bé muốn, hoặc vô ý làm đổ
tháp khối vuông đang xếp. Hoặc cũng có thể là do thời tiết
xấu đã buộc bạn phải thay đổi kế hoạch đi chơi Bé cũng
giận dữ nếu không thể kiểm soát được những hoạt động của
người khác, dẫn đến xung đột giữa các anh chị em. Đôi khi
bé giận dữ vì sợ hãi, khó chịu, mệt mỏi hoặc chán nản.

Bé thường dùng những hành vi quen thuộc để biểu hiện sự
đau đớn của mình. Trước khi bắt đầu nói được, bé có thể
biểu lộ sự giận giữ bằng cách ném đồ vật, đá hoặc chạy đi
chỗ khác. Khi bắt đầu biết dùng lời nói để biểu lộ sự giận
dữ, bé không biểu lộ được những gì muốn nói bằng những
từ ngữ thích hợp. Chẳng hạn thay vì muốn nói "con rất
giận" thì bé lại nói "con ghét mẹ" hoặc "mẹ ích kỷ" Trong
cơn giận dữ, bé có thể trở nên cứng đầu và im lặng, từ chối
không làm những việc mà bạn yêu cầu. Có bé lại dồn nén
cơn giận dữ trong lòng, trở nên buồn bã hoặc thờ ơ. Bé mất


hứng thú trong hoạt động và kiểu ăn uống cũng thay đổi.
Bé này có thể sẽ bị trầm cảm vì không cho người khác biết
sự giận dữ của mình, nhưng vẫn cảm thấy nó. Một số trẻ
biểu lộ sự giận dữ thông qua những biểu hiện của cơ thể
như nhức đầu hoặc đau dạ dày thường xuyên, thậm chí là
gầy ốm hơn so với những trẻ khác, nhưng bác sĩ không phát
hiện ra bệnh lý.

Làm gì với sự giận dữ của bé?

Bạn có thể dạy cho bé cách đối mặt với những cơn giận dữ
bằng cách biểu lộ chúng mà không gây tổn hại cho bản thân
và người khác. Điều quan trọng là tách biệt các hành vi
(những việc bé làm) và cảm xúc (những gì bé thấy). Chẳng
hạn, bé có thể giận các bạn vì không chơi với bé, nhưng
làm hỏng xe của bạn không phải là cách tốt để thể hiện cơn
giận của mình. Để con bạn biết rằng bạn nhận biết cảm giác
của bé, bạn hãy nói tên của cảm giác, để bé biết tên của nó.
Ví dụ, khi bé nói ghét một cậu bạn, hãy nói: "Con có vẻ
giận bạn ấy lắm" giúp bé biết tên cảm giác của mình.

Bạn có thể ngồi bên cạnh bé hoặc ngang tầm mặt bé. Khi
bạn giữ bình tĩnh, bạn giúp bé trở nên bình tĩnh hơn. Nếu
bạn cũng giận dữ, bé càng giận dữ hơn. Bé sẽ bắt chước
những gì bạn làm hơn là những gì bạn nói. Đừng bao giờ
phê phán bé, tránh những tuyên bố kiểu như: "Lẽ ra con
phải" hoặc "tại sao con làm như thế". Bạn hãy cố hiểu thực
chất của sự giận dữ để đáp ứng hơn là biểu hiện sự giận dữ
đối với bé. Bạn hãy giúp bé xếp lại tháp khối vuông. Nếu
bé còn quá nhỏ, hãy chuyển sự chú ý của bé sang một trò

chơi khác thú vị hơn. Đôi khi bồng bé lên và âu yếm cũng
sẽ làm bé nguôi giận.

Khóc có lẽ là lối thoát tốt nhất đối với bé khi còn rất nhỏ và
đôi khi đối với bé lớn cũng tốt. Cho phép bé khóc nhưng
đừng để cho sự giận dữ và nước mắt của bé kiểm soát bạn.
Khi bé hết khóc, ôm bé âu yếm hoặc thể hiện sự quan tâm
đặc biệt đến bé bằng cách khác, không phải vì lúc đó bé "dễ
thương" mà chỉ vì bạn yêu thương bé hơn bất cứ ai. Bé có
thể cần một số lối thoát về cơ thể cho sự giận dữ của mình.
Bóp một trái banh mềm hoặc ném trái banh vào một mặt
phẳng cứng cũng có thể làm bé nguôi cơn giận. đánh trống
hoặc đập chiếc gối xuống giường, ghế gài cũng làm cho bé
nguôi giận.

Đôi khi bé dùng cả cơ thể để làm nguôi cơn giận, bằng
những cách như: nhảy vào hồ bơi hoặc tấm bạt lò xo, lắc
mạnh xích đu, chạy quanh sân vườn hoặc nhảy múa. Bé
cũng có thể biểu lộ cơn giận qua các hình vẽ bằng bút chì.
Đôi khi bé cần đóng vai để hết giận. Búp bê và những con
thú nhồi bông có thể là những diễn viên. Bạn hãy giúp bé
nhận ra sự giận dữ và biểu lộ nó theo những cách thích hợp.

×