Trường THPT Việt Bắc Soạn ngày: 29 - 11 - 2009
Tổ Sinh – Hóa Giảng ngày: 30 - 11 - 2009
GV: Nguyễn Thị Nhàn
GIÁO ÁN SINH HỌC 11 – CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN (TIẾT: 25 )
- - - o&o - - -
TIẾT 25: ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
- Học xong bài này, học sinh phải có khả năng:
+ Mô tả được mối liên hệ gắn bó của các chức năng dinh dưỡng (trao đổi nước, hấp thụ
nước và các chất dinh dưỡng khoáng, quang hợp và sự vận chuyển vật chất) trong cây và các
cấu trúc đặc hiệu thực hiện các chức năng đó trong cơ thể thực vật.
+ Trình bày được mối liên hệ gắn bó phụ thuộc lẫn nhau giữa 2 quá trình chuyển hóa vật
chất và năng lượng (quang hợp và hô hấp) xảy ra trong cơ thể thực vật.
+ Trình bày được mối liên quan về chức năng của các hệ tuần hòan, hô hấp tiêu quá và
bài tiết của cơ thể động vật
+ So sánh những điểm giống và khác nhau về chuyển hóa vật chất và năng lượng của cơ
thể động vật và thực vật
II. PHƯƠNG PHÁP:
- Đàm thoại gợi mở, đàm thoại tái hiện
- Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động
nhóm của học sinh.
III. CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Tranh vẽ các nội dung khái quát, các bảng số liệu, hình vẽ, sơ đồ có khả
năng củng cố, liên kết các phần kiến thức của chuơng trình như hình 22.1, 22.2 trong bài ôn
tập 22 SGK
Học sinh: - Xem lại kiến thức chương I
IV. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
A-ỔN ĐỊNH TỔ CHỨC: 1 phút
11C1: Sĩ số: Vắng: Gồm:
11C2: Sĩ số: Vắng: Gồm:
11C3: Sĩ số: .Vắng: Gồm:
B- KTBC 6 phút
Lồng ghép vào quá trình ôn tập
Câu hỏi 11C1 11C2
Câu 1
Câu 2
Câu 3
B. BÀI MỚI
Giáo viên có thể nêu vấn đề: Qua chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”, các em
đã được học nhiều quá trình như hô hấp và trao đổi các chất dinh dưỡng, chuyển hóa vật
chất và năng lượng ở mức cơ thể thực vật và động vật. Trong phạm vi cơ thể thực vật và
động vật, các quá trình đó có mối liên hệ gì, giống và khác nhau như thế nào. Đó là nội bài
ôn tập chương.
Qua chương I “Chuyển hóa vật chất và năng lượng”, các em đã được học các quá trình
hấp thu, chuyển hóa vật chất - năng lượng ở cơ thể động, thực vật. Vậy các quá trình đó
có mối liên hệ gì, giống và khác nhau như thế nào?
NỘI DUNG CỤ THỂ:
I MỐI QUAN HỆ DINH DƯỠNG Ở THỰC VẬT
Trong mục này, học sinh cần nêu được
- Mối liên quan phụ thuộc lẫn nhau giữa các chức năng dinh dưỡng trong một cơ thể.
Giáo viên giúp được học sinh hiểu được mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa quá trình hấp
thụ nước và muối khoáng ở rễ với quá trình vận chuyển theo mạch gỗ.
- Rễ hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào đến mạch đến mạch gỗ ở trung tâm rễ,
tạo khởi đầu cho dòng vận chuyển mạch gỗ. Ngược lại dòng mạch gỗ thông suốt làm giảm
hàm lượng nước trong tế bào rễ là nguyên nhân chủ yếu tạo ra dòng rễ và các ion xâm nhập
vào rễ. Rễ hút nước cùng các chất tan và đẩy chúng lên lá và các cơ quan trên mặt đất, tạo độ
trương nước cần thiết cho các tế bào và mô cây, đặc biệt cho tế bào khí khổng mở để hơi
nước thoát ra khỏi lá.
