Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phản ứng của thực vật với Stress ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (134.96 KB, 7 trang )



Phản ứng của thực vật
với Stress


Phản ứng của cơ thể thực vật với
các tác nhân gây stress có thể là
phản ứng đặc thù hay không đặc
thù. Phản ứng đặc thù là những
phản ứng ngược với những biến đổi
theo qui luật tự nhiên bình thường.
Ví dụ khi nhiệt độ cao, qui luật
tự nhiên bình thường là độ
nhớt của tế bào giảm nhưng ở
đây cơ thể phản ứng đặc thù ngược
qui luật trên là độ nhớt không bị
giảm dưới tác động của nhiệt độ
cao - phản ứng này dẫn đến thích
nghi. Phản ứng không đặc thù là
những phản ứng tuân theo qui luật
bình thường của tự nhiên như khi
gặp nhiệt độ cao thì độ nhớt giảm.
Tính chống chịu stress của thực vật
như là quá trình hình thành các đặc
điểm thích nghi đó là những phản
ứng tự vệ mang tính đặc thù. Phản
ứng trả lời của cây với các điều
kiện bất lợi có thể rất khác nhau tùy
thuộc vào đặc tính và cường độ của
các nhân tố gây ra stress.


Đặc điểm của phản ứng trả lời của
thực vật trước hết phụ thuộc vào
cường độ của tác nhân gây phản
ứng. Ở cường độ các nhân tố còn
thấp chưa tới ngưỡng gây stress
thì cây trả lời bình thường. Khi
tác nhân có cường độ mạnh đến
ngưỡng gây stress cơ thể mới xuất
hiện phản ứng tự vệ, lúc đó cơ thể
xuất hiện những đặc tính mới mà
trước đó chưa có, đó là những đặc
điểm chống chịu stress.
Khả năng thích nghi với điều kiện
bất lợi là tiền năng của toàn bộ cơ
thể thực vật. Nhưng thường sự
chống chịu chỉ xuất hiện từng lúc
theo sự xuất hiện từng yếu tố nhất
định phát huy ưu thế của nó lên cơ
thể, lúc đó cơ thể phát sinh ra khả
năng chống chịu yếu tố do tiềm
năng chống chịu có sẵn trong cơ
thể, khi gặp yếu tố nào sẽ gây phản
ứng tự vệ thích ứng của cơ thể với
yếu tố đó.
Có hai hình thức chống chịu: chống
chịu riêng biệt từng yếu tố gây
stress và chống chịu liên kết với
nhiều yếu tố gây stress đồng thời.
Theo một số nhà khoa học
(Maximop. D. N.

Alekxandrov.V.Ia, ) phản ứng tự
vệ của cây trước các stress của
môi trường thể hiện chung nhất
là những biến đổi tính chất của
nguyên sinh chất của tế bào.
- Giảm mức độ phân tán của
Nguyên sinh chất.
- Tăng tính thấm của Nguyên
sinh chất.
- Biến tính protein của Nguyên
sinh chất.
- Hoá coaxecva Nguyên sinh
chất.
Khi gặp các stress của môi trường
phản ứng đặc trưng để tự vệ của
thực vật là những phản ứng theo
chiều hướng ngược lại những phản
ứng bình thường không đặc
trưng. Ví dụ khi gặp nhiệt độ
cao chiều hướng phản ứng bình
thường của cây không có khả năng
chịu nóng là độ nhớt giảm. Nhưng
với cây chịu nóng khi gặp nhiệt độ
cao độ nhớt lại tăng lên để chịu
được nhiệt độ cao.
Trong quá trình phản ứng tự vệ với
các stress của môi trường nhiều khi
cơ thể tạo ra những đặc tính thích
nghi của cây với yếu tố bất lợi và
chuyển yếu tố bất lợi thành điều

kiện sống bình thường của cây, yếu
tố cần thiết cho cây sinh trưởng
phát triển. Ví dụ một số cây do
sống trong môi trường mặn đã hình
thành đặc tính thích nghi với môi
trường mặn đó, dần dần đất mặn là
điều kiện sống thích hợp cho loại
cây này, cây phát triển tốt trong
môi trường mặn so với môi
trường bình thường. Như vậy từ
khả năng chống chịu đã chuyển
thành đặc tính thích nghi.
Thảo Nguyên

×