Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.37 KB, 94 trang )




HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG








NGUYỄN VĂN THỌ


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ
ĐỊNH





LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH





HÀ NỘI - 2013






HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG





Nguyễn Văn Thọ


NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM
TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH


Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.01.02



LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT THANH



HÀ NỘI – NĂM 2013

i

LỜI CAM ĐOAN
Tôi Nguyễn Văn Thọ học viên lớp M11CQQT02-B - Học viện Công nghệ
Bưu chính Viễn thông được nhận làm khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Nâng cao
năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong cung
cấp dịch vụ Internet băng rộng cố định”. Tôi xin cam đoan đây là công trình
nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng đượ
c ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn


Nguyễn Văn Thọ
ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
MỞ
ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠBẢN CẠNH TRANH 3
VÀ DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH 3
1.1. Lý luận cơ bản về cạnh tranh. 3
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh 3
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh 4
1.1.3. Chức năng của cạnh tranh 6
1.2. Tổng quan dịch vụ Internet băng rộng cố định 7
1.2.1. Quá trình phát triển của dịch vụ Internet băng thông rộng cố định 7
1.2.2. Đặc điểm dịch vụ Internet băng thông rộng 8
1.2.3. Tiêu thức đánh giá chất lượng dịch vụ Internet băng thông rộng 8

1.3. Cạnh tranh và động lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ Internet băng
thông rộng cố định. 10
1.3.1. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 10
1.3.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh
nghi
ệp 10
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể 12
1.4. Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng dựa trên công nghệ
ADSL và FTTx tại một số nước trên thế giới 13
1.4.1 . Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ của một số nước trên thế giới 13
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tập Đoàn Bưu Chính Viễn Thông
Việt Nam 17
1.5. Kinh nghiệm năng cao năng lực cạnh tranh trong cung cấ
p dịch vụ
Internet băng rộng cố định 19
1.5.1. Tập đoàn Điện tử Viễn thông Hàn Quốc (Korea Telecom) 19
1.5.2. Tập đoàn Viễn thông Trung Quốc China Telecom 20
1.5.3. Tập đoàn Viễn thông NTT DoCoMo, Inc (Nhật Bản) 21
1.5.4. Nhận xét chung 21
iii

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT TRONG
CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH 23
2.1. Giới thiệu chung về VNPT và thực trạng cung cấp dịch vụ Internet băng
rộng cố định của VNPT 23
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển 23
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ 24
2.1.3. Mô hình tổ chức quản lý 24
2.1.4. Dịch vụ Internet băng thông rộng 26
2.2. Phân tích các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của

VNPT trong cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cố
định 26
2.2.1. Môi trường vĩ mô 26
2.2.2. Môi trường cạnh tranh ngành 29
2.2.3. Nhận diện cơ hội, nguy cơ trong kinh doanh dịch vụ Internet băng
thông rộng hiện nay của VNPT 34
2.3. Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT trong cung
cấp dịch vụ Internet băng rộng cố định 35
2.3.1. Hiện trạng tổ chức sản xuất và cơ chế quản lý trong kinh doanh dịch
vụ Internet băng thông rộng 35
2.3.2. Phân tích,
đánh giá các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh trong
kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng 37
2.3.3. Đánh giá tổng thể năng lực cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ
Internet băng thông rộng 47
2.3.4. Phân tích điểm mạnh và điểm yếu của các đối thủ cạnh tranh chủ yếu
trong cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng cố định 49
2.4. Phân tích các cơ hội, thách thức, điểm mạnh,
điểm yếu 52
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
TRANH CỦA VNPT TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG
CỐ ĐỊNH. 57
3.1. Định hướng kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng cố định của
VNPT 57
3.1.1. Mục tiêu phát triển kinh doanh dịch vụ Internet băng rộng của VN 57
iv

3.1.2. Định hướng kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng của VNPT 57
3.2. Mục tiêu nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh dịch vụ Internet
băng thông rộng của VNPT 58

3.2.1. Mục tiêu tổng quát 58
3.2.2. Mục tiêu cụ thể 59
3.3. Một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh
doanh dịch vụ Internet băng thông rộng của VNPT 59
3.3.1. Nhóm giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ Internet băng thông
rộng 59
3.3.2. Nhóm giải pháp về nâng cao khả năng đáp ứng yêu cầu của khách
hàng 63
3.3.3 Nhóm giải pháp về công tác Marekting 74
3.4. Một số kiến nghị với Nhà nước và các cơ quan quản lý nhà nước 78
KẾT LUẬN 79
DANH
MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81
PHỤ LỤC 82













v

CÁC TỪ VIẾT TẮT, BẢNG VÀ SƠ ĐỒ

A. Các từ viết tắt

CBCNV Cán bộ công nhân viên
CNTT Công nghệ thông tin
CSDL Cơ sở dữ liệu
CSKH Chăm sóc khách hàng
DN Doanh nghiệp
DNCCDV Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐVTV Đơn vị thành viên
GTGT Giá trị gia tăng
KHKT Khoa học kỹ thuật
KTQD Kinh tế Quốc dân
KT-XH Kinh tế xã hội
NCTT Nghiên cứu thị trường
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNHH Trách nhiệm hữu h
ạn
VNPT Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam













vi

B. Danh mục sơ đồ

Số hiệu
bảng
Tên bảng Trang
Hình 2.1 Mô hình tổ chức hiện tại của VNPT 25
Hình 2.2 Thị phần Internet băng thông rộng ở Việt Nam
tháng 12/2012
30
Hình 2.3 Cơ cấu thuê bao theo từng gói đến hết tháng 2 năm
2013
38


