Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

đề thi thử đại học môn sinh học lần 1 lê đức triển có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.38 KB, 4 trang )

Luyện thi ĐH – CĐ. Sinh học. Đề số I. Gv: Lê Đức Triển
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC – CAO ĐẲNG LẦN 1
Môn: Sinh học
Đề gồm: 50 câu. Thời gian 60 phút
1. Mã di truyền (MDT) là mã thoái hoá vì:
A. MDT có thế mã hoá nhiều axitamin B. Có nhiều Mã di truyền không mã hoá axitamin nào cả
C. Nhiều MDT cùng mã hoá 1 axitamin D. Số lượng MDT quá lớn so với số axitamin cần mã hoá
2. Nếu gen đột biến mất các cặp Nu số 4,6,8 thì các axitamin trong đoạn Polipeptit tương ứng sẽ ( Nếu codon
mới tổng hợp axitamin mới) :
A. Mất 1 và có 2 mới B. Mất 1 và có 1 mới C. Mất 1 và không có mới D. Mất 2 và có 1 mới
3. Điều kiện cần và đủ để quy định đặc trưng về cấu trúc hoá học của gen là:
A. Thành phần nuclêotit của gen B. Trật tự phân bố nuclêotit của gen
C. Chiều xoắn của phân tử ADN D. Cấu trúc ngược chiều 2 mạch của gen
4. Cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử là:
A. prôtêin B. ARN C. Axit nuclêic D. ADN
5. Cấu trúc một đơn phân của AND (Nucleotit) gồm:
A. Đường Dêôxiribô, Axit phôtphoric, Axitamin B. Axit phôtphoric, đường ribô, 1bazơnitric
C. Axit phôtphoric, đường ribô, Ađênin D. Axit phôtphoric, Đường Dêôxiribô, 1bazơnitric
6. Bazơ Nitric gắn với đường đêôxiribô ở vị trí cacbon số:
A. 2’ B. 3’ C. 1’ D. 5’
7. Sự khác biệt cơ bản trong cấu trúc đơn phân của AND (Nucleotit) và ARN (Ribo Nucleotit) ở thành phần:
A. Bazơ Nitric B. Đường C. Axitphotphoric D. Không khác nhau
8. Bốn loại Nuclêotit phân biệt nhau ở thành phần nào dưới đây:
A. Bazơ Nitric B. Đường C. Axitphotphoric D. Đường glucô
9. Giả sử một gen của vi khuẩn có số nuclêotit là 3000. Hỏi số axitamin trong phân tử protêin có cấu trúc bậc 1
được tổng hợp từ gen trên là bao nhiêu:
A. 500 B. 498 C. 499 D. 750
10. Phát biểu nào sau đây là đúng:
A. Ở sv nhân chuẩn, axitamin mở đầu chuỗi polipeptit sẽ được tổng hợp là Mêtiônin
B. Trong phân tử ARN có chứa gốc đường Ribôzơ ( C
5


