Tải bản đầy đủ (.doc) (45 trang)

Vuot len chinh minh pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.2 KB, 45 trang )

Vượt lên chính mình
Lời giới thiệu - Vượt lên chính mình 2
Lời giới thiệu - Vượt lên chính mình 2
Thất bại hôm nay chính là chìa khóa mở ra cánh cửa thành công của ngày mai.
Steve Young
TTO - Đã bao lần bạn có ý định bỏ cuộc khi gặp những khó khăn, trắc trở? Đã
bao lần bạn muốn buông xuôi khi đối diện với những biến cố không may, những
sai lầm, thất bại?
Và bao lần bạn suýt bật khóc - không phải vì bạn lại đối mặt với thất bại thêm lần
nữa mà bởi bạn đã chạm tay được cánh cửa của thành công?
Đã bao lần những điều như thế đã xảy ra với bạn?
Cuộc sống luôn là chính nó với tất cả những cơ hội, những may mắn và biến cố -
không bao giờ là một hành trình hoàn toàn suôn sẻ như chúng ta mong đợi. Chúng
ta phải có đủ bản lĩnh, ý chí và cả thông minh để có thể vượt qua những khó khăn,
thử thách, để vượt lên chính mình và hướng đến những điều tốt đẹp, thành công. Trong cuốn sách này
chúng tôi sẽ kể cho các bạn nghe những câu chuyện thú vị và xúc động về những con người rất đặc biệt,
đây là những câu chuyện có thật nhưng có những tình tiết giống như trong chuyện cổ tích. Đó là những
con người như sinh là để gặp khó khăn, nghịch cảnh, sai lầm. Nhưng bằng tất cả sức mạnh, nghị lực và
niềm tin của mình, họ đã dũng cảm vượt lên tất cả để làm được những điều mà trước đó không ai tin là họ
có thể làm được.
Những khuyết tật bẩm sinh có thể sẽ là nỗi bất hạnh, mặc cảm theo ai đó suốt đời - nhưng sẽ khác đi rất
nhiều đối với những người biết biến những điều không may đó thành một động lực mạnh mẽ, một ý chí
cao độ để thực hiện những gì mình thích, hoàn thành ước mơ của mình. Có những sai lầm tưởng chừng sẽ
nhấn chìm cả cuộc đời một người xuống vực thẳm tăm tối bỗng chốc biến thành một cơ hội mới mẻ, với
những bài học, những kinh nghiệm vô giá khơi dậy sức mạnh tiềm ẩn cho họ. Không hề nản lòng - sau
những thất bại và mỗi lần vấp ngã - họ lại đứng lên vững vàng hơn, mạnh mẽ hơn, tự tin hơn để cảm nhận
và khám phá cuộc sống, tiếp tục thực hiện ước mơ và sẵn sàng đương đầu với những thử thách mới.
Có thể bạn sẽ bắt gặp tâm trạng hay hoàn cảnh của chính mình qua một tình huống nào đó trong các câu
chuyện, để rồi từ đó rút ra những kinh nghiệm và bài học quý giá. Bạn cũng sẽ tìm thấy những điều khích
lệ, động viên tinh thần qua từng trang sách, giúp bạn thêm sức mạnh vượt mọi khó khăn. Chúng ta không
thể biết trước được điều gì sẽ xảy đến với mình vào ngày mai, trong tương lai, do vậy, hãy chuẩn bị bản


lĩnh ngay từ hôm nay.
Hai tập sách Vượt lên chính mình của Steve Young sẽ không chỉ ra cho bạn con đường nào là ngắn nhất
để đi đến thành công, mà giúp chúng ta hiểu thất bại không phải là dấu chấm hết cho tất cả. Mỗi thất bại
xảy ra chính là một lần cuộc sống muốn thử thách nghị lực và ý chí con người. Trong những lúc khó khăn
nhất, bạn hãy tin rằng mọi việc dù tốt hay xấu thì tất cả đều ẩn chứa trong đó một điều may mắn. Niềm tin
và cách nhìn đó sẽ cho bạn một thái độ sống tích cực trong bất kỳ hoàn cảnh nào.
Nguồn: Vượt lên chính mình 2 - First News và NXB Tổng hợp TP.HCM
Gabriel Ruelas
Gabriel Ruelas
“Được sống đã là một điều hạnh phúc.”
TTO - Gabriel Ruelas thừa nhận mình đã đạt được mọi mục tiêu. Anh đã đánh bại
Jesse James Leija - đương kim vô địch quyền Anh hạng lông (hạng cân 53,5 -
57kg), và đoạt đai vô địch Hội đồng Quyền Anh Thế giới.
Hiện anh đã lập gia đình, có cuộc sống tương đối thoải mái, và có nhiều fan hâm
mộ. Thế nhưng, mấy ai biết Gabriel xuất thân từ một gia đình nghèo khổ ở
Mexico, nơi mà trẻ em phải bắt đầu làm quen với công việc ngay khi mới chập
chững biết đi. Những phương tiện vật chất như điện, điện thoại, tivi, giày dép
trở nên xa xỉ đối với cư dân ở đây, và những thứ đó chỉ tồn tại trong giấc mơ của
họ. Ngay cả sau khi Gabriel và em trai Rafael vượt biên trái phép sang Mỹ, cuộc
sống của họ vẫn chẳng khá hơn là mấy. Cho đến khi một tai nạn gãy xương khuỷu
tay - một bước ngoặt tưởng chừng chấm dứt sự nghiệp quyền Anh của Gabriel -
đã trở thành động lực mạnh mẽ góp phần giúp anh trở thành nhà vô địch thế giới.
Đời sống ở Mỹ tuy khá chật vật, nhưng vẫn khác xa so với Mexico. Ở Yerba Buena, tôi không có giày
cũng chẳng có vớ để mang và những đứa trẻ khoảng 5 - 6 tuổi đã phải làm việc. Mỗi ngày tôi phải dậy từ
lúc 4 hoặc 5 giờ sáng để đưa đàn gia súc của gia đình, gồm lừa và ngựa đi uống nước trước khi đến
trường. Nơi chúng tôi ở cao hơn mực nước biển 3.048 mét, thế nên vào mùa đông, buổi sáng thường rất
lạnh. Những ngón chân của tôi luôn tê cóng và tưởng chừng muốn gãy lìa khi đang ở ngoài đồng, vì vậy
ước ao lớn nhất của tôi lúc bấy giờ là có được đôi giày để mang.
Hầu hết cuộc sống của người dân Mỹ La-tinh đều rất khó khăn, nhưng có lẽ tồi tệ hơn cả là ở Yerba
Buena. Người dân nơi đây luôn sống trong cảnh mù tịt thông tin bởi họ không có tivi, radio hay thậm chí

là sách báo. Vì vậy, những đứa trẻ chừng 14 - 15 tuổi đã sớm lập gia đình. Mọi người ở Yerba Buena hầu
như chỉ có một mơ ước duy nhất là tìm được một công việc. Đơn giản chỉ vậy thôi mà cũng vô cùng khó
khăn.
Năm lên bảy tuổi, tôi cùng em trai là Rafael tìm đường sang Mỹ, còn cha mẹ vẫn ở lại Mexico. Trong
suốt 8 năm sau đó tôi chưa một lần gặp lại cha mẹ. Ngay cả một tấm hình của họ tôi cũng không có. Vì
vậy chẳng bao lâu sau tôi gần như quên luôn gương mặt của cha mẹ. Vào ban đêm, trước khi đi ngủ tôi
thường cầu nguyện sao cho tôi không quên khuôn mặt của họ. Anh em tôi dành dụm được ít tiền, rồi mua
một cái máy chụp ảnh và gởi về cho cha mẹ, để họ có thể chụp hình gởi sang đây cho chúng tôi. Có thế
chúng tôi mới nhớ.
Lần đầu tiên đặt chân lên đất Mỹ, mọi thứ đều lạ lẫm. Đặc biệt là khi thấy trẻ con ở đây sau giờ học được
chơi đùa thỏa thích chứ không phải làm lụng vất vả như chúng tôi. Tôi đã gặp rất nhiều khó khăn khi hòa
nhập với họ. Bởi ở Mexico, công việc luôn được ưu tiên hàng đầu, việc học tập bị đẩy xuống hàng thứ
yếu. Sau giờ học chúng tôi thậm chí còn nhiều việc để làm hơn. Chắc chắn tôi sẽ không quay lại với lối
sống trước đây, thế nhưng nó đã hình thành trong tôi tính kỷ luật, giữ cho tôi khỏi làm những điều xằng
bậy. Và nếp sống đó đã tạo ra tôi ngày hôm nay. Chắc chắn nó cũng giúp tôi tránh xa rượu và ma túy.
Sau cùng thì chúng tôi đến ở chung với chị ruột. Chúng tôi chưa gặp lại các anh chị em khác trong gia
đình, những người đã sang đây trước chúng tôi. Tôi hơi lo lắng khi ở gần họ. Tôi sợ mình sẽ làm điều gì
đó không đúng rồi họ sẽ gởi trả tôi về Mexico.
Chị tôi chật vật với tiền nhà hàng tháng. Vì vậy tôi cùng đứa em trai tự kiếm tiền để mua quần áo mặc.
Hàng ngày chúng tôi đến gõ cửa từng nhà để bán kẹo nên mới có biệt danh “mấy thằng nhóc bán kẹo”.
Tôi không có khiếu bán hàng nhưng Rafael lại là người bán hàng rất tuyệt nên chúng tôi vẫn có thể kiếm
được một ít tiền để tiêu xài. Thật may mắn khi có một đứa em trai giỏi giang trong mọi lĩnh vực như vậy.
Ở trường, nó là một học sinh xuất sắc. Nó chọn lớp khó để được tốt nghiệp sớm, còn tôi chọn lớp dễ hơn
nên tốt nghiệp cũng muộn hơn. Tôi rất yêu em trai của mình. Trong hoàn cảnh vô vàn khó khăn đó, ở tuổi
12 cậu em trai tôi có thể xoay xở đủ tiền nuôi sống bản thân, chị tôi, và cả tôi nữa. Nó làm ra tiền bằng
mười đứa trẻ khác cộng lại, cho cùng một công việc.
Trước khi gặp huấn luyện viên Joe và Dan Goosen, tôi hầu như là một kẻ thất bại từ chuyện học hành cho
đến chuyện tìm việc làm, thậm chí trong cả cách sử dụng tiếng Anh để giao tiếp. Tôi trải qua những kỳ
nghỉ hè không có việc làm. Các cửa hàng McDonald’s chẳng ai chịu thuê tôi. Một thầy giáo đã nói với tôi
rằng, tôi chỉ có thể tìm được công việc trong tiệm rửa xe mà thôi. Nhưng tiệm rửa xe cũng chẳng thèm

nhận tôi. Tôi đã gửi đi rất nhiều hồ sơ xin việc, nhưng cũng chẳng có kết quả gì. Vì vậy mọi người gọi tôi
là thằng vô tích sự. Họ hay lặp đi lặp lại câu nói: “Mày chẳng thể làm được ” rất nhiều lần. Nghe mãi, tôi
bắt đầu tin đó là sự thật. Và tôi cảm thấy giận bản thân mình, thậm chí đã nghĩ đến việc tự sát một đôi lần.
Tôi tự hỏi mình có nên tiếp tục sống trên đời này nữa không?
Vào ngày lễ tốt nghiệp cấp II, tôi không có lấy một đồng xu để mua một bộ quần áo cho tươm tất. Vì thế
tôi nói dối là mình bị nhức đầu nên không thể tham dự buổi lễ, đồng thời cũng dặn chị gái đừng mua quà
cho mình vì tôi biết chị không có tiền. Tôi thấy mình thật giống kẻ ăn mày và ao ước một thầy cô nào đó
nhận ra sự thể và tặng cho tôi một bộ quần áo. Cuộc sống của tôi về sau đã bị ảnh hưởng rất lớn bởi sự
kiện này. Mãi cho đến giờ, tôi vẫn không biết cái bằng tốt nghiệp của tôi hình dạng ra sao nữa.
Môn quyền Anh đã chiếm hết sự quan tâm của tôi, tôi thực sự bị nó cuốn hút và lao vào luyện tập. Tôi
đăng ký tham dự nhiều trận đấu của dân nghiệp dư và giành hầu hết mọi chiến thắng. Không còn ai chỉ
trích tôi nữa, mọi người bắt đầu quay sang ủng hộ tôi, điều này giúp tôi củng cố niềm tin vào bản thân
mình. Rõ ràng, quyền Anh không chỉ đem đến cho tôi sự tự tin, mà còn làm cho người khác tin vào tôi
nữa. Khi thượng đài, tôi nhận được sự cổ vũ nhiệt tình của mọi người. Càng ngày quyền Anh càng giúp
tôi lấy lại niềm tin trong cuộc sống.
Một số người bà con bắt đầu đến võ đài xem tôi thi đấu. Tuy vậy, tôi vẫn không dám mơ đến sự nổi tiếng
hoặc được lọt vào danh sách 10 võ sĩ hàng đầu. Nhưng huấn luyện viên của tôi rất tự tin khi nói rằng một
ngày nào đó, tôi sẽ đến thi đấu tại võ đài Reseda Country Club. Tôi không dám tin là sự thật trước một
vinh dự quá lớn như thế. Nhưng thật không ngờ, trong sự nghiệp thi đấu chuyên nghiệp của mình, tôi đã
thi đấu tại đây trên 20 trận.
Trận thua đầu tiên trong giải thi đấu nhà nghề quả là một cú sốc đối với tôi. Khi đó tôi mới 19 tuổi và mọi
người đang rất kỳ vọng vào tôi. Đối thủ hôm đó là một đương kim vô địch. Chúng tôi ghì sát nhau, lúc
tưởng chừng mình sắp thắng cuộc bỗng hắn kẹp tay tôi và xoắn mạnh. Khuỷu tay tôi tưởng chừng bị gãy
rời ra, tôi gần như ngất đi vì đau. Nhận thấy tôi không thể tiếp tục cuộc thi nên trọng tài cho trận đấu kết
thúc. Tôi được đưa đến bệnh viện, bác sĩ khoan vào chỗ xương gãy của tôi và vặn vào đó ba cây đinh vít.
Và ông bảo tôi phải nghỉ ngơi ít nhất trong sáu tháng. Sau một thời gian, hai trong ba con vít bị gãy, vì
vậy tôi phải mổ lại và thay vào đó ba con vít mới. Bác sĩ còn lấy đi một mảnh xương hông để ghép vào
chỗ bị gãy đó. Cánh tay của tôi bị thu ngắn lại khoảng 7,5 cm so với trước đây. Các bác sĩ bảo tôi không
thể tiếp tục thi đấu được nữa, và nếu may mắn thì tôi chỉ có thể cử động tay trong những sinh hoạt bình
thường.

