Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đánh gió và cảm mạo pps

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (243.12 KB, 3 trang )

Đánh gió và cảm mạo

Kinh nghiệm về phương pháp không dùng thuốc của nền y học dân tộc Việt Nam rất
phong phú. Theo các tài liệu để lại thì Tuệ Tĩnh đã tổng kết những kinh nghiệm điều
trị không dùng thuốc, trong đó có môn đánh gió để chữa cảm mạo.
Các nguyên liệu thường dùng
Trứng gà, tóc rối, gừng, lá trầu không, dầu tây, nồi xông là những kinh nghiệm sử dụng
của cha ông ta lưu truyền lại đến nay và hiện nay người dân vẫn thường dùng.
Các cách đánh gió
Lấy đồng bạc hoa xòe nhét vào giữa quả trứng vừa luộc xong được bóc vỏ, bọc vào mảnh
vải nhỏ xát dọc từ trên cột sống xuống ngang thắt lưng, làm như vậy khắp lưng, cứ xát từ
trên xuống. Quả trứng gà luộc còn nóng có tác dụng hút tà khí, đánh gió xong lấy đồng
bạc ra xem nếu thấy màu đen là cảm hàn, màu đỏ là cảm nắng.


Đánh gió trị cảm mạo.

Lấy một củ gừng bằng năm đầu ngón tay giã nhỏ cùng với nắm tóc rối bọc trong mảnh
vải, khi đánh chấm với rượu trắng để đánh, cách đánh gió ở lưng như ở trên. Đánh xong
nếu thấy đám tóc rối đó quyện chặt cứng với nhau là đúng bị cảm.
Lấy ba lá trầu không giã nhỏ bọc trong mảnh vải tẩm dầu tây đánh ở lưng như trên để
đuổi tà khí ra ngoài.
Lấy dầu cù là bôi dọc cột sống, hai khối cơ lưng cạnh cột sống rồi lấy nắp hộp cù là phía
cạnh trên của nắp vuốt từ trên xuống tới thắt lưng, vuốt đến khi nào ửng đỏ lên là được,
cũng nhằm mục đích đuổi tà khí ra ngoài.
Dùng ngón tay cái với ngón trỏ véo tại chỗ, những chỗ thường được véo là điểm giữa hai
đầu lông mày, bên cạnh hai bên yết hầu, sau gáy, vùng giữa hai bên bả vai, từ giữa xương
ức ra hai bên khoảng 3cm, vừa véo vừa nhúng nước, véo cho đến khi nào chỗ đó đỏ tím
lại là được nhằm đuổi tà khí, thông huyết tại chỗ.
Dùng gốc bàn tay đẩy cột sống từ trên xuống tới ngang thắt lưng, đẩy hai bên khối cơ
lưng cạnh cột sống từ trên xuống.


Tác dụng của phương pháp đánh gió
Tất cả phương pháp trên đều có tác dụng kích thích, khi tác động trực tiếp vào đầu, cổ,
gáy, lưng đều có tác dụng kích thích phần dương của cơ thể để thông lợi cũng như giải
phóng tà khí ở phần dương.
Có tác dụng giải quyết các loại bệnh do tà khí gây đau nhức hoặc dương khí của bản thân
cơ thể, không thông lợi (dương khí tức là khí hoạt động của phần dương, cụ thể ở đây là
khí của kinh dương gồm cả đốc mạch). Còn đối với những trường hợp tà khí trúng vào
phần âm thì đánh gió không có hiệu quả.
Kinh điển có nói “đấu thị chủ dương chi hội”, có nghĩa là chỗ gặp nhau của các kinh
dương nên các thủ thuật làm ở trên cũng đều nhằm mục đích thông lợi dương khí.
Nếu là cảm phong hàn, khi đánh gió nên dùng nước gừng, nước tỏi, dầu cù là; nếu là cảm
nhiệt thì chỉ nên dùng nước lã để đánh gió.
Ngoài việc dùng phương pháp đánh gió để chữa cảm mạo, nhân dân ta còn dùng nồi nước
xông để giải cảm cho cả hai thể phong hàn và phong nhiệt. Nồi nước xông gồm:
- Chọn các lá có nhiều tinh dầu như: lá chanh, lá bưởi, tía tô, kinh giới, bạc hà, lá sả có
tính chất sát trùng.
- Các lá có tính chất kháng sinh như: tỏi, gừng, hành.
- Các lá có tính chất thanh nhiệt (hạ sốt) như: lá tre, lá duối.
Tổng cộng các lá trên khoảng 200 - 300g, đổ vào nồi 2 - 3 lít nước, đun sôi cho lá vào,
đậy vung kín đun sôi thêm vài phút, trùm chăn kín, mặc quần đùi để da mặt tiếp xúc với
hơi nước nhiều, thời gian khoảng 15 - 20 phút, sau đó lau khô, mặc ngay quần áo vào. Vì
khi xông, do mất năng lượng, nên ăn một bát cháo hành tía tô với một lòng đỏ trứng gà
để cung cấp thêm năng lượng và vừa ra mồ hôi làm hạ sốt, hơi nước có tinh dầu có tác
dụng sát trùng rất tốt đối với đường hô hấp.
BS. TRẦN QUỐC BẢO

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×