Trong kinh tế học, lạm phát là hiện tượng giảm mãi lực của
đồng
Điều này cũng đồng nghĩa với “vật giá leo thang”, giá cả hàng hóa, dịch vụ tăng cao
khiến với cùng một số lượng tiền, người tiêu thụ mua được ít hàng hóa hơn hoặc phải trả
một giá cao hơn để hưởng cùng một dịch vụ. Một khái niệm khác về lạm phát là khối
lượng tiền được lưu hành trong dân chúng tăng lên do nhà nước in và phát hành thêm tiền
vì những nhu cầu cấp thiết (chiến tranh, nội chiến, thâm thủng ngân sách v.v ). Trong
khi đó, số lượng hàng hoá không tăng khiến dân chúng cầm trong tay nhiều tiền quá sẽ
tranh mua khiến giá cả tăng vọt có khi đưa đến siêu lạm phát. Những ví dụ cùng cực nhất
của siêu lạm phát đã xảy ra tại Đức trong những năm đầu thập niên 1920 khi tỉ lệ lạm
phát lên tới 3.25 x 106 mỗi tháng, có nghĩa là giá cả tăng gấp đôi mỗi 49 tiếng đồng hồ
hoặc tại Hungary sau Thế chiến thứ hai với tỉ lệ lạm phát 4.19 x 1016 (giá cả tăng gấp đôi
mỗi 15 giờ đồng hồ).
Để đo lường tỉ lệ lạm phát, người ta thường dùng hai chỉ số:
• Chỉ số giá cả sản xuất PPI (Producer Price Index).
Đây là chỉ số giá thành sản xuất của một số mặt hàng và dịch vụ tiêu biểu. Mang so sánh
với thời kỳ trước để tính ra tỉ lệ tăng giảm như thế nào. Chỉ số PPI tuy có thể là dấu báo
hiệu hiện tượng lạm phát nhưng chưa hẳn lạm phát sẽ bắt buộc phải xảy ra.
• Chỉ số giá cả tiêu thụ CPI (Consumer Price Index).
Chỉ số giá cả của một số nhu yếu phẩm và dịch vụ tiêu biểu. Chỉ số CPI cho biết tỉ lệ lạm
phát thật sự đang xảy ra khi so sánh với thời kỳ trước đó. Ảnh hưởng của lạm phát đối
với nền kinh tế Lạm phát khó có thể là một điều tốt lành cho nền kinh tế trừ trường hợp ở
mức độ nhẹ và trong tầm kiểm soát của chính phủ. Ví dụ, hàng năm chính phủ có thể
phát hành thêm một lượng tiền mới để tiêu xài cho những chương trình công cộng hoặc
giải quyết thiếu hụt ngân sách khiến đồng tiền được xoay vòng tạo ra thêm của cải, trực
tiếp đẩy cao tổng sản lượng quốc dân GDP (Gross Domestic Product) lên thêm một mức.
Dĩ nhiên nếu quá đà sẽ có nguy cơ gây ra lạm phát nặng hoặc siêu lạm phát và làm các
hoạt động kinh tế sẽ bị tê liệt. Nhiều người quan niệm việc chính phủ in thêm tiền trong
giới hạn cho phép của nền kinh tế là một hình thức thu “thuế lạm phát”. Chính phủ sử
dụng khoản phụ trội này để quân bình ngân sách với hi vọng sang năm kinh tế tiếp tục
phát triển sẽ được nộp ngân sách nhiều hơn. Một chút lạm phát cũng khiến doanh nghiệp
kiếm thêm lợi nhuận vì thông thường từ khâu nhập nguyên liệu (giá trước lạm phát) đến
lúc hoàn thành sản phẩm bán được cao giá hơn cũng tốt thêm cho doanh vụ.
