Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Đề KT HKII Ngữ văn 8, có đáp án, ma trận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.55 KB, 6 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO …….
Trường THCS ……….
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC : 2009 – 2010
MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI 8
(Thời gian : 90 phút – không kể giao đề)
I/ CÂU HỎI : (4 điểm)
Câu 1 : (0,5 điểm) Hãy nêu tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu ?
Câu 2 : (1,5 điểm) Hãy xác định kiểu câu theo mục đích nói và hành động nói
của các câu đã cho trong bảng sau :
Số thứ
tự
Câu đã cho
Kiểu câu theo
mục đích nói
Hành động nói
(1) - Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ !
(2) - Cụ bán rồi ?
(3) - Bán rồi ! Họ vừa bắt xong . […]
(4) - Thế nó cho bắt à ?
(5) - […] Khốn nạn … ông giáo ơi !
(6) - Nó có biết gì đâu !
Câu 3 : (2 điểm)
Nêu và phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong đoạn trích “Nước
Đại Việt ta”.
II/ TẬP LÀM VĂN : (6 điểm)
Nói “Không” với các tệ nạn xã hội.
Em hãy làm sáng tỏ vấn đề trên.
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ………
Trường THCS …………….
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II – NĂM HỌC : 2009 – 2010


MÔN : NGỮ VĂN – KHỐI 8
I/ PHẦN CÂU HỎI : (4điểm)
1/ Câu 1 : Các tác dụng của việc sắp xếp trật tự từ trong câu là :
- Thể hiện thứ tự nhất định của sự vật, hiện tượng, hoạt động, đặc điểm (Như thứ
bậc quan trọng của sự vật, thứ tự trước sau của hoạt động, trình tự quan sát của người
nói, …)
- Nhấn mạnh hình ảnh, đặc điểm của sự vật, hiện tượng.
- Liên kết với những câu khác trong văn bản.
- Đảm bảo sự hài hòa về ngữ âm của lời nói.
2/ Câu 2 : Các kiểu câu theo mục đích nói và hành động nói của các câu đã cho :
(1,5 điểm)
Số thứ
tự
Câu đã cho
Kiểu câu theo
mục đích nói
Hành động nói
(1) - Cậu vàng đi đời rồi, ông giáo ạ ! Trần thuật Trình bày, thông báo
(2) - Cụ bán rồi ?
Nghi vấn Hỏi, bộc lộ cảm xúc
(3) - Bán rồi ! Họ vừa bắt xong . […] Trần thuật Trình bày, thông báo
(4) - Thế nó cho bắt à ? Nghi vấn Hỏi
(5)
- […] Khốn nạn … ông giáo ơi ! Trần thuật
Trình bày, bộc lộ
cảm xúc
(6) - Nó có biết gì đâu ! Trần thuật
Trình bày, bộc lộ
cảm xúc
3/Câu 3 : (2 điểm)

* Nêu được cốt lõi tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi trong “Nước Đại Việt
ta” là tư tưởng “Yên dân, trừ bạo”
* Phân tích tư tưởng nhân nghĩa của Nguyễn Trãi :
Đó là tư tưởng “Lấy dân làm gốc”. Muốn đất nước hưng thịnh, triều đình bền
vững thì việc đầu tiên phải làm là làm cho dân hạnh phúc, no ấm.
Muốn Nhân dân được hạnh phúc thì triều đình phải chăm lo đến đời sống của
nhân dân, phải mưu cầu hạnh phúc của Nhân dân như mưu cầu hạnh phúc của chính
mình. Phải quan tâm đến xã hội, quét sạch bạo lực để nhân dân được yên vui.
Rút ra kết luận : Tư tưởng của Nguyễn Trãi thể hiện tư tưởng nhân nghĩa tiến bộ,
giàu tình cảm và ý thức dân tộc, giàu lòng yêu nước thương dân của tác giả.
II/ TẬP LÀM VĂN : (6 điểm)
• Yêu cầu :
- Bài viết rõ ràng, văn phong mạch lạc, câu từ trong sáng, chữ viết chính xác.
- Bài viết phải đủ bố cục 3 phần, thực hiện được yêu cầu của từng phần.
- Bài viết phải thực hiện phương thức nghị luận kết hợp với biểu cảm, tự sự và miêu
tả.
• Nội dung cần đạt :
1/ Mở bài :
Nêu khái quát về vấn đề nghị luận (Tệ nạn xã hội là vấn đề nhức nhối mà xã hội
cần lên án và loại bỏ)
2/ Thân bài : (5 điểm)
- Tệ nạn xã hội không đơn thuần ở ngoài xã hội mà còn xuất hiện trong học đường.
- Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng và cản trở việc học tập, gây ra những hậu quả xấu
đối với học sinh.
+ Một số bạn không quan tâm đến học tập mà suốt ngày chỉ đua đòi và mắc vào một
số tệ nạn xã hội (nêu dẫn chứng như đánh bài, đá gà, cá độ,…)
+ Mọi người nhận ra rằng việc học tập của các bạn ấy không có khả năng tiếp tục
được nữa.
+ Hầu hết những học sinh sa vào tệ nạn xã hội thường là những bạn học sinh cá biệt
+ Kỷ luật trở nên vô tác dụng đối với các bạn, nhân cách đạo đức đối với các bạn