1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều thừa nhận trong mọi hoạt động đều phải
cạnh tranh, coi cạnh tranh không những là môi trường và động lực của sự phát triển,
thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả, mà còn là yếu
tố quan trọng làm lành mạnh hoá các quan hệ kinh tế - chính trị - xã hội.
Dịch vụ Internet băng thông rộng là một trong các dịch vụ viễn thông đang bị
cạnh tranh gay gắt vì đây là dịch vụ mang lại nguồn doanh thu và lợi nhuận đáng kể
cho các nhà khai thác. Thị trường cung cấp dịch vụ đang phát triển ngày càng mạnh
mẽ, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) không còn là doanh nghiệp

chiếm lĩnh thị trường nữa mà phải chia sẻ thị trường với các doanh nghiệp khác.
Việc mở cửa hoàn toàn thị trường VT Việt Nam, có sự tham gia của các nhà khai
thác nước ngoài, thị trườ
ng dịch vụ Internet băng thông rộng sẽ ngày càng sôi động
hơn và cạnh tranh càng gay gắt hơn.
Xu thế tất yếu của hoạt động cạnh tranh đang diễn ra không chỉ trên thị
trường trong nước mà còn diễn ra trên toàn cầu, bên cạnh áp lực, thách thức lớn mà
VNPT phải đổi mặt trong thời gian tới cùng với yêu cầu của Nhà nước về sắp xếp,
đổi mới doanh nghiệp, đã đang và sẽ tạo nhi
ều áp lực, khó khăn đối với VNPT, đòi
hỏi Ban lãnh đạo VNPT cũng như mỗi CBCNV phải nhận thức được tầm quan
trọng của việc tăng cường năng lực cạnh tranh. Xuất phát từ những lý do đó, đề tài
“Nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT trong cung cấp dịch vụ Internet băng
rộng cố định” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu Luận văn th
ạc sĩ.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh.
- Phân tích và đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT trong cung
cấp dịch vụ Internet băng rộng cố định.
- Đề xuất các giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT
trong cung cấp dịch vụ Internet băng rộng cố định.
2

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh của VNPT trong cung cấp dịch
vụ Internet băng rộng cố định.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi toàn quốc; giai đoạn từ năm 2008-2012.
4. Phương pháp nhiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn gồm:
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm.

- Phương pháp tổng hợp và so sánh.
- Phương pháp khảo sát.
5. Đóng góp của luận văn
 Hệ thống hóa những lý luận cơ bản về năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng cố định.
 Xác định các chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cung
cấp dịch vụ băng thông rộng cố định.
 Phân tích năng lực cạnh tranh của VNPT so với các đối thủ cạnh tranh
trên thị
trường Internet băng thông rộng cố địnhViệt Nam
 Kiến nghi một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho
VNPT trong kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng cố định giai
đoạn từ nay đến năm 2017
6. Kết cấu nội dung luận văn
Ngoài phần mở bài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, các phụ lục, nội
dung của luận văn được cấu trúc thành 3 chương:
Chương 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ DỊCH VỤ
INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH
Chương 2: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA VNPT
TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH
CỦA VNPT TRONG CUNG CẤP DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ
ĐỊNH
3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠBẢN CẠNH TRANH
VÀ DỊCH VỤ INTERNET BĂNG RỘNG CỐ ĐỊNH
1.1. Lý luận cơ bản về cạnh tranh.
1.1.1. Khái niệm về cạnh tranh
“Cạnh tranh” là một phạm trù kinh tế cơ bản. Điểm lại các lý thuyết cạnh

tranh trong lịch sử có thể thấy 2 trường phái tiêu biểu: Trường phái cổ điển và
trường phái hiện đại. Trường phái cổ điển với các đại biểu tiêu biểu như Adam
Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác đã có những đóng góp nhất định trong
lý thuyết cạnh tranh sau này. Trường phái hiện đại với hệ thống lý thuyết đồ sộ với
3 quan điểm tiếp cận: tiếp cận theo tổ chức ngành với đại diện là trường phái
Chicago và Harvard; tiếp cận tâm lý với đại diện là Meuger, Mises, Chumpeter,
Hayek thuộc học phái Viên; tiếp cận “cạnh tranh hoàn hảo” phát triển lý thuyết của
Tân cổ điển. Như vậy, cạnh tranh là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh
vực khác nhau và quan niệm khác nhau dưới các góc độ khác nhau:
i) Theo một định nghĩ
a được A. Lobe đưa ra từ gần một thế kỷ nay có thể
hiểu cạnh tranh là sự cố gắng của hai hay nhiều người thông qua những hành vi và
khả năng nhất định để cùng đạt được một mục đích
ii) Khi bàn về cạnh tranh, Adam Smith cho rằng nếu tự do cạnh tranh, các cá
nhân chèn ép nhau thì cạnh tranh buộc mỗi cá nhân phải cố gắng làm công việc của
mình một cách chính xác. Ngược lại, chỉ có mục đích lớ
n lao nhưng lại không có
động cơ thúc đẩy thực hiện mục đích ấy thì rất ít có khả năng tạo ra được bất kỳ sự
cố gắng lớn nào. Như vậy, có thể hiểu rằng cạnh tranh khơi dậy sự nỗ lực chủ quan
của con người, góp phần làm tăng của cải của nền kinh tế.
iii) Khi nghiên cứu về cạnh tranh, K. Marx cho rằng “Cạnh tranh là sự ganh
đ
ua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện
thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu lợi nhận siêu ngạch”.
iv) Kinh tế học của P. Samuelson định nghĩa: “Cạnh tranh là sự tranh giành
thị trường để tiêu thụ sản phẩm giữa các nhà doanh nghiệp” .
4

v) Từ điển rút gọn về kinh doanh định nghĩa: “Cạnh tranh là sự ganh đua,
kình địch giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài

nguyên sản xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”, tức là nâng cao vị
thế của người này và làm giảm vị thế của người khác.
Ở Việt Nam, khi đề cập đến “cạnh tranh” thường được hiểu là vấn đề giành
lợi thế về giá cả hàng hóa, d
ịch vụ mua bán và đó là phương thức để giành lợi
nhuận cao cho các chủ thể kinh tế. Trên quy mô toàn xã hội, cạnh tranh là phương
thức phân bổ các nguồn lực một cách tối ưu và do đó nó trở thành động lực bên
trong thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Mặc dù còn có thể dẫn ra nhiều cách diễn đạt
khác nhau về khái niệm cạnh tranh, song qua các định nghĩa trên có thể rút ra những
nét chung về cạnh tranh như sau:
Thứ nhất, khi nói đế
n cạnh tranh là nói đến sự ganh đua giữa một (hoặc một
nhóm) người nhằm giành lấy phần thắng của nhiều chủ thể cùng tham dự. Cạnh
tranh nâng cao vị thế của người này và làm giảm vị thế của những người còn lại.
Thứ hai, mục đích trực tiếp của cạnh tranh là một đối tượng cụ thể nào đó mà
các bên đều muốn giành giật (như một cơ hội, một sản phẩm dịch vụ, một dự án hay
một thị trường, một khách hàng ) với mục đích cuối cùng là kiếm được lợi nhuận
cao.
Thứ ba, cạnh tranh diễn ra trong một môi trường cụ thể, có các ràng buộc
chung mà các bên tham gia phải tuân thủ như đặc điểm sản phẩm, thị trường, các
điều kiện pháp lý, các thông lệ kinh doanh…
Thứ tư, trong quá trình cạnh tranh, các chủ thể tham gia c
ạnh tranh có thể sử
dụng nhiều công cụ khác nhau như cạnh tranh bằng đặc tính và chất lượng sản
phẩm dịch vụ, cạnh tranh bằng giá bán sản phẩm dịch vụ; cạnh tranh bằng nghệ
thuật tiêu thụ sản phẩm (tổ chức các kênh tiêu thụ); cạnh tranh nhờ dịch vụ bán
hàng tốt; cạnh tranh thông qua hình thức thanh toán…
1.1.2. Vai trò và ý nghĩa của cạnh tranh
Cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản, một xu thế tất yếu khách quan
trong nền kinh tế thị trường và là động lực phát triển của nền kinh tế thị trường. Đối

5

với các doanh nghiệp, cạnh tranh luôn là con dao hai lưỡi. Một mặt cạnh tranh sẽ
đào thải không thương tiếc các doanh nghiệp có mức chi phí cao, sản phẩm có chất
lượng kém. Do vậy, cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường có vai trò tích cực:
- Thứ nhất, đối với các chủ thể sản xuất kinh doanh, cạnh tranh tạo áp lực buộc
họ phải thường xuyên tìm tòi sáng tạo, cải tiến phương pháp sản xuất và tổ chức
qu
ản lý kinh doanh, đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ KHKT, phát triển sản phẩm
mới, tăng năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
- Thứ hai, đối với người tiêu dùng, cạnh tranh tạo ra áp lực liên tục đối với giá
cả, buộc các doanh nghiệp phải hạ giá bán để nhanh chóng bán được sản phẩm, qua
đó người tiêu dùng được hưởng các lợi ích từ việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
trong cung cấp sả
n phẩm, dịch vụ. Mặt khác, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp
phải mở rộng sản xuất, đa dạng hóa về chủng loại, mẫu mã vì thế người tiêu dùng
có thể tự do lựa chọn theo nhu cầu và thị hiếu của mình.
- Thứ ba, đối với nền kinh tế, cạnh tranh làm sống động nền kinh tế, thúc đẩy
tăng trưởng và tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực, qua đó góp phần tiết kiệm các nguồn lực chung của nền kinh tế. Mặt
khác, cạnh tranh cũng tạo ra áp lực buộc các doanh nghiệp phải đẩy nhanh tốc độ
quay vòng vốn, sử dụng lao động có hiệu quả, tăng năng suất lao động, góp phần
thúc đẩy tăng trưởng nền KTQD.
- Thứ tư, đối với quan hệ đối ngoại, cạnh tranh thúc đẩy doanh nghi
ệp mở rộng
thị trường ra khu vực và thế giới, tìm kiếm thị trường mới, liên doanh liên kết với
các doanh nghiệp nước ngoài, qua đó tham gia sâu vào phân công lao động và hợp
tác kinh tế quốc tế, tăng cường giao lưu vốn, lao động, KHCN với các nước trên thế
giới.
Trên lý thuyết, cạnh tranh sẽ mang đến sự phát triển theo xu thế lành mạnh của

nền kinh tế thị trường. Song, trong một cuộc cạnh tranh bao giờ
cũng có “kẻ thắng,
người thua”, không phải bao giờ “kẻ thua” cũng có thể đứng dậy được vì hiệu quả
đồng vốn khi vềkhông đúng đích sẽ khó có thể khôi phục lại được. Mặt trái của
cạnh tranh còn thể hiện ở những điểm sau:
6

- Thứ nhất, cạnh tranh tất yếu dẫn đến tình trạng các doanh nghiệp yếu sẽ bị phá
sản, gây nên tổn thất chung cho tổng thể nền kinh tế. Mặt khác, sự phá sản của các
doanh nghiệp sẽ dẫn đến hàng loạt người lao động bị thất nghiệp, gây ra gánh nặng
lớn cho xã hội, buộc Nhà nước phải tăng trợ cấp thất nghiệp, hỗ trợ việc làm…
- Thứ hai, cạnh tranh tự do tạo nên một thị trường sôi động, nhưng ngược lại
cũng dễ dàng gây nên một tình trạng lộn xộn, gây rối loạn nền KTXH. Điều này dễ
dàng dẫn đến tình trạng để đạt được mục đích một số nhà kinh doanh có thể bất
chấp mọi thủ đoạn “phi kinh tế”, “phi đạo đức kinh doanh”, bất chấp pháp luật và
đạo đức xã hội để đánh bại đối phương bằng mọi giá, gây hậu quả lớn về mặt
KTXH.
1.1.3. Chức năng của cạnh tranh
Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng. Tuy
nhiên, tầm quan trọng của những chức năng có thể thay đổi theo từng thời kỳ. Đó
là:
- Chức năng điều chỉnh cung cầu hàng hoá trên thị trường. Khi cung một hàng
hoá nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa nhữngư người bán làm cho giá cả thị
trường giảm xuống dẫn
đến giảm cung. Khi cung một hàng hoá nào đó thấp hơn
cầu, hàng hoá đó trở nên khan hiếm trên thị trường, giá cả tăng lên tạo ra lợi nhuận
cao hơn mức bình quân, nhưng đồng thời dẫnđến giảm cầu.
- Chức năng điều tiết việc sử dụng các nhân tố sản xuất. Do mục đích tối đa hoá
lợinhuận, các chủ thể kinh doanh khi tham gia thị trường phải cân nhắ
c các quyết