Cũng trong khoảng thời gian này, tôi đã được gặp cô ấy, người sau này trở thành vợ tôi. Mặc dù không
yêu thích quyền Anh, nhưng nàng vẫn khuyến khích tôi không nên đầu hàng, bởi sau chuyện đó trong đầu
tôi bắt đầu nhem nhóm ý nghĩ sẽ quay về Mexico giúp đỡ cha mẹ việc đồng áng. Nhưng đâu đó trong tôi,
một tiếng vọng thiêng liêng khuyên tôi không nên bỏ cuộc và hãy kiên nhẫn. Khi bác sĩ tháo bột, tuy cánh
tay tôi không thể duỗi thẳng ra, nhưng tôi vẫn có thể đấm được. Họ bảo rằng tôi không thể lấy lại phong
độ như trước nữa, và cơ hội giành đai vô địch là vô cùng khó.
Tôi bắt đầu tập luyện lại và sắp sửa học được một điều kỳ diệu khó tin. Cú gãy tay đó lại làm cho tôi trở
thành một tay đấm giỏi hơn. Tôi trở thành một đối thủ thông minh hơn, và biết kiên nhẫn hơn. Tôi không
thể chỉ biết càu nhàu và sống cho qua ngày được. Tôi phải học cách đấm. Tôi đã lấy lại sự tự tin như
trước đây. Một số người có tính tự tin bẩm sinh. Một số khác chỉ cần chứng tỏ một lần. Còn tôi buộc phải
học đi học lại để có sự tự tin.
Lần đầu tiên thi đấu trở lại sau tai nạn, tôi thực sự cảm thấy lo lắng. Nhưng khi trọng tài thổi còi bắt đầu
trận đấu, tôi dường như quên hẳn cánh tay bị gãy. Trận đấu khá khốc liệt này được phát trên truyền hình
khắp cả nước. Tôi đã chứng tỏ cho mọi người, và quan trọng hơn là chứng tỏ cho bản thân mình thấy
rằng: tôi không những có thể tiếp tục thi đấu, mà còn có thể chiến thắng. Giờ đây nếu có thua thêm một
trận nữa, tôi cũng sẽ chẳng bận tâm vì điều đó bởi nó chỉ làm cho tôi mạnh mẽ hơn thôi. Và cho dù có xảy
ra điều tồi tệ gì đi chăng nữa, tôi vẫn sẽ gượng dậy và tiếp tục. Thậm chí nếu có thua cả trận tranh đai vô
địch thế giới lần đầu tiên, tôi cũng không bỏ cuộc mà qua đó tôi sẽ rút thêm kinh nghiệm cho mình đồng
thời tìm ra những điều kiện cần thiết để trở thành nhà vô địch thế giới.
Tất cả những chuyện đã xảy như một phép lạ đối với tôi. Trước đây, tôi chưa bao giờ dám mơ đến một bộ
quần áo tươm tất để mặc và có đủ cơm ăn để ăn mỗi ngày. Nhưng khi đến với quyền Anh, tôi như được
lột xác và bộc lộ hết khả năng của mình. Cuối cùng, tôi đã giành được đai vô địch thế giới và có một cuộc
sống ổn định, đàng hoàng. Và quan trọng hơn hết, sau tất cả những thử thách, tôi đã được nhận món quà ý
nghĩa nhất mà cuộc sống trao tặng, đó là sự tự tin.
Trong mỗi khó khăn đều ẩn chứa một cơ hội.
Albert Einstein
Nên coi những thất bại trong quá khứ là động cơ để hành động, chứ không phải lấy đó làm lý do để bỏ
cuộc.
Charles J. Given
Điều tôi quan tâm không phải là bạn đã thắng hay thua, mà là bạn có sẵn sàng đón nhận thất bại hay

không.
Abraham Lincohn
Nếu bạn không đủ sức để chịu thua, bạn cũng sẽ không đủ sức để chiến thắng.
Walter Reuther
Nguồn: Vượt lên chính mình 2 - First News và NXB Tổng hợp TP.HCM
Tony Curtis
Tony Curtis
“Những nỗ lực hết mìnhcủa bạn là ánh hào quang đẹp nhất.”
Audrey Manley
TTO - Tony Curtis là một trong những diễn viên điện ảnh huyền thoại đã làm cả thế giới mê hoặc qua
nhiều vai diễn: phù thủy trong Houdini, Albert DeSalvo trong Boston Strangler, ngôi sao của gánh xiếc
trong Trapeze, kẻ nịnh hót ở tòa soạn trong Sweet Smell of Success, và một vai diễn được đề cử giải
Oscar trong phim The Defiant Ones
Ông vươn lên hàng ngôi sao khi đóng chung với Jack Lemmon và Marilyn
Monroe trong bộ phim hài Some Like It Hot của đạo diễn Billy Wilder. Sự xuất
hiện của Tony Curtis trong các bộ phim Operation Petticoat, Spartacus, The Great
Impostor và The Outsider đã tạo cho ông một vị trí vững chắc trong làng điện ảnh
mọi thời đại. Trong cuộc đời mình, Tony Curtis không ít lần rơi vào những hoàn
cảnh oái oăm nhưng với thái độ sống tích cực, ông đã là người chiến thắng.
Tôi không thể xác định được nguyên nhân cụ thể nào làm thay đổi cuộc đời mình.
Đơn giản vì cuộc sống của tôi có quá nhiều biến cố.
Thuở bé, bất kỳ đứa trẻ nào cũng phải tuân theo sự chỉ dạy của người lớn. Trẻ con
không được tự do đi chơi và làm những gì chúng thích. Bạn cũng có thể bị phân
biệt đối xử hoặc trở thành đối tượng để người lớn trút giận hoặc bị la mắng bởi bạn không bằng những
đứa trẻ khác. Nhưng tôi không để tâm đến điều đó, tôi chỉ quan tâm đến những gì thật sự cần cho cuộc
sống của mình và ra sức thực hiện nó. Vì vậy mà lúc nhỏ người ta hay cho tôi là đứa trẻ vô tích sự - bởi
họ không sai khiến gì được tôi. Tôi là một đứa trẻ Do Thái lớn lên tại thành phố New York, nơi có xu
hướng “bài Do Thái” khá gay gắt. Ở đây người Do Thái bị đối xử như nô lệ, họ chẳng có giá trị gì, cứ
như cộng đồng và tôn giáo của họ không xứng đáng có mặt trên hành tinh xinh đẹp này. Nếu tôi tỏ thái độ
tức giận với những người đã đối xử tệ với mình, có lẽ cuộc đời tôi sẽ mãi đắm chìm trong sự thù hận.

May mắn là tôi nhìn sự việc khá thoáng. Tôi cho rằng được sống đã là một niềm hạnh phúc, và tôi luôn
mang theo trong suốt cuộc đời mình quan điểm tích cực này.
Tôi không được học hành một cách bài bản. Tôi gia nhập Hải quân khi mới học xong năm đầu tiên của
bậc trung học. Vào quân đội, tôi tiếp tục học và đến khi giải ngũ, tôi đã được cấp bằng chứng nhận học
xong trung học. Điều đó có nghĩa là tôi có quyền nộp đơn vào một trường đào tạo diễn viên. Nhưng tôi
quyết định tự học ở nhà. Tôi đã thành thạo sáu thứ tiếng, làm họa sĩ, nhà văn, diễn viên, nhà thơ. Tôi đi
sâu nghiên cứu vào những lĩnh vực này và đạt tới chuẩn mực mà giới chuyên môn yêu cầu. Nếu không
làm được như vậy, tôi sẽ thất vọng với chính mình.
Khi làm việc tôi luôn hướng suy nghĩ và hành động theo chiều hướng tích cực nhất. Mỗi khi ý nghĩ tiêu
cực xuất hiện trong đầu, tôi sẽ ngưng làm việc cho đến khi nào tìm ra được nguyên nhân và cách thức
thay đổi chúng.
Tôi không còn nhớ đến những vai diễn tôi không được giao bởi một lý do nào đó, chẳng hạn như lúc đó
tôi đang bận làm một việc khác, bản thân tôi không phù hợp với vai diễn ấy, thù lao không hợp lý hoặc tôi
đã không ở đúng nơi vào đúng lúc cần thiết. Tôi không để mình phải khó chịu khi mất một vai diễn ưng ý
bởi tôi hiểu rằng tôi đã từng được đảm trách những vai mà rất nhiều diễn viên khác mơ ước nhưng không
có được.
Tôi thấy mình dường như chưa từng mắc sai lầm bao giờ bởi mọi việc tôi làm đều diễn ra như ý muốn.
Nếu chưa chuẩn bị tốt, tôi sẽ không làm. Điều này có nghĩa là tôi chỉ nhận thực hiện những gì tôi chắc
chắn nằm trong khả năng của mình.
Chúng ta không thể cứ mãi sống trong khổ đau và sự oán hận. Như thế chẳng khác nào sống dưới ách
thống trị hà khắc của Hitler hay trong một xã hội mà bạn không có quyền bày tỏ suy nghĩ của mình. Sống
trong một xã hội tự do, bạn sẽ không phải chịu sự ức hiếp của người khác, ngay cả khi đó là những người
thân trong gia đình. Ngày nay, cuộc sống thường ngày của trẻ con được tự do hơn bởi người ta có xu
hướng không can thiệp những chuyện riêng tư của chúng nữa. Hãy giúp con trẻ nhận ra vấn đề khi chúng
mắc sai lầm, tránh gây áp lực, nên khuyến khích và tạo cơ hội cho chúng bày tỏ suy nghĩ một cách chân
thành. Qua cách cư xử của chúng ta, trẻ con sẽ hiểu được cuộc sống này tốt đẹp biết dường nào.
Nếu bạn thực sự làm hết khả năng của mình trong mỗi công việc, sống trọn vẹn với từng ngày, thì kế
hoạch lâu dài của bạn tự nó sẽ hoàn tất từng bước một, giúp bạn đạt được mục tiêu sau cùng.
Nguồn: Vượt lên chính mình 2 - First News và NXB Tổng hợp TP.HCM
Chris Crutcher

Chris Crutcher
“Thành công vĩ đại nhất chính là những trải nghiệm giúp tôi khám phá thế giới.”
Bác sĩ
TTO - Chris Crutcher không chỉ là nhà viết kịch bản phim, mà ông còn là một tiểu
thuyết gia hiện thực với những tiểu thuyết nổi tiếng như Running Loose, The
Crazy Horse Electric Game và Stotan!
Cuốn Staying Fat for Sarah Byrnes đã được tờ School Library Journal đánh giá là
“Tuyệt tác của một tiểu thuyết gia có tác phẩm đoạt giải”.
Thất bại của Chris Crutcher trong công việc giảng dạy đã mở ra con đường để ông
trở thành tác giả sáu lần đoạt giải thưởng của Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ
(American Library Award - ALA).
Thời đi học, tôi là một học sinh kém. Vì vậy tôi rất “chịu khó” lục tìm lại sách
giáo khoa của anh trai tôi, bởi hầu hết chúng đều có những bản viết tay tóm tắt nội dung sách của anh ấy.
Tôi thường sao chép lại, và đôi khi còn chép sai chính tả một vài chỗ.
Tôi không thể ngồi học bài một cách tập trung được lâu. Khi cần, tôi cũng có thể cố gắng thêm chút ít,
nhưng cũng chỉ đạt đến điểm C là hết mức. Hồi còn học trung học, có lần tôi được phân công đọc cuốn
To Kill A Mockingbird. Tuy là sách mới được phát hành nhưng anh trai tôi đã đọc nó và viết ghi chú vào
trang cuối. Tôi copy lại. Cuốn sách kế tiếp tôi được giao đọc là The Scarlet Letter. Và bài kiểm tra lần
này thật tồi tệ.
Dù không thường đọc sách và cũng không chăm chỉ học tập, nhưng tôi vẫn có ý nghĩ một ngày nào đó
mình sẽ trở thành nhà văn. Mỗi lần tôi vi phạm nội quy học tập, thầy cô phạt tôi phải viết bài văn khoảng
500 từ. Không ai không thể buộc tôi bỏ ra hơn 15 phút để làm một bài tập, nhưng tôi có thể thức trắng
đêm để viết một cái gì đó làm cho thầy cô và các bạn trong lớp cười đến vỡ bụng.
Điểm A duy nhất tôi đạt được là ở môn tâm lý trẻ em và trẻ vị thành niên. Mặc dù sức học của tôi không
khá, nhưng bù lại tôi có trí tưởng tượng phong phú. Tôi không cần đọc hết cuốn sách mà chỉ cần đọc qua
những tiêu đề trong sách là có thể tưởng tượng ra phần nội dung chi tiết, sau đó điền vào phần trả lời
trong các bài kiểm tra, đủ để kiếm điểm C. Rồi tôi cũng tốt nghiệp được đại học, với tấm bằng cử nhân
tâm lý và xã hội học. Thời đó bằng cấp này ít được coi trọng, nó chỉ đủ để tôi được nhận vào làm công
nhân đổ bê tông cầu đường ở Dallas, bang Texas với mức lương 2,13 đô la một giờ. Sau đó tôi quay lại
học tiếp để lấy chứng chỉ sư phạm, trở thành giáo viên dạy các môn nghiên cứu xã hội. Thời gian đầu đi

