Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN:Mot so kinh nghiem ve day tiet TLV viet o THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.76 KB, 12 trang )

Một số kinh nghiệm về phơng pháp
dạy tập làm văn viết ở trờng PTCS
A. Đặt vấn đề.
Từ lâu chúng ta quá coi trọng lý thuyết, ít chú ý đến mặt thực hành. Đồng
thời do trình độ giảng dạy của giáo viên cha cao, cha đều nhau. Một số giáo viên
chỉ coi trọng dạy lý thuyết về một kiểu bài tập làm văn chứ cha chú trọng đến việc
dạy tập làm văn viết (Cụ thể là ra đề, chấm bài, trả bài). Thậm chí có giáo viên ra
đề một cách tuỳ tiện, không chú ý đến tính thẩm mỹ, tính khoa học, tính t tởng
giáo dục. Có giáo viên lại chấm bài một cách hời hợt không có đáp án biểu điểm,
lại có giáo viên trả bài cho xong chuyện chứ không chú ý đến các khâu nhận xét
bài làm, chữa các lỗi học sinh mắc phải. Dẫn đến hậu quả là học sinh không đạt
yêu cầu kỹ năng viết một bài làm văn. Cụ thể các em bị hạn chế về chính tả, ngữ
pháp, diễn đạt, t duy. Do đó, nhiệm vụ giáo dục, giáo dỡng và rèn luyện kỹ năng
qua môn văn bị hạn chế.
Xét thấy tầm quan trọng của việc dạy tập làm văn viết là nó góp phần làm
củng cố tri thức mà học sinh đợc lĩnh hội từ các phân môn giảng văn, từ ngữ, ngữ
pháp cả những tri thức về đời sống, đồng thời nó giáo dục t tởng, tình cảm, thế
giới quan, nhân sinh quan và rèn luyện kỹ năng viết văn cho học sinh. Cũng thông
qua tập làm văn viết, giáo viên có thể đánh giá, kiểm tra đợc mọi phơng diện t t-
ởng, tri thức, vốn sống và kỹ năng, kỹ xảo cho học sinh. Từ đó có tác động trở
lại để thực hiện đợc nhiệm vụ giáo dục rèn luyện kỹ năng có hiệu quả cao hơn:
Chính vì vậy trong bài viết này tôi muốn trình bày một số kinh nghiệm nhỏ bé của
mình về phơng pháp dạy văn học viết ở trờng PTTH CS.
B. Phơng pháp giảng dạy cụ thể tập làm văn viết.
Đây là một bớc cuối cùng của một quá trình tự nắm lý thuyết, rèn luyện các
thao tác kỹ năng làm văn đến làm bài văn hoàn chỉnh. Làm bài văn viết là hình
thức học sinh tự vận dụng tổng hợp kiến thức văn học, tiếng việt, xã hội để sáng
tạo, để tự trình bày khả năng học văn, làm văn của mình. Qua đó giáo viên có thể
đánh giá sự tiến bộ của học sinh, rút kinh nghiệm cho quá trình dạy tập làm văn.
Có hai hình thức làm bài văn viết là làm ở lớp và làm ở nhà.
1


- Bài văn viết ở lớp: Có thời gian hạn chế, có không khí và môi trờng kích
thích sự hứng thú, sáng tạo của học sinh.
- Bài văn viết ở nhà: Thời gian không bị hạn chế, thông thờng giáo viên ra
thêm bài cho học sinh làm ở nhà. Muốn có phơng pháp dạy tập làm văn viết trớc
hết ta phải hiểu:
+ Thế nào là tập làm văn viết.
+ Các khâu cơ bản của việc dạy tập làm văn viết.
+ Phơng pháp dạy từng khâu cơ bản.
I. Thế nào là tập làm văn viết.
Tập làm văn viết là một bộ phận thực hành quan trọng ở trờng phổ thông, là
quá trình học sinh vận dụng kiến thức tổng hợp về văn để giải quyết một vấn đề
cụ thể nhằm khẳng định tính chân lý của vấn đề, để thuyết phục ngời đọc, ngời
nghe tin theo chân lý đó. Từ đó giáo viên rèn luyện cho học sinh kỹ năng t duy,
kỹ năng sáng tạo.