địnhsử dụng nguồn lực về vật chất và nhân lực vào hoạt động SXKD. Họ luôn phải
sử dụng một cách hợp lý nhất các nhân tố sản xuất sao cho chi phí sản xuất thấp
nhất, hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên, không vì thế mà coi hoạt động của chức năng này là có hiệu quả
tuyệt đối, bởi vì vẫn còn những trường hợp chứa đựng nhiều yếu t
ố rủi ro.
- Chức năng “xúc tác” tích cực làm cho sản xuất thích ứng với biến động của
cầu và công nghệ sản xuất. Điểm mấu chốt của kinh tế thị trường là quyền lựa chọn
của người tiêu dùng. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn những sản phẩm tốt nhất.
7

Nếu một sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu thị trường, thì sự lựa chọn của
người tiêu dùng và quy luật cạnh tranh sẽ buộc nó phải tự định hướng lại và hoàn
thiện.
- Chức năng phân phối và điều hoà thu nhập. Không một chủ thể kinh doanh
nào có thể mãi mãi thu lợi nhuận cao và thống trị hệ thống phân phối trên thị
trường. Các đối thủ cạnh tranh ngày đ
êm tìm kiếm những giải pháp hữu ích để ganh
đua. Do cạnh tranh, các nhà kinh doanh không thể lạm dụng được ưu thế của mình.
- Chức năng động lực thúc đẩy đổi mới. Giống như quy luật tồn tại và đào
thải của tự nhiên, cạnh tranh kinh tế luôn khẳng định chiến thắng thuộc về kẻ mạnh
- những chủ thể kinh doanh có tiềm năng, có trình độ quản lý và tri thức về kỹ thuật
công nghệ, có tư duy kinh tế và kinh nghiệm thương trường sẽ tồn tại, phát triển và
ngược lại.
1.2. Tổng quan dịch vụ Internet băng rộng cố định
1.2.1. Quá trình phát triển của dịch vụ Internet băng thông rộng cố
định
Khởi đầu của dịch vụ Internet băng thông rộng là dịch vụ băng thông có dây
thử nghiệm ADSL (đường dây thuê bao số bất đối xứng) được cung cấp vào năm
1998. Sau đó công nghệ ADSL đã được phát triển thành công nghệ VDSL (công

nghệ DSL bất đối xứng với tốc độ rất cao). Kể từ đó công nghệ VDSL đã được phát
triển mạnh mẽ và đã đạt đến tốc độ 100 Mb/s khi sử dụng cáp. Nếu so với tốc độ
thực không vượt quá 2 Mb/s của ADSL mà các hộ thuê bao gia đình đã từng sử
dụng trước đây thì VDSL đã mang đến cho người dân một cơ hội được tiếp cận với
hình thức Internet với tốc độ cao hơn rất nhiều.
Vừa qua, sự ra đời của công nghệ mới – công nghệ FTTx đánh dấu bước
phát triển vượt bậc của d
ịch vụ Internet băng thông rộng. Công nghệ FTTx bao
gồm: FTTN (Fiber to the Node), FTTC (Fiber to the Curb), FTTB (Fiber to the
Building), FTTH (Fiber to the Home). Với đường truyền dẫn hoàn toàn bằng cáp
quang tới tận phòng máy của người sử dụng, công nghệ FTTx có ưu thế vượt trội so
với công nghệ ADSL về chất lượng truyền dẫn tín hiệu, độ bảo mật, tốc độ cao. Dự
8

kiến FTTx sẽ dần thay thế ADSL trong tương lai gần một khi băng thông ADSL
không đủ sức cung cấp đồng thời các dịch vụ trực tuyến trong cùng một thời điểm.
1.2.2. Đặc điểm dịch vụ Internet băng thông rộng
Đặc điểm nổi bật của dịch vụ Internet băng thông rộng (công nghệ ADSL và
FTTx) là tốc độ truyền dữ liệu cao gấp vài chục đến cả trăm lần so với dịch vụ
Internet quay số truyền thống, chất lượng đường truyền tốt, nội dung phong phú.
Sự ra đời của công nghệ FTTx đã khắc phục được những hạn chế của công
nghệ ADSL bằng các đặ
c tính nổi trội như chất lượng truyền dẫn tín hiệu bền bỉ ổn
định không bị suy hao tín hiệu bởi nhiễu điện từ, thời tiết hay chiều dài cáp như đối
với công nghệ ADSL; độ bảo mật của FTTx rất cao, hầu như không thể bị đánh cắp
tín hiệu trên đường dây; với công nghệ FTTx, nhà cung cấp dịch vụ có thể cung cấp
tốc độ download lên đế
n 10 Gigabit/giây, nhanh gấp 200 lần so với ADSL 2+ (hiện
chỉ có thể đáp ứng 20 Megabit/giây). Tốc độ truyền dẫn của FTTx cho phép cân
bằng, tốc độ tải lên và tải xuống như nhau (Đối xứng, Download = Upload) và có

thể phục vụ cùng một lúc cho hàng trăm máy tính.
1.2.3. Tiêu thức đánh giá chất lượng dịch vụ Internet băng thông
rộng
Để giám sát chất lượng dịch vụ Internet băng rộng của các nhà cung cấp, cơ
quan quản lý dịch vụ Internet băng rộng của nhiều nước trên thế giới đã ban hành
các chỉ tiêu chất lượng dịch vụ. Tại Việt Nam, để đảm bảo quyền lợi cho người sử
dụng dịch vụ, Bộ Bưu chính Viễn thông, nay là Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ
thông tin truyền thông) đã ban hành Bộ tiêu chuẩn chấ
t lượng dịch vụ Internet
ADSL với 2 nhóm chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật và chất lượng phục vụ.
1.2.3.1. Nhóm chỉ tiêu chất lượng kỹ thuật
Nhóm chỉ tiêu này được Bộ thông tin truyền thông quy định gồm có các chỉ
tiêu sau:
- Tốc độ tải dữ liệu trung bình (Pd và Pu)
+ Tốc độ tải dữ liệu trung bình nội mạng (sử dụng website của DOANH
NGHIỆP cung cấp dịch vụ (DNCCDV): Pd ≥ 0,8 Vdmax và Pu ≥ 0,8 Vumax.
9

