Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

khóa luận tốt nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn bưu chính viễn thông việt nam khi gia nhập wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 105 trang )



TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
KHI GIA NHẬP WTO
Họ và tên sinh viên : Lê Thị Thuỳ Dƣơng
Lớp : A8
Khoá : 41C
Giáo viên hƣớng dẫn : Th.S Hoàng Xuân Bình






HÀ NỘI, THÁNG 11/2006


MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ BỐI CẢNH THỊ
TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP WTO 3
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH 3
1. Cạnh tranh 3
Khái niệm cạnh tranh 3


Tác động của cạnh tranh 3
2. Năng lực cạnh tranh 6
Khái niệm năng lực cạnh tranh 6
Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 8
II. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƢỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM 12
1. Vài nét khái quát về thị trƣờng viễn thông Việt Nam 12
2. Tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng viễn thông 14
III. LỘ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƢỜNG BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
KHI GIA NHẬP WTO 18
1. Giai đoạn 2001-2005 18
2. Giai đoạn 2006-2010 20
Chương II: THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU
CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT) 22
I. KHÁI QUÁT VỀ TẬP ĐOÀN BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM (VNPT)
1. Quá trình hình thành Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt Nam 22
2. Mô hình tổ chức của VNPT 24
3. Nhiệm vụ và mục tiêu của VNPT 25
Nhiệm vụ 25
Mục tiêu 27
II. THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT 28
1. Hiệu quả kinh doanh 28


2. Phân tích NLCT một số dịch vụ viễn thông chủ chốt của VNPT 31
Dịch vụ thoại cố định 31
Dịch vụ thoại di động 33
Dịch vụ thoại VoIP 38
Dịch vụ Internet 39
3. Thƣơng hiệu 44
4. Khả năng tiếp cận và khai thác các nguồn lực 46

Nguồn nhân lực 46
Trình độ công nghệ 51
Quản lý, sử dụng vốn đầu tư 52
5. Khả năng liên doanh liên kết của VNPT 53
III. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA VNPT KHI GIA NHẬP WTO 56
1. Cơ hội 56
2. Thách thức 57
Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA
VNPT KHI GIA NHẬP WTO 59
I. KINH NGHIỆM VỀ PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CỦA MỘT SỐ NƢỚC TRÊN
THẾ GIỚI 59
1. Kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ phát triển viễn thông ở Ấn Độ 59
2. Kinh nghiệm về phát triển công nghệ thông tin và chính sách viễn thông của
Nhật Bản 63
3. Một số nhận xét rút ra từ các bài học kinh nghiệm về phát triển viễn thông có
thể vận dụng vào Việt Nam 65
II. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA CHÍNH PHỦ 66
1. Quyết tâm thực hiện các chiến lƣợc đã đề ra 66
2. Tăng cƣờng năng lực và hiệu quả quản lý Nhà nƣớc về BCVT & CNTT 67
3. Nâng cao năng lực 68
4. Huy động nguồn vốn trong và ngoài nƣớc 69
Vốn huy động trong nước 69


Vốn huy động ngoài nước 69
5. Thúc đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá ở Tập đoàn Bƣu chính Viễn thông Việt
Nam 69
6. Phát triển thị trƣờng BCVT & CNTT và nội dung thông tin 70
7. Phát triển nguồn nhân lực cho BCVT & CNTT 71
8. Giải pháp nghiên cứu triển khai 71

III. GIẢI PHÁP VỀ PHÍA DOANH NGHIỆP 72
1. Giải pháp nâng cao chất lƣợng dịch vụ viễn thông 72
Nâng cao chất lượng phục vụ của dịch vụ viễn thông 72
Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo, khuyến mại và tài trợ đúng mục tiêu 73
Xây dựng và phát triển quan hệ khách hàng 75
2. Giải pháp hoàn thiện hệ thống giá cƣớc 78
3. Giải pháp về ứng dụng và phát triển công nghệ 79
4. Giải pháp về tài chính 82
5. Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 83
6. Giải pháp phát triển hợp tác quốc tế 84
KẾT LUẬN 86
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO



1
LỜI NÓI ĐẦU
Trong bối cảnh chúng ta đang tiến rất gần đến cánh cửa WTO, vấn đề
chuẩn bị cạnh tranh để hội nhập và phát triển đối với mỗi doanh nghiệp là hết
sức cấp thiết đặc biệt là đối với các doanh nghiệp trong lĩnh vực viễn thông –
một lĩnh vực hạ tầng cơ sở quan trọng của nền kinh tế, một công cụ phục vụ đắc
lực cho việc quản lý, điều hành nhà nước, bảo vệ an ninh quốc gia, góp phần
nâng cao đời sống văn hoá xã hội của nhân dân đồng thời là một lĩnh vực kinh
doanh có lãi. Khi gia nhập WTO, chính sách bảo hộ sẽ dần được dỡ bỏ, thị
trường trong nước sẽ xuất hiện yếu tố cạnh tranh nước ngoài dẫn tới cạnh tranh
trong lĩnh vực viễn thông sẽ trở nên gay gắt hơn. Do đó, việc phân tích thực
trạng năng lực cạnh tranh và đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam trong đó có Tập đoàn
Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) là rất có ý nghĩa cả về lý luận và thực

tiễn.
Dịch vụ viễn thông là loại hình dịch vụ rất đa dạng và phong phú và do
khuôn khổ hạn chế nên đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài không thể
nghiên cứu tất cả các vấn để liên quan tới các dịch vụ viễn thông mà tập trung
nghiên cứu năng lực cạnh tranh một số dịch vụ viễn thông quan trọng của VNPT
từ năm 2000 đến nay và triển vọng đến năm 2010.
Đề tài phân tích năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam sử dụng phương pháp chủ yếu là phân tích, tổng hợp đánh giá dựa trên
yếu tố cung và cầu; bao gồm các chỉ số như doanh thu, cước phí, thị phần, chất
lượng dịch vụ, tình hình tăng trưởng và phát triển của Tập đoàn. Bên cạnh đó, đề
tài cũng sử dụng phương pháp tổng hợp – phân tích để xử lý các số liệu, những