- Đặc điểm của ngôn ngữ viết cần chú ý: Chính tả phải chuẩn mực, dùngtừ
phải chính xác, phải chọn lọc và có sức gợi tả. Ngữ pháp phải rõ ràng, chính xác.
Diễn đạt lập luận phải chặt chẽ, trôi chảy và linh hoạt, bố cục kết cấu phải rõ
ràng, bài viết phải có mở đầu và kết thúc, các phần, các đoạn, các ý phải rõ ràng
và giữa chúng phải có các mối quan hệ lôgíc.
Dựa vào các đặc điểm trên ta nhận thấy ngôn ngữ viết có những nét khác
ngôn ngữ nói. Ngôn ngữ nói không yêu cầu về chính tả, nhng lại yêu cầu về phát
âm. Khi nói chú ý đến phản xạ của ngời nghe để điều chỉnh tốc độ và phơng pháp
diễn đạt. Do sự khác nhau giữa văn nói và văn viết nên phơng pháp giảng dạy tập
làm văn nói và tập làm văn viết cũng nh hình thức giữa chúng có sự khác nhau.
II. Các khâu cơ bản của quá trình dạy tập làm văn viết.
Quá trình dạy tập làm văn viết gồm 3 khâu cơ bản sau đây:
1. Khâu ra đề.
2. Khâu chấm bài.
3. Khâu trả bài.
III. Phơng pháp dạy từng khâu cơ bản.

1. Phơng pháp ra đề: Đây là công việc chủ yếu của ngời giáo viên.
- Đề tập làm văn là gì? và tầm quan trọng của nó nh thế nào?
2
Đề tập làm văn đối với học sinh cũng là sự thử thách, đánh giá về kiến thức,
kỹ năng, t duy, tinh thần thái độ học tập sau một phần, một chơng, một học kỳ,
một năm học
Vì vậy đề tập làm văn phải đảm bảo những yêu cầu chung đó là yêu cầu về
hình thức và yêu cầu về nội dung.
- Về nội dung: Tức là yêu cầu về thể loại:
Đề bài là cầu nối giữa tri thức tiếp nhận và tri thức thể hiện. Đó là những tri
thức mà giáo viên truyền thụ học sinh nhận thức đợc. Đề bài tập làm văn nó thử
thách học sinh trên nhiều mặt về t tởng, tình cảm, kỹ năng Do vậy ra đề bài nó
có một tầm quan trọng rất lớn. Cho nên việc ra đề bài tập làm văn là một quá trình
tìm tòi và sáng tạo. Ra đề bài tập làm văn đòi hỏi phải đảm bảo các yêu cầu sau:
Tính t tởng, tính giáo dục, tính khoa học và s phạm, tính thẩm mỹ.
a. Đề tập làm văn phải có tính t tởng cao, tính giáo dục tốt:
- Tính t tởng của đề tập làm văn thể hiện ở tác dụng giáo dục là sự tác động
đến tâm t tình cảm của các em học sinh, giáo dục tình yêu quê hơng đất nớc, khát
vọng giải phóng con ngời, bồi dỡng t tởng tình cảm, đạo lý, lẽ sống để mỗi học
sinh khi làm bài tự đối chiếu, so sánh với chính mình và hớng tới những giá trị
của cái chân thiện mỹ.
- Tính t tởng trong đề bài tập làm văn còn thể hiện: Nó đề cập đến những
khía cạnh cụ thể của tình cảm đạo đức con ngời mà xã hội chủ nghĩa, cũng có thể
đề cập đến những nét cơ bản, những điểm mấu chốt trong tác phẩm.
* Yêu cầu cụ thể:
- Đề tập làm văn cần phải đề cập đến những vấn đề liên quan đến yêu cầu
mục tiêu giáo dục của nhà trờng XHCN.
