Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Học và vị thế cạnh tranh pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.78 KB, 9 trang )

Học và vị thế cạnh tranh
Học là đầu tư, là lợi thế cạnh tranh của mỗi
doanh nhân, của mỗi doanh nghiệp. Học
không chỉ đơn thuần là đến trường, đến lớp,
học hỏi lẫn nhau từ chính công việc mỗi ngày, mà còn phải đẩy
mạnh mô hình học tập, chia sẻ lẫn nhau trong nội bộ doanh
nghiệp và giữa các doanh nghiệp với nhau. Và điều quan trọng
hơn là học cách đưa chúng vào cuộc sống hằng ngày. Chỉ có óc
thực tiễn, tài năng biết vận dụng linh hoạt, sáng tạo từ những
điều đã học, áp dụng những kinh nghiệm đã tiếp thu vào đúng
chỗ, đúng lúc, đúng thời cơ, đúng hoàn cảnh, mới giúp chúng ta
chiến thắng trong cuộc chạy đua này.

Doanh nhân và nhân viên cùng học

Khi làm việc, trao đổi với một số CEO, đôi khi chúng ta nghe
những câu nói đại lọai như sau: “Tôi bận lắm, tôi không có thời
gian, công việc của tôi nhiều quá…”. Một lần, tôi gởi cho một
người bạn (giám đốc một công ty nhỏ) giấy mời tham dự hội thảo
và khuyên chân tình: “Tham gia các buổi toạ đàm, hội thảo, anh
sẽ tiếp nhận nhiều cái hay đó. Trong một lần tham dự, anh chỉ
tâm đắt một điều và áp dụng như thế là đủ. Nó cũng giống như
việc “đập xương lấy tỉ”. Tôi nhận được câu trả lời: “Ai giải quyết
công việc cho tôi để đến dự các buổi đó”. Rồi tôi tìm mọi cách kéo
anh tham gia các buổi hội thảo như vậy, sau 3 lần tham dự, anh
nói với tôi: “Nghe lời cậu, tôi bỏ ra 3 buổi, quả thật, tôi tiết kiệm
được hàng chục buổi sau này. Đầu tư thời gian cho việc học như
thế này sinh lợi đấy”.

May mắn được tiếp xúc, trao đổi, chia sẻ với CEO thành công
của các công ty Việt Nam (được bình chọn bởi các tổ chức có uy


tín), tôi luôn nghe được những câu nói na ná như sau: “Sáng hôm
nay tới làm việc với khách hàng, tôi học được một điều rất hay.
Tối kia uống cà phê, người bạn gần 2 tháng nay không gặp chia
sẻ một kinh nghiệm quản lý rất quí. Ngày… tháng, đến dự một hội
thảo, vị giáo sư A trình bày một vấn đề rất mới và mình đang
nghiên cứu áp dụng. Và chiều nay, mình lại đi học…”.

Khi đến Việt Nam, trước câu hỏi của các phóng viên: “Tại sao
ông lại bỏ học đại học”, Bill Gates đã trả lời: “Tôi không học đại
học, chứ không phải bỏ học”. Cả cuộc đời của ông luôn dành cho
việc học. Jack Welk từ khi đặt chân vào GE cho đến lúc về hưu,
luôn theo đổi sự học… Tìm hiểu, nghiên cứu về các CEO thành
công nhất của thế giới và Việt Nam, chúng ta thấy có một điểm
chung: họ xem việc học như là bữa cơm hàng ngày.

Người xưa có câu: “Kính lão đắc thọ”. “Lão” theo nghĩa đen chính
là người lớn tuổi, còn theo nghĩa bóng đó chính là sự khôn ngoan
và kinh nghiệm. Khi chúng ta “kính lão”, theo tôi chính là chúng ta
phải biết luôn tự vun đắp, trau dồi những kiến thức, kinh nghiệm
từ người đi trước, từ sách vở và từ thực tiễn cuộc sống cho bản
thân, có như vậy, chúng ta mới đắc được thọ, mới có được sự
khôn ngoan, sự hiểu biết nhanh hơn và cao hơn rất nhiều so với
sự khôn ngoan, hiểu biết mà ở tuổi đời thực của mình thu nhận
được. Như vậy, “kính lão đắc thọ” đã hàm chứa lời khuyên sâu
xa: “học tập suốt đời”. Học càng nhiều, càng phát hiện ra sự thiếu
hiểu biết của mình.

Học không chỉ đơn thuần là đến trường, đến lớp, mà còn học từ
nhiều nguồn: sách vở, báo chí, internet, tham gia hội thảo, nghe
báo cáo chuyên đề, tham quan đặc biệt là từ những người bạn,

đồng nghiệp, cấp trên, cấp dưới ở bất cứ nơi đâu, vào bất cứ lúc
nào, bằng mọi phương tiện nếu có thể. Bên cạnh đó, chúng ta
phải đề cao việc học cách áp dụng, lôi cuốn mọi người xung
quanh cùng học, biến công ty thành tổ chức học tập.

Trong 500 doanh nghiệp hàng đầu thế giới, định nghĩa nhân viên
ưu tú là nhân viên có năng lực học tập cao. Chỉ có nhân viên có
năng lực học tập cao mới không ngừng tạo ra giá trị cho doanh
nghiệp, và là nhân viên không thể thiếu của doanh nghiệp.Tần số
chữ “học” xuất hiện rất thường xuyên trong lời nói của họ, và học
hình như đã trở thành bản sắc văn hoá.