2
chỉ số so sánh quốc tế, bao gồm phân tích và so sánh chính sách, hoạt động, cước
phí, chất lượng và công nghệ cũng như phân tích chỉ số công nghệ thông tin viễn
thông, chỉ số mức độ chuẩn thiết bị hệ thống mạng.
Bố cục của luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, luận văn
gồm 3 chương:
- Chương 1: Lý luận chung về năng lực cạnh tranh và bối cảnh thị trường viễn
thông Việt Nam trước khi gia nhập WTO
- Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn
thông Việt Nam
- Chương 3: Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu
chính Viễn thông Việt Nam khi gia nhập WTO
Cuối cùng, để hoàn thành luận văn này, em xin chân thành cảm ơn những
kiến thức quý báu mà các thầy cô ở trường Đại học Ngoại Thương, đặc biệt
Khoa Kinh tế Ngoại Thương đã truyền thụ cho em. Bên cạnh đó, em cũng xin
được cảm ơn Thạc sỹ Hoàng Xuân Bình – Giáo viên hướng dẫn, đã nhiệt tình

hướng dẫn và đóng góp ý kiến cho em trong quá trình hoàn thành luận văn này.
Đây là một nội dung nghiên cứu mới không tránh khỏi cách nhìn chủ quan và
chắc chắn còn thiếu sót, em mong muốn và trân trọng những ý kiến của các thầy
cô và bạn bè để hoàn thiện bản luận văn này./
Hà Nội, tháng 11/2006



3
Chương I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH VÀ BỐI CẢNH
THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRƯỚC KHI GIA NHẬP
WTO
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1. Cạnh tranh
Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là một quy luật tất yếu và phổ biến trong nền kinh tế thị
trường. Một mặt cạnh tranh giúp các doanh nghiệp phát triển bởi để tồn tại thì
các doanh nghiệp phải không ngừng cải tiến hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi
mới công nghệ, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác, cạnh
tranh cũng đem lại lợi ích cho người tiêu dùng do họ có cơ hội được tiêu dùng
những hàng hoá có chất lượng cao, giá cả thấp và họ cũng có nhiều sự lựa chọn
hơn. Cạnh tranh, do đó là động lực để nâng cao hiệu quả của nền kinh tế.
Ngày nay, hầu hết các nước trên thế giới đều thừa nhận cạnh tranh và coi
cạnh tranh không những là môi trường của sự phát triển mà còn là một yếu tố
quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ xã hội, tạo động lực cho phát triển.
Vậy cạnh tranh là gì? Cạnh tranh chính là quá trình ghanh đua giữa ít
nhất hai đối thủ nhằm có được những nguồn lực và những ưu thế về sản phẩm
hay khách hàng về phía mình để đạt được lợi ích tối đa, đồng thời tạo điều kiện
thúc đẩy sản xuất phát triển.

Tác động của cạnh tranh
Cạnh tranh chính là yếu tố thúc đẩy sự phát triển của thị trường, nó có những tác
động tích cực nhất định đến thị trường: thứ nhất cạnh tranh đảm bảo điều chỉnh



4
giữa cung và cầu, thứ hai là cạnh tranh cho phép sử dụng các nguồn tài nguyên
một cách tối ưu; thứ ba cạnh tranh khuyến khích áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật; thứ tư là thoả mãn ngày càng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng và thứ
năm là thúc đẩy sản xuất phát triển, thúc đẩy tăng năng suất lao động và hiệu quả
kinh tế.
Đối với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh: Các doanh nghiệp, các nhà sản
xuất khi tham gia thị trường buộc phải chấp nhận sự cạnh tranh với mục tiêu
trước tiên và sau cùng là tối đa hoá lợi nhuận. Nhưng người tiêu dùng có quyền
lựa chọn những gì mà mình thích, những thứ mà họ cho là tốt nhất, phù hợp
nhất. Như vậy cạnh tranh buộc các nhà sản xuất luôn phải tìm cách nâng cao
chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đáp ứng yêu cầu của khách hàng, của thị trường.
Mặt khác, cạnh tranh có khả năng tạo ra một áp lực liên tục với giá cả, buộc các
nhà sản xuất phải lựa chọn phương án sản xuất tối ưu với mức chi phí nhỏ nhất,
chất lượng tốt nhất, công nghệ phù hợp nhất.
Đối với nền kinh tế xã hội: cạnh tranh là động lực để phát triển kinh tế,
nâng cao năng suất lao động xã hội. Cạnh tranh loại bỏ các doanh nghiệp có chi
phí cao trong sản xuất, điều này buộc các nhà sản xuất phải lựa chọn phương án
sản xuất có chi phí thấp nhất. Đó cũng chính là quy luật: Cạnh tranh là động lực,
là bàn tay vô hình của thị trường (Adam Smith). Vì vậy, cạnh tranh tạo sự đổi
mới, mang lại sự tăng trưởng kinh tế, tiết kiệm nguồn tài nguyên vốn ngày càng
bị hạn chế. Ngoài ra, cạnh tranh còn là động lực phát triển cơ bản nhằm kết hợp
một cách hài hoà, hợp lý giữa lợi ích của doanh nghiệp, lợi ích của người tiêu
dùng và lợi ích của toàn xã hội.

Thực tế đã cho thấy nhờ có cạnh tranh lành mạnh nên thị trường viễn
thông Việt Nam thực sự sôi động. Thị phần một số loại viễn thông và Internet