H
10
O
5
) và các bazơ Nitric A, T, G, X.
C. Một bộ ba mã di truyền có thể mã hoá cho một hoặc một số axitamin
D. Phân tử tARN và rARN có cấu trúc mạch đơn, phân tử mARN có cấu trúc mạch kép.
11. Một đoạn mạch gốc của gen sao mã ra mARN có trình tự các nuclêotit như sau:
…….TGT GXA XGT AGX TTT……
………2… 3… 4……5……6………
Đột biến xảy ra làm G của bộ ba thứ 5 ở mạch gốc bị thay bởi T sẽ làm cho:
A. Trình tự axitamin từ vị trí mã thứ 5 trở đi sẽ thay đổi B. Chỉ có axitamin ở vị trí mã thứ 5 là thay đổi
C. Quá trình tổng hợp prôtêin sẽ bắt đầu ở vị trí mã thứ 5 D. Quá trình dịch mã sẽ dừng lại ở vị trí mã thứ 5
12. Một đoạn mạch gốc của gen sao mã ra mARN có trình tự các nuclêotit như sau:
…….GAX TXA XTA AGX XXX……
………2… 3… 4……5……6………
Đột biến xảy ra làm G của bộ ba thứ 5 ở mạch gốc bị thay bởi T. Đây là dạng đột biến:
A. Đồng nghĩa B. Sai nghĩa C. Dịch khung D. Vô nghĩa
13. Dạng đột biến gen gây biến đổi ít nhất trong cấu trúc của chuỗi polipeptit tương ứng do gen đó tổng hợp là:
A. Thêm 1 cặp nuclêotit B. Thay thế một cặp nuclêotit
C. mất một cặp nuclêotit D. thay thế 2 cặp nuclêotit
14. Nếu đột biến xảy ra làm gen thêm một cặp nuclêotit thì số liên kết Hyđrô của gen sẽ:
A. Tăng 1 liên kết Hydrô hoặc tăng 2 liên kết Hydrô B. Tăng 2 liên kết Hydrô
C. Tăng 3 liên kết Hydrô hoặc tăng 1 liên kết Hydrô D. Tăng 2 liên kết Hydrô hoặc tăng 3 liên kết Hydrô
15. Một gen có số liên kết Hyđrô là 1560, có số A = 20% số nuclêotit của gen. Số nuclêotit loại G là:
Thắc mắc xin liên hệ: 0979889113 letrien16.6@gmail. 0979889113 Trang 1
Luyện thi ĐH – CĐ. Sinh học. Đề số I. Gv: Lê Đức Triển
A. G=240, X=360 B. G=X=240 C. G=X=156 D. G=X=360
16. Gen là gì?
A. Là phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định ( Chuỗi polipeptit hoặc ARN)

B. Là đoạn ADN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định ( Chuỗi polipeptit hoặc ARN)
C. là đoạn mARN mang thông tin mã hoá cho một sản phẩm xác định ( chuỗi polipeptit)
D. Là phân tử ADN mang thông tin mã hoá cho một chuỗi polipeptit
17. Sự khác nhau về cấu trúc của gen ở sv nhân sơ và sinh vật nhân thực là:
A. Mạch ADN (trên đó mang gen) ở sv nhân thực có dạng mạch thẳng, còn ở sv nhân sơ có dạng mạch vòng
B. Gen ở sv nhân sơ có vùng mã hoá liên tục, còn gen ở sv nhân thực có đoạn không mã hoá gọi là intron
C. Gen ở sv nhân sơ có khối lượng nhỏ hơn ở sv nhân thực
D. Gen ở sv nhân sơ và sv nhân thực đều được cấu tạo từ nuclêotit nên không có gì khác nhau
18. Mã di truyền là:
A. Mã quy định những đặc điểm và tính chất của cơ thể sv
B. Là trình tự sắp xếp các nuclêotit trên mạch mARN quy định trình tự sắp xếp các axitamin trong phân tử prôtêin
C. Là trình tự sắp xếp các nuclêotit trên mạch ADN quy định trình tự sắp xếp các axitamin trong phân tử prôtêin
D. Là trình tự sắp xếp các nuclêotit quy định trình tự sắp xếp các axitamin trong phân tử prôtêin
19. Nguyên tắc bán bảo toàn là:
A. Sau tự nhân đôi, số phân tử ADN con bằng một nửa số phân tử ADN mẹ
B. Sau tự nhân đôi, phân tử ADN con có 1 mạch là của ADN mẹ
C. Sau tự nhân đôi, có sự sắp xếp lại các nuclêotit của ADN mẹ kết quả là số nuclêotit của ADN chỉ còn lại một
nửa
D. Sau quá trình nhân đôi chỉ một nửa số phân tử ADN được bảo toàn
20. mARN trưởng thành là loại mARN:
A. Được tạo ra trực tiếp từ mạch khuôn của phân tử ADN mẹ
B. Sau khi được tổng hợp thì nó cuộn xoắn để thực hiện chức năng sinh học
C. Được tạo ra sau khi cắt bỏ các đoạn intrôn khỏi mARN sơ khai
D. Được tạo ra sau khi cắt bỏ các đoạn exôn khỏi mARN sơ khai
21. Một prôtêin có 500 axitamin. Biết rằng gen cấu trúc mã hoá prôtêin này có chiều dài là 639,20 nm. Hỏi gen
này có bao nhiêu cặp nuclêotit ở các đoạn intrôn:
A. 374 B. 376 C. 388 D. 372
22. Trong quá trình tự sao, một mạch của ADN được tổng hợp liên tục, còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn
vì:
A. Tổng hợp theo 2 chiều làm tăng tốc độ tự sao

