Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Chữa chứng mất ngủ với rau rút doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (198.49 KB, 2 trang )

Chữa chứng mất ngủ với rau rút

Rau rút (rau nhút), là cây thảo nổi ngang mặt nước, quanh thân có phao xốp
màu trắng. Cây có rễ mấu, lá kép lông chim hai lần. Hoa hợp thành đầu màu
vàng. Rau rút thường mọc dưới nước ở mương rãnh, ao hồ. Toàn cây dùng
làm thuốc, có thể dùng tươi hay khô. Ngoài được trồng làm rau ăn, kinh
nghiệm dân gian còn sử dụng rau rút làm thuốc. Theo Đông y rau rút có vị
ngọt, tính hàn, không độc, tác dụng an thần, mát gan, giải nhiệt độc, dùng
chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong
sinh mụn
Chữa chứng mất ngủ: Rau rút phơi khô
25g, khoai sọ 25g, lá sen 10g tất cả rửa
sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị
vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3 - 5
lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào
buổi tối. Hoặc có thể dùng canh rau rút
nấu với cá rô: rau rút tươi 300g, cá rô 200g. Rau rút làm sạch (bỏ rễ và lớp phao
trắng bên ngoài), rửa sạch, thái nhỏ. Cá làm sạch lọc lấy thịt, thái mỏng, ướp gia
vị; xương cá giã nhỏ lọc lấy nước khoảng 350ml. Đun sôi nước lọc xương cá, cho
thịt cá vào, quấy đều, đun sôi khoảng 5 phút cho tiếp rau rút vào, nêm gia vị vừa
đủ, khi canh sôi nhấc ra ngay, nên ăn khi canh còn nóng. Có thể dùng làm canh ăn
với cơm. Ăn liền trong 7 ngày. Canh này rất tốt cho người mất ngủ, suy nhược
thần kinh, ăn uống kém.
Trị nóng trong sinh mụn: 30g rau rút khô, sắc với 400ml nước còn 200ml, uống
thay nước uống trong ngày hoặc ăn thường xuyên rau rút sống trong bữa ăn (hái
lấy đọt non, nhặt bỏ rễ và lớp phao trắng bên ngoài, rửa sạch, ăn cả cọng lẫn lá,
như các loại rau tươi khác).

Rau rút.
Lưu ý: Rau rút tính lạnh nên những người tạng hàn, dễ tiêu chảy và tre nhỏ không
nên ăn.


Bác sĩ Nguyễn Huyền

×