dạy, tôi luôn có cảm giác lo sợ một ngày nào đó mọi người sẽ phát hiện ra sự kém cỏi của mình. Bởi tôi
không truyền đạt cho học sinh được gì ngoài việc đọc sách cho chúng nghe. Tôi nợ tất cả những ai đã
từng nghe tôi giảng về môn nghiên cứu xã hội một lời xin lỗi.
Thật tình tôi không thích đề tài mình đang dạy chút nào, nhưng tôi thực sự thích bọn trẻ. Đối với chúng,
tôi là thỏi nam châm đầy sức hút, đặc biệt là với những đứa không muốn đến lớp. Giữa chúng tôi có sự
gắn bó thân thiện. Sau một năm rưỡi dạy học ở trường công, tôi nhận thấy nếu cứ phải tiếp tục làm công
việc này có lẽ tôi sẽ phát điên mất. Tôi biết mình đã đi sai đường. Tôi tốt nghiệp đại học, nhưng tôi không
hề muốn lấy bằng cao học, lại càng không muốn học lên tiến sĩ để trở thành một chuyên gia tâm lý. Tôi
không thích thắt cà vạt, không muốn gò mình trong những văn phòng bít bùng, chật chội.
Công việc của một giáo viên là giảng dạy và bắt học sinh học hành nghiêm túc. Nhưng tôi không làm như
thế, tôi làm cho lớp học trở nên dễ chịu hơn bằng những câu chuyện vui và với không khí đó, học sinh có
thể tiếp thu bài vở một cách dễ dàng hơn. Tôi cho rằng trẻ con và hầu hết học sinh đều không cần lời
khuyên. Chúng cần “nhân chứng”, người chứng kiến cuộc sống của chúng nhưng tuyệt đối không được
đưa ra những lời phán xét. Chúng muốn được khen ngợi khi thành công, và được giúp đỡ mỗi khi gặp khó
khăn.
Tôi có óc khôi hài và có thể làm bạn với bất kỳ ai, nhưng tôi không có kỹ năng làm việc. Dù đã bước sang
tuổi 35 nhưng số tiền tôi kiếm được còn xa mới theo kịp mức thu nhập bình quân của một người Mỹ.
Không có hứng thú với nghề dạy học, do đó tôi dọn đến Spokane ở Washington với ý định kinh doanh
giày thể thao. Nhưng khi đến Spokane, tôi đổi ý vì thấy công việc bán giày không hề đơn giản như tôi
nghĩ. Tình cờ tôi đọc được mẩu quảng cáo nhỏ cần một điều phối viên cho nhóm bảo vệ trẻ em, tôi gọi
điện thoại hỏi thăm. Và tôi được nhận vào nhóm điều phối gồm các bác sĩ khoa nhi, các chuyên gia tâm
thần, y tá, cảnh sát và các nhà tư vấn trong việc bảo vệ trẻ em. Ở đây tôi học được cách làm việc có hệ
thống và xây dựng mối liên hệ khá tốt với các chuyên gia tâm lý. Công việc đòi hỏi tôi phải liên lạc với
mọi người, kiên trì một chút, giúp họ hàn gắn các mối bất hòa trong gia đình. Tuy không phải lúc nào tôi
cũng thành công, nhưng chính niềm tin vào ý nghĩa của công việc này đã giúp tôi tiếp tục vững bước.
Tôi biết Terry Davis, tác giả cuốn Vision Quest. Và tôi nghĩ mình có thể làm được như ông ấy. Do vậy tôi
bắt đầu ngồi vào bàn và viết. Đây là lần đầu tiên tôi ngồi vào bàn nghiêm túc và tập trung suy nghĩ. Viết
xong tôi gửi cho Terry, và ông ấy lại gửi cho người đại diện. Trong vòng chưa đầy một tuần, người đại
diện gọi điện đến thông báo sẽ cho xuất bản cuốn sách của tôi. Lập tức nó trở thành cuốn sách best-seller.
Cuối cùng thì tôi cũng có sách được xuất bản. Mặc dù mọi người đánh giá cuốn sách đầu tay này rất hay,

nhưng không hiểu sao tôi vẫn có cảm giác mình đang lừa dối họ. Khi ngồi vào bàn để viết cuốn tiếp theo,
trong đầu tôi vẫn chưa hình dung mình sẽ viết cái gì. Trong đầu tôi chưa hình thành một cốt truyện mới
nào, trong khi nhà xuất bản đang chờ đợi từng giây. Cuối cùng, tôi tìm đề tài bằng cách hồi tưởng lại
những biến cố thăng trầm của đời mình và tưởng tượng thêm một vài nhân vật có tính cách khác thường
nữa để dựng nên câu chuyện trong cuốn Stotan!. Từ đó, tôi cũng tìm được hướng đi cho mình. Tôi chưa
bao giờ xem mình là một thầy giáo, cũng không tự nhận là một chuyên gia tâm lý, nhưng tôi chẳng gặp
vấn đề gì khi làm một nhà văn cả. Trong tôi luôn có niềm khát khao mãnh liệt được viết, và cho dù có xảy
ra chuyện gì đi nữa, tôi vẫn sẽ tiếp tục viết. Tôi luôn giỏi múa may với ngôn từ.
Ở cương vị người thầy, tôi thấy mình thật sự thất bại. Nhưng chính thời gian dạy học đã cho tôi cơ hội
tiếp xúc với nhiều người, từ trẻ con đến người trưởng thành. Họ là những nhân vật trong truyện của tôi.
Khi trở thành nhà văn, tôi đã đạt được ước mơ cháy bỏng của mình nhưng như thế vẫn chưa đủ. Để có
được cảm giác hạnh phúc thật sự, bạn còn phải có niềm say mê đối với những gì bạn làm, chứ không nên
chỉ cố gắng theo đuổi để được như người này hoặc giống người kia, hay đơn thuần chỉ để mua lấy sự nổi
tiếng. Bạn không thể sống trong sự áp đặt của người khác bởi chính bạn phải là người làm chủ cuộc đời
mình. Bạn cần phải biết vì sao bạn ca hát, điều gì làm bạn thấy phấn khích, và vì sao bạn say mê công
việc đó chứ không phải bất cứ công việc nào khác. Bạn phải tìm cho riêng mình niềm đam mê đích thực
và đừng để ai đó làm cho bạn tin rằng bạn không thể thành công. Cũng có thể bạn không thành công thật,
nhưng chính những nỗ lực hết mình của bạn trong công việc đã là ánh hào quang đẹp nhất.
Tôi không có chút khái niệm gì về văn chương phục vụ xã hội. Tôi chỉ biết mình viết nhằm mục đích tìm
lại cảm giác hứng thú cho những người không thích đọc sách. Những trang sách của tôi đã đáp ứng được
một chủ đề, thể loại mà chưa ai từng viết. Tôi viết không phải để cố trở thành người chuyên viết về thể
loại này. Mà những cuốn sách ra đời từ chính những trải nghiệm trong thời gian tôi gặp gỡ, tiếp cận
những con người luôn phải đấu tranh, vật lộn với cuộc sống, những người luôn tìm cách để vươn lên,
những người phải luôn di chuyển khắp các trại cấp dưỡng, những người chẳng có nơi nào để đi, và cũng
chẳng thuộc về một cộng đồng nào. Và cũng nhờ luôn tìm hiểu người khác, giờ đây tôi đã hiểu bản thân
mình rõ hơn.
Tôi nhớ K. Marx đã nói “ Sống là tranh đấu” - tôi thấy đúng là như thế thật. Những nhân vật trong truyện
của tôi hầu hết đều là những người đang tìm cách vươn lên trong cuộc sống, và trong mắt tôi, họ đều là
những anh hùng.
Để trở thành nhà văn, ngoài khả năng viết ra bạn cần phải có một vốn sống phong phú, đó có thể là sự tác

động của môi trường, hoàn cảnh bạn đang sống. Từ đó trong bạn sẽ hình thành nên những cốt truyện,
những ý tưởng để bạn viết.
Khi bạn phải tự mày mò học hỏi, đừng quá đau buồn hay giận dữ với những sai lầm, mà hãy tận dụng và
học hỏi từ chúng.
Một trong những ưu điểm của tình trạng lộn xộn, không quy củ, đó là người ta liên tục khám phá những
điều mới mẻ đầy thú vị.
Thất bại thực sự duy nhất chính là không dám khởi sự.
Harold Blake Walker
Thất bại rất cần cho sự trải nghiệm và trưởng thành của mỗi chúng ta. Tất cả những gì tôi đạt được ngày
hôm nay đều do trước đây tôi dám cho phép mình phạm sai lầm.
Rick Pitino
Trong lúc vươn tới các vì sao, có thể bạn sẽ không thể chạm tay tới ngôi sao nào cả, nhưng chắc chắn
một điều chân tay bạn cũng không phải lấm lem vì bùn.
Leo Burnett
Nguồn: Vượt lên chính mình 2 - First News và NXB Tổng hợp TP.HCM
Peter Doherty
Peter Doherty
“Khi bạn vấp ngã, chớ vội thoái lui, hãy làm lại từ đầu!”
TTO - Giáo sư bác sĩ Peter Doherty là trưởng khoa Miễn dịch tại Bệnh viện Nhi
St. Jude ở Tennessee, Hoa Kỳ. Thành tựu nổi tiếng nhất của ông là công trình
nghiên cứu về vai trò của kháng nguyên trong vấn đề miễn nhiễm, đặc biệt là đối
với các tế bào bị nhiễm vi rút.
Cùng với Rolf Zinkernagel ông đoạt giải Nobel chung về Sinh lý học - Y học năm
1996 và được bình chọn danh hiệu Công dân Úc năm 1997. Nhưng có lẽ những
thành công kể trên sẽ không thể có được nếu Peter Doherty không lựa chọn cái
nghề, mà vào thời đó, người ta cho là nghề chẳng giống ai.
Lúc còn bé, tôi luôn cảm thấy mình là một kẻ thất bại. Tôi lớn lên ở miền Bắc
nước Úc. Ở đây thời tiết cực kỳ oi bức, mật độ tia cực tím dày đặc. Do vậy, màu
da trắng dân Ai-len của tôi không thích hợp với thành phố nổi tiếng nóng bức này. Bạn có thể thấy điều
đó thể hiện rõ qua nước da của những người trên 40 tuổi ở đây - một lớp da trông giống như da tê giác.

Việc sống trong khí hậu như thế là một hạn chế ngăn tôi tham gia vào các môn thể thao ngoài trời mà
người Úc rất thích. Tôi không biết cách ném hay bắt một quả bóng. Đơn giản là tôi không hòa hợp với
môi trường xung quanh. Còn tệ hơn nữa, đó là tôi không thể hòa hợp với xã hội. Phần lớn thời gian của
tôi dành vào việc đọc sách, đọc bất kỳ thứ gì mà tôi vớ được. Bầu không khí nước Úc những năm 50 và
đầu những năm 60 rất buồn tẻ. Tôi sống ở đó, quan tâm đến những điều chẳng ai thèm để ý như một kiểu
tự do cá nhân.
Tôi sống khép kín, không thể thân thiện với bạn bè đồng trang lứa cũng như mọi người xung quanh và
nhìn đời một cách bi quan.
Năm 17 tuổi, tôi đi thẳng từ trung học lên nghiên cứu về lĩnh vực thú y. Rõ ràng là tôi quá trẻ đối với một
quyết định như vậy. Thời điểm đó, nước Úc chủ yếu phát triển dựa vào nông nghiệp, mọi người không có
đủ lương thực để ăn và tôi say mê với ý tưởng nghiên cứu về thực phẩm chế biến từ động vật, một lĩnh
vực còn khá mới mẻ đối với thế giới.
Phải mất đến ba năm tôi mới có thể học hết những môn khoa học cơ bản một cách đầy đủ và cặn kẽ. Tuy
vậy, đối với tôi, việc tiếp xúc và gần gũi với chó mèo quả thật kinh khủng. Tôi chẳng mảy may xúc động
khi một con chó hay con mèo nào đó vừa chết đi. Và tôi bị stress. Như hầu hết những sinh viên khác, tôi
uống bia để giải tỏa căng thẳng và quên đi nỗi ám ảnh. Tôi thấy mình thật sai lầm khi chọn ngành thú y.
Biết đâu nếu chọn lĩnh vực văn chương hay ngôn ngữ học, có lẽ tôi đã tốt nghiệp một cách nhẹ nhàng rồi
cũng nên.
Tuy nhiên, nhìn ở một góc độ khác thì chính cái nghề không được ưa chuộng vào thời đó là ngành thú y
lại đưa tôi vào một lĩnh vực mà tôi có thể đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu. Nếu lúc đầu tôi chọn lĩnh
vực khác, có lẽ tôi đã không đạt được giải Nobel.
Trong khi nghiên cứu về thú y, tôi gặp phải một số bế tắc mà bất cứ ai cũng có thể gặp phải. Đó là khi bạn
đạt đến một giới hạn nhất định, nhưng bạn lại không thể vượt qua. Thường là do công nghệ hay những
sáng chế chưa được phát minh để đáp ứng nhu cầu của bạn.
Có thể trong quá trình tìm kiếm, bạn không tìm thấy cái bạn cần, nhưng bạn lại tình cờ phát hiện ra một
điều khác mà có lẽ bạn sẽ chẳng bao giờ gặp được nếu bạn không có cuộc tìm kiếm ban đầu. Đề tài chúng
tôi đoạt giải Nobel cũng xuất hiện tình cờ như thế. Số là chúng tôi chuẩn bị một công trình nghiên cứu về
một chủ đề nọ, nhưng trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi lại phát hiện ra một điều khác. Kết quả vừa
tìm thấy đó tuy không đúng như sự suy đoán ban đầu nhưng lại thú vị đến mức chúng tôi lao vào nghiên
cứu một cách say mê. Chúng tôi đi theo hướng mới này trong vài năm. Kết quả nó trở thành công trình

đoạt giải Nobel.
Tất nhiên trong quá trình nghiên cứu cũng xảy ra một vài trục trặc. Nhưng chúng tôi đã kịp thời khắc
phục, và cuối cùng đã công bố được những khám phá quan trọng của mình. Lúc đầu, mọi người không
hiểu vấn đề. Sau khi hiểu ra, họ đã công nhận kết quả của chúng tôi. Và sự kiện này đã làm thay đổi toàn
bộ quan điểm của ngành miễn dịch học.
Có một điều chắc chắn là nếu bạn đang thử nghiệm những điều mới mẻ, những điều trước đây chưa từng
tồn tại, chưa được ai thực hiện, thì phần lớn những thử nghiệm của bạn đều không mang lại kết quả gì. Vì
thế, bất kỳ ai khi tham gia nghiên cứu đều phải bền chí, kiên gan. Thường thì bạn sẽ gặp thất bại về mặt
kỹ thuật hoặc quy trình. Hoặc kết quả đúng với mục tiêu ban đầu đặt ra, nhưng chúng lại chẳng có gì thú
vị như bạn đã kỳ vọng. Tất cả các nhà khoa học đều phải đương đầu với điều này, có lẽ vì thế mà điềm
tĩnh và kiên trì là một phần tính cách không thể thiếu của các nhà nghiên cứu khoa học. Để có được một
thành công, trước đó những nhà khoa học cũng không ít lần nếm mùi thất bại. Do vậy, hai từ “thất bại”
trở nên rất quen thuộc với họ. Trong khi hầu hết những người khác trong xã hội đều đi theo một quy trình
dẫn đến kết quả có thể đoán biết trước thì các nhà nghiên cứu không như vậy. Bởi nếu chúng tôi cũng
giống như những người khác, biết trước kết quả, thì chúng tôi không phải là những người có khả năng
phát minh hay sáng tạo.
Tuy giải Nobel là phần thưởng tuyệt vời công nhận thành quả lao động của chúng tôi, nhưng tôi không
xem đó là thành công lớn nhất. Với tôi, thành công vĩ đại nhất chính là những trải nghiệm giúp tôi khám
phá thế giới và giải Nobel chỉ là hình thức công nhận những khám phá mà thôi.
Nguồn: Vượt lên chính mình 2 - First News và NXB Tổng hợp TP.HCM
Bill Walton
Bill Walton
“Người biết học hỏi từ thất bại là người thật sự có năng lực.”
TTO - Là một trong những cầu thủ có nhiều thành công vang dội trong môn bóng
rổ nước Mỹ, William Theodore Walton đã giúp trường Đại học California Los
Angeles (UCLA) hai lần giành được danh hiệu của NCAA (Hiệp hội Thể thao các
trường đại học toàn quốc), và lập kỷ lục khi thắng liền một mạch 88 trận.
Ngoài ra anh đã ba lần nhận được giải thưởng “Cầu thủ giỏi nhất trong năm” do
NCAA bình chọn, ba lần đoạt danh hiệu “Cầu thủ của các trường đại học Hoa
Kỳ”, là người thắng cuộc trong giải “Sullivan” dành cho cầu thủ bóng rổ không

