Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Cần một cách làm ăn mới! doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (133.23 KB, 11 trang )

Cần một cách làm ăn mới!
Tham gia tổ chức cộng đồng quốc tế luôn là
công việc đối ngoại hàng đầu của mọi quốc
gia. Nó tạo điều kiện để mối quốc gia vận dụng
được sức mạnh tổng hợp cửa toàn thế giới,
sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật của các
nước tiên tiến cũng như khả năng hỗ trợ ưu thế riêng biệt của
nước này cho nước khác. Tuy nhiên, không có thành quả nào
không bỏ ra công sức mà có thể đạt được, không có cái lợi nàn
mà không phải trả giá, vấn đề là phải tinh tường chọn lựa lợi thế
thời gian, lợi thế không gian (các điều kiện tham gia), cân nhắc
cái trước mắt và cái lâu dài trên cơ sớ thực tế của từng nước để
quyết định cái giá phải trả đến đâu và trả như thể nào.



Cuộc đàm phán gia nhập WTO của nước ta đã kéo dài trên 10
năm. Sự kiên trì theo đuổi đàm phán của lãnh đạo nhà nước ta
đã chứng tỏ Việt Nam rất cẩn trọng trong việc gia nhập tổ chức
thương mại toàn cầu.
Ngày 26/10/2006 vừa qua, điều chúng ta chờ đợi rồi cũng đến:
Chủ tịch Ban công tác về việc gia nhập WTO của Việt Nam Eirik
Glenne đã gõ búa thông qua toàn bộ gói hồ sơ gia nhập WTO
của Việt Nam, kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng.
Theo lịch trình, ngày 7/ 11 tới đây, WTO sẽ triệu tập phiên họp
đặc biệt của Đại hội đồng tại Geneva để kết nạp Việt Nam thành
thành viên chính thức của WTO. Sau đó, Quốc hội Việt Nam sẽ
phải phê chuẩn nghi định như gia nhập và thông báo cho WTO.
Đúng 30 ngày sau khi làm xong các thủ tục này, Việt Nam sẽ
chính thức thành thành viên của WTO.
Khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, hầu như mọi hoạt


động kinh doanh của doanh nghiệp nước ta đều bị chi phối bởi
những ràng buộc đã ký với WTO. Do đó, tâm trạng của các
doanh nghiệp hiện nay cũng giống như những vận động viên
tham gia thi đấu quốc tế mà chưa biết luật thi đấu như thế nào,
do đó không thể nói được đâu là lợi thế cụ thể cả. Có lẽ tốt nhất
là chuẩn bị chịu đòn năm ba hiệp đấu để mò mẫm luật thi đấu,
chuẩn bị chấp nhận sự thất bại của một số vận động viên rồi rút
kinh nghiệm để có được cái kiến thức "tri kỷ tri bỉ” mà các nhà
binh pháp xưa thường nói, hòng giành thắng lợi về sau.
Tham gia vào WTO tới đây, tuy chưa có những văn bản cụ thể đã
ký kết để so sánh, đối chiếu với thực trạng kinh tế của đất nước,
nhưng qua kinh nghiệm của các nước đã đi trước, có thể nhận
dạng vấn đề này theo cách sau.
Tất cả sản phẩm trên thị trường nước ta hiện nay có thể chia
thành hai loại:
Loại sản xuất trong nước được chi phối bởi các chính sách trong
nước, trong đó có sản phẩm bán tại thi trường nội địa, có sản
phẩm xuất khẩu, do đó có những chính sách ưu đãi hay hạn chế
khác nhau (bằng thuế, bằng vay vốn tín dung, bằng quyền sử
dụng tài nguyên ). Ví dụ, để đảm bảo ưu thế hay sự độc quyền
cho sản phẩm nào đó, Nhà nước có thể cấm hay hạn chế nhập
khẩu các sản phẩm cùng loại của nước ngoài (biện pháp hành
chính) hay đánh thuế hàng nhập thật cao (biện pháp kinh tế).
Loại sản phẩm được nhập từ nước ngoài đã thỏa mãn nhu cầu
trong nước mà không cạnh tranh với hàng nội địa thì được
hưởng chính sách nhập khẩu thuận lợi. Nhưng nếu mặt hàng nào
tranh giành thị trường với hàng nội địa làm ảnh hưởng đến sản
xuất trong nước thì hàng rào thuế quan sẽ được sử dụng để điều
tiết, ngăn chặn. Điều này được nhiều nước trên thế giới vận
dụng.

