Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Sự phát triển và làm tổ của phôi - đẻ con mãn kinh (tt) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (863.72 KB, 8 trang )



Sự phát triển và làm
tổ của phôi - đẻ con -
mãn kinh (tt)



2. Đẻ và nuôi con bằng sữa

Khi đủ thời gian mang thai, người
mẹ và động vật cái thực hiện động
tác đẻ, đó là quá trình đẩy thai nhi
ra khỏi tử cung. Sinh đẻ bắt đầu
bằng hàng loạt sự co bóp của tử
cung. Sự co bóp này tăng dần lên
về cường độ và tần số, làm cho cổ
tử cung mở rộng đường kính đến
10 cm. Có thể chia động tác đẻ
thành ba giai đoạn:
Giai đoạn 1 (kéo dài khoảng 12
giờ) thai chuyển tới phần cổ tử
cung, màng ối vỡ cho nước ối chảy
ra làm trơn âm đạo.
Giai đoạn 2 (kéo dài khoảng 20
phút -1 giờ) cổ tử cung mở rộng, cơ
tử cung và cơ thành bụng phối hợp
co bóp mạnh tống thai ra ngoài.
Cuống rốn của thai được thắt lại và
cắt rời khỏi nhau thai.
Giai đoạn 3 (từ 10-15 phút) nhau


thai bong khỏi màng tử cung và
được đẩy ra ngoài.

Cấu tạo nhau thai
1. niêm mạc tử cung; 2. tiểu động
mạch của cơ thể mẹ; 3. tiểu tĩnh
mạch của cơ thể mẹ; 4. nhung mao
màng đệm; 5 các hốc chứa đầy
máu mẹ; 6. tuần hoàn của thai nhi
đi đến các mao mạch của nhung
mao màng đệm; 7. tổ chức xuất
phát từ màng đệm; 8. các động
mạch rốn; 9. tĩnh mạch rốn; 10.
màng ối; 11. dòng máu
Cơ chế kích thích quá trình sinh đẻ
còn chưa được hiểu biết đầy đủ.
Song chính thai nhi đóng vai trò
quan trọng trong sự tự điều chỉnh
để quá trình đẻ được thực hiện
đúng thời gian.
Ở giai đoạn trước khi đẻ, tuyến yên
của thai phát triển và tiết ra hormon
adrenocorticotrophic (ACTH).
Hormon này kích thích phần vỏ
tuyến trên thận của thai làm tăng
cường tiết hormon nhóm
glucocorticoid. Nhóm hormon
này lại kích thích sự thay đổi
hormon của cơ thể mẹ thông qua
nhau thai. Tử cung co bóp do tác

dụng kích thích của hormon
oxytocin được giải phóng từ thùy
sau tuyến yên người mẹ.
Hormon prostaglandin cũng tăng
hàm lượng trong máu người mẹ
sinh đẻ và cũng là nguyên nhân gây
co bóp tử cung. Có thể là, sự hoạt
động của các hormon của cơ thể mẹ
có tác dụng nhanh chóng làm giảm
tiết hormon progesteron xảy ra vài
ngày trước khi đẻ.
Thời gian đẻ cũng thay đổi tuỳ loài,
ví dụ: lợn từ 2-6 giờ, bò 20 phút-4
giờ, ngựa 15-30 phút, thỏ 15-20
phút.
Trong thời gian có chửa, tác dụng
của hormon oestradiol (nhóm noãn
tố) và progesteron làm cho tuyến
vú và ống tiết sữa phát triển. Đồng
thời có sự tăng tích lũy mỡ và tăng
máu tuần hoàn ở vú. Khi trẻ sơ sinh
bú sẽ gây ra phản xạ tiết sữa, mặt
khác tuyến yên tăng cường hoạt
động và tiết hormon prolactin. Nếu
mẹ cho con bú liên tục, sữa sẽ tiết
ra trong thời gian dài đến chín
tháng hoặc lâu hơn. Thời gian này
trứng cũng ngưng phát triển, chín
và rụng. Còn nếu mẹ không cho
con bú, tuyến vú sẽ nhỏ lại, sữa

ngưng tiết, trứng có thể chín và
rụng sau 3-6 tháng hoặc sớm hơn.

Các giai đoạn của sụ đẻ
3. Mãn kinh

Ở tuổi dậy thì, cơ thể có nhiều biến
đổi quan trọng về cấu tạo, tâm sinh
lý, sự tăng cường hoạt động và tiết
hormon của tuyến nội tiết để chuẩn
bị cho các chu kỳ sinh dục xảy ra.

Sau thời gian hoạt động mạnh,
buồng trứng sẽ giảm hoạt động và
không đáp ứng với các hormon
sinh dục nữa, nghĩa là buồng trứng
giảm dần chức năng theo tuổi già.
Đến 45-55 tuổi, chu kỳ kinh nguyệt
không đều, thừa dần rồi tắt hẳn. Đó
là thời kỳ mãn kinh.
Ở tuổi mãn kinh, cơ quan sinh dục,
tâm sinh lý cũng biến đổi. Người
phụ nữ có cảm giác nóng bừng từ
thân đến mặt. Một số người có thể
mắc chứng "loãng xương". Người
ta điều trị bằng cách tiêm hormon
oestrogen.

×