Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Làm gì khi con trẻ nghịch dại pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.59 KB, 4 trang )

Làm gì khi con trẻ nghịch dại

Trẻ em từ tuổi biết đi, thích sờ
mó nhiều thứ, dễ gây ra đổ vỡ
đồ đạc. Vì sao như thế, xử lý
thế nào cho đúng?
Nói chung trẻ em ở nhiều lứa
tuổi hay làm những điều dại dột
vì muốn tìm hiểu thế giới xung quanh, thích tự làm nhiều
việc. Từ vẽ các hình thù lên tường nhà tới việc nghịch giấy
vệ sinh khi đi đại, tiểu tiện. Làm cha mẹ nên biết đến mức
nào thì được, đến độ nào thì phải cấm, giải thích và cả
trừng phạt.
Khi có con nhỏ không thể biến nhà ở thành một lô cốt tuyệt
đối an toàn. Thường thường trẻ thích lửa, thậm chí chơi với
diêm, với bật lửa. Tốt nhất là giải thích cho trẻ thấy lửa có
thể đốt cháy đồ đạc, nhà cửa rất nguy hiểm. Có thể bật lửa
lên, đưa tay trẻ tới gần để chúng cảm thấy nóng, tự rút tay
lại. Với những trẻ vẫn coi thường, tiếp tục chơi với bật lửa

thì phải đánh vào tay nó tới khi chúng phải nghe lời: không
được chơi với lửa.
Với những trẻ vụng về, đụng vào đâu là đổ vỡ đó, không
nên ngăn cấm đụng vào đồ vật vì sẽ làm chúng càng mất tự
tin. Hãy kiên nhẫn uốn nắn: thí dụ cho bé rót đầy cốc sữa,
để bé tự cầm uống. Nếu bé làm đổ sữa, thậm chí vỡ cốc
cũng không nên cáu giận. Mẹ hay bố nhẹ nhàng thu dọn và
an ủi bé. Dần dần các ngón tay của bé sẽ khéo hơn.
Bé với lên cao, làm vỡ bình hoa. Bố hay mẹ nên đứng đối
diện với bé, nhìn vào mắt bé và nói: "Con biết là không
được làm như thế, bố (mẹ) đã dặn rồi". Có thể nói thêm:


con thấy thế nào nếu bố (mẹ) làm hỏng chiếc ô tô đồ chơi
của con? Nếu cần có thể để bé một mình trong phòng,
không cho xem một buổi hoạt hình Những lúc đó phải
nghiêm, tránh việc người thì muốn trừng phạt người lại
muốn cho qua.
Với những trẻ liên tục nghịch dại, bố mẹ phải bỏ công tìm
ra nguyên nhân. Ða số là do có sự khó chịu trong người.
Gặp trường hợp này không nên mắng mỏ mà nên trò
chuyện với bé, với những câu hỏi như "Hôm nay con bị cô
giáo mắng ở lớp à?", "Em gái con quấy rầy con à?" Gắng
tạo ra không khí để bé nói ra những suy nghĩ của mình.
Nếu nhiều lần bạn đã thử mà vẫn chưa giúp được con ra
khỏi tình trạng bực bội thì nên tư vấn những nhà tâm lý
học.
Trẻ nghịch dại để gây sự chú ý: nên hưởng ứng hay cấm
đoán. Ngay người lớn đôi khi cũng cười trước một hành
động hay cử chỉ ngớ ngẩn. Vậy tại sao lại không cho phép
trẻ em như vậy? Song phải tùy lúc, có mức độ, quá sẽ là sự
đồng tình hay hợp pháp hóa việc nghịch dại của con cái.
Làm thế nào để biết giới hạn sự nghịch dại của trẻ.
Khi một tuổi: Trẻ bắt đầu đi, tò mò với mọi thứ xung
quanh; sờ mó, thử cho hoạt động, có thể gây ra hư hỏng.
Khi hai tuổi: Trẻ bắt đầu cảm thấy không muốn phụ thuộc
vào bố mẹ. Và để xác nhận điều này trẻ muốn tự làm mọi
việc. Nhưng năng lực chưa đủ, thế là làm đổ sữa ra bàn,
làm nước tràn ra nhà tắm.
Nói tóm lại những sai lầm của bé là vô thức. Nhưng khi bố
mẹ đã nhắc nhở, giải thích nhiều lần mà trẻ vẫn làm với
thích thú và chờ phản ứng và muốn có "quyền".
Khi ba tuổi: Khi nghịch dại có thể là dấu hiệu trẻ không

bình thường. Trẻ bắt đầu vào giai đoạn có những ý thích
trái ngược nhau và không hiểu nguyên nhân. Bố mẹ nên
tìm cách tháo gỡ, không nên la rầy khi chưa tìm hiểu.

×