Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Bài 4: Chứng khoán có thể chuyển đổi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.93 KB, 8 trang )

Bài 4: Chứng khoán có thể
chuyển đổi
1. Khái niệm:
Chứng khoán có thể chuyển đổi là những chứng
khoán cho phép người nắm giữ nó, tuỳ theo lựa
chọn và trong những điều kiện nhất định có thể đổi
nó thành một chứng khoán khác.
Những loại chứng khoán có thể chuyển đổi thành cổ
phiếu thường phổ biến là:
- Cổ phiếu ưu đãi.
- Trái phiếu.

2. Mục đích của việc phát hành và đầu tư vào chứng
khoán chuyển đổi:

Phát hành chứng khoán có thể chuyển đổi là nhằm
huy động thêm vốn vào những thời điểm chưa thích
hợp cho việc phát hành cổ phiếu thường. Việc phát
hành chứng khoán có thể chuyển đổi cũng có thể
nhằm mục đích tăng thêm tính hấp dẫn cho đợt phát
hành, nhất là khi thị trường trái phiếu và cổ phiếu ưu
đãi đang xuống giá.

3. Lợi ích của trái phiếu chuyển đổi:

* Đối với bên phát hành: do việc người đầu tư sẽ
được hưởng quyền chuyển đổi trái phiếu này ra cổ
phiếu thường khi đến hạn, nên:

+ Nếu là trái phiếu: bên phát hành sẽ bán trái phiếu
ra với lãi suất thấp.


+ Nếu là cổ phiếu ưu đãi: bên phát hành sẽ chào
bán với giá cao.
Khi các chứng khoán được chuyển đổi, nhà phát
hành còn có lợi vì loại bỏ được các khoản cố định
phải trả, đồng thời tăng thêm số lượng cổ đông của
công ty, một chỉ báo có lợi cho danh tiếng của công
ty.

* Đối với người đầu tư:

+ Chứng khoán có thể chuyển đổi có sức hấp dẫn ở
chỗ chúng kết hợp được tính an toàn của trái phiếu
(thu nhập cố định) với tính có thể đầu cơ của cổ
phiếu thường.
+ Chứng khoán có thể chuyển đổi cho phép nhà đầu
tư có thể được bảo hiểm trước tình trạng lạm phát.
Tuy nhiên, những lợi ích của việc thực hiện chuyển
đổi tuỳ thuộc nhiều vào giá chuyển đổi, tỷ lệ chuyển
đổi, và tương quan giá giữa công cụ có thể chuyển
đổi với những công cụ mà chúng có thể chuyển đổi
thành. Đó là những yếu tố thường không nằm trong
tầm kiểm soát của người đầu tư.

Ví dụ 1: một trái phiếu có mệnh giá là 1.000.000
đồng; nếu cứ 50.000 đồng được đổi lấy một cổ phần
của cổ phiếu thường, thì giá chuyển đổi là 50.000
đồng; hệ số chuyển đổi là 1.000.000 đồng: 50.000
đồng = 20 (cổ phần).

Ví dụ 2: Giả sử trái phiếu trên đang có giá là

1.045.000 đồng ; được chuyển thành 100 cổ phần
của một cổ phiếu thường. Giá tương đương chuyển
đổi là 1.045.000 đồng:100 = 10.450 đồng. Điều đó
có nghĩa là giá trị trường của cổ phiếu ít nhất phải
bằng 10.045 đồng thì việc nắm giữ trái phiếu và
chuyển đổi nó thành cổ phiếu mới được coi là tương
đương về mặt giá trị. Nếu giá thị trường của cổ
phiếu cao hơn giá tương đương chuyển đổi thì việc
chuyển đổi sẽ đem lại một phần lợi nhuận.

Trên thực tế rất có thể giá cổ phiếu không lên tới
mức mà người nắm giữ trái phiếu có thể chuyển đổi
trái phiếu để thu lợi nhuận.

×