B. Vì Enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’- 3’
C. Vì Enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’- 5’
D. Vì Enzim ADN polimeraza chỉ di chuyển theo chiều 5’-3’ của ADN mẹ
23. Codon và triplet giống và khác nhau:
A. Đều là các bộ ba nuclêotit, codon là bộ ba trên mARN, còn triplet là bộ ba trên ADN
B. Đều là các bộ ba nuclêotit, codon là bộ ba trên mARN, còn triplet là bộ ba trên tARN
C. Đều là các bộ ba nuclêotit, codon là bộ ba trên ADN, còn triplet là bộ ba trên mARN
D. Đều là các bộ ba nuclêotit, codon là bộ ba trên tARN, còn triplet là bộ ba trên mARN
24. 10 phân tử prôtêin cùng loại có 4500 liên kết peptit. Chiều dài của mARN trưởng thành làm khuôn mẫu
tổng hợp prôtêin này là:
A. 462,026 nm B. 462,094 nm C. 462,06 nm D. 462,128 nm
25. Đột biến gen là:
A. Đột biến xảy ra trong gen làm thay đổi thành phần, số lượng, trình tự sắp xếp của gen nào đó trong bộ gen
B. Là đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen, thường liên quan đến một, hoặc một số cặp nuclêotit
C. Là những thay đổi xảy ra khi phiên mã trong tổng hợp prôtêin làm thay đổi cấu trúc của phân tử prôtêin
D. Là sự biến đổi trong cấu trúc vật chất di truyền và làm biến đổi đột ngột, gián đoạn tính trạng của cơ thể sinh
vật
Thắc mắc xin liên hệ: 0979889113 letrien16.6@gmail. 0979889113 Trang 2
Luyện thi ĐH – CĐ. Sinh học. Đề số I. Gv: Lê Đức Triển
26. Đột biến điểm là:
A. Là đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen, lên quan tới một cặp nuclêotit
B. Là đột biến xảy ra trong cấu trúc của NST hoặc gen, liên quan đến một cặp nuclêotit hoặc cấu trúc của NST
C. Là đột biến xảy ra trong cấu trúc của gen, lên quan tới một số cặp nuclêotit
D. Là đột biến xảy ra tại một điểm của gen, có thể liên quan tới một hoặc một số cặp nuclêotit
27. Ai là người phát hiện ra cơ chế điều hoà hoạt động của gen:
A. Men Đen B. MoocGan C. Mônô và Jaccôp D. Coren
28. Thành phần cấu tạo của Operon Lac gồm:
A. Một vùng vận hành(O) và một nhóm gen cấu trúc
B. Một vùng vận hành(O), một gen điều hoà (R) và một nhóm gen cấu trúc
C. Một vùng khởi động(P), một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc

D. Một vùng khởi động(P), một vùng vận hành (O) và một nhóm gen cấu trúc và một gen điều hoà ( R)
29. Cơ chế điều hoà hoạt động của gen đã được phát hiện ở:
A. Vi khuẩn E.coli B. Người C. Ruồi giấm D. Đậu Hà Lan
30. Trong cơ chế điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ, vai trò của gen điều hoà là:
A. Mang thông tin quy định prôtêin điều hoà B. Nơi kết hợp với prôtêin điều hoà
C. Nơi tiếp xúc với Enzim ARN polimeraza D. Mang thông tin quy định Enzim ARN polimeraza
31. Trong Operon Lac vai trò của prôtêin điều hoà là:
A. Nơi tiếp xúc đầu tiên của Enzim ARN polimeraza trong hoạt động phiên mã của các gen cấu trúc
B. Vị trí gắn prôtêin ức chế hoạt động của các gen cấu trúc
C. Tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng khởi đầu D. Tổng hợp prôtêin ức chế tác động lên vùng vận hành
32. Trong môi trường không có Lactozơ các gen cấu trúc trong Operon Lac không biểu hiện vì:
A. Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế trực tiếp hoạt động của các gen cấu trúc
B. Gen chỉ huy tổng hợp prôtêin ức chế gen điều hoà
C. Gen chỉ huy tổng hợp prôtêin ức chế gen cấu trúc D. Gen điều hoà tổng hợp prôtêin ức chế gen chỉ huy
33. Cấu trúc Operon Lac ở Vi khuẩn E.coli gồm:
A. Vùng khởi động  vùng vận hành  các gen cấu trúc
B. Vùng khởi động  Gen điều hoà vùng vận hành
C. Vùng khởi động  Gen điều hoà  vùng vận hành các gen cấu trúc
D. Gen điều hoà  vùng khởi động  vùng vận hành  các gen cấu trúc
34. Trong môi trường có Lactôzơ gen cấu trúc có thể tiến hành phiên mã và dịch mã bình thường vì:
A. Lactozơ đóng vai trò như chất cảm ứng làm prôtêin ức chế bị bất hoạt không gắn được vào gen vận hành
B. Lactôzơ cung cấp năng lượng cho hoạt động của Operon Lac
C. Lactozơ đóng vai trò là Enzim xúc tác quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
D. Lactozơ đóng vai trò là chất kết dính Enzim ARN polimeraza không gắn vào vùng khởi đầu
35. Ở sv nhân sơ, Operon là:
A. Nhóm gen cấu trúc có liên quan về chức năng phân bố thành từng cụm có chung một gen điều hoà
B. Nhóm gen cấu trúc phân bố liền nhau tập trung thành từng cụm
C. Nhóm các gen chỉ huy cùng chi phối các hoạt động của một gen cấu trúc
D. Nhóm các gen cấu trúc có chức năng khác nhau phân bố thành từng cụm có chung một gen điều hoà
36. Điểm giống nhau trong hoạt động của Operon Lac trong môi trường có và không có Lactozơ:

A. Vùng vận hành đều bị gắn prôtêin ức chế B. Có hiện tượng chất cảm ứng làm bất hoạt prôtêin ức chế
C. Enzim ARN polimeraza không tiếp xúc với vùng khởi động
D. Gen điều hoà đều tiến hành phiên mã để tổng hợp prôtêin ức chế
37. Sự tổng hợp ARN được thực hiện:
A. Trong nhân đối với mARN, còn tARN và rARN được tổng hợp ở ngoài nhân
B. Trong nhân đối với tARN, còn mARN và rARN được tổng hợp ở ngoài nhân
C. Theo nguyên tắc bổ sung dựa trên một mạch của gen có chiều 3’-5’
D. Theo nguyên tắc bổ sung dựa trên hai mạch của gen có chiều 3’-5’
Thắc mắc xin liên hệ: 0979889113 letrien16.6@gmail. 0979889113 Trang 3
Luyện thi ĐH – CĐ. Sinh học. Đề số I. Gv: Lê Đức Triển
38. Một gen thực hiện 2 lần phiên mã đòi hỏi môi trường cung cấp số lượng nuclêotit các loại: A=400, U=360,
G=240, X=480. Số lượng nuclêotit từng loại của gen là:
A. A=T=380, G=X=360 B. A=T=360, G=X=380
C. A=200, T=180, G=120, X=240 D. A=180, T=200, G=240, X=360
39. Sự hình thành chuỗi polipeptit diễn ra theo chiều trên mARN là:
A. chiều 3’-5’ B. Chiều 5’-3’ C. Ngược chiều với chiều di chuyển của ribôxôm D. Chiều ngẫu nhiên
40. Trong quá trình dịch mã, axitamin đến sau sẽ được gắn vào chuỗi polipeptit đang được hình thành:
A. Trước khi tARN của axitamin trước tách khỏi ribôxôm dưới dạng tự do
B. Khi tiểu phần lớn và bé của ribôxôm tách nhau
C. Khi ribôxôm tách khỏi bộ ba mã mở đầu D. Khi ribôxôm di chuyển đến bộ ba mã tiếp theo
41. Điền các kí hiệu 3’, 5’ vào các chỗ trống để mô tả chiều của quá trình sao mã:
Chiều sao mã  Gen (1) ATGXTTAX (2)
mARN (3) UAXGAAUG (4)
Các kí hiệu theo thứ tự 1, 2, 3, 4 là:
A. 3’, 5’, 5’, 3’ B. 5’, 3’, 5’, 3’ C. 3’, 5’, 3’, 5’ D. 5’, 3’, 3’, 5’
42. Chức năng của mARN là:
A. Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã ở ribôxôm B. Mang axitamin tới ribôxôm
C. Truyền đạt thông tin di truyền D. Kết hợp với prôtêin tạo nên ribôxôm
43. Quá trìng tổng hợp ARN xảy ra ở giai đoạn nào của quá trình phân bào:
A. Kì đầu của NP B. Kì giữa của NP C. Kì trung gian D. Kì sau