5
của các doanh nghiệp mới ngày càng tăng cao, chiếm 55,5% số thuê bao
Internet, 25% tổng số thuê bao điện thoại và 60% lưu lượng dịch vụ điện thoại
quốc tế. Công nghệ mới đã được các doanh nghiệp chú trọng triển khai, các loại
hình dịch vụ ngày càng đa dạng phong phú như: dịch vụ điện thoại giá rẻ trả
trước (1717), điện thoại vô tuyến nội thị Cityphone, ADSL, MMS (Multimedia
Message Service – Dịch vụ tin nhắn đa phương tiện), Mega VNN, điện thoại
Internet, WIIFI@Vnn đã giúp cho người sử dụng có nhiều sự lựa chọn và ngày
càng có nhiều tiện ích hơn. Giá cước viễn thông quốc tế và điện thoại di động đã
liên tục giảm do thực hiện lộ trình giảm cước viễn thông của Chính phủ và cạnh
tranh giữa các nhà cung cấp dịch vụ. Ngoài ra, các nhà cung cấp còn tăng cường
các dịch vụ tiện ích và không ngừng đẩy mạnh công tác chăm sóc khách hàng
cũng đã góp phần gia tăng số thuê bao điện thoại và nâng cao hiệu quả sử dụng.
Tuy nhiên, cạnh tranh không chỉ mang lại những tác động tích cực mà nó
còn đem lại cả những tác động tiêu cực. Điều này được thể hiện ngay trong quá
trình cạnh tranh giữa các doanh nghiệp: vì mục đích tồn tại và phát triển, nhiều
khi các doanh nghiệp chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà bỏ qua các lợi ích
của xã hội, cộng đồng. Cạnh tranh cũng là quy luật đào thải: doanh nghiệp có
năng lực cạnh tranh cao thì sẽ tồn tại và phát triển còn doanh nghiệp nào yếu
kém thì sẽ phá sản và không còn chỗ đứng trên thị trường. Quy luật khắc nghiệt
này của cạnh tranh đã dẫn tới việc để đảm bảo lợi ích sống còn của mình, doanh
nghiệp sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp thậm chí cả những biện pháp cạnh tranh
không lành mạnh để đạt được mục đích đó; và điều này tất yếu làm nảy sinh
những mâu thuẫn hết sức gay gắt giữa các doanh nghiệp, và các vấn đề xã hội
như nạn thất nghiệp, tiền công rẻ mạt, môi trường sinh thái bị huỷ hoại… Chính

vì vậy, để đảm bảo cho môi trường cạnh tranh luôn lành mạnh và phát huy được



6
những tác động tích cực của nó, Nhà nước cần tạo ra một môi trường hành lang
pháp lý phù hợp và ổn định để các doanh nghiệp có thể phát huy được khả năng
cạnh tranh của mình đồng thời hạn chế được các tác động tiêu cực của cạnh
tranh làm ảnh hưởng đến hiệu quả của nền kinh tế.
2. Năng lực cạnh tranh
2.1. Khái niệm năng lực cạnh tranh
Để hiểu đầy đủ nội hàm của khái niệm năng lực cạnh tranh thì cần phải
tiếp cận ở hai cấp độ: vĩ mô và vi mô. Ở cấp độ vĩ mô có năng lực cạnh tranh
quốc gia, ở cấp độ vi mô có năng lực cạnh tranh của ngành, của doanh nghiệp và
của sản phẩm.
Năng lực cạnh tranh quốc gia là khả năng nâng cao mức sống một cách
nhanh chóng và bền vững, tức là đạt được mức tăng trưởng cao và ổn định, được
đo lường bằng mức độ thay đổi trong thu nhập bình quân đầu người qua các
năm. Theo cách tiếp cận này thì trình độ và chất lượng hoạt động của các doanh
nghiệp là một yếu tố quan trọng quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia.
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là tất cả những gì mà doanh
nghiệp có thể sử dụng để cạnh tranh trong việc thực hiện mục tiêu đáp ứng nhu
cầu thị trường và mục tiêu của doanh nghiệp. Năng lực của doanh nghiệp không
phải chỉ là những yếu tố hữu hình mà khách hàng có thể nhìn thấy được như
công nghệ sử dụng trong cung cấp dịch vụ, dây truyền sản xuất, đội ngũ cán bộ
công nhân viên… mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp còn có cả những yếu
tố vô hình nữa. Các yếu tố vô hình này có thể là dịch vụ khách hàng, thái độ của
đội ngũ bán hàng, khách hàng cảm nhận về doanh nghiệp sau mỗi lần giao
dịch… Chẳng hạn như Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)




7
không chỉ cung cấp các sản phẩm dịch vụ như dịch vụ chuyển phát nhanh EMS
(Express Mail Service), dịch vụ thoại,… mà còn cung cấp cả kinh nghiệm kinh
doanh, cung cấp cả uy tín của công ty, cung cấp cả đội ngũ bán hàng đầy kinh
nghiệm… Năng lực cạnh tranh của VNPT là kinh nghiệm kinh doanh, uy tín với
khách hàng, vị trí địa lý, thương hiệu sản phẩm dịch vụ, mạng lưới, con người,
công nghệ, thị phần,…
Năng lực cạnh tranh của hàng hoá hay dịch vụ nào đó trên thị trường
trong nước và quốc tế là sự thể hiện tính ưu việt và tính hơn hẳn của nó so với
các hàng hoá dịch vụ khác về định tính và định lượng như: chất lượng hàng hoá
dịch vụ, kiểu dáng, mẫu mã hàng hoá, môi trường thương mại, mức độ giao dịch
và uy tín của hàng hoá dịch vụ trên thị trường, sự ổn định về môi trường kinh tế
vĩ mô cũng như các chính sách thương mại và cuối cùng là chỉ tiêu về giá thành
và giá cả sản xuất. Năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trao đổi trên thị
trường rất quan trọng vì nó đảm bảo cho hàng hoá dịch vụ có thể chiếm lĩnh
khách hàng của các hàng hoá và dịch vụ hiện có trên thị trường. Nếu giá cả, chất
lượng và chủng loại hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp có ưu thế hơn thì thị
trường sẽ có nhu cầu về hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp đó và hàng hoá dịch
vụ họ sẽ được tiêu thụ tốt hơn so với hàng hoá dịch vụ của các doanh nghiêp
khác.
Cạnh tranh giữa các hàng hoá dịch vụ trên thị trường là quá trình thể hiện
khả năng hấp dẫn tiêu dùng của sản phẩm đối với khách hàng trên một thị trường
cụ thể trong một thời gian nhất định.
Năng lực cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ, năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh quốc gia có mối quan hệ hữu cơ. Năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có ảnh hưởng rất lớn đến năng lực cạnh tranh




