Tải bản đầy đủ (.ppt) (25 trang)

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TIỀN TỆ potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (423.3 KB, 25 trang )


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
TIỀN TỆ

NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ
NGUỒN GỐC VÀ BẢN CHẤT CỦA TIỀN TỆ
1. Sự ra đời của Tiền tệ:
Tiền tệ là một phạm trù kinh tế khách quan,
tiền tệ ra đời và phát triển gắn liền với sự
ra đời và phát triển của nền kinh tế hàng
hoá.
Trong quan hệ trao đổi, hình thái giá trị
của tiền tệ được biểu hiện qua 4 hình thái
chủ yếu:

1. Sự ra đời của Tiền tệ (tt)
-
Hình thái thứ nhất: Hình thái giá trị giản
đơn hay ngẫu nhiên: Giá trị (tương đối)
của một vật được biểu hiện ở giá trị của
một vật khác duy nhất đóng vai trò vật
ngang giá.
-
Hình thái thứ hai: Hình thái giá trị toàn bộ
hay mở rộng: Giá trị của một vật không
phải được biểu hiện ở giá trị sử dụng của
hàng hoá khác có tác dụng làm vật ngang
giá.

1. Sự ra đời của Tiền tệ (tt)


-
Hình thái thứ ba: Hình thái giá trị chung: Giá trị
chung của tất cả các hàng hoá biểu hiện giá trị
của mình ở một hàng hoá đóng vai trò vật ngang
giá chung.
-
Hình thái thứ tư: Hình thái giá trị tiền tệ: Khi nền
sản xuất hàng hoá phát triển, theo đó lực lượng
sản xuất phát triển, thị trường càng mở rộng thì
tình trạng vật ngang giá chung trở nên gây khó
khăn cho lưu thông trao đổi hàng hoá. Từ đó
xuất hiện tiền tệ, ban đầu là kim loại (bạc, vàng)

2. Bản chất của tiền tệ
2. Bản chất của tiền tệ
Lịch sử phát triển tiền tệ đã chứng minh
rằng tiền tệ là sản phẩm của nền kinh tế
hàng hoá. Suy cho cùng, về bản chất, tiền
tệ là vật ngang giá chung, làm phương
tiện để trao đổi hàng hoá, dịch vụ và thanh
toán các khoản nợ

II. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
II. CHỨC NĂNG CỦA TIỀN TỆ
1. Phương tiện trao đổi:
Là một phương tiện trao đổi, tiền tệ được sử
dụng như một vật môi giới trung gian trong
việc trao đổi các hàng hoá, dịch vụ. Đây là
chức năng đầu tiên của tiền tệ, nó phản ánh lý
do tại sao tiền tệ lại xuất hiện và tồn tại trong

nền kinh tế hàng hoá .
Vận động theo công thức: H-T-H

1. Phương tiện trao đổi (tt)
1. Phương tiện trao đổi (tt)

Để thực hiện chức năng phương tiện trao đổi
tiền phải có những tiêu chuẩn nhất định:
- Được chấp nhận rộng rãi: nó phải được con
người chấp nhận rộng rãi trong lưu thông, bởi vì
chỉ khi mọi người cùng chấp nhận nó thì người
có hàng hoá mới đồng ý đổi hàng hóa của mình
lấy tiền;
- Dễ nhận biết: con người phải nhận biết nó dễ
dàng;
- Có thể chia nhỏ được: để tạo thuận lợi cho việc
đổi giữa các hàng hoá có giá trị khác nhau;

1. Phương tiện trao đổi (tt)
1. Phương tiện trao đổi (tt)
- Dễ vận chuyển: tiền tệ phải đủ gọn nhẹ để dễ
dàng trong việc trao đổi hàng hoá ở khoảng
cách xa;
- Không bị hư hỏng một cách nhanh chóng;
- Được tạo ra hàng loạt một cách dễ dàng: để số
lượng của nó đủ dùng trong trao đổi;
- Có tính đồng nhất: các đồng tiền có cùng mệnh
giá phải có sức mua ngang nhau.
Khi mua bán xong thì hàng hóa sẽ rút khỏi lưu
thông, còn tiền thì động lại trong lưu thông để

tiếp tục lưu thông.

2. Đơn vị đánh giá.
2. Đơn vị đánh giá.