chuyên vào năm 1973.
Không chỉ thế, khi là vận động viên chuyên nghiệp, anh đã dẫn dắt đội Portland
Trailblazers đạt được danh hiệu NBA, vinh dự đứng vào hàng ngũ những vận
động viên sáng giá nhất năm 1978. Năm 1997, William Theodore Walton được bình chọn là một trong 50
vận động viên vĩ đại nhất qua mọi thời đại. Ngày nay, Walton là một trong những nhà bình luận thể thao
có uy tín nhất trên các kênh truyền hình. Và đằng sau những thành tựu rực rỡ như thế, bạn có biết Walton
đã trải qua những gì hay không?
Tật nói lắp đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc đời tôi. Tôi luôn gặp phải khó khăn khi giao tiếp bằng lời nói.
Tôi không thể diễn đạt những suy nghĩ của mình một cách bình thường như bao nhiêu người khác. Tôi
cảm thấy xấu hổ về tật nói lắp của mình và điều đó làm cho chứng nói lắp ngày càng trở nên nghiêm
trọng hơn. Giống như một cơn ác mộng luôn ám ảnh trong tôi, nó khiến tôi thiếu tự tin và không tài nào
đọc được cho mãi đến năm 28 tuổi.
Trong suốt thời gian đó, bóng rổ là nơi trú ngụ an toàn, là niềm an ủi cho những khiếm khuyết của tôi.
Cũng có thể ví von nó như một tín ngưỡng của tôi. Từ nhỏ, tôi đã chơi bóng trong khuôn viên nhà thờ,
cạnh nhà tôi. Tôi gởi tất cả niềm say mê của mình vào môn bóng rổ. Đó cũng là cách tôi trốn tránh việc
rèn luyện kỹ năng giao tiếp với mọi người. Tôi chơi bóng rổ rất khá và nghĩ rằng thế là tôi có thể quên đi
những điểm yếu của mình. Tôi quyết tâm trở thành một vận động viên bóng rổ xuất sắc và nỗ lực hết
mình để thực hiện mục tiêu đó.
Mãi sau này, khi tôi phải chia tay với môn bóng rổ vì những chấn thương nặng đến mức không thể chơi
bóng được nữa, tôi mới biết cuộc sống có những con đường rộng lớn hơn chứ không chỉ gói gọn trong
sân bóng. Nhưng trước đó, rõ ràng đội bóng rổ của trường Đại học California Los Angeles là tất cả đối
với tôi. Chúng tôi nghĩ mình là những con người tuyệt vời, là cầu thủ bóng rổ của toàn nước Mỹ bởi đã
thắng 88 trận liên tiếp. Thế nhưng hầu như mỗi ngày, huấn luyện viên John Wooden đều nói với chúng
tôi rằng, bóng rổ không phải là tất cả. Lúc đó, chúng tôi đều cho những điều ông ấy nói thật là điên rồ.
Nhưng dần dần chúng tôi hiểu ra rằng, ẩn sau những bài học về chiến thuật khô khan của ông là bài học
sâu sắc về cuộc sống. Ông mong muốn chúng tôi trở thành những người thực sự có ích cho xã hội chứ
không chỉ đơn thuần là một vận động viên bóng rổ với mục tiêu là ghi được nhiều bàn thắng.
Khi tôi gia nhập đội Portland Trailblazers, những khái niệm như lòng tin vào đồng đội, sự tự tin, lòng
trung thành, tình bạn, tinh thần tập thể, tất cả các yếu tố góp phần tạo nên sự vững mạnh của một đội bóng
mà huấn luyện viên John Wooden truyền đạt đều bị đảo lộn. Lầu đầu tiên trong đời, tôi gặp phải một đội

hình không có lấy một chút tinh thần tập thể mà chỉ có sự ích kỷ, hung hãn và những kẻ lắm tiền. Tôi
không thể tưởng tượng được cuộc sống của mình lại đổi thay như thế, và cũng không thể hòa mình vào
môi trường ấy.
Rồi tình hình cũng được chuyển biến khi ông Jack Ramsey đảm nhiệm vai trò huấn luyện viên. Nhưng
thời hoàng kim đó chỉ kéo dài được khoảng một năm và kết thúc nửa năm trước khi vết chấn thương ở
chân tôi tái phát. Đó là vết chấn thương kinh niên nhưng tôi lại bị cáo buộc là giả bệnh để nghỉ thi đấu.
Điều này làm tôi thật sự thấy khủng hoảng và mất niềm tin vào tất cả.
Những thương tổn tôi phải chịu đựng khi theo đuổi nghiệp bóng rổ đã tàn phá sức khỏe tôi nghiêm trọng.
Tôi không biết điều gì đang đợi mình phía trước. Bác sĩ bảo rằng tôi có vấn đề về tinh thần, họ cho tôi đi
thôi miên rồi chuyển tôi đến chuyên gia tâm lý để chữa trị chứng mất niềm tin.
Khi được chuyển đến đội Clippers ở thành phố San Diego, tôi đang trong tình trạng không thể thi đấu. Hễ
gắng chơi bao nhiêu là sức khỏe tôi lại sa sút bấy nhiêu. Tôi ngưng không chơi một thời gian thì tình
trạng sức khỏe chuyển biến tốt hơn. Thấy thế, tôi chơi bóng rổ lại và hậu quả là suýt bị gãy chân.
Sau đó, tôi đầu quân cho đội Boston Celtics, nơi hai cầu thủ huyền thoại Red Auerbach và Larry Bird đã
giúp tôi tìm lại vinh quang nghề nghiệp và lẽ sống của mình. Đến tận lúc đó, bóng rổ vẫn là tất cả của đời
tôi. Tôi hăng say tập luyện để có thể trở thành vận động viên giỏi nhất.
Nhưng bệnh tật vẫn luôn đeo bám tôi dai dẳng. Ngày 15 tháng 3 năm 1990, các bác sĩ mổ mắt cá chân tôi
và cho biết tôi phải vĩnh viễn giã từ môn bóng rổ. Tôi không còn được chạy nhảy hò la trong sân bóng
nữa. Không bao giờ còn được cảm nhận làn gió thổi xuyên qua tóc và sự ngọt ngào khi chìm đắm trong
men say chiến thắng. Và cũng không bao giờ có cơ hội được thúc khuỷu tay vào mạng sườn của đồng đội
rồi lao vào tiếp tục chiến đấu. Như một giấc mơ, tất cả đã kết thúc với tôi. Tôi thực sự cảm thấy lo sợ, sợ
cái chết đến bất thần không cho tôi cơ hội khám phá những điều mới mẻ đang chờ phía trước.
Nỗi đau về thể xác cũng qua đi đồng thời tinh thần tôi cũng lắng dịu những cảm xúc bi quan, chán
chường. Tôi chợt nhớ đến lời dạy của thầy John Wooden, không phải chỉ với bóng rổ chúng tôi mới có
thể cống hiến cho xã hội. Có thể bóng rổ là một quãng đời đầy vinh quang của tôi, nhưng nó không phải
là tất cả, tôi vẫn có thể thành công trong những lĩnh vực khác. Kỳ lạ thay, đó lại chính là lĩnh vực nghề
nghiệp sử dụng kỹ năng mà tôi kém cỏi nhất.
Năm 28 tuổi, tôi tình cờ gặp Marty Glickman, phát thanh viên của “Nhà kỷ niệm những cầu thủ bóng rổ
nổi tiếng”. Trong cuộc trò chuyện ngắn ngủi đó, (nói đúng hơn là Marty nói còn tôi thì chỉ biết nghe),
Marty giải thích cho tôi một cách ân cần và súc tích rằng trò chuyện hay giao tiếp với người khác là một

kỹ năng. Điều đó cũng giống tất cả những kỹ năng khác như thể thao, âm nhạc, kinh doanh đòi hỏi bạn
phải trải qua quá trình rèn luyện lâu dài, thậm chí cả đời, bằng sự kiên trì, gian khổ cùng những kỷ luật
khắt khe.
Marty chỉ cho tôi một số mẹo và khuyến khích tôi áp dụng vào những bài học mà tôi đã từng được dạy
trước đây, đặc biệt là từ sáu huấn luyện viên bóng rổ được lưu danh tại “Nhà kỷ niệm những cầu thủ bóng
rổ nổi tiếng”. Sự khởi đầu cuộc đời mới của tôi đơn giản như vậy đó.
Ở đây chẳng có một thủ thuật, bí quyết, hay một biện pháp cấp thời nào mà chỉ là vấn đề nhận thức, rằng
với một ít hướng dẫn và giúp đỡ của người khác, cộng với sự cố gắng nỗ lực của bản thân, thì tôi sẽ làm
được những điều mà người khác làm được. Sau một thời gian luyện tập, từ một người hoàn toàn không
thể nói năng lưu loát, dù chỉ là một lời cảm ơn, tôi trở thành người tường thuật các chương trình thể thao
truyền hình và có khả năng diễn thuyết trước công chúng.
Nếu người khác có thể làm được tại sao tôi lại không? Hãy tiến tới phía trước và đừng sợ phải thất bại.
Khi bạn vấp ngã, chớ vội thoái lui, hãy làm lại từ đầu. Hãy tìm ra bước chạy của bạn, nhịp điệu của bạn
và trận đấu của bạn. Không ai không mắc sai lầm. Những gì ta làm sau khi đã mắc sai lầm sẽ quyết định
thành công của ta sau này. Số lần phạm lỗi khi thực hiện một pha bóng chứng tỏ ta là một cầu thủ từng
trải như thế nào, như một câu nói chúng tôi thường dùng trong bóng rổ, đại ý nếu bạn không đủ kiên định,
bạn chẳng thể ghi bàn.
Giờ đây tôi nhận thấy rằng hình như những gì diễn ra trong một đội bóng cũng sẽ diễn ra trong đời
thường. Các yếu tố cần cho một đội bóng từ việc chuẩn bị đến hình thành, đào tạo được một cầu thủ bóng
rổ tất cả đều thể hiện rõ nét trong từng bước đi của cuộc sống. Và những bài học của huấn luyện viên
Wooden trở nên vô cùng hữu ích, nhất là khi tôi trực tiếp đối diện với những rắc rối và rủi ro trong cuộc
sống của mình.
Mẹ thường trêu tôi, những ai từng quen biết chú bé Bill Walton tóc đỏ, da đốm tàn nhang với tật nói lắp,
nay nếu có dịp ngồi cạnh anh ấy, họ lại tưởng mình đang ngồi cạnh những nhân vật như Dick Enberg,
Bob Costas, Greg Gumbel và Marv Albert (các bình luận viên thể thao nổi tiếng của Hoa Kỳ) trên các
kênh truyền hình quốc gia.
Giờ đây, cuộc sống của tôi đã được tô điểm bởi những sắc màu tươi tắn hơn, tôi trở nên vui vẻ và linh
hoạt hẳn, như thể chưa từng chịu đựng những nỗi đau, hay sự ám ảnh của tật nói lắp trước đó. Cuộc sống
thật kỳ diệu biết bao, nếu chúng ta yêu cuộc sống hết mình, chúng ta sẽ tìm thấy ở đó cả niềm vui lẫn
hạnh phúc.

Tôi luôn cố gắng làm những gì tôi chưa biết và nhờ đó, tôi có thể làm được những điều tưởng như ngoài
khả năng của mình.
Pablo Picasso
Nghịch cảnh là thước đo giá trị của một con người. Tôi trở nên mạnh mẽ hơn sau những khủng hoảng
trong cuộc sống.
Lou Holtz
Thành công có nghĩa là thoát khỏi những nếp nghĩ cũ kỹ và chọn cho mình một hướng đi độc lập.
Keith DeGreen
Nhiều người trong chúng ta từng lớn lên với suy nghĩ: lầm lỗi là một điều tồi tệ và phạm sai lầm là biểu
hiện cơ bản của sự thiếu năng lực. Lối suy nghĩ tiêu cực đó có thể tạo ra những định kiến hẹp hòi làm
hủy hoại cả quá trình học hỏi của bản thân mỗi người. Để có thể đạt hiệu quả tối đa, bạn hãy luôn tự
hỏi: “Làm thế nào để có thể rút tỉa được những bài học kinh nghiệm từ những sai lầm đã mắc phải?”.
Trích từ Lessons from the Art of Juggling của Michael Gelb và Tony Buzan
Nguồn: Vượt lên chính mình 2 - First News và NXB Tổng hợp TP.HCM
Ann Richards
Ann Richards
"Thất bại chính là bước đệm cho những thành công sau này."
TTO - Từng là Thống đốc bang Texas và là một nhân vật tiêu biểu trong chính phủ Mỹ, Ann Richards là
thành viên Ủy ban Tư vấn về vấn đề Phụ nữ do Tổng thống Carter sáng lập.
Năm 1988, bà đã phát biểu một bài diễn văn rất sâu sắc trong Hội nghị Toàn quốc
Đảng Dân Chủ và tiếp đó là chủ trì hội nghị này vào năm 1992.
Bà là người phụ nữ đầu tiên của bang Texas được bổ nhiệm vào Văn phòng Chính
phủ trong suốt 50 năm qua. Nhưng so với những thử thách mà Ann Richards phải
đối mặt trong sự nghiệp thì cuộc chiến đấu chống lại thói hư tật xấu của con người
là thử thách khốc liệt nhất và cũng là chiến thắng vĩ đại nhất của bà.
Tôi luôn tự đặt ra cho mình những chuẩn mực rất cao. Trong bất kỳ trường hợp
nào tôi cũng đều muốn mình là nhân vật số một - người mẹ đảm đang nhất, người
vợ ngoan hiền nhất, người diễn trò hay nhất, cô y tá giỏi nhất Dĩ nhiên tôi không
bao giờ có thể đạt được tất cả những kỳ vọng đó, và tôi bắt đầu gởi nỗi thất vọng
vào men rượu. Mỗi khi say, tôi không phải đối diện với cảm giác bất lực mà mơ màng cảm thấy mình