8
của hàng hoá dịch vụ bởi những yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp như uy tín doanh nghiệp, nguồn vốn, văn hóa doanh nghiệp, trình độ
nhân lực, năng lực quản lý và lãnh đạo… có tác động trực tiếp đến giá cả, chất
lượng mẫu mã… của hàng hoá dịch vụ. Đồng thời sự đua tranh giữa những
người sản xuất, nhà cung cấp trong nước và quốc tế để chiếm ưu thế bằng cách
đổi mới và ứng dụng công nghệ mới và trình độ chuyên môn cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả và chất lượng của hàng hoá dịch vụ. Ngược lại, năng lực
cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ chính là yếu tố quyết định năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp. Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh những sản phẩm
có chất lượng tốt, giá cả hợp lý trên thị trường trong nước và quốc tế sẽ chiếm ưu
thế hơn những hàng hoá, dịch vụ được sản xuất kém hiệu quả hơn do dó sẽ có cơ
hội tiêu thụ được nhiều hàng hoá dịch vụ hơn các doanh nghiệp khác.
Năng lực cạnh tranh quốc gia và năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có
mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Một quốc gia hay một nền kinh tế nếu có khả
năng cạnh tranh tốt thì sẽ giúp các doanh nghiệp tạo dựng được một năng lực
cạnh tranh tốt hơn trên thị trường thế giới. Nói cách khác, năng lực cạnh tranh
quốc gia là nguồn hình thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Ngược
lại, khi các doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thì sẽ góp phần vào nâng cao
thu nhập và tác động tích cực đến môi trường cạnh tranh và do đó, nó góp phần
vào việc nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.
2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Khi đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, người ta thường
dựa trên các tiêu chí sau:
Thứ nhất là khả năng duy trì và mở rộng thị phần. Có ý kiến cho rằng, thị
phần biểu hiện rõ nét nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên




9
thực tế, trong một thời kỳ cụ thể thì thị phần của doanh nghiệp chủ yếu thể hiện
vị thế của doanh nghiệp hơn là khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp đó. Để
đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp dưới góc độ là dựa vào thị phần
thì cần nghiên cứu sự biến đổi của thị phần trong các thời kỳ khác nhau.
Thứ hai là hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Thông thường, hiệu
quả kinh doanh được xác định bằng cách tính toán cần một lượng đầu vào là bao
nhiêu để sản xuất ra một lượng đầu ra cho trước. Người ta còn gọi tiêu chí này là
năng suất. Khi doanh nghiệp hoạt động càng hiệu quả, năng suất càng cao thì cần
càng ít đầu vào để sản xuất ra một mức đầu ra cho trước, do đó, chi phí càng
thấp. Nói cách khác, khi đó doanh nghiệp có lợi thế về chi phí thấp so với đối thủ
cạnh tranh.
Thứ ba là khả năng đổi mới của doanh nghiệp. Đổi mới bao gồm sự cải
tiến hoặc sáng tạo mới các sản phẩm, quá trình sản xuất, cơ cấu tổ chức quản lý
và sản xuất - kinh doanh và các chiến lược kinh doanh mà doanh nghiệp thực
hiện. Do đó, đổi mới thể hiện tính linh hoạt và năng động của doanh nghiệp thích
ứng với các điều kiện môi trường kinh doanh, nếu thành công thì doanh nghiệp
sẽ tạo cho mình những điểm độc đáo mà doanh nghiệp khác không có và làm
cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được nâng cao hơn.
Thứ tư là năng lực cạnh tranh của sản phẩm. Để đánh giá xem một sản
phẩm có năng lực cạnh tranh hay không cần dựa trên nhiều yếu tố xong trước hết
phải dựa vào chất lượng và độ tin cậy của sản phẩm. Chất lượng sản phẩm không
chỉ được thể hiện khi sản phẩm được đưa vào sử dụng mà còn thể hiện ở ngay
trong các khâu tạo ra sản phẩm đó. Khi các khâu tạo ra sản phẩm đảm bảo chất
lượng thì sẽ nâng cao hiệu quả, giảm tỷ lệ sai hỏng, giảm thời gian sửa chữa,
khắc phục… Đối với sản phẩm - dịch vụ Bưu chính Viễn thông thì điều này đặc



10

biệt quan trọng bởi vì đây là một sản phẩm dịch vụ đặc biệt, quá trình sản xuất
và tiêu dùng là một, do đó nếu khâu sản xuất không được đảm bảo thì sẽ ảnh
hưởng trực tiếp ngay đến chất lượng của sản phẩm – dịch vụ và hơn nữa là cùng
lúc có thể gây ảnh hưởng cho nhiều khách hàng. Bên cạnh đó, năng lực cạnh
tranh của sản phẩm còn được thể hiện ở giá cả sản phẩm, uy tín sản phẩm và một
số yếu tố khác nữa. Ngoài ra, tính đa dạng của sản phẩm – dịch vụ cũng góp
phần tạo nên khả năng cạnh tranh của sản phẩm. Sản phẩm – dịch vụ càng đa
dạng phong phú thì khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng càng cao.
Thứ năm là khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực
phục vụ quá trình kinh doanh. Tiêu chí này được nhìn nhận trên các khía cạnh
sau:
- Khả năng tiếp cận và xử lý các nguồn thông tin hữu ích phục vụ quá trình
ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Có nhiều loại thông tin mà doanh
nghiệp cần: thông tin về khả năng cạnh tranh của các sản phẩm cùng loại, thông
tin về công nghệ mới, thông tin về đối thủ cạnh tranh, thông tin về hành lang
pháp lý… Doanh nghiệp cần luôn cập nhật với các thông tin này để đưa ra những
quyết định kinh doanh kịp thời và chính xác.
- Khả năng tiếp cận, tuyển dụng và sử dụng được các nguồn lực có trình độ
bên ngoài thị trường đặc biệt của đối thủ cạnh tranh.
- Khả năng tiếp cận các nguồn lực vật chất và sử dụng với hiệu suất cao.
Doanh nghiệp nào có ưu thế so với đối thủ cạnh tranh trong việc tiếp cận với các
nhà cung cấp các yếu tố đầu vào có chất lượng và giá cả hợp lý thì không những
giúp giảm giá thành sản phẩm mà còn giúp nâng cao chất lượng sản phẩm.