Tại Microsoft, Bill Gates đã tạo ra một công ty có tính học hỏi cao.
Tổng hành dinh của công ty tại Redmond, Washington được tổ
chức đúng phong cách của một trường đại học, thậm chí còn đặt
tên Khuôn viên đại học (Microsoft Campus).

Học và vị thế cạnh tranh

T. Woolf C. Roth đã nói: “Trong kinh doanh, vốn liếng không phải
là quan trọng nhất. Kinh nghiệm cũng không phải nốt. Hai thứ đó
người ta đều có thể có được không sớm thì muộn. Cái quan
trọng là những ý tưởng”. Năng lực cạnh tranh chủ yếu của doanh
nghiệp là sáng tạo, mà sáng tạo không thể tách rời với học tập.
Sức sáng tạo có thể được nâng cao qua học tập và rèn luyện.

Sức sáng tạo của doanh nghiệp bắt đầu từ sức sáng tạo của
nhân viên. Học tập tốt, để thông qua đó mà nâng cao khả năng
tưởng tượng, phân tích, tổng hợp và sáng tạo. Doanh nghiệp nào
lấy học tập làm nền tảng, xây dựng được bản sắc văn hóa học,

doanh nghiệp đó tràn đầy sáng tạo và sức sống. Thông qua học
tập, nhân viên chịu khó suy nghĩ hơn trong công việc, giỏi nắm
bắt những vấn đề mới, nhanh chóng tiếp thu những tư tưởng mới
và kỹ thuật mới. Như vậy đảm bảo doanh nghiệp giữ được ưu thế
trong cạnh tranh khốc liệt.

Peter Drucker – cây cổ thụ về quản lý – đã nói: “Ưu thế cạnh
tranh lâu dài duy nhất của doanh nghiệp chính là có được năng
lực học tập nhanh hơn đối thủ cạnh tranh”. Những doanh nghiệp
thành công nhất của thế kỷ 21 sẽ là những công ty xây dựng nền
móng trên tổ chức mô hình học tập. Trong nền kinh tế lấy tri thức
làm chủ đạo, trong các doanh nghiệp hiện đại theo mô hình tập
trung tri thức, thì năng lực học tập trở thành năng lực cơ bản của
doanh nghiệp, là nguồn gốc để doanh nghiệp dành ưu thế cạnh
tranh.

Xerox Corporation là tập đoàn Mỹ chuyên sản xuất và kinh doanh
máy photocopy in ấn tài liệu văn phòng. Tại 12 nước ở Châu Âu,
một đội ngũ gồm 13.000 nhân viên được giao đảm trách việc bảo
hành, bảo trì và sửa chữa mọi sự cố xảy ra cho khách hàng. Để
công việc nói trên có hiệu quả cao nhất, chương trình trao đổi
thông tin mang tên Eurêka được xây dựng năm 1996 và mạng
nối mạng 13.000 nhân viên với nhau. Eurêka, đến đầu năm 2003,
bao gồm 35.000 phương pháp sữa chữa có thể khắc phục
khoảng 150.000 sự cố kỹ thuật. Các phương pháp đó đã được
đưa lên mạng và hoàn chỉnh bởi chính 13.000 nhân viên nói trên.
Tính trung bình kể từ ngày thành lập, mỗi tháng có 300 phương
án sữa chữa được trao đổi trên mạng Eurêka. Điều đó đã tiết
kiệm được cho Xerox thời gian lao động và phụ tùng linh kiện
ước tính khoảng 100 triệu USD/năm. Từ 2% đến 5% số tiền tiết

kiệm này được Xerox trích ra để thưởng (bằng tiền mặt hoặc hình
thức đào tạo thêm) cho các nhân viên tham gia chương trình trao
đổi về kỹ thuật sữa chữa nói trên.

Quay về Việt Nam, đến thăm ĐỒNG TÂM GROUP, cả 3 miền
Nam, Trung, Bắc đều có phòng học khá tiện nghi. Bước vào
phòng học mỗi nơi, chúng ta đều thấy câu: “muốn biết phải hỏi,
muốn giỏi phải học”. Và hình như mọi nhân viên đều thuộc lòng
câu này. Đến thăm DOMESCO, mỗi năm, tòan cán bộ nhân viên
từ 3 miền (Bắc, Trung, Nam) tập trung về tại Đồng Tháp để học
tập và chia sẻ trong nữa tháng sau khi nghỉ tết âm lịch. Tại
SAMCO, mỗi tuần luôn có những buổi học hoặc chia sẻ theo từng
chuyên đề theo mô hình “trường học trong doanh nghiệp”. Tại
SAPUWA, bên cạnh phòng học được trang bị tiện nghi, một tủ
sách với những đầu sách rất hay, giống như một thư viện nhỏ
của trường đại học… Các công ty này triển khai mô hình học,
chia sẻ tri thức trong nội bộ. Kết quả của công việc này là hiệu
quả làm việc của cán bộ nhân viên được nâng lên, công ty dễ
dàng và nhanh chóng thích nghi với những đòi hỏi luôn biến đổi
của thị trường, và năng lực, tay nghề chuyên môn, tầm nhìn của
họ không ngừng được nâng lên.

×