- Đề bài yêu cầu đề cập những vấn đề đòi hỏi học sinh phải vận dụng lý
luận, vậndụng quan điểm vô sản để khẳng định hay phủ định những mặt tốt hay
mặt hạn chế trong đời sống, trong tác phẩm văn học.

b. Đề bài tập làm văn phải đảm bảo tính khoa học và s phạm.
Đề bài tập làm văn có tính khoa học sẽ cótác dụng củng cố và hệ thống hoá
kiến thức, phát huy đợc tính tích cực, tính sáng tạo của học sinh trong làm bài.
- Tính khoa học và s phạm của đề tập làm văn thể hiện ở chỗ:
+ Vấn đề mà đề bài đa ra phải nằm trong chơng trình văn học mà học sinh
đợc học.
3
+ Đề bài phải bám sát với trình độ học sinh và mang lại hứng thú sáng tạo.
Đề bài là một đề toán đa cho học sinh giải vì thế phải phù hợp với trình độ học
sinh, phải phù hợp với chơng trình, phải rõ ràng, chính xác.
+ Về hình thức của đề văn cũng phải thể hiện tính khoahọc nghĩa là câu
chữ, kết cấu, kiểu dạng đề phải khoa học rõ ràng, chính xác, lập luận phải chặt
chẽ, tránh tuỳ tiện, cẩu tha, nhầm lẫn và tránh nhận thức mơ hồ.
c. Đề tập làm văn phải có tính thẩm mỹ:
Một đề tập làmvăn có tính thẩm mỹ sẽ có khả năng gây hứng thú cảm xúc
để học sinh làm bài, kích thích ý muốn sáng tạo nghệ thuật của học sinh. Học
sinh sẽ có ý thức trau chuốt từng lời hay ý đẹp trong bài học của mình.
Tính thẩm mỹ của đề tập làm văn thể hiện ở nội dung và hình thức.
+ Về nội dung: Nội dung phải trong sáng lành mạnh gây đợc những xúc
cảm hứng thú làm bài. Nếu ra đề bài về chính trị xã hội thì phải đề cập đến vấn đề
nhiều ngời quan tâm có ý nghĩa thiết thực. Nếu ra đề bài văn học nghệ thuật thì
cần quan tâm đến vấn đề mấu chốt, những giá trị cơ bản của tác phẩm, tác giả
hoặc là giai đoạn. Nên ra những đề bài hớng các em phân tích những giá trị nghệ
thuật của tác phẩm để giúp các em hớng nổ lực sáng tạo khai thác đề tài.
+ Về hình thức: Đề tài phải đảm bảo tính thẩm mỹ, ngôn ngữ phải rõ ràng,
dễ hiểu, diễn đạt phải trong sáng, trôi chảy, lập luận phải chặt chẽ.
Tóm lại: Nội dung của việc ra đề chủ yếu là tìm hiểu nghiên cứu tính chất
của một đề bài tập làm văn để học sinh làm bài. Đây là một công việc khó khăn,
phức tạp, sáng tạo nghiêm túc của ngời giáo viên. Do đó, ngời giáo viên phải ra đề
một cách chu đáo và phải đảm bảo đợc ba tính chất trên. Nghĩa là một đề tập làm

văn phải chính xác về nội dung, mẫu mực trong diễn đạt, gợi cảm hứng sáng tạo
cho học sinh, xác định sự lựa chọn cho tài liệu và cách thức làm bài cũng nh văn
phong, góp phần hình thành nhân cách của ngời học sinh ngời làm bài văn.
Ra đề tập làm văn cũng chính là tạo tình huống giao tiếp rất cụ thể, trực
tiếp đối với học sinh. Có khi đề ra chỉ là một tiêu đề, một câu ca dao cần bình
giảng, một ý kiến nào đó cần đợc làm sáng tỏ Ng ời giáo viên ngữ văn phải rất
am hiểu và thành thạo trong việc ra đề văn. Nhng cho dù đề đợc cấu tạo nh thế
nào, chúng ta vẫn thấy một đề tập làm văn thờng có hai phần:
* Phần thứ nhất: Nội dung đề bài
4
Phần này có ý nghĩa quan trọng, gợi ý và định hớng nội dung làm bài cho
học sinh giúp học sinh trả lời câu hỏi, viết cái gì? (Nội dung). Phần nội dung của
một đề bài văn không thể thiếu đợc, có điều nội dung ấy đợc thể hiện ra nh thế
nào, ở dạng thức nào? Yêu cầu về nội dung của đề bài có thể là một câu thơ, một
câu ca dao, một lời dẫn.