Chức năng thứ hai của tiền là một đơn vị đánh
giá, tức là tiền tệ được sử dụng làm đơn vị để
đo giá trị của các hàng hoá, dịch vụ trong nền
kinh tế. Qua việc thực hiện chức năng này, giá
trị của các hàng hoá, dịch vụ được biểu hiện ra
bằng tiền, như việc đo khối kượng bằng kg, đo
độ dài bằng m…nhờ đó mà việc trao đổi hàng
hoá được diễn ra thuận lợi hơn.

2. Đơn vị đánh giá (tt)
2. Đơn vị đánh giá (tt)

Nếu giá trị hàng hoá không có đơn vị đo chung là tiền,
mỗi hàng hoá sẽ được định giá bằng tất cả các hàng
hoá còn lại, và như vậy số lượng giá các mặt hàng trong
nền kinh tế ngày nay sẽ nhiều đến mức người ta không
còn thời gian cho việc tiêu dùng hàng hoá, do phần lớn
thời gian đã dành cho việc đọc giá hàng hoá. Khi giá của
các hàng hoá, dịch vụ được biểu hiện bằng tiền, không
những thuận tiện cho người bán hàng hóa mà việc đọc
bảng giá cũng đơn giản hơn rất nhiều với chi phí thời
gian ít hơn sử dụng cho các giao dịch.
VD: 1 USD = 0,818 gr vàng
1 Franc = 0,100 gr vàng
1 Yen = 0,00246853 gr vàng


3. Phương tiện dự trữ về mặt giá trị
3. Phương tiện dự trữ về mặt giá trị

Là một phương tiện dự trữ giá trị, tiền tệ là nơi
cất giữ sức mua qua thời gian. Khi người ta
nhận được thu nhập mà chưa muốn tiêu nó
hoặc chưa có điều kiện để chi tiêu ngay, tiền là
một phương tiện để cho việc cất giữ sức mua
trong những trường hợp này hoặc có thể người
ta giữ tiền chỉ đơn thuần là việc để lại của cải.

3. Phương tiện dự trữ về mặt giá trị (tt)
3. Phương tiện dự trữ về mặt giá trị (tt)

Việc cất giữ như vậy có thể thực hiện bằng nhiều
phương tiện ngoài tiền như: Cổ phiếu, trái phiếu, đất đai,
nhà cửa…, một số loại tài sản như vậy đem lại một mức
lãi cao hơn cho người giữ hoặc có thể chống đỡ lại sự
tăng cao về giá so với việc giữ tiền mặt. Tuy nhiên
người ta vẫn giữ tiền với mục đích dự trữ giá trị bởi vì
tiền có thể chuyển đổi một cách nhanh chóng ra các tài
sản khác, còn các tài sản khác nhiều khi đòi hỏi một chi
phí giao dịch cao khi người ta muốn chuyển đổi nó sang
tiền. Những điều đó cho thấy, tiền là một phương tiện dự
trữ giá trị bên cạnh các loại tài sản khác.

3. Phương tiện dự trữ về mặt giá trị (tt)
3. Phương tiện dự trữ về mặt giá trị (tt)


Việc thực hiện chức năng phương tiện dự trữ
giá trị của tiền tốt đến đâu tuỳ thuộc vào sự ổn
định của mức giá chung, do giá trị của tiền được
xác định theo khối lượng hàng hoá mà nó có thể
đổi được. Khi mức giá tăng lên, giá trị của tiền
sẽ giảm đi và ngược lại. Sự mất giá nhanh
chóng của tiền sẽ làm cho người ta ít muốn giữ
nó, điều này thường xảy ra khi lạm phát cao. Vì
vậy để tiền thực hiện tốt chức năng này, đòi hỏi
sức mua của tiền phải ổn định.

4. Phương tiện thanh toán
4. Phương tiện thanh toán

Khi có mua bán chịu (gói đầu), tiền dùng để chi
trả sau khi công việc hoàn thành.
+ Lợi: Tăng cường sự phù hợp giữa những người
sản xuất và trao đổi hàng hóa.
+ Hại: Dễ phát sinh vỡ nợ vì có tính chất dây
chuyền.

5. Tiền tệ thế giới:
5. Tiền tệ thế giới:

Khi trao đổi hàng hóa vượt ra khỏi biên giới một
quốc gia và buôn bán giữa các nước hình thành
thì chức năng này xuất hiện. Tiền dùng làm công
cụ thanh toán quốc tế về các hoạt động ngoại
thương hay di chuyển của cải từ nước này sang
nước khác.


III. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ
III. SỰ PHÁT TRIỂN CÁC HÌNH THÁI TIỀN TỆ

Nghiên cứu lịch sử phát sinh và phát triển
của tiền tệ cho thấy tiền tệ đã trải qua
nhiều hình thái: hoá tệ, tiền kim loại, tiền
giấy, tiền ghi sổ, tiền điện tử

1. Hoá tệ
1. Hoá tệ

Một hàng hoá nào đó giữ vai trò làm vật
trung gian trao đổi được gọi là hoá tệ.

Lịch sử ghi nhận rằng, thời kỳ nguyên
thủy của tiền tệ, hình thức tiền tệ thường
được thể hiện như lông thú, da thú, vỏ ốc
quý, chè, muối, lúa mì, bông, lụa,…

2. Tiền kim loại
2. Tiền kim loại

Xã hội càng phát triển, yêu cầu sản xuất trao đổi
hàng hoá ngày càng cao, hình thức hàng hoá -
tiền tệ càng ngày không còn thuận tiện. Cùng
với sự phân công lao động xã hội hình thức tiền
tệ chuyển dần sang các kim loại dưới dạng thỏi
(tiền đúc) như vàng, bạc.


3. Tiền giấy
3. Tiền giấy

Trình độ sản xuất ngày càng phát triển, khối
lượng hàng hoá dịch vụ trao đổi ngày càng
nhiều. Do vậy, theo thời gian giá trị của vàng lớn
đến mức người ta khó có thể chia nhỏ ra để tiến
hành những việc mua bán bình thường, nên tiền
giấy xuất hiện để đáp ứng nhu cầu lưu thông
trao đổi hàng hoá.

Việc sử dụng tiền giấy đã trở thành phổ biến, do
tính thuận tiện của nó trong việc làm phương
tiện trao đổi hàng hoá. Đó là:

3. Tiền giấy (tt)
3. Tiền giấy (tt)

Dễ mang theo để làm phương tiện trao đổi hàng
hoá, thanh toán nợ.

Thuận tiện khi thực hiện chức năng phương tiện
dự trữ của cải dưới hình thức giá trị.

Giá trị lớn hay nhỏ được biểu hiện con số trên
mặt đồng tiền

Những quy định nghiêm ngặt của Chính phủ,
tiền giấy có thể giữ được giá trị của nó.


4. Tiền ghi sổ
4. Tiền ghi sổ

Là những khoản tiền gửi không kỳ hạn ở
ngân hàng (tiền gửi Séc). Đó là tiền do hệ
thông NHTM tạo ra trong quá trình thực
hiện nghiệp vụ tín dụng.

Là một công cụ thanh toán cực kỳ linh
động tuỳ thuộc vào sự phát triển kinh tế.

Công cụ của tiền ghi sổ gồm: Séc, chuyển
khoản

5. Tiền điện tử
5. Tiền điện tử

Là một hệ thống cho phép người sử dụng
có thể thanh toán khi mua hàng hoặc sử
dụng các dịch vụ nhờ truyền đi các con số
từ máy tính này đến máy tính khác.

Gồm thẻ ATM, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.

IV. CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ VIỆT NAM
IV. CHẾ ĐỘ TIỀN TỆ VIỆT NAM

Chế độ lưu thông tiền tệ ở Việt Nam là
hình thức tổ chức lưu thông tiền tệ chủ
yếu là tiền giấy được Nhà nước Việt Nam

quy định thành pháp luật.

1. Đơn vị tiền và tên gọi của đồng tiền
1. Đơn vị tiền và tên gọi của đồng tiền

Đơn vị tiền của Việt Nam là “đồng”. “Đồng” là
tiêu chuẩn thước đo trong nền kinh tế Việt Nam.

1 đồng = 100 xu = 10 hào.

Tên gọi là đồng NHVN, ký hiệu quốc gia là “đ”,
ký hiệu quốc tế là “VND”

2. Các quy định về phát hành
2. Các quy định về phát hành
tiền giấy và tiền kim loại ở VN
tiền giấy và tiền kim loại ở VN



Theo mục 2 luật Ngân hàng nhà nước Việt
Nam đã được sửa đổi bổ sung năm 2003)

×