11
- Năng lực tài chính của doanh nghiệp. Năng lực tài chính được thể hiện
thông qua quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng huy
động các nguồn tài chính bên trong và bên ngoài doanh nghiệp phục vụ các mục

tiêu kinh doanh, khả năng sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính trong hoạt
động của doanh nghiệp.
Thứ sáu là khả năng liên kết và hợp tác với các doanh nghiệp khác và hội
nhập kinh tế quốc tế. Nhu cầu liên kết là một xu hướng tất yếu của một doanh
nghiệp khi doanh nghiệp đã lớn mạnh ở một mức độ nhất định và muốn tăng khả
năng cạnh tranh. Nếu doanh nghiệp không có hoặc có ít khả năng liên kết với các
doanh nghiệp khác thì không những doanh nghiệp đó đánh mất cơ hội của chính
mình mà còn có thể chịu những đe doạ lớn hơn từ các đối thủ cạnh tranh.
Thứ bảy là thương hiệu của doanh nghiệp. Công nghệ hiện đại, chất lượng
dịch vụ, giá cả có thể là những vũ khí sắc bén của doanh nghiệp, nhưng một
chiến lựơc thương hiệu hoàn chỉnh sẽ là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và
hỗ trợ doanh nghiệp trở nên hơn hẳn so với những đối thủ còn lại. Nếu có một
hình ảnh đủ hấp dẫn và khác biệt doanh nghiệp có thể gọi nó là một thương hiệu
mạnh. Một cái tên hay một biểu trưng quen thuộc không đủ để tạo thành một
thương hiệu mạnh. Ngày nay, việc xây dựng thương hiệu không chỉ là việc lôi
kéo nhận thức và mong muốn của khách hàng về mình, mà nó còn là việc tạo lập
một hệ thống bao gồm sự kết hợp giữa sự cam kết và thiết lập hình tượng trong
nhận thức khách hàng cùng với việc chuyển tải và thực hiện sự cam kết đó. Như
vậy có thể định nghĩa thương hiệu là một hình ảnh độc đáo và rõ nét trong nhận
thức của khách hàng, hay đem đến cho họ những lợi ích đặc biệt khi sử dụng sản
phẩm/dịch vụ được sản xuất/cung cấp bởi một công ty. Ví dụ, hình ảnh về
chuyến du lịch đến Paris thường được mang theo hình ảnh một kỳ nghỉ lãng



12
mạn. Sẽ là sai lầm khi nghĩ rằng một thương hiệu sẽ chỉ thật sự là thương hiệu
khi nó tồn tại ở mọi nơi xung quanh người tiêu dùng, chứ không phải trong suy
nghĩ của họ. Trong môi trường cạnh tranh, một trong những mục tiêu quan trọng
nhất của doanh nghiệp là được người tiêu dùng ưa chuộng hơn hẳn đối thủ cạnh

tranh. Đó là lý do tại sao một chiến lược thương hiệu tốt đóng vai trò là đường
hướng giúp doanh nghiệp vạch ra kế hoạch đạt được những lợi thế hơn hẳn đối
thủ cạnh tranh dưới mắt người tiêu dùng. Và hầu như sự ưa chuộng chỉ có thể đạt
được nhờ yếu tố khác biệt hoá, mang lại cho khách hàng những lợi ích mà đối
thủ doanh nghiệp không làm được. Bằng việc khác biệt hoá, doanh nghiệp đã
đem đến cho khách hàng những lý do để có thể quyết định mua hàng của doanh
nghiệp nhiều hơn.
ii. TÌNH HÌNH CẠNH TRANH TRÊN THỊ TRƢỜNG BƢU CHÍNH
VIỄN THÔNG VIỆT NAM
1. Vài nét khái quát về thị trƣờng Viễn thông Việt Nam
Hiện nay, thị trường Bưu chính Viễn thông Việt Nam đã có 6 nhà cung
cấp dịch vụ Bưu chính Viễn thông và CNTT trong đó có 6 nhà cung cấp dịch vụ
thông tin di động là VNPT, Viettel, EVN Telecom, Hanoi Telecom, Saigon
Telecom, S-Fone và 8 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet. Tính đến nay,
tổng số thuê bao điện thoại của Việt Nam đạt khoảng 20,44 triệu, tương ứng với
mật độ khoảng 24,42 máy/100 dân. Trong đó Tập đoàn Bưu chính Viễn thông
Việt Nam (VNPT) đang quản lý và khai thác trên 15,2 triệu thuê bao điện thoại,
chiếm gần 94% thị phần Việt Nam; sản lượng điện thoại quốc tế đạt trên 61% thị
phần. Với thị phần như hiện nay thì VNPT đang là nhà khai thác các dịch vụ
viễn thông lớn nhất trong cả nước. Hai mạng di động MobiFone và Vinaphone
của VNPT chiếm thị phần lớn nhất với trên 8 triệu khách hàng, còn lại thuộc về



13
Viettel Mobile, S-Fone v EVN Telecom. Tng cụng ty Vin thụng Quõn i
(Viettel) l mt gng mt mi nhng n nay, Viettel ó t trờn 4.5 triu thuờ
bao, chim 13,5% th phn trờn th trng vin thụng Vit Nam. Viettel ang l
nh cung cp dch v vin thụng ng th hai. S tng nhanh ca mt in
thoi l nh cú s bựng n ca cỏc mng di ng. Trong 5 nm qua, khi tc

phỏt trin bỡnh quõn ca thụng tin di ng th gii t 34-35%/nm; Chõu ỏ -
Thỏi Bỡnh Dng khu vc phỏt trin kinh t nng ng nht t 39,5%, thỡ
Vit Nam, tc phỏt trin thụng tin di ng ó cao gp ụi so vi mc trung
bỡnh th gii, t 60-65%/nm. S ng dng nhanh cỏc cụng ngh mi, s tng
trng kinh t v mc sng nhõn dõn, tin trỡnh m ca cnh tranh, l trỡnh gim
cc l nhng yu t thỳc y s phỏt trin ngon mc ú ti Vit Nam. V s
lng, tớnh n ht thỏng 6/2006, tng s thuờ bao di ng ti Vit Nam t trờn
11.8 triu, tng hn 4 ln so vi cui nm 2003. Theo thng kờ, trong nm nay,
Vit Nam s cú gn 14 triu thuờ bao di ng, v n cui nm 2010, con s ny
s lờn t 36 n 45 triu thuờ bao.