Ví dụ: Đọc Tắt đèn của Ngô Tất Tố nhà văn Nguyễn Tuân có nhận xét:
Ngô Tất Tố đã xui ngời nông dân nổi loạn.
Dựa vào đoạn Tức nớc vỡ bờ (Ngữ văn 8 tập I) và những hiểu biết của
em về Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
ở đề văn trên thì nội dung có ngay trong câu nói của Nguyễn Tuân. Có
những đề văn mà yêu cầu nội dung không đợc thể hiện rõ ràng trong câu chữ của
đề.
Ví dụ: Hình ảnh Tiếng gà tra trong bài thơ Tiếng gà tra của Xuân Quỳnh
(Văn 7 tập I).
Những đề văn nh thế có ngời gọi là đề Chìm, Chìm về nội dung, về thể
loại Những đề văn thuộc dạng này sẽ khó đối với học sinh, học sinh phải huy
động vốn kiến thức, những năng lực t duy vừa trừu tợng, khái quát vừa cụ thể, mới
hiểu đợc bao quát yêu cầu nội dung của đề ra. Học sinh phải Giải mã những
thông tin trong cấu trúc Chìm ấy để xác định phạm vi, giới hạn về nội dung mà
đề yêu cầu, nghĩa là tìm ý cho đề văn.

* Phần thứ hai: Giới hạn yêu cầu làm bài.
Sau khi xác định yêu cầu nội dung của đề văn thì giới hạn đề văn cũng đợc
xác định. Giới hạn yêu cầu làm bài là những giới hạn về thể loại (Kể, tả, chứng
minh, giải thích, phân tích ). Giới hạn về t liệu (Phạm vi t liệu ở đâu, mức độ
nào). Giới hạn về mục đích (Biểu dơng hay phê phán, ủng hộ hay bác bỏ, khuyên
nhủ thuyết phục hay mệnh lệnh ). Những để có giới hạn đ ợc xác định dễ dàng
trực tiếp.
Ví dụ: Bằng việc phân tích những đoạn trích trong Truyện Kiều mà em đã
đợc học, đợc đọc hãy cho biết thái độ của Nguyễn Du đối với ngời phụ nữ trong
xã hội cũ.
Với đề này thì mọi giới hạn đều rõ ràng. Chỉ có phần nội dung là học sinh
phải tìm ra thái độ của Nguyễn Du đối với thân phận ngời phụ nữ.
2. Chấm bài tập làm văn.
5
a. Tầm quan trọng của việc chấm bài.
Chấm bài là công việc có nhiều phức tạp và khó khăn so với các khâu trên.
ở đây cờng độ lao động của ngời giáo viên đợc huy động tới mức cao nhất. Chấm
bài là khâu quan trọng, là nhân cách của ngời thầy trớc nhân cách học sinh. Trong
khi chấm bài thầy là ngời trực tiếp lắng nghe (Bằng văn bản) những lời thủ thỉ
tâm tình, những băn khoăn xao động của học sinh cũng nh niềm vui, nỗi buồn của
các học sinh. Bài viết là tâm huyết, là tình cảm là mảnh đời sống tinh thần của các
em.
Chấm bài là điều kiện thuận lợi để giáo viên thực hiện việc giáo dục, giáo
dỡng và rèn luyện kỹ năng. Vậy khi chấm bài giáo viên phải có thái độ nh thế
nào?
b. Thái độ của giáo viên khi chấm bài.