- Thoát hơi nước ở lá là “động lực đầu trên” hút dòng vận chuyển mạch gỗ. Thoát hơi
nước gây ra sự thiếu hụt nước, hàm lượng nước trong tế bào lá giảm xuống kéo theo sự thiếu
hụt nước trong các tế bào rễ. Nghĩa là, hàm lượng nước trong các tế bào rễ thấp hơn so với
hàm lượng nước ngoài đất và nước di chuyển từ đất vào rễ đến mạch gỗ ở trung tâm.
Quá trình trao đổi, hấp thụ nước và các ion khoáng với quang hợp, hô hấp cũng có mối liên
quan với nhau: Sự hấp thụ nước
CÂU HỎI:
BÀI 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỂ
1, Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào yếu tố nào?
2, Sự xâm nhập chất khoáng chủ động phụ thuộc vàoyếu tố nào?
3, Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ
4, Trước khi vào mạch gỗ của rễ, nước và chất khoáng hòa tan phải đi qua tế bào nào/
5. Nước luôn xâm nhập thụ động theo cơ chế nào?
6, Cây rau riếp chứa bao nhiêu phần trăm sinh khối tươi của cơ thể?
7, Nước và các ion khoáng xâm nhập từ đất vào mạch gỗ của rễ theo những con đường nào?
8, Hãy cho biết độ cao của cây cây xương rồng khổng lồ ở Mĩ
9, Sự hút khoáng thụ đông của tế bào phụ thuộc vào yếu tố nào?
* 10, Cây trên cạn bị ngập úng lâu sẽ chết vì: sao?
* 11, Hệ rễ cây ảnh hưởng đến môi trường như thế nào ?
* 12, Nhiều loài thực vật không có lông hút rễ cây hấp thụ các chất bằng cách nào ?
BÀI 2: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
13 . Tế bào mạch gỗ của cây gồm những bộ phận nào?
14 . Động lực của dịch mạch rây là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa các bộ phận nào?
15 . Động lực của dịch mạch gỗ từ rễ đến lá là gì?
16, Thành phần của dịch mạch gỗ gồm chủ yếu là gì?
BÀI 3: THOÁT HƠI NƯỚC
17. Quá trình thoát hơi nước qua lá là do động lực nào?
18. Quá trình thoát hơi nước của cây sẽ bị ngừng lại khi nào?
19. Cơ quan thoát hơi nước của cây là Bộ phận nào?
20. Vai trò quá trình thoát hơi nước của cây là gì?
*21 Nguyên nhân của hiện tượng ứ giọt là do đâu?
* 22, Cây bạch đàn có chiều cao hàng trăm mét thuộc họ nào?
BÀI 4: VAI TRÒ CỦA CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG
23. Cho biết tên của các nguyên tố đại lượng .
24. Khi lá cây bị vàng, đưa vào gốc hoặc phun lên lá ion nào sau đây lá cây sẽ xanh lại?
25. Vai trò của nguyên tố Fe trong cơ thể thực vật?
26. Vai trò của nguyên tố Phốt pho trong cơ thể thực vật?
27. Vai trò của nguyên tố clo trong cơ thể thực vật?
28. Cây hấp thụ Can xi ở dạng nào?
29. Cây hấp thụ lưu huỳnh ở dạng nào?
30. Cây hấp thụ Ka li ở dạng nào?
BÀI 5, 6: DINH DƯỠNG NI TƠ
31. Nguyên tố ni tơ có trong thành phần của chất hữu cơ nào?
32. Cây hấp thụ nitơ ở dạng nào?
33, Vai trò sinh lí của ni tơ là gì?
34, Cho biết quá trình khử nitơrát
35, Quá trình đồng hóa NH
4
+
trong mô thực vật gồm mấy con đường nào ?
36, Nguồn cung cấp ni tơ tự nhiên cho cây là gì?
II. MỐI QUAN HỆ GIỮA Q.HỢP VÀ H.HẤP Ở TV
HS cần nhận thức được mối quan hệ phụ thuộc trực tiếp giữa quá trình quang hợp và hô
hấp. Sản phẩm của hô hấp chính là các chất tham gia trực tiếp vào quá trình quang hợp như
hình 22.2 SGK.