1








1
Ngun:
0.1
0.25
0.38
0.8
1.66
2.09
4.6

0
0.5
1
1.5
2
2.5
3
3.5
4
4.5
5
Mức tăng
tr-ởng
2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Năm
biểu đồ mức tăng tr-ởng thuê bao điện thoại
(Đơn vị: triệu thuê bao )



14
Cũng theo nguồn tin từ Hot Telecom – hãng nghiên cứu của Canada cho
biết, đến năm 2010, tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, thị trường di động
sẽ đạt tới 1,5 tỷ thuê bao. Và trên tổng số 15 quốc gia khu vực này, Việt Nam
được đánh giá cao bởi tiềm năng và tốc độ phát triển vượt bậc, đạt 45 triệu thuê
bao di động, vượt qua cả Thái Lan (40 triệu thuê bao); Hàn Quốc (42 triệu thuê
bao); Malaysia (32 triệu thuê bao); Úc (21 triệu thuê bao) và Hồng Kông (8 triệu
thuê bao)… Điều này cho thấy thị trường viễn thông Việt Nam còn rất nhiều
tiềm năng phát triển.
2. Tình hình cạnh tranh trên thị trƣờng Viễn thông

Hiện nay xu hướng toàn cầu hoá, hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực
đang diễn ra mạnh mẽ, cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ và sự mở
cửa thị trường của Đảng và Nhà nước thì trong lĩnh vực Bưu chính Viễn thông
đã diễn ra sự cạnh tranh quyết liệt giữa các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ, qua
đó tạo ra những thay đổi mang tính đột phá về chính sách giá cước và chi phí
tiếp cận dịch vụ.
Xét trên thị trường dịch vụ thoại cố định: Có thể nói hiện nay so với các
dịch vụ viễn thông khác thì dịch vụ điện thoại cố định đang là dịch vụ ít cạnh
tranh nhất trên thị trường viễn thông. Trên thực tế có thể thấy, mặc dù nhu cầu
sử dụng điện thoại cố định hiện vẫn rất lớn, chưa có dấu hiệu bão hoà nhưng
nhiều doanh nghiệp không mặn mà cung cấp. Hiện trên thị trường có 4 doanh
nghiệp được cung cấp dịch vụ điện thoại cố định là VNPT, Viettel, SPT và EVN
Telecom nhưng trên thực tế chỉ có 3 doanh nghiệp là VNPT, Viettel và SPT triển
khai dịch vụ điện thoại cố định, còn EVN Telecom triển khai dịch vụ vô tuyến
cố định. Trong số 3 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ điện thoại cố định trên thì
cũng chỉ có VNPT và Viettel phát triển dịch vụ điện thoại cố định trên phạm vi



15
toàn quốc, còn SPT mới chỉ cung cấp dịch vụ này trong phạm vi hẹp tại TP. Hồ
Chí Minh.
Xét trên thị trường dịch vụ thoại di động đó là cuộc cạnh tranh về giá
cước và các dịch vụ giá trị gia tăng mới.
Trước hết là cuộc cạnh tranh về giá cả đã diễn ra ngày càng quyết liệt và
đi liền với nó là hàng loạt các chương trình khuyến mãi. Từ đầu năm 2006 đến
nay, thị trường thông tin di động Việt Nam luôn sôi động. Các nhà cung cấp dịch
vụ liên tục tung ra các chương trình khuyến mại nhằm thu hút khách hàng. Khởi
đầu cho cuộc cạnh tranh về giá cước đó là khi S-Fone giới thiệu dịch vụ Forever
với đặc tính ưu việt hơn hẳn các dịch vụ trả trước khác, không giới hạn thời hạn

gọi và thời hạn nghe, đã tạo ra nét mới trên thị trường thông tin di động và giúp
cho mạng di động CDMA (Code Division Mutiple Access) này gia tăng đáng kể
lượng thuê bao. Chỉ cần 100.000 đồng tài khoản và kích hoạt 1 cuộc gọi, khách
hàng có thể nhận cuộc gọi không hạn chế thời gian, miễn là tài khoản còn tiền,
đồng thời mạng này cũng đưa ra một cách tính cước mới rất hấp dẫn đối với thuê
bao trả trước chỉ với 270 đồng/ block 6 giây. Cuộc đua khuyến mại giữa các
mạng di động dường như trở nên gấp gáp hơn. Đầu tháng 3, Vinaphone và
Mobiphone đã đồng loạt tổ chức các chương trình khuyến mại từ 1/3 đến 31/3,
cho phép các thuê bao trả trước mới nhân đôi tài khoản khi hoà mạng. Hơn thế,
Vinaphone còn tặng thêm 10% giá trị thẻ nạp cho các thuê bao nạp thêm tiền vào
tài khoản, Mobiphone cũng khuyến mãi mang tính giảm cước cho khách hàng
bằng cách nhân đôi tài khoản cho các bộ kit 75.000 đồng, tặng thêm 30% giá trị
thẻ nạp đối với 3 thẻ nạp tiền tiếp theo. Vừa kết thúc chương trình này,
MobiFone đã chuyển ngay sang chương trình “Cả nhà đều vui”, kéo dài trong
suốt tháng 4/2006, với nội dung khuyến mại giảm 10% cước cuộc gọi tới các



16
thành viên trong nhóm có cùng hộ khẩu gia đình. Không chịu thua kém, Viettel
Mobile tung ra chương trình khuyến mại “Những số 6 may mắn” bắt đầu từ 26/3
đến 26/5 với mức khuyến mãi tuyên bố là lớn nhất từ trước đến nay. Theo đó,
các thuê bao trả sau mới ngoài việc được giảm 60% cước hoà mạng, còn được
miễn phí 6 tháng cước thuê bao. Các thuê bao trả trước mới được tặng 60% giá
trị bộ hoà mạng và tặng thêm 25% giá trị của 6 thẻ nạp tiền tiếp theo. Ngoài ra,
Viettel Mobile còn tổ chức bốc thăm trúng thưởng với 6 chiếc Innova J mỗi
chiếc trị giá 430 triệu đồng cho tất cả các thuê bao mới.
Song hành cùng với cuộc cạnh tranh về giá là cuộc cạnh tranh về các dịch
vụ gia tăng, tuy nhiên cuộc cạnh tranh này lại không dữ dội như cuộc cạnh tranh
về giá cước. Điều này thể hiện rõ thông qua việc các doanh nghiệp tỏ ra không

mấy gấp gáp khi tung ra các dịch vụ giá trị gia tăng. Trong khi MobiFone và
Vinaphone đã công bố cung cấp dịch vụ mATM – Mobile ATM (thuê bao nếu có
tài khoản tại ngân hàng ACB có thể dùng điện thoại di động để nạp tiền điện
thoại, rút tiền không cần qua máy ATM, chuyển tiền,…) thì Viettel Mobile mới
chính thức công bố cung cấp dịch vụ GPRS và nhắn tin MMS tại Hà Nội và TP.
Hồ Chí Minh giúp thuê bao có thể tải hình ảnh màu, ảnh động, nhạc chuông đa
âm về điện thoại di động, truy cập Internet, đọc e-mail, gửi và nhận tin nhắn đa
phương tiện… Bước đi này được cho là khá muộn so với hai mạng di động của
VNPT. Còn S-Fone thì cho biết đến ngày 1/9/2006 mới hoàn tất việc lắp đặt 24
trạm dành cho việc cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng.
Như vậy có thể thấy, cạnh tranh trên thị trường viễn thông lâu nay chủ yếu
là cạnh tranh bằng giá, mà chưa phải là bằng chất lượng và cách thức phục vụ.
Với dịch vụ viễn thông mà cạnh tranh chủ yếu bằng giá, bằng khuyến mãi là điều
không nên vì đây chính là nguyên nhân gây ra nhiều bất ổn trên thị trường này.