Thầy giáo khi chấm bài phải có một thái độ khách quan, vô t, công bằng và
bình tĩnh để đánh giá đúng chất lợng từng bài của từng học sinh. Một ngời thầy có
tâm huyết, có bản lĩnh cũng thể hiện những phẩm chất trong việc chấm bài cho
học sinh, khi chấm bài giáo viên cần có tinh thần trách nhiệm và thơng yêu học

sinh. Gặp lỗi trong bài làm của học sinh, giáo viên phải tìm cách sữa chữa, khắc
phục không nên đổ lỗi cho lớp dới. Mỗi bài làm là những cố gắng của học sinh,
giáo viên phải tôn trọng những cố gắng đó. Phải kịp thời biểu dơng, khuyến khích
những tiến bộ của học sinh. Giáo viên phải có thái độ khách quan để nhìn nhận
sáng suốt đúng đắn quá trình thực hiện yêu cầu đề bài tập làm văn của học sinh
phải thật sự công bằng khi cho điểm. Không quá dễ dãi cũng đừng quá khắt khe.
Dễ dãi sẽ đánh giá kết quả học sinh không thực chất, còn khắt khe dễ làm học
sinh bi quan.
c. Phơng pháp và quá trình chấm bài.
* C
1
: Bớc chuẩn bị: Trớc khi chấm bài chúng ta phải nắm đợc ba nhiệm vu
cơ bản sau:
- Nắm đợc mục đích, yêu cầu của đề bài. Đọc lại một số t liệu phục vụ hoặc
có liên quan đến đề bài để khảo sát cho hết kiến thức và t liệu học sinh vận dụng.
- Vạch đáp án biểu điểm: Đáp án một đề bài tập làm văn là cụ thể hoá yêu
cầu lý tởng của một bài làm văn đối với một đề tập làm văn. Dựa vào đó giáo viên
đánh giá một bài làm của học sinh một cách chính xác, đáp án gắn liền với biểu
6
điểm. Trên cơ sở đáp án, mà vạch biểu điểm cho thích hợp. Đáp án biểu điểm rõ
ràng chính xác thì việc chấm bài mới chính xác rõ ràng.
* Cách lập biểu điểm.
- Căn cứ vào mục đích yêu cầu của đề bài.
- Căn cứ vào bài làm thực tế của học sinh.
Một đáp án gồm có các phần sau:
+ Yêu cầu về nội dung.
+ Yêu cầu về hình thức.
- Nội dung đáp án: Giải quyết vấn đề gì, từng phần đề cập đến ý gì, phần
thân bài là hệ thống ý lớn, ý nhỏ nh thế nào? Học sẽ đi theo các ý từ luận điểm,
đến luận cứ, luận chứng.

ứng với yêu cầu nôi dung là điểm số của phần nội dung bài làm.
- Hình thức: Gồm bố cục, kết cấu, diễn đạt, chuyển đoạn, chuyển ý, yêu
cầu về chữ viết, chính tả và cách trình bày
- Thang điểm: Dựa vào từng phần trên của đáp án mà vạch thang điểm cho
thích hợp, có thể định ra thang điểm 10 bậc mà định ra các bậc điểm.
* Vạch biểu mẫu ghi t liệu chuẩn bị cho giờ trả: Trả bài liên quan đến
chấm bài, vì vậy khi chấm bài giáo viên cần vạch biểu mẫu ghi những sai sót mà
học sinh mắc phải.
- Biểu mẫu gồm các phần sau:
+ Lỗi về kiến thức t tởng.
+ Lỗi về diễn đạt, dùng từ.
+ Lỗi về chính tả.
+ Lỗi về trình bày
Trong quá trình chấm biểu mẫu này để sẵn bên cạnh. Gặp lỗi nào ghi ngay
vào ô của lỗi âý (Ghi nguyên văn lỗi của học sinh) đồng thời ghi cụ thể tên của
học sinh mắc lỗi.
* C
2
: Chấm bài:
Sau khi có biểu điểm và đáp án chấm bài, giáo viên tiến hành chấm từngbài
một, theo dõi tiến trình làm bài của học sinh.
* Nội dung làm bài của học sinh đợc đánh giá trên các mặt sau:
Chủ đề, t tởng và kiến thức. Đó là ba phơng diện của nội dung làm bài.
