Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Làm thế nào đổi mới doanh nghiệp? (P.cuối) ppsx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.11 KB, 5 trang )

Làm thế nào đổi mới doanh
nghiệp? (P.cuối)
Chìa khóa nằm ở chỗ nhân viên
được tự do sáng tạo. Theo Neal
Thornberry, trưởng khoa Điều hành
Giáo dục ở Đại học Babson, Massachusetts, có hai nguyên nhân
chính dẫn đến việc đổi mới doanh nghiệp không hiệu quả:

1. Quản lý cấp cao không sẵn sàng thay đổi cách trả lương nhân
viên. Theo ông, điều này nói lên thái độ không nghiêm túc đổi mới
của doanh nghiệp.
2. Giám sát tài chính của chương trình đổi mới là giám đốc tài
chính (CFO), những người ít mạo hiểm nhất. Thornberry khuyên
nên mời những người ngoài cuộc, như nhà đầu tư mạo hiểm,
tham gia để họ đánh giá những nỗ lực đổi mới của bạn.
Điều mà các nhà tư vấn đổi mới doanh nghiệp nhấn mạnh là lợi
ích của việc phát hiện tài năng mới và khả năng nhân viên gắn bó
lâu dài với công ty nếu được thưởng công xứng đáng thay vì tách
ra khởi nghiệp riêng. “Hầu hết những người có sáng kiến đều
thích ở lại công ty hơn vì bạn đã có thương hiệu rồi”.
Vấn đề là, khó mà biết được ai có khả năng đưa ra ý tưởng mới
lạ và nhiệt thành theo đuổi tới cùng, nếu bạn không cho mọi
người một cơ hội thử sức.
Tám năm trước, khi Thornberry dạy về đổi mới doanh nghiệp ở
công ty điện tử, điện kỹ nghệ Siemens, ông đã sửng sốt khi biết
một kỹ sư 50 tuổi đã tiếp tục phát triển doanh nghiệp thành công,
trong khi đó, hai người có MBA của Stanford lại là người đầu tiên
rời bỏ chương trình vì sợ rằng nó sẽ đẩy họ chệch khỏi con
đường sự nghiệp.
Tương tự như vậy, ở công ty thực phẩm Mott’s, một thư ký đã
đánh bại phó chủ tịch cấp cao. Theo Thornberry: “Chỉ khi đặt


nhân viên vào hoàn cảnh bộc lộ tài năng, bạn mới biết được ai có
khả năng đổi mới”.
Bước đầu tiên trong xây dựng chương trình cải cách là phải hiểu
rằng, những bộ óc đổi mới của doanh nhân rất quý giá và cần
thiết cho thành công của công ty. Sau đó cần phải bổ nhiệm một
người/ nhóm người lắng nghe sáng kiến của nhân viên. “Nếu bạn
đánh giá nhân viên dựa vào nỗ lực tìm kiếm ý tưởng mới thì sẽ
có nhiều ý tưởng nảy sinh và được nuôi dưỡng hơn”.
Nếu bạn cảm thấy công ty mình thiếu những bộ óc doanh nhân
thì Leifer khuyên bạn tìm kiếm ở bên ngoài. “Với sự phát triển của
các trang mạng thì trên thị trường hiện có rất nhiều người theo
khuynh hướng kinh doanh”.
Bạn sẽ ngạc nhiên vì nhân viên không chỉ có thêm nhiệt huyết mà
còn học được thêm nhiều kỹ năng khi được giao trách nhiệm đổi
mới doanh nghiệp. “Thật bất ngờ khi một nhóm 5-10 lập trình
viên/ kỹ thuật viên đứng ra bán hàng, tiếp thị (để gây quĩ cho ý
tưởng của mình từ nội bộ), giải quyết tài chính và làm về nhân
sự. Họ không còn chỉ cộng tác riêng lẻ, nhưng với kỹ năng quản
lý và kinh doanh mới, họ trở thành có thể làm lãnh đạo trong
những lĩnh vực ngoài phạm vi chuyên môn”.

×