CÂU HỎI:
BÀI 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT
37. Ý nào sau đây không đúng với tính chất của chất diệp lục ?
38. Sắc tố nào tham gia trực tiếp chuyển hóa năng lượng mặt trời thành ATP, NADPH trong
quang hợp? .
39. Cấu tạo ngoài nào của lá thích nghi với chức năng hấp thụ được nhiều ánh sáng?
* 40. Cấu tạo của lục lạp thích nghi với chức năng quang hợp là gì?
*41. Vì sao lá có màu lục? -
*42. Diệp lục có màu lục vì sao?
BÀI 9: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C
3
, C
4
VÀ CAM
43. Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì?
43b. Pha sáng của quang hợp cung cấp cho chu trình Can Vin những gì?
44. Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C
6
H
12
C
6
ở cây mía là gì?
44b. Ti thể và lục lạp đều xảy ra quá trình nào?
45. Điểm giống nhau trong chu trình cố định CO
2
ở nhóm thực vật C
3
, C
4
và CAM là gì?
45b. Trong quang hợp các nguyên tử ôxi của CO
2
cuối cùng có mặt ở đâu
46 . O
2
trong quang hợp được sinh ra từ phản ứng nào?
* 47. Sự giống nhau về bản chất giữa con đường CAM và con đường C
4
là gì?
* 48. Sự khác nhau giữa con đường CAM và con đường C
4
là gì?
NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP
49. Nhiệt độ tối ưu nhất cho quá trình quang hợp là: bao nhiêu?
50. Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu được tạo nên từ đâu?
51. Quang hợp ntn khi cường độ ánh sáng tăng ?
52. Bước sóng ánh sáng nào có hiệu quả cao nhất đối với quá trình quang hợp ?
53. Nước ảnh hưởng đến quang hợp ntn?
Bài 11: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG
54. Tăng năng suất cây tròng thông qua sự điều khiển quang hợp là gì?
55.Vì sao thực vật C
4
có năng suất cao hơn thực vật C
3
BÀI 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT
57. Vai trò quan trọng nhất của hô hấp đối với cây trồng là gì?
58. Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
59. Hô hấp sáng là quá trình ntn?
60. Quá trình oxi hóa chất hữu cơ xảy ra ở đâu?
6 1. Nhận định nào sau đây là đúng nhất?
62. Giai đoạn nào chung cho quá trình lên men và hô hấp hiếu khí?
*63. Có bao nhiêu phân tử ATP và phân tử Axit piruvic được hình thành từ 1 phân tử glucô
bị phân giải trong đường phân ?
* 64.Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucô bị phân giải trong quá
trình lên men ?
* 65. Có bao nhiêu phân tử ATP được hình thành từ 1 phân tử glucô bị phân giải trong quá
trình hô hấp hiếu khí ?
* 66. So sánh hiệu quả năng lượng của quá trình hô hấp hiếu khí so với lên men
*67. Vai trò của ôxi đối với hô hấp của cây là gì?
Bài 13: THỰC HÀNH- PHÁT HIỆN DIỆP LỤC VÀ CARÔTENÔIT
68. Thời gian tiến hành chiết rút carôtenôít đạt hiệu quả nhất là là bao nhiêu?
69. Thời gian tiến hành chiết rút diệp lục đạt hiệu quả nhất là bao nhiêu?
70. Để tiến hành chiết rút diệp lục và carôtenôít người ta dùng hóa chất nào?
III. TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
HS điền dấu X vào bảng 22 SGK. Sau đó, GV đưa ra đáp an đúng để HS đối chiếu với
bảng đã điền.
Bài 15, 16: TIÊU HÓA Ở ĐỘNG VẬT
71, Tiêu hóa là quá trình ntn?
72, Tiêu hóa nội bào là thức ăn được tiêu hóa ntn?
73, Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của người ntn?
74, Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của giun đất ntn?
75. Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của châu chấu ntn?
