Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làm sao để tránh những sai lầm khi ly hôn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (190.59 KB, 5 trang )

Làm sao để tránh những
sai lầm khi ly hôn
Hầu hết mọi người trong ly hôn thường quá nóng giận, buồn khổ hoặc
vội vàng tới nỗi không kịp nghĩ kỹ về những điều nên làm để bảo vệ
chính mình và con cái một khi chuyện “tan đàn xẻ nghé” xảy ra.

Một số sai lầm sau bạn (đặc biệt là các ông chồng) rất dễ mắc khi hai
người buộc phải đưa nhau ra tòa ly dị:
Dùng con làm vũ khí
- Nghiêm cấm bạn đời cũ đến thăm con là việc làm rất tàn nhẫn, đặc biệt
với những người dành hết tình cảm yêu thương cho đứa con của mình.
- Có thể cô ấy có lỗi với bạn, song không thể vì thế mà ngăn cản cô ấy
dành tình yêu thương cho các con. Hãy nghĩ đến bọn trẻ, chúng còn quá
non nớt. Thêm nữa, trong hầu hết các trường hợp, tòa án sẽ không thuận
cho bạn cư xử như vậy đâu.

Vì người đàn bà khác
- Một nguyên nhân phổ biến khiến một cuộc ly hôn lý ra bình thường trở
nên “bất thường” và chất chứa đầy hận thù, cãi vã chính là bóng dáng
một người đàn bà khác. Bản thân việc gia đình đổ vỡ đã khiến người
trong cuộc đau khổ lắm rồi, bạn đừng làm người từng một thời má ấp tay
kề thêm tổn thương khi thấy vị trí của cô ấy trong tim bạn đang bị thay
thế bởi người đàn bà khác.
- Có thể vì lý do nào đó, bạn muốn công khai tình cảm mới của mình,
như để chứng tỏ cho vợ thấy bạn vẫn có sức hút và đã tìm được hạnh
phúc mới chẳng hạn. Song dù sao vẫn nên cố gắng đợi đến khi đã hoàn
tất các thủ tục ly hôn, đừng nói về người đàn bà mới trước vợ và các con
khi việc còn chưa đâu vào đâu cả.

Không thuê luật sư
- Bạn sẽ rất sai lầm nếu xiêu lòng trước lời thuyết phục của vợ rằng


không cần thuê luật sư trong khi cô ấy có luật sư riêng. Bạn đang lấy
trứng chọi đá, đang “đấu” với một bên cực kỳ “chuyên nghiệp” trong khi
mình quá “a-ma-tơ”.
- Càng hồ đồ hơn nếu bạn đồng ý thuê một luật sư đại diện cho cả 2 bên
(để tiết kiệm thời gian và tiền), vì sau này sẽ dẫn đến xung đột trong vấn
đề trả phí. Đừng tin vị luật sư sẽ đại diện công bằng cho cả hai, rất có thể
vợ bạn có một mong muốn gì đó mà cô ấy biết rõ, nếu để bạn thuê luật
sư riêng, cô ấy sẽ khó lòng đạt được.

Vạ miệng
Những lời trách cứ, tranh cãi nảy lửa, xung đột liên miên là cảnh thường
thấy trong câu chuyện qua lại giữa hai người đang chuẩn bị đưa nhau ra
tòa. Song “mô hình” này rất nguy hiểm, có thể khiến cả đôi bên suy sụp
tinh thần, đặc biệt khi “võ mồm” biến thành đấm đá tay chân có thể gây
sát thương cho vợ, chồng hoặc cho bọn trẻ. Ấy là chưa kể, những lời nói
trong lúc nóng giận có thể trở thành nhân tố chống lại bạn trước tòa.

Xát muối vào vết thương lòng
Nên quan tâm đến những cảm xúc của đối phương, hết sức tránh làm họ
bị tổn thương, khích động. Không cần biết bạn đã làm người ấy thất
vọng đến thế nào, không cần biết bạn đã lầm lỗi ra sao, đừng làm một
chuyện đã tệ trở nên tệ hơn bằng cách xát muối vào vết thương lòng của
vợ trong lúc dàn xếp mọi chuyện. Nên cố gắng thỏa hiệp ở mức độ cao
nhất.

Trở nên thụ động
- Điều cuối cùng bạn làm khi nghe vợ tuyên bố muốn ly hôn là hoàn
toàn trở nên buông xuôi. Song bạn có biết, rất nhiều người có tính cơ
hội. Nếu cô ấy thuộc tuýp người như thế, cô ấy sẽ “tranh thủ” bòn rút
mọi thứ từ bạn, tiền, bất động sản, yêu cầu bạn có trách nhiệm hỗ trợ

nuôi con v.v.
- Bạn đồng ý trước tất cả mọi yêu sách đó. Hẳn bạn quên rằng thụ động
một cách nhu nhược hoàn toàn khác với hợp lý, biết điều. Lời khuyên
dành cho bạn là: Những bối rối trong lúc ly hôn rồi sẽ nhanh chóng qua
đi, đừng để khi lấy lại được bình tĩnh bạn phải hối hận vì những gì đã
quyết khi tinh thần không minh mẫn.

Tranh giành tài sản
- Trong hầu hết các vụ ly hôn khi vợ chồng đã có thời gian chung sống
khá dài, đôi bên thường tranh cãi xung quanh vấn đề phân chia tài sản.
Sự tranh giành nhiều khi đến mức cực đoan và vô lý, nguyên do xuất
phát từ việc khổ chủ bị mờ mắt bởi lòng hận thù và mong muốn được trả
đũa.
- Những tranh chấp tài sản sẽ vắt kiệt tâm sức bạn, phá hỏng chút nghĩa
tình còn sót lại giữa hai người, ấy là chưa kể tiền theo kiện nhiều khi còn
vượt quá giá trị của vật đang tranh chấp. Hãy bình tĩnh cân nhắc, thương
lượng để đi đến sự phân chia hợp lý cuối cùng hoặc chấp nhận phán
quyết công bằng 50-50 của tòa án.

×