7
Chủ đề của bài văn là vấn đề trung tâm, là yêu cầu cơ bản mà đề tập làm
văn đặt ra. Chủ đề bao trùm nhất quan trọng trong toàn bài. Tuy vậy do trình độ t
duy của học sinh cha cao cho nên các em cha phải lúc nào cũng thể hiện đúng chủ
đề bài văn. Do vậy giáo viên phải khảo sát toàn bài không nên căn cứ vào từng
phần có nh vậy mới đánh giá một cách chính xác việc học sinh làm bài đúng hay
sai đề.

T tởng của học sinh vừa biểu hiện trong xu hớng chủ đề của bài văn, đồng
thời thể hiện trong những câu văn có khi riêng lẻ. Giáo viên cần phải biết thực
chất những t tởng của học sinh cùng những lời phát biểu của các em.
Học sinh làm bài rất tự do, có thể vợt ra ngoài những dự kiến của giáo viên,
có thể học sinh hiểu ý mà diễn đạt cha đợc, có thể học sinh chuyển đổi hệ thống
luận điểm, luận cứ; có thể học sinh có những ý kiến riêng, ngợc lại. Những bài
làm ấy, những tình huống ấy đòi hỏi thầy phải rất tinh nhạy, mẫn cảm, đoán định
đợc suy nghĩ của học sinh để Thởng và Phạt cho đúng Bắt mạch cho
đúng. Vì vậy có nhiều khi thầy phải Đẩy bài văn ra mà suy ngẫm và quyết định
điểm số.
* Hình thức bài làm của học sinh gồm:
+ Kiểu bài: Khi chấm giáo viên cần chú ý xem bài làm đã đúng với kiểu bài
ra cha, xem chỗ nào cần phải củng cố bổ sung về lý thuyết kiểu bài đó.
Cần phê bình những học sinh lý thuyết một đờng mà làm bài một nẻo,
khuyến khích những học sinh làm bài đúng thể loại. Đối với những bài không ấn
định loại kiểu thì giáo viên cần tập dợt cho học sinh trớc đó và có yêu cầu rộng rãi
đối với học sinh.
+ Bố cục bài văn: Bố cục hay kết cấu bài văn thể hiện cách nhận thức và
triển khai giải quyết vấn đề. Do đó một yêu cầu quan trọng là bất kỳ một bài văn
nào cũng phải có bố cục hợp lý.
Khảo sát bố cục là xem ý kiến của học sinh trình bày theo một trình tự
nào, có mạch lạc, có hợp lý không?
Khảo sát bố cục cần kết hợp với khảo sát nội dung không nên chỉ dừng lại
ở hình thức bố cục. Nh vấn đề nh mở bài, chuyển ý, chuyển đoạn đều đợc coi
thuộc phạm vi bố cục.
8
+ Ngôn ngữ bài văn: Đây là phơng diện phức tạp, phong phú đòi hỏi giáo
viên cần phải khảo sát kỹ lợng, khảo sát ngôn ngữ trong bài tập làm văn bao gồm
nhiều mặt: Chính tả, từ ngữ, ngữ pháp, cách trình bày
+ Chính tả: Cần phê phán và sữa chữa những chỗ học sinh phạm lỗi trên cơ

sở dựa vào chuẩn chính tả hiện nay.
+ Từ ngữ: Học sinh phạm lỗi dùng từ sai, không chọn lọc, giáo viên cần
phải phân tích nguyên nhân và hớng dẫn các em sử dụng từ trong sáng và chính
xác.
+ Ngữ pháp: Giáo viên chọn những câu sai của học sinh phân tích những
chỗ sai để từ đó giúp các em chữa lại và viết câu đúng.
* Bớc đi cụ thể: (Cách chấm) Trình tự chấm một bài văn gồm ba bớc:
- Đọc một lợt cả bài của học sinh để có cái nhìn tổng quát, sau đó đọc
thong thả, tìm từng lỗi, gặp lỗi nào ghi vào cột lập biểu mẫu ghi t liệu.