+ Tốc độ tải dữ liệu trung bình ngoại mạng (sử dụng các website trong nước
và quốc tế không phải của DNCCDV): Pd ≥ 0,6 Vdmax và Pu ≥ 0,6 Vumax. (Pd: là
tốc độ tải xuống trung bình; Pu: là tốc độ tải lên trung bình; Vdmax: là tốc độ tối đa
của hướng xuống, từ phía hệ thống thiết bị của DNCCDV đến thiết bị của KH;
Vumax: là tốc độ tối đa của hướng lên, từ hệ thống thiết bị của KH về phía thiết bị
của DNCCDV.
- Lưu lượng sử dụng trung bình của mỗi hướng kết nối DNCCDV truy nhập
Internet (ISP) trong khoảng thời gian 7 ngày liên tiếp ≤ 70%.
- Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị tính cước sai: Tỷ lệ dung lượng truy nhập bị
tính cước sai ≤ 0,1%.
1.2.3.2. Nhóm chỉ tiêu chất lượng phục vụ
Nhóm chỉ tiêu này bao gồm các chỉ tiêu cụ thể sau:

- Độ khả dụng của dịch vụ:
Độ khả dụng của dịch vụ ≥ 99,5 %.
- Thời gian thiết lập dịch vụ: Ít nhất 90% số hợp đồng cung cấp dịch vụ có
thời gian thiết lập dịch vụ trong khoảng thời gian quy định như sau: Trường hợp đã
có sẵn đường dây thuê bao, E ≤ 5 ngày. Trường hợp chưa có đường dây thuê bao, E
được cộng thêm thời gian lắp đặt đường thuê bao Ei: Nội thành, thị xã: Ei ≤ 7 ngày.
Thị trấ
n, làng, xã: Ei ≤ 15 ngày.
- Thời gian khắc phục mất kết nối: Ít nhất 90% số lần mất kết nối được khắc
phục trong khoảng thời gian quy định như sau: Nội thành, thị xã: R ≤ 36 giờ. Thị
trấn, làng, xã: R ≤ 72 giờ.
- Khiếu nại của KH về chất lượng dịch vụ: Khiếu nại của KH về chất lượng
dịch vụ ≤ 0,25 khiếu nại/100 KH/3 tháng.
- H
ồi âm khiếu nại của KH: DNCCDV phải có văn bản hồi âm cho 100% KH
khiếu nại trong vòng 48 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận khiếu nại.
- Dịch vụ hỗ trợ KH: Thời gian cung cấp dịch vụ hỗ trợ KH bằng nhân công
qua điện thoại là 24h trong ngày. Tỷ lệ cuộc gọi tới chiếm mạch thành công và nhận
được tín hiệu trả lời của điện thoại viên trong vòng 60 giây ≥ 80%.
10

1.3. Cạnh tranh và động lực cạnh tranh trong cung cấp dịch vụ
Internet băng thông rộng cố định.
1.3.1. Các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
Trên cơ sở quan niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như ở trên, để
chiếm lĩnh thị phần, tăng lợi ích và phát triển bền vững, năng lực cạnh tranh của một
doanh nghiệp có thể được xác định trên 6 yếu tố cấu thành sau:
Năng lực sản xuất: Yếu tố này thể hiện năng lực mạng lưới, công nghệ sản
phẩm/dị
ch vụ, khả năng đổi mới công nghệ, và dịch vụ cung cấp của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực: Yếu tố này thể hiện năng suất lao động cao hay thấp, chất
lượng lao động và doanh nghiệp có động lực gì khuyến khích người lao động (chính
sách lương, thưởng, chế độ đãi ngộ).
Năng lực tài chính: Yếu tố này phản ảnh tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi
nhuận của doanh nghiệp đạt được ở mức nào, có ổn định không, mức sinh lời của
doanh nghiệp có được bảo toàn và phát triển.
Năng lực marketing: Trong chính sách giá cước, doanh nghiệp là người tiên
phong hay đi sau đối thủ, lợi thế về giá so với đối thủ cạnh tranh; mạng lưới kênh
phân phối được tổ chức và phát triển như thế nào, năng lực hoạt động NCTT, quảng
cáo, khuyến mãi, CSKH.

ng lực nghiên cứu phát triển (R&D): Yếu tố này thể hiện nhu cầu về R&D
của doanh nghiệp, mức độ ứng dụng các kết quả nghiên cứu công nghệ, sản
phẩm/dịch vụ vào hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
Năng lực quản trị chiến lược: Thể hiện khả năng phân tích đối thủ cạnh
tranh, phân tích và dự báo môi trường kinh doanh, khả năng hoạch định và tổ chức
thực hiện chiến lược.
1.3.2. Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói
chung và DNCCDV Internet băng thông rộng nói riêng, song có thể tóm gọn trong 2
nhóm nhân tố chính sau đây:
11

- Các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô:
Các yếu tố thuộc về môi trường kinh tế vĩ mô bao gồm các yếu tố như các
yếu tố về kinh tế, yếu tố môi trường chính trị - pháp lý, xu hướng phát triển trên thế
giới ảnh hưởng đến dịch vụ Internet, môi trường văn hóa xã hội.
+ Đối với yếu tố kinh tế: Tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác
động lớn

đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Sự phát triển kinh tế
xã hội sẽ kéo theo khả năng thanh toán và nhu cầu tiêu dùng của người dân tăng lên,
thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp.
+ Đối với yếu tố môi trường chính trị pháp lý: Hệ thống pháp luật và chính
sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị
trường. Nó tạo ra khuôn khổ hoạt động cho doanh nghiệp, đảm b
ảo môi trường cạnh
tranh lành mạnh, bình đẳng, vì vậy tính ổn định và chặt chẽ của nó tác động rất lớn
đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
+ Xu hướng phát triển công nghệ và dịch vụ kinh doanh trong tương lai:
+) Xu hướng toàn cầu hoá, khu vực hoá tác động đến tất cả các lĩnh vực của
các nước trên thế giới. Dịch vụ Internet băng thông rộng muốn phát triển được đều
phả
i kết nối với mạng Internet toàn cầu. Nó vừa thúc đẩy sự phát triển nhưng cũng
vừa đem lại nhiều thách thức và sức ép cạnh tranh.
+) Xu hướng tự do hoá thị trường viễn thông thúc đẩy cạnh tranh trong lĩnh
vực kinh doanh dịch vụ Internet băng thông rộng ngày càng mạnh mẽ hơn, làm cho
thị trường dịch vụ có nhiều biến động, dẫn đến nhiều sự thay đổi trong tổ chức quản
lý, trong cơ cấu đầu tư…
+ Đối với yếu tố môi trường văn hoá xã hội: Vì dịch vụ Internet băng thông
rộng là dịch vụ công nghệ cao nó đòi hỏi người sử dụng phải có những kiến thức
nhất định vì vậy trình độ dân trí, cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu
sử dụng dịch vụ.
- Các yếu t
ố môi trường kinh doanh kinh tế vi mô:
12

Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh kinh tế vi mô có ảnh hưởng đến
năng lực của doanh nghiệp, bao gồm các yếu tố như: đối thủ cạnh tranh hiện tại, đối
thủ cạnh tranh tiềm ẩn, KH, các dịch vụ thay thế, nhà cung ứng.

+ Đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là yếu tố tác
động trực tiếp nhất tới khả năng duy trì vị thế của doanh nghiệp. Đó là lực lượng đe
dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi quyết định hành
động của đối thủ đều có những tác động nhất định đến hoạt động và kết quả sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn: Khả năng thâm nhập thị trường của Doanh
nghiệp tiềm ẩn là mối đe doạ tới năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp. Các đối thủ
tiềm ẩn có thể là các Doanh nghiệp mới tham gia thị trường hoặc các Doanh nghiệp
khác có kế hoạch mở rộng sản xuất kinh doanh.
+ Khách hàng: Là yếu tố quan trọng quyết định đến sự tồn tại của doanh
nghiệp, mọi doanh nghiệp đều hoạt động hướng t
ới KH. Doanh nghiệp thành công
hay thất bại thể hiện ở khả năng thu hút KH, làm hài lòng KH khi đáp ứng nhu cầu
của họ. Chính vì vậy KH là một trong những yếu tố tạo ra năng lực cạnh tranh của
doanh nghiệp.
+ Dịch vụ thay thế: Các dịch vụ thay thế cũng là một áp lực cạnh tranh đối
với doanh nghiệp vì có thể thoả mãn cùng một nhu cầu của KH. doanh nghiệp cần
phải xem xét mức
độ thay thế của các dịch vụ khác đối với sự phát triển của các dịch
vụ mà mình kinh doanh.
+ Nhà cung ứng: Áp lực từ phía nhà cung ứng là yếu tố ảnh hưởng đến năng
lực cạnh tranh của doanh nghiệp, đó là mối quan hệ tương quan giữa nhà cung ứng
đầu vào với doanh nghiệp. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp biểu hiện trong
mối quan hệ này là quyền mặc cả, là khả n
ăng thoả thuận với các nhà cung ứng.
1.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh tổng thể
Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được đánh giá một cách tổng thể nhất
thông qua các chỉ tiêu đánh giá định lượng sau:
13


- Sản lượng, doanh thu: đánh giá kết quả hoạt động của doanh nghiệp, thể
hiện năng lực đầu ra của doanh nghiệp. Sản lượng tiêu thụ dịch vụ tăng cao, doanh
thu tăng trưởng cao và ổn định qua các năm chứng tỏ khả năng duy trì và giữ vững
thị phần của doanh nghiệp.
- Thị phần: Đánh giá năng lực cạnh tranh dịch vụ, cho biết khả năng chấp
nhận của thị trường với dịch vụ doanh nghiệp cung cấp. Thị phần dịch vụ của doanh
nghiệp lớn hơn chứng tỏ nó có khả năng đáp ứng nhu cầu của KH cao hơn so với đối
thủ cạnh tranh.
Ngoài các chỉ tiêu đánh giá định lượng trên, việc đánh giá năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp còn được thể hiện qua các chỉ tiêu khác nh
ư:
+ Chất lượng dịch vụ và sự đa dạng của dịch vụ so với đối thủ cạnh tranh.
+ Khả năng đáp ứng yêu cầu của KH so với đối thủ cạnh tranh (khả năng tài
chính, nguồn lao động của doanh nghiệp, hệ thống kênh phân phối dịch vụ tới KH,
sự quan tâm, CSKH…).
+ Thương hiệu, uy tín của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.
Các chỉ tiêu trên là biể
u hiện bên ngoài của năng lực cạnh tranh, cho thấy kết
quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Khi đem so
sánh với đối thủ, các chỉ tiêu này thể hiện sức mạnh tổng thể và vị thế hiện tại của
doanh nghiệp trên thị trường.
1.4. Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ Internet băng rộng dựa trên
công nghệ ADSL và FTTx tại một số nước trên thế giới.
1.4.1 . Kinh nghiệm cung cấp dịch vụ của một số nước trên thế giới
Dịch vụ Internet băng thông rộng trên thế giới đang trong giai đoạn đầu của
sự phát triển và ngày càng tăng trưởng mạnh mẽ. Nếu trong năm 2010, số lượng
thuê bao băng thông rộng trên toàn cầu mới có khoảng 400 triệu thì đến năm 2012
con số này đã tăng lên tới 1,2 tỷ là số người sử dụng Internet băng thông rộng trên
toàn cầu. ADSL hiện vẫn là công nghệ mạng băng rộng Internet được dùng ph
ổ biến

nhất hiện nay. Song trong giai đoạn gần đây, số lượng thuê bao mạng băng rộng
dùng cáp quang (công nghệ FTTx) cũng đang tăng lên khá nhanh, nếu như năm
14