Ngoài những trường hợp kể trên, bao giờ lạm phát cũng có ảnh hưởng xấu đối với kinh
tế. Tỉ lệ lạm phát bao nhiêu là vừa phải cũng tùy thuộc vào tình hình phát triển kinh tế
của từng nơi, đặc điểm của nền kinh tế của từng quốc gia khác nhau. Theo lẽ thông
thường thì tỉ lệ lạm phát nếu giữ được ở mức thấp hơn tỉ lệ phát triển kinh tế thì là điều
tốt. Do đó, các quốc gia đang ở giai đoạn kinh tế cất cánh (tỉ lệ phát triển xấp xỉ 10%) có
thể chấp nhận một tỉ lệ lạm phát cao hơn các quốc gia đã phát triển (tỉ lệ phát triển dưới
5%).
Nguyên nhân đưa đến lạm phát
Có nhiều trường phái kinh tế khác nhau đưa ra các lý thuyết về nguyên nhân đưa đến lạm
phát, trong số đó trường phái Neo-Keynesian có vẻ được chấp nhận hơn cả với “mô hình
tam giác” nói lên ba dạng lạm phát chính và những nguyên nhân của nó:
• Lạm phát do nhu cầu tăng (Demand-pull inflation).
Lạm phát do nhu cầu sản xuất và dịch vụ (gọi chung là Tổng Thu Nhập Quốc Dân GDP)
tăng trong khi tỉ lệ thất nghiệp còn thấp. Còn gọi là Phillips Curve - đường cong Phillips.
Nói cách khác là khi nhu cầu kinh tế tăng mà thị trường lao động bị hạn chế sẽ gây lạm
phát.
• Lạm phát do đột biến giá cả (Cost-push inflation).
Giá cả một số nguyên vật liệu trọng yếu, ví dụ giá dầu hoả, tăng cao bất thường có thể
đưa đến lạm phát vì hiện tượng dây chuyền, các mặt hàng khác sẽ tăng theo.
• Lạm phát sẵn có tự nhiên (Built-in inflation).
Lạm phát sẵn có, liên quan đến hiện tượng “vòng xoắn giá/lương” (price/wage spiral)
nghĩa là hiện tượng công nhân luôn luôn muốn được trả lương cao hơn (dĩ nhiên rồi), chủ
bắt buộc phải trả thêm vì không tìm đâu ra công nhân nữa, kinh tế phát triển nên ai cũng
có công ăn việc làm cả rồi. Người chủ muốn chuyển chi phí phụ trội này qua người tiêu
thụ nên tăng giá sản phẩm lên. Công nhân, đồng thời là người tiêu thụ, thấy giá lên lại đòi
lương cao hơn nữa. Cái vòng luẩn quẩn này cuối cùng gây ra lạm phát. Cả ba dạng này có
thể cộng hưởng và tạo ra mức lạm phát hiện hành của nền kinh tế của một quốc gia.
Tác hại của lạm phát đối với kinh tế
Đối với các quốc gia đang phát triển, tác hại dễ thấy nhất là lạm phát phủ định (negate)
tăng trưởng kinh tế nếu bằng hay cao hơn tăng trưởng kinh tế. Ví dụ theo World
Factbook, nếu một nền kinh tế tăng trưởng kinh tế ở mức 8.4% nhưng tỉ lệ lạm phát lên
tới 8.3%. Như vậy, trung bình người dân có thu nhập cao hơn 8.4% nhưng đời sống sinh
hoạt mắc hơn 8.3% cùng thời kỳ thì coi như cũng không tích lũy được gì. Tiêu chuẩn đời
sống không được cải thiện bao nhiêu. Nếu không có biện pháp ngăn chận, lạm phát sẽ
làm tê liệt dần bộ máy kinh tế vì doanh nhân sẽ không thiết tha hoạt động sản xuất nữa vì
không có lợi nhuận. Tâm lý chung sẽ chỉ mua bán “chụp giựt” và chuyển tài sản thành
kim loại quý hay ngoại tệ mạnh để tránh lạm phát. Điều này rõ ràng không có lợi cho sự
xoay vòng của đồng tiền để phát triển nền kinh tế.