Nhưng khi đã tham gia vào WTO, một nguyên tắc cơ bản phải
được chấp hành là các chính sách, luật lệ vận hành nền kinh tế
phải phù hợp với những gì mà Nhà nước đã ký kết và mọi sản
phẩm, mọi doanh nghiệp đều được hưởng luật lệ, quy chế một
cách bình đẳng như nhau. Rào cản thuế quan sẽ từng bước
được dỡ bỏ, trong khi đó sản phẩm do doanh nghiệp trong nước
làm ra không còn hưởng chế độ bao cấp hay ưu đãi của Nhà
nước. Như vậy cục diện sẽ là:
Các doanh nghiệp trong nước khi không còn được bảo hộ, ưu đãi
của Nhà nước nếu không tự mình vươn lên được thì sẽ bị phá
sản vì mất thị trường, kể cả những doanh nghiệp liên doanh với
nước ngoài nếu trông chờ vào hàng rào thuế quan cứu rỗi.
Cơ cấu đầu tư nước ngoài sẽ thay đổi. Do đầu tư sản xuất ra các
sản phẩm được hưởng lợi từ thuế quan không còn, các nhà đầu
tư nước ngoài sẽ chuyển sang kinh doanh hàng nhập, tham gia
vào hệ thống kinh doanh - dịch vụ trực tiếp trên thị trường nước
ta. Đồng thời sẽ có một số lượng mới doanh nghiệp nước ngoài
vào đầu tư sản xuất các mặt hàng mà họ có thị trường rộng lớn
trên thế giới. Một số doanh nghiệp nước ngoài cũng tham gia vào
thị trường thương mại dịch vu nước ta ở mọi linh vực và ở mọi
nơi họ nhận thấy có thể khai thác được. Như vậy, một phong
cách kinh doanh mới, một cuộc cạnh tranh giành thị trường,
giành giật khách hàng căng thẳng hơn ắt sẽ diễn ra.
Đối với các sản phẩm xưa nay vốn không dựa vào cơ chế bao
cấp và nhưng ưu đãi về thuế, tín dụng sẽ ít bị ảnh hưởng, thậm
chí nhà sản xuất còn hưởng lợi vì họ tiếp cận được với nhiều
nguồn vốn mới. Những ngành hàng xuất khẩu, ngành hàng có
xuất xứ từ thế mạnh của cá nhân, gia đình, địa phương, nói
chung là của Việt Nam, chẳng hạn các mặt hàng nông, lâm, thủy
sản, vì những rào cản về thuế của các nước trong WTO đã được

dỡ bỏ nên sẽ có dịp mở rộng thị trường lớn gấp nhiều lần hiện
nay.
Người tiêu dùng là người hưởng lợi nhiều nhất. Họ có một thị
trường mua sắm phong phú với các nguồn cung cấp khác nhau,
giá rẻ hơn, chất lượng cũng cao hơn, được chăm sóc, phục vụ
tốt hơn. Những Hiệp hội bảo vệ người tiêu dùng sẽ ra đời nhiều
hơn để giữ gìn quyền lợi cho họ.
Những điều trình bày ở trên chi là một mảng nội dung nhỏ về sự
hội nhập, nhưng là mảng dễ thấy nhất, vì nó tác động trực tiếp
nhất, rộng rãi nhất tới nền kinh tế cũng như cuộc sống của chúng
ta. Những tác động trực tiếp từ khi tham gia vào WTO sẽ tạo nên
một áp lực lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất tiêu thụ nội địa
và các doanh nghiệp ngành thương mại dịch vụ. Tất nhiên, luật lệ
Nhà nước cũng ngày càng gắn bó với cuộc sống xã hội, bộ máy
Nhà nước ngày càng tinh gọn và lớn mạnh theo. Áp lực này cũng
kích thích tư duy sáng tạo của từng cá nhân, buộc mỗi người
phải thích nghi với một trạng thái xã hội mới có sức cạnh tranh,
vươn lên bằng sức của chính mình để phát triển trong môi trường
luật pháp thông suốt, có luật chơi công bằng cho mọi người. Tính
dân chủ trong đời sống xã hội vì thế càng được nâng cao.
Ở thời đại mà nền kinh tế tri thức đang hình thành và sẽ là chủ
đạo cho hướng phát triển kinh tế toàn cầu, thời đại mà khoảng
cách không gian và thời gian không những bị sức mạnh khoa học
kỹ thuật khắc phục, mà các nhà kinh doanh cũng có thể vận dụng
được đê tạo sức mạnh riêng biệt thì việc tạo ra lợi thế của quốc
gia trong cạnh tranh thương mại toàn cầu là hết sức quan trọng.
Thomas L.Friedman đã nêu trong cuốn “Thế giới phẳng” rằng thế
mạnh của một quốc gia phải được đánh giá theo một chuẩn mới.
Điều này nói lên rằng thế giới đang bắt đầu bước vào một tăng
hội nhập mới vượt qua ranh giới hành chính quốc gia, vượt qua ý

