Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Đại cương về trao đổi chất ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.88 KB, 12 trang )



Đại cương về
trao đổi chất




1. Khái niệm chung :
1.1. Định nghĩa về quá trình trao
đổi vật chất
Mọi sinh vật đều tồn tại trong môi
trường bao quanh nó. Từ môi
trường này, có thể sinh vật sẽ thu
nhận các nguyên liệu cần thiết để
sinh trưởng và phát triển, đồng thời
thải ra môi trường những chất cặn
bã không cần thiết cho cơ thể.
Quá trình thu và thải đó gọi là quá
trình trao đổi vật chất giữa cơ thể
sinh vật và ngoại cảnh.
Quá trình trao đổi vật chất diễn ra
không ngừng, từ lúc là một hợp tử
đến lúc chết.
Triết học Macxit đã lấy trao đổi vật
chất làm quan điểm cơ bản để đánh
giá sự sống. Chính vì thế mà ăng-
ghen trong tác phẩm "Phép biện
chứng tự nhiệm đã viết: "Sự sống là
phương thức tồn tại của những thể
protein với đặc điểm chủ yếu là quá


trình trao đổi vật chất liên tục với
ngoại cảnh xung quanh. Một khi
quá trình trao đổi đó ngừng thì sự
sống cũng ngừng và điều này dẫn
tới trạng thái tan rã của những thể
protein".
Quá trình trao đổi vật chất ở thế
giới vô sinh:
Đây là quá trình dẫn tới trạng thái
tan rã phân huỷ các vật thể vô cơ.
Ví dụ: Đá bị phong hoá thành cát.
Sắ bị oxy hóa ngoài không khí
thành gỉ sắt : Fe + O2 → Fe2O3
Cây lá bị mục nát
- Quá trình trao đổi vật chất ở cơ
thể sống:
Trái lại với quá trình trao đổi chất ở
thế giới vô sinh, quá trình trao đổi
chất ở thế giới sinh vật là làm nền
móng cho sự duy trì phát triển
giống loài. Đấy là một quá trình
phức tạp, một quá trình có chọn lọc
và cải biên các yếu tố ngoại cảnh.
Sự trao đổi vật chất ở cơ thể sống
bao gồm hai quá trình: đồng hoá và
dị hoá. Đó là 2 quá trình mâu thuẫn
nhau nhưng lại thống nhất với
nhau.
1.1.1. Quá trình đồng hoá
(assimalative process)

Sự đồng hoá là sự cải biến các chất
đã hấp thu và sự sử dụng các chất
đó để tổng hợp nên các cấu trúc của
tế bào và các nguyên liệu dự trữ.
Ở đây cơ thể sinh vật lấy các chất
protein, lipid, glucid từ môi trường
bên ngoài
(có tính đặc hiệu riêng của từng
loài) qua quá trình tiêu hoá biến
thành các phân tử đơn giản dễ hấp
thu như acid amin, acid béo, các
đường o se (không có tính đặc
hiệu). Các đơn phân tử này sẽ được
hấp thu và đem tới mô bào tổng
hợp thành các chất protein, lipid,
glucid đặc hiệu riêng cho từng cơ
thể.
Quá trình đó diễn ra như sau:

1.1.2. Quá trình dị hoá
(Elimination)
Đó là quá trình phân giải các chất
đã có sẵn hoặc đưa vào từ thức ăn
như protein, lipid, glucid thành
những chất đơn giản dần về cấu
trúc, nghèo dần về dự trữ năng
lượng tự do và cuối cùng thành
những chất phế phẩm, những chất
cặn bã không cần thiết cho cơ thể
và bị thải ra bên ngoài theo con

đường nước tiểu, phân, mồ hôi hay
hơi thở.

Như vậy, đồng hóa và dị hoá là hai
quá trình tiến hành ngay trong nội
bộ cơ thể, nó là mối mâu thuẫn
thống nhất của sự trao đổi vật chất.
Hai quá trình đó tiến hành song
song, trái ngược nhau nhưng hỗ trợ
lẫn nhau. Thật vậy, quá trình đồng
hoá tao ra một thành phần của cơ
thể trong đó có những enzym xúc
tác. Có những enzym này thì những
phản ứng phân giải của quá trình dị
hoá mới tiến hành được, nhưng mọi
phản ứng tổng hợp ở cơ thể đều cần
đến năng lượng, mà số năng lượng
này chỉ có thể do quá trình dị hoá
cung cấp. Mối mâu thuẫn thống
nhất giữa đồng hoá và dị hoá chính
là động cơ thúc đẩy sự phát triển
mọi sinh vật.
Ở động vật non, mô bào phát triển
mạnh, ta thấy quá trình đồng hoá
chiếm ưu thế và ngược lại.
Ở gia súc cũng như ở người sự trao
đổi vật chất gồm 3 giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất (tiêu hoá):
Phân giải thức ăn ở đường hoá đến
các chất có thể hấp thu được: acid

amin, đường, acid béo.
- Giai đoạn thứ hai (hấp thu): Bước
chuyển hoá trung gian.
- Giai đoạn thứ ba: Tổng hợp và bài
tiết cặn bã.
2. Nội đung của quá trình trao
đổi vật chất
Nội dung của quá trình trao đổi vật
chất là thay cũ đổi mới. Để hiểu
được nội dung này ta xét 2 vấn đề:
Vấn đề tạo hình.
- Vấn đề năng lượng.
2.1. Vấn đề tạo hình
Tạo hình là quá trình tổng hợp nên
các chất có hoạt tính sinh học cao
và các chất để xây dựng mô bào.
Quan trọng nhất là tổng hợp nên hệ
thống protein - enzym. Quá trình
tổng hợp protein qua nhiều giai
đoạn phức tạp và mang tính chất
đặc trưng rõ rệt cho từng sinh vật.
2.2. Vấn đề năng lượng
Tất cả các hoạt động sống của cơ
thể cần năng lượng. Năng lượng
sinh vật có nhiều dạng khác nhau:
- Cơ năng của các hoạt động bắp
thịt.
- Hoá năng của các phản ứng tổng
hợp và phân giải.
- Điện năng của các hoạt động thần

linh.
- Năng lượng thẩm thấu của các
quá trình hấp thu và bài tiết.
Nguồn năng lượng của sự sống
được lấy từ ánh sáng mặt trời nhờ
diệp lục của cây xanh (quá trình
quang hợp).
Ở trong cơ thể, thông qua các quá
trình oxy hoá các chất hữu cơ:
protein, lipid, glucid năng lượng
được giải phóng và chúng được
tích luỹ vào các chất mang năng
lượng. Chất mang năng lượng quan
trọng nhất và phổ biến nhất là ATP
(Adenosin triphosphat). Ngoài ra
còn có một số chất mang năng
lượng khác như Creatin Phosphat
(CP), Arginin-phosphat (ở một số
loài nhuyễn thể).
Năng lượng được dự trữ trong
những mạch cao năng lượng,
những mạch đó dễ dàng đứt ra để
giải phóng năng lượng cung cấp
cho hoạt động sống.
Để nhận xét về cường độ trao đổi
vật chất của cơ thể động vật và
năng lượng giải phóng ra, người ta
thường đo nhiệt lượng của cơ thể
toả ra trong một quãng thời gian.
Dụng cụ đo là buồng nhiệt kế.

Ngoài ra còn có cách đo gián tiếp
lượng oxy thu vào và lượng CO2
thải ra trong một quãng thời gian.


×