17
Theo các chuyên gia viễn thông thì việc tổ chức các chương trình khuyến mại,
giảm cước sẽ hạn chế phần nào các thuê bao rời mạng và chạy sang nhà cung
cấp khác. Nhưng các chuyên gia này cũng cho biết nếu khách hàng đã sử dụng
mạng di động từ 6 tháng trở lên thì khả năng rời mạng của khách hàng này là rất
ít. Thêm vào đó, hiện tất cả các mạng điện thoại di động đều tính cước theo
block 6s+1. Với phương thức tính cước đã gần tối ưu và giá cước cũng gần giá
sàn như hiện nay, theo dự đoán trong thời gian tới, thay cho chiến lược cạnh
tranh về giá, các mạng di động sẽ phải chọn con đường cạnh tranh bằng chất
lượng dịch vụ và đa dạng hoá các gói cước. Chính vì vậy, nhiệm vụ của nhà
cung cấp là phải làm sao để khách hàng thấy yên tâm về chất lượng dịch vụ. Đấy
mới chính là biện pháp lâu dài và hiệu quả giúp nhà cung cấp “giữ chân” khách
hàng và phát triển thuê bao.

Xét trên thị trường dịch vụ thoại cố định giá rẻ hay điện thoại qua giao
thức Internet (VoIP): là dịch vụ điện thoại đường dài trong nước và quốc tế sử
dụng công nghệ VoIP (Voice over Internet Protocol)
Đến thời điểm này (2006), đã có 6 doanh nghiệp được cấp phép cung cấp
dịch vụ VoIP trong nước và quốc tế. Doanh nghiệp được phép thử nghiệm dịch
vụ VoIP đầu tiên tại Việt Nam là Công ty điện tử Viễn thông quân đội (Viettel)
đã mở được tại 36 tỉnh, thành với mã gọi 178 vào tháng 10/2001. Cũng trong
năm 2001, Tổng công ty Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) cũng đã chính
thức đưa vào cung cấp dịch vụ đường dài giá rẻ VoIP với mã gọi 171, Công ty
cổ phần dịch vụ Bưu chính Viễn thông Sài Gòn (SPT) cũng đã triển khai tới 26
tỉnh, thành với mã gọi 177. Năm 2004, thêm ba doanh nghiệp mới chính thức
cung cấp dịch vụ là Công ty Viễn thông điện lực (EVN Telecom) mã gọi 179 tại
25 tỉnh, thành; Công ty Viễn thông Hàng hải (Vishipel) mã gọi 175 là 8 tỉnh,



18
thnh v Cụng ty c phn Vin thụng H Ni (Hanoi Telecom) vi mó gi 172
9 tnh, thnh.
Theo ỏnh giỏ ca cỏc chuyờn gia vin thụng, cnh tranh ca cỏc doanh
nghip cung cp dch v VoIP v c bn l cnh tranh v giỏ cc, qung cỏo,
khuyn mi, tip th v chm súc khỏch hng. Cỏc cụng ty ny ỏp dng mc
cc thp, cỏc chng trỡnh khuyn mi hp dn, qung cỏo n tng, tip th v
bỏn hng tn nh cng vi thỏi v cht lng chm súc khỏch hng tn tỡnh,
v c bit ch yu tp trung vo cỏc th trng ln. Tuy nhiờn, cng theo ỏnh
giỏ ca cỏc chuyờn gia, ngoi nhng phng thc cnh tranh lnh mnh nh ỏp
dng mc cc thp, khõu tip th v chm súc khỏch hng ca cỏc doanh
nghip cung cp dch v VoIP tt, hin ó cú hin tng cnh tranh khụng lnh
mnh trong cuc chy ua ginh th phn, th hin cỏc hot ng tip th, s
dng qung cỏo bng hỡnh thc so sỏnh trc tip, khụng k mt s trng hp

cũn phỏ ro, t ng gim cc thanh toỏn quc t VoIP xung di mc sn
quy nh ca c quan qun lý Nh nc. iu ny ó gõy nh hng ớt nhiu n
cỏc doanh nghip kinh doanh ỳng lut.
T trng VoIP quc t gia cỏc nh khai thỏc nm 2005
(2)
:
Nh khai thỏc
VNPT
(171)
SPT
(177)
Viettel
(178)
VP
Telecom
(179)
Vishipel
(175)
Hanoi
Telecom
(172)
Th phn (%)
36,72
22,31
20,11
12,93
12,93
4,53
Tổng sản l-ợng điện thoại quốc tế của VNPT luỹ kế từ đầu năm 2005 đạt
khoảng 113.806.373 phút trong đó VoIP chiếm 56,55%.