đáng yêu hơn, ngộ nghĩnh hơn, thông minh hơn. Nhiều người có thể uống chỉ một vài ly rồi ngưng, nhưng
tôi thì khác. Thời gian qua đi, tửu lượng của tôi ngày càng cao, và tôi luôn có cảm giác thèm uống, uống
bao nhiêu cũng không đủ.
Khi tôi bận rộn trong công việc ở vị trí Ủy viên Hội đồng Thành phố thì cuộc hôn nhân của tôi bắt đầu có
vấn đề. Tôi lại càng uống nhiều hơn, không phải chỉ vì cuộc hôn nhân mà vì còn muốn giải tỏa mọi nỗi
đau trong cuộc sống.
Cho đến một ngày, biết mình không thể sống thiếu rượu nên tôi tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ. Ông hỏi
tôi đã uống bao nhiêu. Nếu là một người nghiện hẳn bạn sẽ nói dối. Tôi nói mình uống hai, ba hoặc bốn ly
martin trước mỗi bữa tối. Ông nói ông cũng từng uống với liều lượng như thế và đây là lúc tôi cần được
chăm sóc y tế.
Tháng 1 năm 1980, một người bạn sắp xếp mời tôi đến nhà cô ấy chơi. Tới nơi, tôi ngạc nhiên khi thấy
một nhóm bạn và cả gia đình tôi đã ở đó tự bao giờ. Mọi việc diễn ra giống như trong phim The Last
Supper. Từng người thay phiên nhau kể tội tôi, về những việc tệ hại tôi đã làm trong khi say rượu. Họ làm
tôi thật sự khiếp sợ chính mình. Ngay buổi chiều hôm ấy, tôi bay đến Saint Mary’s ở bang Minneapolis
và kể từ đó về sau không bao giờ tôi đụng tới một giọt rượu nào nữa.
Chuyện đó xảy ra cách đây đã 20 năm. Chứng nghiện rượu và những lần chữa trị sau đó đã trở thành kinh
nghiệm hữu ích nhất và quan trọng nhất tôi có được trong cuộc sống. Lần đầu tiên trong đời, tôi dành ra
hẳn một tháng để tự nhìn lại mình, cũng như định hướng cho tương lai. Nhưng tôi không sử dụng hết 30
ngày như tôi đã định. Trước tiên, tôi nghĩ tới những người thân và cách cư xử của mình đối với họ. Và tôi
mất khoảng 10 ngày để nhìn nhận lại thái độ của gia đình, bạn bè đối với mình và thôi không giận họ nữa,
tôi hiểu mọi người làm thế bởi họ thực sự quan tâm đến tôi. Tôi thật sự xúc động vì tình cảm đó và cảm
thấy xấu hổ vì những lỗi lầm mình đã gây ra.
Thời gian còn lại tôi soi rọi vào sâu thẳm tâm hồn mình và khám phá ra nhiều điều thú vị về bản thân
cũng như về chứng nghiện rượu. Rồi tôi tham gia vào một nhóm người chuyên giúp đỡ những ai mắc
chứng nghiện rượu. Chỉ khi ở trong môi trường đó tôi mới thoát khỏi thói quen tự cô lập, không còn cảm
giác oán hận chính mình nữa và hoàn toàn gột bỏ được ý nghĩ tội nghiệp bản thân.
Tôi nghĩ, bài học kinh nghiệm tốt nhất là từ những thất bại. Tôi vốn không phải là nhân vật Pollyanna -
một người luôn sống lạc quan. Nhưng nếu bạn ý thức được rằng, mình chỉ có một cuộc đời, tôi tin bạn sẽ
sống tốt hơn.
Sau khi để mất vị trí Thống đốc tiểu bang vào tay George W. Bush, tôi cảm thấy thật thất vọng nhưng

chỉ trong năm giây. Kết quả đó thật đáng buồn cho một người hết mình vì công việc như tôi. Nhưng dù
tôi có buồn đến đâu đi nữa, người khác có đánh giá về tôi tốt thế nào đi nữa, tôi vẫn phải đối diện với một
điều là sự thật đó không thể nào thay đổi.
Hành trình của con người là hướng về phía trước chứ không phải ở những gì đã xảy ra trong quá khứ. Khi
thất bại, điều cần thiết nhất là tìm cho mình một hướng đi mới. Tôi phải thay đổi thái độ và tiếp tục bước
tới. Tôi nhận thấy mình có thể tiếp tục cống hiến thêm 20 năm nữa, và tôi lên danh sách những gì tôi
muốn làm trong 20 năm đó. Việc nhận ra những cơ hội mới này đã thay đổi suy nghĩ của tôi. Khi còn
nghiện rượu, tôi không thể kiểm soát được những suy nghĩ của mình. Còn bây giờ, sự tỉnh táo đã giúp tôi
có khả năng vượt qua những trở ngại và kiên trì trước những khó khăn.
Cuộc sống luôn đổi thay từng ngày, vì vậy chúng ta cần phải điều chỉnh chính mình để có thể thích nghi
được với hoàn cảnh. Những điều mới mẻ, tuyệt vời và đầy thử thách vẫn đang ở phía trước.
Chớ nên vì ngượng ngùng khi mắc phải lỗi lầm nhỏ mà mãi che giấu, khiến chúng biến thành tội ác lúc
nào không hay.
Khổng Tử
Đừng để tâm đến thất bại mà chỉ nên nhìn vào những sai sót của mình.
Ngạn ngữ châu Phi
Thất bại đến với ta không phải làm ta buồn mà giúp ta thêm tỉnh táo, không làm ta hối tiếc mà khiến ta
trở nên sáng suốt.
Henry Ward Beecher
Nguồn: Vượt lên chính mình 2 - First News và NXB Tổng hợp TP.HCM
Garry Marshall
Garry Marshall
“Khi dám đối diện với sự thật và quyết tâm sửa chữa sai lầm, ta sẽ nhận được những phần thưởng vô
giá.”
TTO - Garry Marshall là một trong những đạo diễn truyền hình, điện ảnh, sân
khấu, nhà biên kịch, nhà sản xuất được đánh giá cao nhất tại Hollywood.
Marshall đã thực hiện và sản xuất một số hài kịch được đông đảo khán giả hâm
mộ và có thời gian trình chiếu dài nhất trong lịch sử truyền hình Hoa Kỳ như:
Happy Days, Laverne & Shirley, The Odd Couple, và Mork & Mindy.
Các bộ phim thành công do ông đạo diễn như Nothing in Common, Beaches, The

Princess Diaries, Pretty Woman (bộ phim tình cảm lãng mạn rất nổi tiếng đã được
trình chiếu tại Việt Nam với tựa đề Người đàn bà xinh đẹp, trong phim có sự tham
gia của các diễn viên ngôi sao lừng danh của Hollywood như Julia Roberts và
Richard Gere - ND). Ông cũng từng tham gia diễn xuất trong bộ phim truyền hình
Murphy Brown và có một vai diễn đáng nhớ - chủ sòng bạc - trong phim Lost in America của đạo diễn
Albert Brooks. Marshall được trao giải thưởng “Lifetime Achievement” của giải American Comedy và
được ghi tên vào nhà lưu danh của Viện Hàn lâm Khoa học & Nghệ thuật Truyền hình.
Khi nhìn ly nước chỉ còn một nửa, một số người bảo ly nước đã vơi đi một nửa, nhưng số khác lại cho
rằng ly nước vẫn còn một nửa. Còn với tôi, cho dù trong cái ly kia có chứa thứ gì đi nữa thì tôi cũng đều
có khả năng bị dị ứng.
Hồi còn bé, tôi rất dễ nhiễm bệnh, hầu như lúc nào tôi cũng bị ho, cảm, sổ mũi, nóng sốt cùng các chứng
dị ứng. Không phải chỉ dị ứng với một số thứ đặc biệt, mà cả với những thứ bình thường - những thứ hầu
như không thể gây dị ứng với những người khác. Một bác sĩ đã chẩn đoán tôi bị dị ứng với 128 loại thực
phẩm và phấn hoa. Khi lớn lên, tôi lại mắc chứng sợ hãi, tôi sợ cả những thứ nhỏ nhặt nhất và luôn có ý
nghĩ mình sắp chết vì bị dị ứng và ốm vặt.
Thời đó nhà tôi không có tivi, để giải trí trên giường bệnh, tôi cắt hình từ những cuốn truyện tranh và tạp
chí rồi cho điểm chúng. Và khi đọc hết những truyện cười trong sách, tôi bắt đầu tự viết lấy. Tôi có khả
năng nhận biết kiểu truyện nào dễ gây cười nhất, và tôi cũng biết sự hài hước là liều thuốc có thể giúp tôi
sống tốt hơn.
Trước khi vào đại học, tôi không có định hướng nghề nghiệp và cũng không biết mình thật sự mong
muốn làm nghề gì. Tuy cha tôi thường xuyên vắng nhà do phải làm việc với khách hàng của công ty
quảng cáo của ông, nhưng tôi vẫn đem nỗi băn khoăn này hỏi cha để nhận được lời khuyên của ông:
“Garry này, thể trạng con yếu ớt, có thể con sẽ đau ốm suốt đời. Con nên chọn nghề nào liên quan đến
đau răng, đau bao tử, đau đầu, hoặc đau bất cứ gì”.
Nhưng rồi tôi quyết định chọn nghề viết. Vì nếu có phải nằm liệt giường vì sốt, tôi vẫn có thể kiếm ra
tiền. Thế nên tôi nộp đơn vào các trường đại học có khoa báo chí, và sau cùng tôi chọn Đại học Chicago’s
Northwestern.
Qua năm đầu tiên, tôi nhanh chóng rút ra một kết luận là tôi không có tố chất của một phóng viên. Tôi
thường xuyên gặp rắc rối bởi vì không thu thập đúng các thông tin, sự kiện cần thiết. Bài tập đầu tiên là
viết một bản cáo phó cho một người thật, đang còn sống. Và vì mải đi chơi với một cô bạn nên tôi quên

làm bài. Đến hạn nộp bài, tôi ngồi vào bàn viết vội viết vàng: “Danny Kaye, người được báo tin qua đời
sáng sớm hôm nay, hiện vẫn còn sống. Ông ta bị bệnh, nhưng giờ đã bình phục.”
“Thầy đã dựng lên câu chuyện này, thầy báo là ông ấy chết, còn em cải chính là ông ấy vẫn còn sống!”.
Thế là tôi bị điểm D và giã từ ngành báo chí.
Trong lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, tôi đã từng thất bại hơn chục lần với các show diễn và chương trình
khác nhau, kể cả Me and the Chimp và một hài kịch mang tên Blansky’s Beauties, mà tôi đã thử nghiệm
cả năm cách khác nhau nhưng tất cả đều thất bại.
Một đạo diễn không nên để những lời phê bình chi phối tâm trí, bởi bạn không thể kiểm soát được những
gì người khác bình phẩm về mình. Tôi nhận được cả những lời phê bình tốt và xấu. Những lời phê bình
tích cực như: “Đây là phim hài tình cảm lãng mạn hay nhất trong nhiều năm nay!” do Vincent Canby
dành cho bộ phim Pretty Woman, và cho phim Nothing in Common; “Thật tuyệt! Đạo diễn Garry
Marshall đã pha trộn sự hài hước và kịch tính thật tài tình!” của Guy Flatley, Tạp chí Cosmopolitan. Cũng
không hiếm những lời phê bình thậm tệ cho Think Pretty: “Xoàng xĩnh, tầm thường”, và phim Frankie &
Johnny : “Chỉ là trò gian xảo khi cho rằng bộ phim như làn gió mới, sự thực đây là bộ phim Happy Days
với ít nhiều tình tiết thay đổi”, tờ Washington Post.
Hầu hết mọi người thường sai lầm khi cố tình phủ nhận hoàn toàn những thất bại của mình. Tôi thành
thực khuyên bạn đừng bao giờ bỏ cuộc chỉ vì một vài trục trặc nho nhỏ. Cách hay nhất là hãy nói “Đúng,
tôi đã thất bại. Nhưng ngay từ bây giờ tôi sẽ nỗ lực để thành công”. Sau khi đã tìm ra con đường đúng đắn
cho mình, tôi nhận thấy rằng hầu hết những người biết học hỏi từ thất bại là người thật sự có năng lực.
Tôi có một bức tượng nhỏ hình Sisyphus - một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp bị thần Zeus phạt làm
công việc kéo một tảng đá lên sườn đồi, nhưng mỗi khi lên gần đến đỉnh, tảng đá lại rơi xuống, và
Sisyphus phải quay xuống chân đồi để bắt đầu lại công việc của mình. Tôi học được từ hình tượng đó thái
độ lạc quan trong công việc. Tuy trong thần thoại không đề cập đến, nhưng tôi nghĩ rằng khi quay trở
xuống để đẩy hòn đá lên lần nữa, Sisyphus đã có một sự lựa chọn. Anh ta có thể nói: “Ta đổ mồ hôi rồi,
trời nắng quá, vậy mà lại phải đẩy cái hòn đá chết tiệt này lên!”, hoặc “À, đây là khoảng thời gian rảnh
đáng quý. Ta chẳng phải làm gì cả cho đến khi xuống tới chân đồi. Ta có thể vừa thả bộ, vừa thổi sáo, mà
chẳng phải đẩy cái gì hết!”. Và trong cuộc đời mình, tôi luôn cố gắng tận dụng khoảng thời gian “thả bộ
xuống chân đồi” này bởi đó thường là những khoảnh khắc hạnh phúc nhất.
Vấn đề không phải ở chỗ bạn đang gặp khó khăn mà chính ở chỗ bạn xem khó khăn là một vấn đề.
Theodore Rubin