2008 mới chỉ có khoảng 4 triệu thuê bao mạng băng rộng cáp quang thì đến năm
2012 con số này đã lên tới 89 triệu, và theo dự đoán, vào cuối năm 2013, riêng châu
Á sẽ có 75 triệu kết nối FTTH, tiếp theo là châu Âu/ khu vực Trung Đông/ châu Phi
với 17 triệu, rồi đến Bắc Mỹ và Nam Mỹ với 20 triệu. Hiện nay, quá trình chuyển
đổi sang FTTH đang được thực hiện ở nhiều nước, gồm Đan Mạch, Pháp, Hồng
Kông, Nhật B
ản, Hàn Quốc, Thụy Điển, Đài Loan và Mỹ. Đóng góp vào sự phát
triển của dịch vụ Internet băng thông rộng là sự tham gia kinh doanh thành công của
nhiều quốc gia trên thế giới.
 Hàn Quốc:
Hàn Quốc là một trong những quốc gia đứng đầu thế giới về dịch vụ Internet
băng thông rộng. Theo Ủy ban Thông tin Truyền thông Hàn Quốc, tính đến tháng
7/2009 tổng số thuê bao Internet băng thông rộng tại Hàn Quốc là 15,2 triệu thuê
bao. Dịch vụ này đã tăng 620.000 thuê bao so với cùng kỳ năm ngoái và tương
đương với 95% tổng số hộ gia đình tại Hàn Quốc. Hiện nay, nếu xét về số người sử
dụng Internet băng thông rộng, tốc độ Internet và phí sử dụng hàng tháng thì Hàn
Quốc là quốc gia giữ vị trí số một trong số các nước thành viên OECD. Theo một
báo cáo của Tổ chức Sáng tạo và Công nghệ Thông tin vào tháng 5/2009, Hàn Quốc
đạt 15,92 điểm và giành vị trí số
1 với 93% tổng số hộ gia đình sử dụng Internet
băng thông rộng, tốc độ truyền tải trung bình là 49,5 Mb/s và lệ phí/tháng trung bình
là 0,37 đôla/Mb/s.
Hiện nay, Korea Telecom là công ty khai thác viễn thông lớn nhất ở Hàn
Quốc. Đối thủ cạnh tranh chính của Korea Telecom trong thị trường cung cấp dịch
vụ Internet băng thông rộng là Hanaro và Thrunet, và một số đối thủ cạnh tranh khác
với quy mô nhỏ hơn là Dreamline và Boranet. Năm 2000, KT bắt đầu đuổi kịp các

nhà cung c
ấp này và từ đó làm thay đổi vị trí là người đi sau. Tháng 3 năm 2003,
Korea Telecom đã vượt qua Hanaro và Thrunet để giành được hơn 49% thị phần
trong thị trường Internet băng thông rộng và đến nay đã trở thành nhà cung cấp dịch
vụ Internet có thị phần chi phối ở Hàn Quốc.
15

Để có được thành công này, Korea Telecom đã xây dựng cho mình chiến
lược cạnh tranh hiệu quả. Đối với dịch vụ Internet băng thông rộng, Korea Telecom
đã tạo sự khác biệt và chia nhóm KH sử dụng thành 2 nhóm chính: nhóm người sử
dụng cần địa chỉ IP cố định và nhóm người sử dụng không cần địa chỉ IP cố định.
Theo đó, nhóm người sử dụng cần địa chỉ IP là nhóm KH doanh nghiệp, tổ chức sẽ
được l
ựa chọn địa chỉ IP; đối với KH cá nhân, hộ gia đình không cần địa chỉ IP cố
định, địa chỉ IP của họ sẽ được cấp ngẫu nhiên.
KT cũng thực hiện xúc tiến bán hàng bằng nhiều hình thức như:
- Hợp tác với nhà sản xuất máy tính: Korea Telecom xác định số lượng máy
tính của người sử dụng là nền tảng để phát triển dịch vụ Internet băng thông rộng và
KH ch
ọn mua máy tính đều có thể trở thành KH tiềm năng của dịch vụ. Khi KH
mua máy tính của các hãng như Samsung, Sanpou, LG, IBM, Hyundai và Compaq
sẽ được mua với mức giá thấp hơn giá thị trường từ 20% - 30% nếu đồng thời hoà
mạng sử dụng dịch vụ Megapass của Korea Telecom. Korea Telecom chịu trách
nhiệm chi trả cho nhà sản xuất máy tính khoản tiền lợi nhuận bị giảm sút từ việc
giảm giá bán cho KH đồng ý sử dụng dịch vụ c
ủa Korea Telecom.
- Hợp tác với các nhà phân phối: Korea Telecom xây dựng chính sách ưu đãi
cho các nhà phân phối của mình. Khi nhà phân phối mua khối lượng lớn quyền sử
dụng dịch vụ Megapass của Korea Telecom sẽ được hưởng tỷ lệ ưu đãi nhất định
theo thời gian sử dụng dịch vụ khác nhau. Korea Telecom cũng tiến hành phát triển

hệ thống các cửa hàng lớn. Các KH đến đăng ký sử dụng dịch vụ Megapass sẽ đượ
c
nhận quà tặng là phiếu giảm giá khi sử dụng dịch vụ tại cửa hàng đó.
- Hoạt động xúc tiến bán hàng khác: Hình thức bán hàng đạt hiệu quả nhất là
giảm giá bán theo doanh thu dịch vụ. Hình thức này được tổ chức từ 5 đến 7 lần
trong một năm vào những dịp kỷ niệm như ngày ra đời dịch vụ Megapass, ngày kỷ
niệm đạt 500.000 thuê bao, ngày kỷ niệm đạt 1.000.000 thuê bao, và ngày thành lập
Korea Telecom … hoặ
c trong dịp nghỉ hè của sinh viên cũng tiến hành tổ chức một
số sự kiện để xúc tiến bán hàng. Hình thức xúc tiến bán hàng có thể là giảm 30% phí
16