Sửa chữa lỗi: Với mỗi học sinh cần chú ý chữa lỗi cơ bản hay còn mắc. Khi
chữa lỗi cho học sinh giáo viên cần ghi ký hiệu hoặc ghi bên lễ để học sinh tiếp
tục chữa. Tránh gạch xoá, tránh ghi dài dòng ở ngoài lề trang giấy.
Cuối cùng ghi lời phê và cho điểm (ở cột cho điểm và lời phê mà học sinh
giành cho giáo viên) lời phê tổng kết là lời phê chung những u điểm, khuyết điểm
của học sinh, là sự đánh giá của giáo viên về bài làm của học sinh cả về nội dung
lẫn hình thức. Vì thế, lời phê phải đầy đủ thích hợp với thực chất toàn bài. Lời phê
phải ngắn gọn dễ hiểu, có thể dùng câu tĩnh lợc chủ ngữ, lời phê phải chân thực
không gay gắt, phải có tác dụng giáo dục và nâng đỡ học sinh. Lời nhận xét và
điểm số phải trùng khớp, không Khập khiểng. Chữ viết trong lời phê phải rõ
ràng, câu văn phải đúng ngữ pháp.
- Có sổ lu điểm số, lu những dấu hiệu tiến bộ hay kém đi của từng học sinh.
Ghi những đặc điểm nổi bật (Đặc biệt) của bài làm khá giỏi hay yếu đi Để theo
dõi quá trình học tập của các em.
3. Quá trình trả bài.
a. Soạn giáo án trả bài tập làm văn:
- Giáo viên ghi nguyên văn đề bài trong giáo án, ghi rõ ngày tháng năm
làm bài và bài số mấy.
Ghi mục đích yêu cầu trọng tâm của giờ trả bài, ghi giống mục đích yêu
của một tiết lên lớp giảng. Mục đích yêu cầu của giờ trả là kết hợp mục đích yêu
9

cầu của đề bài với thực tế bài làm của học sinh mà định ra mục đích giờ trả cho
giờ tập làm văn (Giáo dục, giáo dỡng và rèn luyện kỹ năng).
- Hớng dẫn tìm hiểu đề và yêu cầu làm bài.
Giáo viên hớng dẫn sọc sinh xác định yêu cầu đề ra và trọng tâm của đề.
- Nhận xét kết quả làm bài của cả lớp:
Ưu điểm, khuyết điểm về nội dung, hình thức, kết quả điểm số. Khi nêu kết
quả điểm số cần phân loại tỷ số tốt, khá, trung bình, yếu.
- Phân tích sữa chữa nội dung và hình thức. Đây là bớc quan trọng nhất của
giờ trả bài tập làm văn.
- Củng cố, đọc một số bài khá, đọc cả bài yếu sau đó phát bài cho học sinh.
b. Trả bài tập làm văn trên lớp:
Không nên xem nhẹ tiết trả bài để rồi thực hiện một cách qua loa, chiếu lệ.
Mỗi lần trả bài là một lần học sinh tự nhìn lại mình trong kỷ năng làm văn, trong
sự tiến bộ hay không tiến bộ trong học tập.
Yêu cầu trong giờ trả bài phải làm nổi bật mục đích yêu cầu đảm bảo
nguyên tắc từ trực quan đến t duy.
Khi thực hiện tiết trả bài, giáo viên tiến hành công việc nh sau:
- Ghi lại đề bài lên bảng.
- Hớng dẫn học sinh tìm hiểu đề: Xác định nội dung, yêu cầu của đề (thể
loại, t liệu, phong cách viết) hớng làm bài.
- Lập dàn ý sơ lợc cho đề văn để học sinh theo dõi.
- Nhận xét, đánh giá kết quả làm bài.
+ Nhận xét chung.
+ Ưu điểm: (Nội dung, hình thức).
+ Khuyết điểm (Nội dung, hình thức)
+ Nhận xét riêng (Cá biệt) nếu có đối với những bài thật xuất sắc hoặc thật
kém.