Hãy xem mỗi trở ngại là một cơ hội.
Tiến sĩ Wayne Dyer
Có người biết cách biến những trở ngại trong cuộc đời mình thành những bệ phóng, nhưng cũng không ít
người lại biến chúng thành những viên đá chắn lối đi.
R. L Sharpe
Nguồn: Vượt lên chính mình 2 - First News và NXB Tổng hợp TP.HCM
Julia Sweeney
Julia Sweeney
"Đừng bao giờ từ bỏ ước mơ, cho dù bạn luôn gặp phải những trở ngại."
TTO - Cùng với chương trình “Tối thứ bảy” được phát trên Đài truyền hình NBC,
bộ phim It’s Pat đã đưa tên tuổi của Julia Sweeney lên hàng ngôi sao sáng giá
trong làng điện ảnh. Ngoài ra, cô còn được biết đến với vai trò đạo diễn và biên
kịch của bộ phim God Said.
Không chỉ thế, cùng với anh trai, cô cũng đã cho ra đời ký sự Ha để tuyên truyền
phòng chống bệnh ung thư. Có lẽ, tất cả những thành quả này sẽ không bao giờ
tồn tại, nếu Julia Sweeney không gặp phải thất bại ngay trong lần trình diễn đầu
tiên của mình.
Trước đây, tôi chưa một lần nghĩ mình có khiếu pha trò. Nhưng tôi cho rằng mọi
thứ đều có thể học được, do vậy tôi ghi danh vào lớp đào tạo diễn viên hài. Vốn
thích tìm hiểu tiểu sử các vị thánh cũng như nghiên cứu về cuộc đời của họ, tôi thấy có những vị rất hài
hước và muốn học hỏi sự hài hước đó. Vì vậy, khi được yêu cầu trình diễn một vai nào đó, tôi nghĩ ngay
đến nhân vật Mea Culpa. Thế là tôi sắm vai Mea Culpa trong bối cảnh cô ấy làm báo cáo thu hoạch ở
trường, với những tấm áp phích hình ảnh các vị thánh vui tính do mình thiết kế.
Tôi đến biểu diễn ở một sân khấu hài trong dịp Open Mike Night (dịp để các diễn viên, nhà thơ… - những
nghệ sĩ nói chung - thử nghiệm tác phẩm của họ trước khán giả). Thông thường khi bước lên sân khấu,
bạn sẽ nhận được những tràng pháo tay cổ vũ, khích lệ, nhưng tôi không có được diễm phúc đó. Những
tiếng la ó, phản đối rộ lên từ những hàng ghế khán giả khi tôi xuất hiện trong trang phục của nhân vật
Mea. Mọi người hò hét đuổi tôi xuống sân khấu. Ngượng nghịu bước ra sau cánh gà, trong khoảnh khắc
tôi cảm giác như có hàng vạn mũi dao đâm xuyên tim mình. Tôi đau khổ nghĩ rằng mình là một kẻ thất
bại. Thì ra, qua cách phục trang, họ đã đánh đồng tôi với nhân vật nên vội vàng kết luận tôi là một diễn

viên chẳng ra gì. Họ không hiểu tôi chỉ là người thể hiện nhân vật.
Vừa lúc đó, cô bạn cùng lớp, người đi cùng tôi đến đây và đã trình diễn trước, nhìn thấy tôi và hồn nhiên
bộc lộ niềm vui sướng tột độ của mình: "Này, hãy đoán xem chuyện gì đã xảy ra? Mitzi Shore, chủ câu
lạc bộ đã chọn mình!". Trong tâm trạng hân hoan đó, buổi diễn đã kết thúc nhưng cô chưa vội về nhà mà
muốn ở lại để tận hưởng niềm vui chiến thắng cùng những người bạn mới. Còn tôi, đang phục trang như
nhân vật Mea và tay cầm những tấm áp phích to tướng hình ảnh các vị thánh, lại vừa bị khán giả tẩy chay
nên tôi không muốn nán lại thêm phút giây nào nữa.
Tôi thu dọn những tấm áp phích và chuẩn bị ra về. Đúng lúc đó tôi nhìn thấy Mitzi đi về phía khu nhà
tắm. Tôi chợt nhớ đến lời cô bạn khi nãy bảo tôi sao không hỏi thử Mitzi xem kết quả thế nào. Tôi trả lời
cô ấy rằng có lẽ không được, vì khán giả đã thẳng thừng từ chối tôi. Nhưng bạn tôi nghĩ rằng Mitzi sẽ
nghĩ khác: "Thế thì sao nào? Mitzi là một thiên tài, có thể cô ấy có cách nhìn khác. Bạn phải mạnh dạn
lên chứ. Không hỏi thì làm sao biết được?".
Ngẫm thấy lời cô bạn cũng khá có lý, tôi đã đuổi theo Mitzi vào tận khu nhà tắm và tần ngần đứng đợi
bên ngoài. Dẫu biết hành động của mình như thế là không được lịch sự cho lắm, nhưng tôi vẫn kiên nhẫn
đợi. Cuối cùng, Mitzi cũng bước ra khỏi phòng tắm, tôi vội lên tiếng: "Chào chị Mitzi, tôi vừa diễn trên
sân khấu, không biết tôi có thể…". "Cô diễn quá tệ, tồi tệ vô cùng! Cô không nhận thấy rằng chẳng ai
cười được cả sao?". Lời nhận xét lạnh lùng của cô ta như gáo nước lạnh dội vào mặt, tôi đứng lặng người,
nước mắt chực trào ra vì cảm thấy bị tổn thương ghê gớm. Tôi đỏ mặt ấp úng: "Vâng… vâng…". Mitzi
tiếp lời: "Nếu người ta có nhận cô, cô cũng phải tự trọng mà từ chối chứ!". Lúc này tôi không sao kìm
được nữa, để mặc cho nước mắt tuôn trào. "Vâng… cảm ơn chị", tôi nghẹn ngào trong tiếng nấc. Nỗi tủi
nhục lẫn xấu hổ tràn ngập trong lòng. Tôi lặng lẽ quay đi và cảm giác như mình phải mất cả trăm dặm để
quay ra chỗ đỗ xe, dù khoảng cách thật sự chỉ chừng vài chục mét. Chưa bao giờ như lúc này, tôi muốn
được trở về nhà ghê gớm. Tôi muốn được "giải thoát" khỏi nơi đây càng nhanh càng tốt.
Suốt đoạn đường về nhà, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, tôi nhận thấy rằng với bối cảnh mà mình đã chọn, lẽ ra
tôi không nên diễn hài theo cách vừa rồi. Nhưng tôi cũng chưa nghĩ ra sẽ thể hiện theo cách nào. Tôi cay
đắng nhận thấy sân khấu hài không phải là sân chơi dành cho mình vì tôi không đáp ứng được những đòi
hỏi của khán giả. Với một diễn viên mới bước lên sân khấu, việc phải đối mặt với tình huống như thế quả
là một cú sốc quá lớn. Nhưng tôi cũng không phủ nhận rằng, chính điều đó đã giúp tôi có thêm nghị lực
mạnh mẽ để có thể vượt qua những trở ngại trong cuộc sống sau này.
Tôi không thực hiện bất cứ vở hài kịch nào trong suốt một năm sau đó. Tôi tập trung cho công việc

chuyên môn của một kế toán và được thăng chức. Cho đến một ngày, tình cờ tôi đọc được bài viết trên tờ
Groundlings có đề cập đến lớp thử giọng cho các diễn viên nghiệp dư, tôi nghĩ mình nên đăng ký theo
học. Và sau hai khóa tham dự, tôi đã xác định được con đường sắp tới mình sẽ đi.
Để có thể xác định môi trường thích hợp cho sự phát triển của một giống cây nào đó, bạn phải thử nghiệm
rất nhiều lần trong phòng thí nghiệm mới cho ra kết luận cuối cùng. Còn tôi, trước đây tôi thất bại bởi tôi
không biết được môi trường nào thật sự thích hợp với mình.
Đôi khi, những thành quả tuyệt vời lại xuất phát từ những thất bại sớm gặp phải.
Thomas H. Huxley
Hầu hết những thành quả quan trọng trên đời đều được tạo ra bởi những người dù chẳng còn chút hy
vọng nào nhưng vẫn kiên trì theo đuổi điều mình mong ước.
Dale Carnegie
Trong chừng mực nào đó, chúng ta đôi khi phải chấp nhận những điều không như ý. Nhưng tuyệt đối
không được từ bỏ niềm hy vọng.
Martin Luther King, Jr
Nguồn: Vượt lên chính mình 2 - First News và NXB Tổng hợp TP.HCM
Victoria Williams
Victoria Williams
"Dù trong bất cứ hoàn cảnh nào, bạn hãy luôn tự hào về chính bản thân mình."
TTO - Với ngôn từ sống động và những giai điệu mạnh mẽ, Victoria Williams đã
để lại ấn tượng không phai trong tâm trí mọi người. Album “Sweet Relief: A
Benefit For Victoria Williams” là một tập hợp các tác phẩm xuất sắc của cô.
Trong album này có sự hiện diện của rất nhiều ca sĩ nhạc rock nổi tiếng như: Pearl
Jam, Lou Reed, Matthew Sweet, Lucinda Williams, ban nhạc The Jayhawks Có
thể nói, chính tài năng và lòng đam mê nghề nghiệp là kết quả của hành trình đấu
tranh chống chọi lại căn bệnh quái ác mà Victoria Williams đang phải gánh chịu.
Chuyện xảy ra vào đầu những năm 1990, lúc đó tôi đang gặp nhiều khó khăn và
tôi nghĩ chỉ có rượu mới có thể giúp mình giải tỏa được những căng thẳng, làm
sáng tỏ những vấn đề tôi đang phải đối mặt. Kết quả, tôi trở thành một kẻ nghiện
rượu trầm trọng. Sau đó, nhận thấy viễn cảnh tồi tệ của thói nghiện ngập này, tôi ngưng uống và gia nhập
Hội những người nghiện rượu vô danh.

Lúc đó, tôi đang ở New York thu âm cho album đầu tiên của mình. Tôi cảm thấy mệt mỏi và không muốn
tiếp tục nữa, nhưng nhà sản xuất không đồng ý. Họ đã đầu tư khá nhiều tiền vào album này và buộc tôi
phải hoàn tất. Tôi càng cảm thấy bị áp lực nặng nề.
Công đoạn thu âm cuối cùng rồi cũng xong, nhưng lại không được in ra đĩa dù nhận được khá nhiều lời
khen tặng từ các nhà phê bình. Tôi đến gặp người chịu trách nhiệm phát hành CD, họ nói: "Những đĩa thu
âm loại nhạc giống như của chị đang đầy ắp kho mà chúng tôi không sao phân phối được". Rời Hãng
Geffen, tôi thu một album cho Hãng Rough Trade, nhưng được một thời gian hãng này lại lâm vào cảnh
phá sản. Đã hai lần thu âm, nhưng những bản nhạc được thu âm của tôi rốt cuộc cũng chẳng cái nào được
phát hành. Thêm vào đó, vợ chồng tôi vừa ly hôn, tinh thần tôi càng thêm sa sút.
Thật bất ngờ, tôi nhận được cuộc điện thoại của một phụ nữ mời tôi tham gia vào chuyến lưu diễn của
Neil Young (trong khi những album của tôi chưa được phát hành và tôi cũng chẳng được ai biết đến).
Làm sao có thể từ chối một cơ hội hấp dẫn như thế, khi mà tôi rất thích Neil và những bản nhạc của anh
ấy? Tôi sung sướng mỉm cười với ý nghĩ được đứng chung sân khấu với thần tượng của mình. Cuối cùng,
giấc mơ của tôi đã thành sự thật.
Những ngày sau đó, tôi khá tất bật với chuyến lưu diễn của Neil. Lịch diễn dày đặc, cộng với rất đông
khán giả đến xem và cổ vũ cuồng nhiệt khiến tôi kiệt sức. Vào buổi diễn thứ 26, tôi nhận thấy có cái gì đó
không ổn nơi mình. Chân tôi không thể bước nhanh, và tay không cử động được. Tôi đến ba bệnh viện
khác nhau để khám, sau cùng, có một vị bác sĩ đoán rằng có thể tôi bị chứng đa xơ cứng. Trong tình trạng
không tiền bạc, không bảo hiểm y tế, đã ly dị chồng, và đang phải chịu đựng căn bệnh mà chưa ai biết
chính xác là gì, tôi hoang mang không biết sắp tới chuyện gì sẽ xảy ra với mình nữa.
Các bác sĩ cho biết họ không thể đoán chính xác nguyên nhân căn bệnh của tôi, và vì thế, không có
phương thuốc nào để chữa trị. Lúc đó, tôi thấy rất sợ, cả cô đơn nữa, mặc dù bạn bè vẫn hay đến bệnh
viện thăm nom. Trong ngày tôi xuất viện, có một điều ấm lòng đã xảy ra: một quỹ từ thiện nào đó ở Los
Angeles đã trả tất cả viện phí cho tôi. Sau đó, tôi được biết các nhạc sĩ ở New York đã giúp đỡ tôi bằng
cách đăng ký tên tôi cho quỹ này, với mong muốn tôi nhận được sự hỗ trợ. Và rất nhiều người tôi chưa
từng quen biết đã tìm cách liên lạc với tôi. Như ông Frank Sinatra, một người hoàn toàn xa lạ, cũng gởi
cho tôi 1.000 đô la. Tôi thầm cảm ơn lòng hảo tâm của Frank Sinatra, và không ít lần tự hỏi, không biết
đã bao lần ông ấy giúp đỡ những người xa lạ như tôi.
Căn bệnh bí hiểm thách thức tôi rất nhiều. Nó làm tôi đôi lúc chẳng nhìn thấy gì. Cảm giác đó thật khủng
khiếp. Các bác sĩ bảo đó là triệu chứng bị ảnh hưởng bởi thần kinh, nó có thể sẽ kéo dài 2 tuần, 2 tháng

hoặc cũng có thể là 2 năm. Chẳng ai có thể xác định được nguyên nhân. Trên thực tế, triệu chứng này chỉ
kéo dài với tôi 2 tuần. Nhưng cũng chính nhờ nó, tôi đã viết được một số ca khúc xuất thần, lột tả được
tâm trạng phức tạp của mình trong thời điểm bấy giờ.
Tôi thử chơi đàn guitar trở lại, nhưng những ngón tay của tôi hầu như bị tê cứng và không thể cử động
như trước kia. Nỗi tuyệt vọng khôn cùng bao trùm lấy tôi. Nhưng nghĩ tới tấm gương của mẹ, người đã
chiến thắng căn bệnh ung thư chết người, tôi cũng dần khôi phục lại niềm tin. Tôi không thể để cho
những cơn đau và căn bệnh khống chế cuộc đời mình. Thay vì xấu hổ phải giấu đi đôi bàn tay không còn
những cử động tinh tế được nữa, tôi đã cố gắng dùng nó vào những việc khác. Tôi ra khu vườn sau nhà,
dùng tay để đào đất và trồng cây. Và trong lúc trồng cây, tôi đã nghĩ ra cách chơi đàn thật độc đáo. Tôi
khám phá ra các kiểu điều chỉnh âm điệu khác nhau… Hiện giờ, tôi đang chơi đàn theo kiểu đó. Tôi thích
những giai điệu mới mà tôi tự mình tạo ra. Với những hạn chế về bệnh tình của mình, khi làm được
những việc như vậy, tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc đang len lỏi trong lòng. Khi không thể làm theo
cách bình thường, bạn buộc phải tìm những cách khác thường để thực hiện những công việc hàng ngày.
Và cũng nhờ những hạn chế của bản thân, tôi có nhiều cơ hội để sáng tạo hơn. Chính những tảng đá chắn
đường đã trở thành những nấc thang cho tôi bước lên cao hơn.
Không chỉ đôi tay đau và tê cứng, hai bàn chân tôi cũng vậy. Chúng bị thít chặt lại mỗi khi tôi chơi đàn,
nhất là khi chơi dương cầm. Chúng thực sự làm tôi khó chịu. Tôi nghĩ, những người đang trong tình trạng
như tôi, tâm trạng họ chắc chắn cũng sẽ tồi tệ không kém. Có người bị chứng viêm khớp nặng, họ không
chịu nổi sự đau đớn nên luôn cho rằng đó là căn bệnh nghiêm trọng và ảnh hưởng rất lớn đến toàn bộ
cuộc sống của họ. Còn tôi, tôi đã học được cách chấp nhận, cố gắng vượt qua nỗi đau, giữ vững tinh thần
và sống với một thái độ lạc quan.
Thực sự mà nói, để làm được như thế không dễ chút nào. Đã không ít lần tôi đã có ý định tự vẫn bởi tôi
nghĩ mình không thể sống chung với căn bệnh này. Hoặc là tôi sống với một cơ thể khỏe mạnh, còn
không thì tôi chẳng muốn trở thành gánh nặng cho người khác. Nhưng nghĩ lại, tôi không muốn trở thành
một người hèn nhát và thiếu trách nhiệm với gia đình khi vin vào lý do đó để trốn chạy cuộc sống.
Trong suốt thời gian đó, chúng tôi vẫn gặp khó khăn về tài chính, vì thế Megan Ochs (con gái của danh ca
huyền thoại Phil Ochs) và Sylvia Reed (vợ của Lou Reed) cùng làm album quyên góp cho tôi, với sự góp
mặt của nhiều nhạc sĩ và ca sĩ tên tuổi thu âm những bản nhạc của tôi. Trong đó có Pearl Jam, the
Jayhawks, Soul Asylum, Lucinda Williams, Lou Reed, Michelle Shocked, và nhiều người khác nữa. Một
nhạc sĩ như tôi cảm thấy mình thật may mắn khi được những nhân vật nổi tiếng này dành thời gian và tài