76, Thứ tự các bộ phận trong ống tiêu hóa của chim ntn?
77, Các bộ phận tiêu hóa nào ở người vừa diễn ra TH cơ học, vừa diễn ra tiêu hóa hóa học
78, Những điểm giống nhau trong tiêu hoá ở thú ăn thịt và thú ăn thực vật là gì?
*79, Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn ở động vật có túi tiêu hoá so với động vật chưa có cơ
quan tiêu hóa tiêu hoá là gì?
*80, Tại sao trong ống TH, thức ăn sau khi được TH ngoại bào lại tiếp tục tiêu hóa nội bào?
* 81, Ống tiêu hóa cuả 1 số động vật như giun đất, châu chấu, chim có bộ phận nào khác với
ống tiêu hóa của người ?
* 82. Ưu điểm của tiêu hoá thức ăn trong ống tiêu hoá so với trong túi tiêu hoá là gì?
IV. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
GV yêu cẩu HS cho biết các hình thức hô hấp chủ yếu của động vật. Sau đó, điền tên các
động vật đúng với các hình thức hô hấp mà chúng sử dụng để hô hấp.
BÀI 17. HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT
83, Hô hấp ở động vật là quá trình ntn?
84, Trao đổi khí qua bề mặt hô hấp có những đặc điểm gì?
85, Trao đổi chất bằng hệ thống khí là hình thức hô hấp của Sinh vật nào?
86, Ở động vật, hô hấp ngoài được hiểu ntn ?
87. Động vật đơn bào hoặc đa bào bậc thấp hô hấp bằng cơ quan nào?
88, Côn trùng hô hấp bằng cơ quan nào?
89, cá, tôm, cua hô hấp bằng cơ quan nào?
90, người hô hấp bằng cơ quan nào?
* 91, Tại sao trao đổi khí của mang cá xương đạt hiệu quả cao ?
*92.Tại sao phổi là cơ quan trao đổi khí hiệu quả của ĐV trên cạn ?
V. HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT
BÀI 18, 19: TUẦN HOÀN MÁU
93. HTH của động vật được cấu tạo từ những bộ phận nào?
94.Động vật chưa có hệ tuần hoàn, các chất được trao đổi qua bề mặt cơ thể là động vật nào?
95, Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật ntn?
95a, Nhóm động vật nào không có sự pha trộn giữ máu giàu ôxi và máu giàu cacbôníc ở tim
96, Khả năng co giãn tự động theo chu kì của tim là gì?
97, Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự nào?
97, Hoạt động hệ dẫn truyền tim theo thứ tự nào?
98, Thứ tự nào dưới đây đúng với chu kì hoạt động của tim ?
99, Huyết áp là gì?
99, Huyết áp là gì?
100, Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào
100, Huyết áp thay đổi do những yếu tố nào
101, Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ đâu đến đâu
101, Trong hệ mạch huyết áp giảm dần từ đâu đến đâu
?
?
102, Ở người trưởng thành nhịp tim thường là
102, Ở người trưởng thành nhịp tim thường là
bao nhiêu
bao nhiêu
?
?
*103,
*103, ưu điểm của hệ tuần hoàn kín so với hệ tuần hoàn hở là gì ?
*104,
*104, Ưu điểm của vòng tuần hoàn kép so với vòng tuần hoàn đơn là gì ?
* 105.
* 105. Tăng HA là do những yếu tố nào ?
* 106, Hậu quả tăng huyết áp là gì ?
*107,Làm thế nào để giảm và kiểm soát bệnh tăng HA mà không cần đến thuốc?
*108. Ở người đo huyết áp ở đâu ?
VI. CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN BẰNG NỘI MÔI
BÀI 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI
108, Nội môi là gì ?
109,
109, Vai trò của việc cân bằng nội môi là gì ?
110, Thế nào là mất cân bằng nội môi ?
111, Gan và thận có vai trò duy trì áp suất thẩm thấu cua máu thuộc về quá trình nào ?
112. Máu người pH của máu ổn định là bao nhiêu ?