- Đọc những đoạn văn hay, những bài viết hay để lớp học tập và những
đoạn văn còn yếu kém để cả lớp rút kinh nghiệm.
Giáo viên không nên nêu nhận xét một cách căng thẳng, gay gắt đối với

những bài làm yếu kém, không đợc xúc phạm đến nhân cách học sinh. Phải động
viên và khuyến khích học sinh qua lời nhận xét đánh giá.
- Trả bài và lấy điểm vào sổ điểm của lớp.
10
- Sau khi phát bài giáo viên hớng dẫn học sinh tự sữa chữa lỗi của mình
ngay ở lớp hoặc về nhà. Giáo viên cần nghiêm khắc yêu cầu học sinh sữa lỗi. Có
nh vậy học sinh mới tiếp thu vận dụng lý thuyết và thực hành một cách có hiệu
quả.
Dặn học sinh ôn lại lý thuyết loại văn đó và có thể ra thêm đề văn khác để
học sinh luyện ở nhà.
Tóm lại: Các bớc dạy tập làm văn viết (Ra đề, chấm bài, trả bài) có quan
hệ chặt chẽ với nhau. Bớc trớc làm cơ sở thực hành cho bớc sau, bớc sau củng cố
cho bớc trớc. Nếu biết kết hợp một cách nhuần nhuyễn các bớc đó, chúng ta sẽ
huy động đợc tính tích cực hứng thú cho học sinh.
C. Kết luận chung:
Tập làm văn viết là hình thức thực hành quan trọng trong phân môn tập làm
văn. Nó chiếm nhiều thời gian, nhiều công phu thử thách của ngời giáo viên một
cách toàn diện. Nó góp phần đắc lực vào việc rèn luyện những kỹ năng văn học
cần thiết, những phẩm chất đạo đức cho ngời học sinh. Ngời giáo viên văn học
muốn phát huy đợc tác dụng của tập làm văn nói chung và tập làm văn viết nói
riêng thì ngoài nhiệt tình, yêu nghề, yêu trẻ ngời giáo viên còn phải không ngừng
nâng cao trình độ văn học, văn hoá xã hội và không ngừng học hỏi những kinh
nghiệm của bạn bè đồng nghiệp. Bản thân tôi là một giáo viên dạy văn, tôi cũng
có nhiều trăn trở trong các giờ dạy trên lớp đặc biệt là trong phơng pháp dạy tập
làm văn viết. Vì vậy tôi mạnh dạn trình bày một số kinh nghiệm nhỏ bé của mình
để cùng các đồng chí trao đổi. Những kinh nghiệm này chắc chắn còn nhiều hạn
chế, tôi mong đợc ý kiến góp ý, bổ sung đợc kinh nghiệm đợc hoàn thiện hơn, để
chúng ta cùng tháo gỡ những khúc mắc trong phơng pháp dạy tập làm văn viết.
Rất cảm ơn những ý kiến đóng góp của các đồng chí.
Can Lộc, ngày 10 tháng 4 năm 2007

11
Mục lục
Trang
A Đặt vấn đề 1
B Phơng pháp giảng dạy cụ thể tập làm văn viết 1
I Thế nào là tập làm văn viết 2
II Các khâu cơ bản của quá trình dạy tập làm văn viết 2
1 Khâu ra đề 2
2 Khâu chấm bài 2
3 Khâu trả bài 2
III Phơng pháp dạy từng khâu cơ bản 2
1 Phơng pháp ra đề 2
a Đề tập làm văn phải có tính t tởng cao, tính giáo dục tốt 3
b Đề bài tập làm văn phải đảm bảo tính khoa học và s phạm 3
c Đề tập làm văn phải có tính thẩm mỹ 4
2 Chấm bài tập làm văn 5
a Tầm quan trọng của việc chấm bài 6
b Thái độ của giáo viên khi chấm bài 6
c Phơng pháp và quá trình chấm bài 6
3 Quá trình trả bài 9
a Soạn giáo án trả bài tập làm văn 9
b Trả bài tập làm văn trên lớp 10
C Kết luận chung
12

×