năng của họ để giúp đỡ. Sự kiện này khá đặc biệt, vì vậy tôi quyết định trích ra một phần tiền thu được từ
album lập ra quỹ Sweet Relief để giúp đỡ những nhạc sĩ không có bảo hiểm y tế trang trải viện phí nếu
chẳng may có ai đó phải nằm viện. Ngày nay, thông qua những đóng góp của các cá nhân và tổ chức, quỹ
Sweet Relief vẫn tiếp tục phát triển và giúp đỡ được rất nhiều nhạc sĩ vượt qua hoàn cảnh khó khăn.
Tôi chưa bao giờ thừa nhận căn bệnh đa xơ cứng là một may mắn đối với mình, nhưng tôi cũng không
phủ nhận nó đã dạy tôi rất nhiều điều hay mà bình thường tôi không thể học được. Tôi biết quan tâm đến
sức khỏe của mình hơn, như thay đổi thói quen ăn uống, tránh không ăn các món chiên, bánh mì… Trước
đây, tôi miệt mài làm việc không kể giờ giấc, nhưng bây giờ tôi đã biết điều chỉnh nhịp độ. Nếu không bị
bệnh, tôi nghĩ có lẽ nghề nghiệp của mình không được thăng hoa như bây giờ. Hầu hết những người tôi
gặp đều nói họ biết tôi thông qua album Sweet Relief.
Có thể nói không ngoa rằng, căn bệnh đa xơ cứng chính là người thầy của tôi. Nhờ nó, tôi càng biết quý
trọng mỗi ngày mình được sống. Tôi hiểu được giá trị thật sự của những người bạn. Để cuộc sống càng
thêm thú vị và ý nghĩa, đôi khi chúng ta cần phải trải qua bão tố trước khi được hưởng bầu không khí
trong lành của một ngày nắng đẹp. Cần lắm chứ những cơn cuồng phong như vậy, để con người có thể
gắn kết lại với nhau
Sau giai đoạn xới đất và gieo giống đầy gian nan, phần thưởng ngọt ngào sẽ đến một cách tự nhiên vào
mùa thu hoạch.
Venerable Grand Master Hsing Yun
Cơ hội luôn đến vào lúc bạn không ngơ nhất.
Khuyết danh
Trong mỗi khó khăn, thất bại, và cả những nỗi khổ tâm đều chứa đựng mầm mống của thành quả tốt đẹp
hoặc hơn thế nữa.
Napoleon Hill
Tính cách không thể phát triển trong một môi trường êm ả và bình lặng. Chỉ khi trải qua những thử thách
và chịu đựng, tâm hồn bạn mới thực sự mạnh mẽ, mục tiêu mới trở nên rõ ràng hơn, khát vọng ngày càng
mãnh liệt hơn - và bạn sẽ thành công nhờ những điều đó.
Hellen Keller
Nếu mặt biển mãi mãi bình lặng, chắc chắn những thủy thủ tài ba sẽ chẳng bao giờ có mặt trên đời.
Ngạn ngữ Anh
Không phải tự dưng kim cương có thể sáng lấp lánh.

Mary Case
Những gì làm bạn đau khổ sẽ dạy bạn nhiều điều.
Benjamin Franklin
Nguồn: Vượt lên chính mình 2 - First News và NXB Tổng hợp TP.HCM
Sonny Hill
Sonny Hill
"Với tôi, thất bại là con đường ngắn nhất để đi đến thành công."
TTO - Nếu có dịp đến bang Philadelphia, bạn hỏi bất kỳ người dân nào ở đây Ông Bóng Rổ là ai thì hầu
hết câu trả lời sẽ là Sonny Hill.
Ông không chỉ là huyền thoại của Liên đoàn Bóng rổ miền Đông trước đây, mà
còn là đồng sáng lập viên của giải Baker League nổi tiếng thế giới, đồng thời
cũng là một trong những phát ngôn viên người Mỹ da đen của Hiệp hội Bóng rổ
Hoa Kỳ.
Hiện tại, Sonny Hill là Ủy viên cố vấn của đội Philadelphia 76ers và CoreState
Spectrum. Ông là người đi tiên phong trong công tác xã hội và đã thực hiện vô số
chương trình phát triển cộng đồng cùng các hoạt động thể thao khác nhau. Gần
đây, Sonny Hill được trao giải “Clarence Farmer Service”, giải thưởng nhằm tôn
vinh những đóng góp nổi bật của ông trong việc hòa hợp sắc tộc và giảm thiểu
nạn bạo lực trong giới trẻ. Đúc kết những kinh nghiệm trong cuộc đời mình,
Sonny Hill nói: "Vận rủi và sự phân biệt chủng tộc là những người thầy vĩ đại
của tôi".
Tôi lớn lên trong sự yêu thương, đùm bọc của bà tôi. Bà luôn nhìn thấy ở tôi một điều gì đó thật đặc biệt.
Dù luôn cho tôi được tự do thể hiện bản thân, nhưng bà cũng biết kìm tôi lại đúng lúc. Đó là nền tảng
quan trọng cho cuộc sống của tôi sau này. Khi gặp trắc trở trong cuộc sống, tôi không ngại đối diện với
nó. Nếu cố gắng hết sức, tôi tin mình sẽ chiến thắng, và tôi sẽ nỗ lực hết mình để thực hiện công việc đạt
đến mức tốt nhất mà tôi có thể.
Thử thách đến với tôi rất sớm. Giai đoạn tôi trưởng thành, nạn phân biệt chủng tộc đã là chuyện "xưa như
trái đất". Trong khu tôi ở, bóng chày là môn thể thao hàng đầu. Vào năm 1949, tôi là một trong bốn thiếu
niên da đen được vào Liên đoàn Bóng chày Mỹ. Chúng tôi thuộc một đội duy nhất trong Liên đoàn có cầu
thủ người da đen. Mặc dù là niềm tự hào của người dân trong vùng, nhưng tôi vẫn cảm thấy sợ hãi và bị

xúc phạm bởi sự kỳ thị chủng tộc của mọi người xung quanh.
Những khi đến thành phố khác thi đấu, chúng tôi phải chịu đựng những hành vi tiêu cực từ nhiều người vì
màu da của mình. Thế nhưng, khi vượt qua được những tổn thương của sự phân biệt, tôi đã nhận thức một
cách rõ ràng hơn, đúng đắn hơn về điều này và dũng cảm đối diện với nó. Vị huấn luyện viên da trắng của
chúng tôi, người khởi xướng việc chọn những người da đen vào đội bóng, còn đau đầu hơn cả chúng tôi.
Thực tế, có không ít người da trắng đã mang đến cơ hội cho người da đen và họ đối xử với chúng tôi rất
bình đẳng.
Khi đó, những học sinh da đen chỉ mới bắt đầu có cơ hội được chơi trong đội thể thao của trường trung
học. Với khả năng đích thực của mình, tôi trở thành đội trưởng của môn bóng rổ lẫn bóng chày. Một lần
nữa tôi lại đối diện với một đội hình và môi trường không có bất kỳ người da đen nào. Rất nhiều người
trong số họ không thích chơi với người da đen. Nhưng cũng chính từ đó, tôi đã tìm được những người bạn
thật sự, những người đồng đội chân thành đi cùng tôi trong suốt một chặng đường.
Tôi được nhận trợ cấp từ trường Cao đẳng Trung tâm của bang Ohio. Tôi ở đó một năm rưỡi, và đăng ký
tham dự giải Liên đoàn Bóng rổ chuyên nghiệp (EBL) thuộc miền Đông nước Mỹ. Với chiều cao khoảng
1m76 và cân nặng 65kg, tôi không những là người duy nhất có chiều cao khiêm tốn, mà còn là vận động
viên nhẹ cân nhất so với quy định về mặt thể chất của liên đoàn. Tôi chỉ có thể chơi ở vòng ngoài và
không có quyền chọn lựa. Nếu ai đó chỉ đánh giá tôi qua thể chất thì họ đã lầm, bởi tôi có thể khẳng định
năng lực của mình thông qua việc kiếm được 25 đô la cho một trận đấu. Hai ngày cuối tuần tôi kiếm được
50 đô la, một số tiền không nhỏ vào khoảng năm 1958, và ít người có thể kiếm được ngần tiền ấy chỉ
trong một tuần như tôi. Ngoài ra, tôi còn kiếm được thêm 15 đô la khi thi đấu nghiệp dư trong đội hình
Harlem Comedy Kids.
Rất nhiều lần tôi muốn nổi lên chống lại sự phân biệt chủng tộc một cách vô lý trong xã hội. Nhưng tôi đã
cố nuốt cơn giận và sự tổn thương vào lòng. Để rồi khi bình tĩnh hơn, tôi nhận ra, vẫn còn nhiều cách để
giải quyết tốt vấn đề. Trong một trận đấu bóng rổ chỉ duy nhất mình tôi là người da đen, các đối thủ vây
quanh và nhạo báng tôi. Thay vì đập họ một trận cho hả giận, trái lại tôi vẫn bình thản bảo với họ rằng,
mỗi một lần họ chơi xấu là một lần họ tạo cho tôi cơ hội ghi bàn. Kết quả cuối trận đấu tôi đạt được 55
điểm, và giành được danh hiệu Cầu thủ sáng giá nhất. Đám đông khán giả tận mắt chứng kiến cách tôi xử
lý tình huống quá tuyệt vời nên quay sang ủng hộ tôi.
Thế nhưng, vận rủi vẫn không ngừng đeo bám tôi sau những thành công như thế. Nhưng điều tôi muốn
nói ở đây không phải là tôi đã đối diện với bao nhiêu khó khăn, mà là tôi đã xoay xở ra sao những khi gặp

trở ngại.
Là người miền Nam, nên tôi phát âm hơi kéo dài. Ưu thế này đã giúp tôi làm tốt được nhiều nghề. Ngay
từ khi còn nhỏ, tôi đã thích được thể hiện mình nên tôi chú tâm vào việc luyện giọng cho đến khi có thể
nói năng một cách hùng hồn và truyền cảm. Vì thế, khi giã từ sự nghiệp thi đấu thể thao, tôi phụ trách
chương trình tường thuật của NBA trên kênh TV-CBS. Mặc dù chưa từng chơi cho NBA, nhưng kiến
thức của tôi về các môn thể thao và quan hệ với các cầu thủ thuộc giải này rất tốt. Khi tôi cần làm các
cuộc phỏng vấn về Bill Bradley, Rich Barry, Earl Monroe hay Wilt Chamberlain, họ sẵn sàng đến với tôi.
Sau 4 năm tận tụy làm việc với CBS, không hiểu sao tôi lại bị sa thải. Khi sự việc xảy ra, không ai cho tôi
một lời giải thích, ngoại trừ những lời chỉ trích tệ hại. Nếu họ muốn tôi thay đổi phong cách, tôi sẵn sàng
thay đổi theo yêu cầu và sẽ thành công, nhưng tôi vẫn là chính mình. Tôi bị sa thải ư? Không hề gì! Bởi
tôi tin những cơ hội khác sẽ lại đến với mình.
Hãy luôn tự hào về bản thân mình! Bạn sẽ vượt qua mọi trở ngại nếu bạn có được tính kiên trì. Hãy chứng
tỏ cho những ai có thái độ kỳ thị bạn biết rằng, bạn không dễ dàng bị khuất phục trước thái độ của họ.
Ngược lại, bạn sẽ làm tốt hơn nữa miễn là bạn có cơ hội.
Thành công không chứa đựng điều gì bí ẩn, nhưng người ta thích tin vào những phép mầu. Thực tế không
có điều diệu kỳ nào mà không xuất phát từ một nền tảng là sự kiên trì và nỗ lực. Hãy can đảm đối mặt với
những trở ngại và nỗ lực vượt qua nó. Hãy là một người thành công ngay cả khi thành công đó khởi đầu
từ những thất bại.
Tôi tin những muộn phiền và thất bại đến với mình là nền tảng giúp tôi có thể cảm nhận cuộc sống ở một
mức cao hơn.
Anthony Robbins
Thất bại ư? Tôi chưa bao giờ gặp phải. Với tôi, chúng chỉ là những bước lùi tạm thời.
Dottie Walters
Nếu bạn đã cố gắng hết sức mình thì bạn sẽ vẫn thanh thản ngay cả khi gặp thất bại.
Robert S. Hillyer
Người ta không đánh giá tôi bởi số lần tôi vấp ngã mà là những lần tôi thành công. Bởi thành công đó
chính là những lần tôi thất bại nhưng không bỏ cuộc.
Tom Hopkins
Nguồn: Vượt lên chính mình 2 - First News và NXB Tổng hợp TP.HCM
Dennis Palumbo