2
Ngun tng hp t Tp chớ Bu chớnh Vin thụng 2006



19
LỘ TRÌNH MỞ CỬA THỊ TRƢỜNG BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT
NAM KHI GIA NHẬP WTO
1. Giai đoạn 2001 - 2005
Giai đoạn 2001-2005 là giai đoạn đầu của Hội nhập và Phát triển Ngành
Bưu chính viễn thông. Trong giai đoạn này ngành Bưu chính Viễn thông vừa
phải tiến hành hội nhập nhưng cũng vừa phải tăng tốc với việc triển khai các hợp
đồng hợp tác kinh doanh với các Tập đoàn quốc tế lớn dưới dạng nước ngoài
góp vốn chia lãi nhưng doanh nghiệp trong nước vẫn nắm lượng vốn khống chế.
Thị trường viễn thông đã xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, chuyển sang cạnh
tranh trên tất cả các loại hình dịch vụ, tạo lập một thị trường viễn thông sôi động.
Mở cửa thị trường để thúc đẩy nội lực và phát huy nội lực để mở cửa thị trường
là hai mặt của một vấn đề có quan hệ biện chứng trong môi trường cạnh tranh
quốc tế. Việc mở cửa thị trường viễn thông ở Việt Nam đã được thực hiện theo
một lộ trình chặt chẽ, hợp lý và khoa học. Năm 1995, Viettel và SPT được thành
lập cùng với sự ra đời của Tổng công ty 91 VNPT là mở màn cho sự tập dượt
cạnh tranh của các doanh nghiệp nhà nước. Từ 1997 đến 2003, việc cạnh tranh
được tiến hành mở rộng từng bước, lúc đầu là đối với dịch vụ Internet, dịch vụ
điện thoại đường dài và quốc tế sử dụng công nghệ mới (VoIP), dịch vụ chuyển
phát Bưu chính và sau đó từ năm 2003 đã xoá bỏ độc quyền doanh nghiệp, tạo
môi trường cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực dịch vụ. Đến nay đã có 8 doanh
nghiệp có cơ sở hạ tầng mạng và hơn 20 doanh nghiệp cung cấp dịch vụ thuộc
mọi thành phần kinh tế. Thị trường viễn thông trong nước đã được mở rộng, cụ

thể là đã có thêm nhiều doanh nghiệp mới không thuộc Bộ BCVT được cấp phép
tham gia kinh doanh các dịch vụ viễn thông, từ cố định, di động đến Internet,
viễn thông vệ tinh. Trong năm 2005, tốc độ phát triển điện thoại của Việt Nam



20
đạt mức cao nhất thế giới; tốc độ phát triển Internet tuy đứng vào hàng thứ 3 trên
thế giới nhưng nếu xét về số người sử dụng trên 100 dân thì nước ta lại chiếm tỷ
lệ cao hơn hai nước đứng đầu. Số lượng sử dụng này vượt mức trung bình của
khu vực và xấp xỉ với mức của thế giới. Đến năm 2006, Bưu chính Viễn thông
Việt Nam đã đạt được những kết quả đột phá:
Về công nghệ, hệ thống viễn thông nước ta đang hướng tới hội nhập hoàn
toàn với khu vực và thế giới. Với chủ trương đi thẳng lên công nghệ mới, tiên
tiến nên hiện nay có thể khẳng định rằng công nghệ viễn thông Việt Nam đã
ngang bằng với các nước trong khu vực kể cả về mạng điện thoại cố định, điện
thoại di động và Internet.
Về giá cước, tính đến thời điểm này, phần lớn giá cước các dịch vụ viễn
thông của Việt Nam đã ngang bằng với nhiều nước trong khu vực và theo xu
hướng tất yếu thì giá cước sẽ còn tiếp tục giảm. Người dân được tiếp cận với các
dịch vụ mới và doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng nhanh.
Về lĩnh vực hợp tác liên doanh, tính đến nay Việt Nam đã ký kết hợp tác
với tất cả các nước ASEAN trong lĩnh vực Telmin, Telscom và CSS. Trong khối
APEC, đã xây dựng và thực hiện IAP theo hướng minh bạch hoá, đã triển khai
MRA và hỗ trợ một số doanh nghiệp đầu tư nước ngoài thành lập. Đối với Hiệp
định Thương mại Việt – Mỹ: đã cam kết thực hiện mở cửa dịch vụ viễn thông,
cho phép thành lập liên doanh (vốn Mỹ <= 50%), cung cấp dịch vụ gia tăng
Internet (từ 12/2004), cho phép thành lập liên doanh cung cấp dịch vụ cơ bản
(vốn Mỹ <= 49%) vào 10/12/2005, và cho phép thành lập liên doanh cung cấp
dịch vụ thoại (vốn Mỹ <=49%) vào 10/12/2007. Theo như dự kiến các chỉ tiêu

phát triển chủ yếu của ngành vào năm 2010 ít nhất tăng gấp 2 lần so với năm
2005. Từ kết quả này, chúng ta có thể thấy trong thời gian qua ngành Bưu chính



21
Viễn thông đã có sự phát triển vượt bậc là nhờ chúng ta đã mạnh dạn đi thẳng
vào công nghệ hiện đại, biết kết hợp nội lực và ngoại lực và chủ động phát triển
nguồn nhân lực.
Giai đoạn 2006 - 2010
Để tiếp tục phát huy những thành tựu đạt được trong thời gian qua, chúng
ta cần tiếp tục thực hiện các bước đi mới đúng đắn, và hợp lý hơn nữa.
Thứ nhất là Bộ Bưu chính Viễn thông sẽ phối hợp với các bộ ngành liên
quan tiếp tục hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật để tạo hành lang pháp lý
đồng bộ theo hướng minh bạch để các doanh nghiệp vào Việt Nam có điều kiện
đầu tư một cách tốt hơn.
Thứ hai là tiếp tục đổi mới, tiếp tục tăng tốc và thay đổi tư duy trong việc
mở cửa cạnh tranh kinh doanh các dịch vụ Bưu chính Viễn thông và CNTT. Hơn
nữa, phải huy động được toàn bộ nhân lực, tài lực để xây dựng mạng lưới viễn
thông trong thời gian tới. Mở ra nhiều dịch vụ đáp ứng không chỉ người dân ở
thành thị mà cả ở nông thôn và vùng cao.
Thứ ba là phát huy mọi nguồn nội lực của đất nước kết hợp với hợp tác
quốc tế hiệu quả để mở rộng, phát triển thị trường. Ngoài hình thức hợp tác dưới
hình thức các hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC) Việt Nam sẽ mở rộng thêm
nhiều hình thức mới nữa trong đó có hợp đồng liên doanh. Với hình thức này,
các nhà đầu tư nước ngoài có thể trực tiếp tham gia điều hành ở liên doanh. Tuy
nhiên, ban đầu chúng ta sẽ quy định “mức trần” tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư
nước ngoài không vượt quá 49%, tỷ lệ này sau đó sẽ được nới rộng theo lộ trình
nhất định. Bên cạnh đó nhằm tạo điều kiện khuyến khích phát triển thị trường,
tạo môi trường cạnh tranh, thúc đẩy hợp tác đầu tư, Bộ Bưu chính Viễn thông

×