Đối với các quốc gia công nghiệp (industrialized countries) mà xã hội đã chuyển qua
dạng xã hội tiêu thụ rồi thì lạm phát tác hại theo một qui trình 3 bước:
- Lạm phát (inflation)
- Giảm phát (deflation)
– Suy thoái kinh tế (economic recession).
Lạm phát không kiểm soát nổi sẽ đưa đến tình trạng giá thành các mặt hàng tăng cao. Giá
hàng hóa lên cao sẽ làm giảm nhu cầu tiêu thụ. Hàng hoá trở nên dư thừa và ế ẩm. Để
sống còn, công ty sản xuất phải chịu lỗ, hạ giá bán và thu nhỏ hoạt động lại. Một số hãng
xưởng sẽ phải đóng cửa và công nhân bị sa thải ra làm nhu cầu chung về tiêu thụ lại càng
giảm nữa. Đến đây bắt đầu giai đoạn giảm phát. Hàng hoá sẽ xuống giá cho đến khi nào
tìm được một sự quân bình mới giữa cung cầu. Lúc đó kinh tế đi vào giai đoạn suy thoái
và tiêu chuẩn sống (standards of livings) của người dân bị giảm sút. Sự tác hại của lạm
phát đối với kinh tế sau một thời gian âm ỉ có tính cách bùng nổ như một cơn bệnh cấp
tính. Điển hình nhất là cơn đại khủng hoảng kinh tế 1929 tại Mỹ. Chỉ trong một một
ngày, giá trị thị trường chứng khoán Mỹ bị mất đi gần một nửa và kinh tế Mỹ bước vào
một giai đoạn suy thoái thảm não kéo dài gần hai thập niên sau đó.
Cách chống đỡ lạm phát theo kiểu Mỹ
• Giao quyền hạn cho Cục Dự trữ Liên Bang (Federal Reserves) còn gọi là Ngân Hàng
Alan Greenspan - Cái tên gắn liên với FED
• Trung Ương (Central Bank) nhiệm vụ theo dõi tình hình phát triển kinh tế và lạm phát
để kịp thời đề ra những biện pháp thích nghi. Vũ khí chính của Cục Dự trữ Liên Bang
(FED) là lãi suất cho vay. Khi nào muốn kích thích kinh tế thì giảm lãi xuất xuống.
Ngược lại khi thấy có dấu hiệu lạm phát thì tăng lãi xuất, kềm hãm sản xuất lại, không để
lạm phát có cơ hội phát triển. Một biện pháp khác của FED là tăng hay giảm lưu lượng
(liquidity) đồng dollar đang lưu hành trong dân chúng. Khi cần rút bớt lưu lượng tiền,
FED sẽ bán đấu giá trái phiếu kho bạc (bonds) của chính phủ nhiều hơn. Khuynh hướng
tự nhiên là sẽ giảm hoạt động kinh tế vì các nhà đầu tư giữ công khố phiếu để lấy lời,
không sẵn tiền để hoạt động sản xuất nữa.
Ngược lại khi muốn kích thích kinh tế, FED có thể thu mua trái phiếu và tung thêm tiền
vào lưu lượng sẵn có.
• Mở rộng thị trường lao động bằng cách đưa ra nước ngoài (outsource) một số kỹ nghệ
không có tính cách quốc phòng.
• Thỏa hiệp giữa các nghiệp đoàn chủ nhân và thợ thuyền về lương để đôi bên cùng có
lợi, phần nào ổn định mặt chi phí về lương (cộng thêm phúc lợi có thể chiếm đến ¾ giá
thành sản phẩm tại Mỹ).
• Ổn định các khu vực nóng để kiểm soát các nguồn nguyên liệu tối cần thiết như dầu
hỏa, than mỏ.
• Giữ gìn trật tự toàn cầu, không để những đột biến chính trị và khủng bố làm mất ổn định
khu vực.