44. Mô tả nào sau đây về tARN là đúng:
A. tARN là một polinuclêôtit có số nuclêotit tương ứng với số nuclêotit trên 1 mạch của gen cấu trúc
B. tARN là một polinuclêôtit gồm 80-100 nuclêotit cuộn xoắn ở 1 đầu có đoạn có cặp bazơnitric liên kết theo
NTBS tạo nên các thuỳ tròn, một đầu tự do mang axitamin đặc hiệu và một thuỳ tròn mang bộ ba đối mã
C. tARN là một polinuclêôtit gồm 80-100 nuclêotit cuộn xoắn 1 đầu, trên cơ sở liên kết theo NTBS giữa tất cả các
ribônuclêotit , 1 đầu mang axitamin và một đầu mang bộ ba đối mã
D. tARN là một polinuclêôtit gồm 80-100 ribônuclêotit không tạo xoắn, 1 đầu mang axitamin và một đầu mang bộ
ba đối mã
45. Prôtêin được tổng hợp ở tế bào nhân thực có đặc điểm:
A. Kết thúc bằng foocmyl Mêtiônin B. Bắt đầu bằng foocmyl Mêtiônin
C. Bắt đầu bằng Mêtiônin D. Kết thúc bằng Mêtiônin
46. Tên thứ thự các vùng ở 1 gen cấu trúc là
A. Mở đầu – kết thúc – mã hóa B. Mở đầu – mã hóa – kết thúc
C. Điều hòa – mã hóa – kết thúc D. Tiếp nhận – kết thúc – mã hóa
47. Nếu cứ 3 trong số 4 lọai nuclêôtit mã hóa 1 lọai axit amin thì có bao nhiêu bộ mã khác nhau:
A. 4 B. 8 C. 16 D. 64
48. Đột biến xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, giai đoạn từ 2 đến 8 tế bào được gọi là:
A. Đột biến xôma. B. Đột biến tiền phôi. C. Đột biến sinh dưỡng. D. Đột biến giao tử.
49. Bộ 3 mở đầu ở
m
ARN của sinh vật nhân thực là:
A. 5’AAG 3’ B. 5’UGA 3’ C. 5’UAG 3’ D. 5’AUG 3’
50. Anticodon là:
A. Bộ ba đối mã trên tARN B. Bộ ba mã sao trên mARN
C. Bộ ba mã hoá (Triplet) trên ADN D. Mã làm tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã
……………%
Thắc mắc xin liên hệ: 0979889113 letrien16.6@gmail. 0979889113 Trang 4

×