mở tài khoản cho người sử dụng dịch vụ Internet băng thông rộng, tặng thẻ mạng
LAN miễn phí, quay sổ xố trúng thưởng…
 Nhật Bản:
Nhật Bản được xếp thứ hạng cao hơn Hàn Quốc về tốc độ truyền tải trung
bình và phí sử dụng hàng tháng nhưng lại kém Hàn Quốc về số người sử dụng. Các
chính sách ưu tiên phát triển của Chính phủ đã giúp Nhậ
t Bản có mạng Internet tốc
độ nhanh nhất thế giới nhưng tỷ lệ ứng dụng Internet trong nhiều lĩnh vực vẫn thấp.
Chính phủ Nhật Bản đã nhanh chóng nhận ra việc đầu tư vào mạng cáp quang
sẽ mang lại dịch vụ Internet băng thông rộng với tốc độ cao hơn công nghệ ADSL
mà chi phí lại thấp hơn rất nhiều. Do vậy, Chính phủ Nhật đã quyết định hỗ trợ tới
33% chi phí lắp đặt mạng FTTH để đẩy mạnh phát triển dịch vụ Internet băng thông
rộng sử dụng công nghệ cáp quang. Với mạng Internet cáp quang FTTH có tốc độ 1
Gbps, Nhật Bản trở thành nước có mạng Internet tốc độ cao nhất và giá cước rẻ nhất
thế giới và là quốc gia có mạng lưới cáp quang rộng nhất khi cung cấp kết nối cho
13,2 triệu hộ gia đình (đứng thứ 2 là Mỹ vớ
i 6,05 triệu hộ và đứng thứ 3 là Trung
Quốc với khoảng 5,96 triệu hộ). Nếu tính cả số lượng thuê bao các đường truyền

Internet cố định ADSL khác có tốc độ 160 Mbps, Nhật hiện có khoảng 30 triệu thuê
bao Internet băng thông rộng.
Tuy vậy, hiện nay việc ứng dụng Công nghệ thông tin và Truyền thông (ICT)
của Nhật Bản vẫn còn rất thấp so với nhiều nước khác, đặc biệt trong các lĩnh vực
như hành chính, y tế, giáo d
ục Tính cạnh tranh của ngành ICT Nhật vẫn còn rất
kém. Bên cạnh đó, theo số liệu thống kê, hiện nay mới chỉ có khoảng 23,6% người
dân Nhật được tiếp cận với mạng Internet băng rộng thông qua đường truyền cố
định. Đây là động lực để Chính phủ khởi động chương trình “Xóa vùng trắng về
băng rộng” với thời hạn hoàn thành là tháng 3/2014, Nhật phải trở thành quốc gia
đầu tiên có 100% dân số
được sử dụng mạng Internet băng rộng tốc độ cao.
 Trung Quốc:
Là đất nước đông dân nhất thế giới, Trung Quốc đang dần bứt phá vượt lên
trong bảng xếp thứ hạng băng thông rộng của thế giới. Theo thống kê của Trung tâm
17

Thông tin mạng Trung Quốc, số người sử dụng Internet ở nước này đến hết tháng 6
năm 2009 là 338 triệu người, số lượng thuê bao Internet băng thông rộng cũng tăng
thêm 10 triệu, lên 93,5 triệu thuê bao. Đã có khoảng 95% quận, huyện của Trung
Quốc có kết nối băng thông rộng và 92,5% làng, xã có đường dây điện thoại có khả
năng đăng nhập Internet. Thời gian tới, khả năng phổ cập Internet tới các vùng nông
thôn của Trung Quố
c được dự báo là sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, khi ba nhà cung cấp
dịch vụ VT lớn nhất nước này là China Telecom, China Mobile và China Unicom
đang có những kế hoạch đầu tư mạnh mẽ.
Để thu hút KH, China Telecom đã tung ra dịch vụ với tên gọi “China Vnet”,
và đã tiên phong thực hiện hợp tác với nhà cung cấp dịch vụ nội dung Internet hàng
đầu để xây dựng hạ tầng và phát triển dịch vụ Internet băng thông rộng. Với các mụ
c

tiêu trở thành nhà khai thác dịch vụ Internet băng thông rộng hàng đầu và duy trì các
lợi thế cạnh tranh, China Telecom đã thực hiện vai trò tay đôi vừa là nhà cung cấp
dịch vụ Internet băng thông rộng, vừa là nhà cung cấp dịch vụ nội dung. China
Telecom cũng đã thực hiện cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng (GTGT) mới như
Triple-Play và IPTV để tạo ra một sự trải nghiệm về dịch vụ Internet băng thông
rộng ở c
ấp độ cao giữa người sử dụng dịch vụ với nhau.
Và để khắc phục hạn chế diễn ra trong một thời gian dài là không đủ độ rộng
như đúng tên gọi “băng thông rộng”, China Telecom đã tiến hành nghiên cứu các
công nghệ truy nhập băng thông rộng. Đầu năm 2004, China Telecom đã tập hợp
một số nhà cung cấp trang thiết bị băng thông rộng hàng đầu Trung Quốc để thực
hi
ện các cuộc nghiên cứu, thử nghiệm công nghệ ADSL2+. Sau đó, công nghệ
ADSL2+ bắt đầu được đưa vào sử dụng từ năm 2005, và được sử dụng rộng rãi từ
năm 2006.
1.4.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho Tập Đoàn Bưu Chính Viễn
Thông Việt Nam
Từ việc nghiên cứu kinh nghiệm cung cấp dịch vụ Internet băng thông rộng
của một số quốc gia trên thế giới cho thấy dịch vụ Internet băng thông rộng là một
phần không thể thiếu trong đời sống kinh tế xã hội. Vai trò của dịch vụ như mang

×