chỉ là chuyện thường.
+ Sa đà vào tệ nạn dẫn tới bỏ học, trộm cắp để thỏa chí nhu cầu.
- Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình, gây những hậu quả xấu đối
với xã hội.
+ Sa đà vào các tệ nạn xã hội khiến tiền bạc tiêu vong, con người không còn khả
năng lao động, trở nên lười nhác.
+ Tệ nạn xã hội khiến kinh tế gia đình trở nên khó khăn, làm cho hạnh phúc gia đình
bị tan vỡ (nêu dẫn chứng)
+ Tệ nạn xã hội khiến con người trở nên vô cảm trước người khác, sinh ra nhiều vấn
đề xã hội khác …
- Cần lên án các hành vi của tệ nạn xã hội, hãy nói “không” với các tệ nạn xã hội
3/ Kết bài :
Khẳng định lại vấn đề
PHAÏM VI KIEÅM TRA - MA TRAÄN
ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ II - NĂM HỌC : 2009 - 2010
MÔN : Ngữ văn - Khối lớp : 8
I/ Phạm vi kiểm tra :
Kiến thức từ tuần 18 đến tuần 36
* Văn bản :
- Thơ văn Việt Nam Hiện đại
- Văn học nước
ngoài
- Nghò luận Việt Nam Hiện đại, Trung đại
* Tiếng Việt :
- Kiểu câu phân chia theo mục đích nói.
- Hành động nói
- Lựa chọn trật tự từ trong câu
* Tập làm văn : Văn bản thuyết minh và nghò luận (Nghò luận vấn đề xã hội - tư tưởng đạo lý)
II/ Mục tiêu cần đạt :
Về kiến thức :

- Học sinh tổng hợp các kiến thức đã học của phần ngữ văn 8 (học kỳ II).
- Kiểm tra khả năng nhận biết và vận dụng trong quá trình giải bài tập.
Về kỹ năng :
Rèn luyện kỹ năng cảm thụ văn chương, biết tích hợp các nội dung để áp dụng vào bài làm
Rèn luyện kỹ năng ghi nhớ các kiến thức tiếng Việt, biết phân biệt các lónh vực kiến thức
Về thái độ :
Giáo dục thái độ yêu tiếng Việt, yêu văn chương
III/ Ma trận đề :
Mức độ
Nhận biết Thông hiểu
Vận dụng
thấp
Vận dụng
cao Tổng số
Nội dung
TN TL TN TL TN TL TN TL TN TL
Văn bản
Nước Đại Việt ta


1 (c3)

1
(c3)

2,0

2,0
Tiếng
Việt

Kiểu câu phân chia
theo mục đích nói
và hành động nói


1 (c2)

1
(c2)

1,5

1,5






Lựa chọn trật tự từ
trong câu
1 (c1)

1
(c1)

0,5

0,5
Tập làm

văn
Văn nghò luận

1 1

6,0 6,0
Cộng số câu
1 (c1) 1 (c2)

1 (c3)
1 4
Cộng số điểm

0,5

1,5 2,0 6,0
10,
0

Đông Hưng A; ngày 10 tháng 04 năm
2010
DUYỆT CỦA BGH DUYỆT CỦA TỔ Người ra đề
P.Hiệu trưởng Tổ trưởng

×