Dennis Palumbo
"Cuộc đời tôi tuy phải trải qua nhiều bất hạnh, nhưng tôi luôn chọn con đường sáng để đi."
TTO - Dennis Palumbo "ra mắt" điện ảnh Hollywood bằng kịch bản phim My Favorite Year, với sự tham
gia diễn xuất của Peter O’Toole.
Chuyên mục “Cuộc đời nhà văn” trong nguyệt san của Hội Nhà văn Mỹ do ông
phụ trách được công chúng đánh giá cao. Bước sang tuổi 40, ông chuyển sang
lĩnh vực chữa bệnh bằng liệu pháp trị liệu tâm lý.
Trong lĩnh vực mới mẻ này, ông đã giúp những nhà viết kịch bản, đạo diễn phim,
và những nhà viết tiểu thuyết mới vào nghề hiểu biết về những vấn đề tâm lý xã
hội nhằm phục vụ cho việc sáng tác của họ. Không chỉ thế, ông còn tư vấn cho
những ai có ý định thay đổi nghề nghiệp. Cần mẫn như một con ong tận tụy với
nghề, để rồi sau đó Dennis Palumbo đã cho ra đời cuốn sách Writing From the
Inside Out, và nó nhanh chóng trở thành một trong những cuốn sách bán chạy
nhất.
Ông bà tôi có chín người cháu và tôi là đứa đầu tiên được vào đại học. Hồi tôi còn bé, trong gia đình ai
cũng muốn tôi sau này sẽ trở thành kỹ sư. Nhưng chỉ sau năm thứ nhất đại học, tôi đã bỏ ngang khoa cơ
khí và chuyển hẳn sang lĩnh vực văn chương. Điều đó khiến cho gia đình và bố mẹ tôi rất thất vọng. Sau
này khi đã làm cha, tôi mới thực sự thấu hiểu sự quan tâm và lo lắng mà mọi người dành cho tôi, một cậu
thanh niên vừa tròn 18 tuổi. Lúc đó, tôi không quen biết bất kỳ một nhà văn nào. Vì thế, mọi người nghĩ
tôi quá liều lĩnh trong quyết định của mình.
Thời gian đầu khi đến thành phố Louisville, bang Kentucky, tôi nhận viết quảng cáo cho đài phát thanh
truyền hình. Nhưng sau đó tôi bỏ công việc này và chuyển đến Los Angeles. Ở đây, tôi bị thất nghiệp
trong hai năm. Để kiếm sống, tôi đã viết và bán những mẩu truyện vui cho nhà xuất bản truyện tranh. Đó
là loại công việc rất ít nhà văn nào làm. Nhưng tôi phải làm vì không tìm được việc nào khác. Trong lúc
tuyệt vọng, tôi tìm đến sân khấu hài và thử giọng làm diễn viên với mong muốn ai đó trong nghề sẽ chú ý
đến tôi. Sau khoảng tám, chín tháng làm việc miệt mài ở sân khấu hài, tôi nhận được lời từ chối nhận
mình làm diễn viên hài kịch. Bà Mitzi Shore nói tôi không có khả năng diễn hài. Nếu Mitzi không thích
lối diễn của bạn, đồng nghĩa với việc bạn sẽ không được lên sân khấu. Điều đó khiến tôi bị tổn thương.
Tuy nói vậy, nhưng Mitzi vẫn mời Gabe Kaplan đến xem tiết mục của tôi. Tôi thừa hiểu ông ta đến không
phải để xem tôi biểu diễn, mà chỉ để đánh giá khả năng viết lách của tôi thôi. Vài tháng sau, khi tôi sắp

sửa nghỉ việc ở chỗ Mitzi, thì Gabe đã gọi điện cho tôi. Ông ta nói rằng đã đọc một số tài liệu tôi viết, và
muốn tôi về làm việc ở chỗ ông ấy. Một năm sau đó, tôi đã thành công với những tác phẩm như Welcome
Back, Kotter.
Nếu Mitzi thuê tôi làm diễn viên hài, có lẽ tôi sẽ không có cơ hội gặp ông Gabe. Sau thành công của My
Favorite Year, tôi bắt đầu có định hướng cho con đường sắp tới của mình trong lĩnh vực viết lách, lĩnh
vực mà tôi nghĩ mình có nhiều may mắn.
Trong vòng một năm rưỡi, tôi đi du lịch khắp thế giới và làm phim về những người leo núi cho nhà sản
xuất Robert Redford. Theo chân những nhà leo núi, tôi đã trèo lên tận đỉnh Himalayas, sống ở đó một thời
gian, chịu đựng nhiều khó khăn vất vả để hoàn thành bộ phim. Cũng từ đó, tôi khám phá ra một thế giới
lớn hơn thế giới biểu diễn. Trong đầu tôi thoáng có ý định đổi nghề, mặc dù công việc vẫn luôn tiến triển
suôn sẻ. Sau đó, tôi quyết định theo học thêm ba năm rưỡi ở trường Đại học Pepperdine.
Sau khi nhận được bằng tốt nghiệp, tôi làm bác sĩ thực tập ở khoa tâm thần của một bệnh viện. Ở đó, tôi
tham gia 2 lớp học, trong đó có lớp của một giáo sư chuyên nghiên cứu về tâm thần phân liệt. Ông mời
tôi hợp tác để chăm sóc và chữa trị cho các bệnh nhân tâm thần. Chắc bạn không thể tưởng tượng công
việc này vất vả đến mức nào đâu! Chúng tôi phải làm việc với những người luôn ở trạng thái tinh thần
không ổn định, phải vắt óc nghĩ ra những trò chơi mới để thu hút sự chú ý và tìm cách chữa trị cho họ -
những người mà xã hội gọi là người điên.
Khi ngồi trong một nhà hàng sang trọng cùng thảo luận với những đạo diễn phim, mắt tôi cứ thường phải
liếc nhìn đồng hồ vì sợ sẽ về bệnh viện muộn. Trong suốt một vài tháng đầu làm việc ở bệnh viện, áp lực
nhiều đến nỗi tôi luôn có ý nghĩ mình đã chọn nhầm đường. Và tôi thầm lo ngại, không biết mình sẽ chịu
đựng được bao lâu!
Bệnh nhân thứ hai của tôi được chẩn đoán bị mắc chứng hoang tưởng. Anh ta cho rằng cuộc sống của
mình như là một cái neo mà anh ta phải giữ chặt lấy, nếu buông tay anh ta sợ nó sẽ trôi mất. Và dù tôi đã
rất cố gắng giúp anh ta thoát khỏi ý nghĩ đó, nhưng một lần nữa tôi lại không thành công. Một số người
cho rằng tôi không thích hợp với công việc này. Thực sự bản thân tôi cũng cảm thấy như vậy. Đột nhiên
tôi nghĩ: "Tại sao mình lại đi giúp người khác, trong khi những vấn đề của chính mình lại không thể giải
quyết được".
Sau này tôi nhận ra, chỉ cần sự yêu thích và say mê nghề nghiệp thì dù bạn có mất bao nhiêu thời gian để
thực hiện, cũng không thành vấn đề. Chẳng hạn như Harvey Keitel đã mất 7 năm để có thể trở thành diễn
viên, vì anh luôn khát khao được đóng phim và cảm thấy cuộc đời mình gắn liền với phim ảnh. Và anh ta

tìm mọi cách để biến ước mơ của mình thành hiện thực. Để có thể tiến xa hơn vào lĩnh vực mình yêu
thích, bạn hãy xem những gian nan mà mình gặp phải trên đường đi là điều cốt yếu giúp bạn khẳng định
tình yêu đối với nghề.
Một vài tuần sau đó, tôi tiếp xúc với một bệnh nhân mắc chứng nói thao thao bất tuyệt. Không thể chờ
cho tới lúc anh ta nói xong, tôi ngắt lời: "Anh có thể ngừng nói trong 5 phút để chúng ta trò chuyện một
lúc được không?". Sững người lại một lát, anh ta đáp: "Được thôi!". Từ lúc bắt đầu công việc này, đây là
lần đầu tiên tôi cảm nhận được niềm hạnh phúc thật sự, bởi bệnh nhân đã chịu nghe theo lời tôi. Tôi xem
đó là một bước đột phá lớn trong nghề của mình. Chỉ vì quá nghi ngờ về khả năng trở thành bác sĩ trị liệu,
nên khi gặp những khó khăn nho nhỏ trong quá trình làm việc, tôi đã vội có ý nghĩ mình không có khả
năng và không ít lần đã muốn bỏ nghề.
Mỗi khi gặp thất bại, tôi xấu hổ đến mức không nhìn thấy những kinh nghiệm quý báu ẩn trong đó. Phải
thừa nhận một điều rằng, lúc còn là nhà văn tôi thấy mình rất may mắn. Chính vì vậy khi gặp thất bại, tôi
không có đủ can đảm để đối diện với nó mà luôn tìm cách lẩn tránh, để rồi nghĩ mình là người kém năng
lực làm việc. Tôi nhận thấy rằng, không chỉ bệnh nhân của tôi có thiếu sót trong vấn đề nhận thức mà
chính tôi cũng vậy. Để có thể giúp đỡ họ, trước hết tôi phải tự tin vào bản thân mình và không bao giờ lùi
bước trước khó khăn.
Khi bước lên sân khấu, bạn có thể đoán biết tâm lý khán giả để nhanh chóng đáp ứng thị hiếu, nhu cầu
của họ. Nhưng bệnh viện tâm thần không là sân khấu cũng chẳng phải phim trường. Đây là thế giới thật,
với những con người thật đang mắc bệnh và đang trong tình trạng vô cùng đáng thương, mặc dù bản thân
họ không hề cảm nhận được điều đó.
Đã không ít lần tôi tự hỏi: "Mình là ai trong thế giới này?". Tôi nhớ Samuel Johnson từng nói: "Hoàn
cảnh khó khăn giúp con người hiểu mình là ai". Điều này dường như đang xảy đến với tôi. Tôi nghĩ mình
đã học được rất nhiều điều, bởi tôi thành công ở cái tuổi rất trẻ, tuổi 20. Hóa ra, tất cả chỉ là ảo tưởng. Ở
bệnh viện tâm thần, nơi ngày ngày tôi phải đối mặt với những bệnh nhân đang kêu la, gào thét, một lần
nữa tôi lại loay hoay với câu hỏi "Mình là ai trong cái thế giới này?".
Có thể nói, đó là quãng thời gian xấu nhất trong cuộc đời tôi. Tôi đã từ bỏ sự nghiệp viết lách, vì vậy nếu
rời khỏi bệnh viện, tôi không biết mình sẽ làm việc gì. Nhưng sự thật tôi không muốn lưu lại nơi này chút
nào. Tôi không hiểu sao đang lúc thành công trong nghề viết, thoắt cái tôi lại đổi hướng con thuyền cuộc
đời mình. Tôi thấy mình thật nông nổi trong mọi quyết định. Tôi có cảm giác dường như mình đã đánh
mất nhiều thứ.

Nhưng cũng chính nhờ những trăn trở đó, tôi đã biết mình thực sự cần gì. Nó giúp tôi nhận ra những giá
trị thật sự trong đời. Tôi lao vào làm việc miệt mài, quên cả bản thân mình để có thể đồng cảm với bệnh
nhân. Khi tôi buột miệng: "Liệu anh có thể ngừng nói trong 5 phút được không?", lúc đó, tôi đã không
còn đủ kiên nhẫn để nghe anh ta nói nữa. Và thật bất ngờ, dù mắc bệnh nhưng anh ta vẫn hiểu tôi đã nản
đến mức nào. Anh ta nắm lấy tay tôi, ra vẻ đã hiểu vấn đề và hợp tác cùng tôi chế ngự căn bệnh của mình.
Thất bại là một trong những nguyên nhân dễ khiến bạn nản lòng nhất. Nhưng hầu hết những người thành
công trên thế giới này đều phải kinh qua nhiều thất bại. Chính những lần vấp ngã sẽ cho bạn hiểu mình
cần phải làm gì, mình là ai trong tương lai và làm sao để tránh lặp lại thất bại. Do vậy, bạn phải luôn luôn
học hỏi để có thể tích lũy kinh nghiệm cho bản thân. Trong cuốn Warrior’s Code có một câu mà tôi rất
thích, đó là: "Mạo hiểm, thất bại và lại mạo hiểm!".
Tôi nhận ra mình đã sai khi đánh giá thấp vai trò của thất bại, hay nói cách khác, tôi không dám đối mặt
với rủi ro. Nếu không dám mạo hiểm, cơ hội thành công của bạn sẽ không nhiều. Jon Voight từng nói:
"Bạn đừng sợ những khuyết điểm, hãy can đảm đối diện với nó, vì qua đó bạn sẽ học hỏi được rất nhiều
điều thực sự bổ ích".
Hệ thống giáo dục của chúng ta luôn coi trọng thành tích bằng cách trao thưởng cho học sinh đạt điểm
cao. Nhưng như thế sẽ tạo ra sự máy móc, rập khuôn theo những gì có trong sách vở, thiếu môi trường để
các em tự do bay bổng với khả năng sáng tạo của mình. Chúng ta nên hạn chế tính cạnh tranh dựa trên
điểm số và thành tích, đặc biệt trong những năm đầu tiên trẻ cắp sách đến trường. Hãy tạo điều kiện cho
chúng có cơ hội khám phá những điều mới mẻ, dám mạo hiểm đương đầu với thử thách, và sẵn sàng đối
đầu với thất bại. Bằng cách này, chúng ta sẽ giúp trẻ phát hiện ra khả năng thật sự của mình và khả năng
đó sẽ giúp chúng tự chủ, chủ động hơn trong con đường học tập vươn tới những chân trời tri thức.
Trước đây, tôi không bao giờ chấp nhận thất bại. Nhưng giờ đây, tôi hiểu ra rằng, thất bại chính là con
đường ngắn nhất đi đến thành công. Không ai có thể biết được mình sẽ thành công hay thất bại nếu không
bắt tay vào hành động. Khi làm một việc gì đó, bạn nhận được nhiều lời khen hoặc chê từ bất kỳ ai, người
thân, bạn bè, hàng xóm là điều tất nhiên. Có thể bạn sẽ cảm thấy khó chịu vì điều đó, nhưng bạn hãy
hiểu rằng, những lời đó xuất phát từ những cách nhìn khác nhau trong thực tế cuộc sống.
Vẻ hào nhoáng sang trọng là thứ mà mọi người luôn ao ước, nhưng chính sự trưởng thành trong khó
khăn mới thực sự làm người ta ngưỡng mộ.
Francis Bacon
Trên mỗi ngọn núi đều có những lối đi mà khi đứng dưới thung lũng, bạn không thể nhìn thấy được.

James Rogers
Những nỗ lực của bạn chỉ có thể đơm hoa kết trái nếu bạn quyết không bỏ cuộc.
Napoleon Hill
Những người thiếu năng lực luôn mong chờ kết quả tốt đẹp mà chẳng muốn nỗ lực. Họ biện minh, thất
bại là do họ kém cỏi và thiếu cảm hứng, hoặc không may mắn, chứ không thừa nhận là do mình thiếu nỗ
lực. Những người tài năng đều nhận thức rằng để giành được vinh quang họ đều phải trải qua vô vàn thử
thách, đối phó với những khó khăn đó bằng sự tự tin và lòng kiên trì. Do đó, một tính khí mạnh mẽ là bản
chất của tài năng.
Eric Hoffer
Thất bại lớn nhất của một người là anh ta không bao giờ chịu thừa nhận mình có thể bị thất bại.
Gerald N. Weiskott
Khi phải chống chọi với những thử thách của cuộc sống, bạn đừng vội nản lòng. Bởi đó là cơ hội tốt để
những khả năng tiềm ẩn trong bạn có dịp được phát huy.
S. Young
Nguồn: Vượt lên chính mình 2 - First News và NXB Tổng hợp TP.HCM

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×