thức hệ chính trị. Kết quả này nhờ vào giới khoa học kỹ thuật
cung cấp công cụ và giới doanh nghiệp là người nhạy bén khai
thác, ứng dụng vào thực tế.
Như vậy, khi nói đến lợi thế quốc gia, phải xét nó ở một tầm mức
cụ thể, lĩnh vực cụ thể thì mới có những đáp án hữu dụng. Trong
thời đại ngày nay, lợi thế về tài nguyên thiên nhiên quốc gia ngày
càng kém quan trọng, vì nó chỉ có giá trị ở những nền kinh tế kém
phát triển, chỉ giúp cho dân chúng giảm bớt đói khổ, còn muốn
phát triển và vươn lên ngang tầm với các nước công nghiệp hóa
thì phải dựa vào lực lượng chất xám của quốc gia và cần một thể
chế phù hợp với sự phát triển nền kinh tế thị trường, một đội ngũ
lãnh đạo có khả năng và có trách nhiệm với nhân dân. Đây là
thước đo xuyên suốt của thế kỷ XX vừa qua, đồng thời cũng là
điều kiện tiên quyết cho các nước muốn có sự phát triển trong thế
kỷ XXI này.
Để có thể phát huy lợi thế so sánh của nước ta trong quá trình
hội nhập, điều kiện tiên quyết như nêu ở trên rất cần được chuẩn
bị với tốc độ càng nhanh càng tốt. Nhưng yếu tố như tài nguyên
thiên nhiên, giá lao động rẻ, có quan hệ chiến lược tốt với các
nước trong khu vực, các nước hùng mạnh là đáng kể, nhưng thể
chế, bộ máy lãnh đạo nhà nước chưa được đối mới, chưa ngang
bằng trình độ thế giới thì cũng không thể tạo được bao nhiêu lợi
thế khi hội nhập. Có thể lấy mô hình Mexico để rút kinh nghiệm vì
sau khi vào WTO, Mexico gặp nhiều khó khăn hơn trước (trái
ngược với Trung Quốc). Đối với các doanh nghiệp thì lợi thế tăng
lên hay bị mất đi hoàn toàn lệ thuộc vào bản chất kinh doanh của
từng doanh nghiệp và khả năng chuẩn bị thích nghi với môi
trường mới như thế nào. Chắc chắn sẽ có doanh nghiệp vươn
lên và cũng có nhưng doanh nghiệp bị đào thải, nhưng đó là thử
thách cần thiết để xã hội ta, nền kinh tế ta vươn lên vững vàng

hơn.
Trong khi chờ đợi thời điểm bắt đầu áp dụng các điều kiện ràng
buộc của WTO là người am tường nhất về điều kiện hội nhập,
lãnh đạo Nhà nước nên nhanh chóng thông báo, hướng dẫn cho
các doanh nghiệp để họ có sự chuẩn bị kịp thời. Hơn bao giờ hết,
cần nhanh chóng xóa bó những quy định bao cấp, chấm dứt các
đặc quyền, đặc lợi cho những doanh nghiệp kinh không hiệu quả,
nhất là diện doanh nghiệp Nhà nước. Có như vậy, các doanh
nghiệp mới tập trung phát huy thế mạnh, đồng thời khắc phục
những yếu kém của chính mình mà vươn lên trước khi các đối
thủ nước ngoài nhập cuộc đạo luật chơi mới. Điều này cúng tạo
điều kiện cho các doanh nghiệp Việt Nam có thêm được ưu thế
về thời gian và không gian trên thị trường. Thêm nữa, thiết nghĩ
nên sớm loại bỏ những doanh nghiệp xem ra không có khả năng
tồn tại khi nước ta vào WTO, từ đó sắp xếp lại, hình thành những
doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh thật sự, tạo ra hệ thống
doanh nghiệp Việt Nam khỏe khoắn, lành mạnh hơn để hội nhập
vàn nền kinh tế toàn cầu chủ động và mạnh mẽ hơn.

×