Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tình báo là chìa khóa thành công của các nhà đàm phán docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (117.46 KB, 4 trang )

Tình báo là chìa khóa thành
công của các nhà đàm phán
Một thương nhân Mỹ khi sang Nhật thương lượng chuyện làm
ăn đã mang theo rất nhiều sách phân tích tinh thần, tình cảm
người Nhật. Khi máy bay hạ cánh xuống sân bay Tokyo, thương
nhân Mỹ đã gặp hai người được cử tới đón mình và họ đã hoàn
tất mọi thủ tục.
Viên chức người Nhật hỏi: "Thưa ngài, ngài có thể nói tiếng Nhật
không?"
Thương nhân Mỹ lắc đầu nói: "Không thể, nhưng tôi có mang một
quyển tự điển hy vọng có thể học hỏi".
"Ngài có phải về nước đúng thời gian quy định không. Đến lúc đó
chúng tôi sẽ cho xe tiễn ngài ra sân bay".
Thương nhân Mỹ cảm thấy phía Nhật đối với ông ta rất chu đáo,
không tiếc lời ca ngợi chiếc xe sang trọng do Nhật sản xuất; ông ta
cũng lại càng không chút nghi ngờ, không do dự lấy vé máy bay khứ
hồi cho họ xem.
Phía Nhật mượn cớ phục vụ chu đáo đã dễ dàng nắm được thông tin
thời gian về nước của thương nhân Mỹ, từ đó đề ra kế hoạch của
mình.
Phía Nhật sắp xếp cho thương nhân Mỹ tham quan hoàng cung và
Thần Xã; thậm chí còn đề nghị ông tham gia một lớp học tiếng Anh
ngắn hạn về "Thần cơ" với lý do khoá học sẽ giúp ông hiểu hơn về
văn hoá Nhật Bản. Một tuần cứ vậy trôi qua. Ban ngày du lãm, tối
mở tiệc chiêu đãi, phía Nhật không để cho thương nhân Mỹ có thời
gian rỗi vô ích; mỗi lần như thế kéo dài 4 tiếng rưỡi nhưng cách
thức vô cùng vui vẻ nên khiến người ta không có cảm giác gì về thời
gian.
Đương nhiên Thương nhân Mỹ không quên trách nhiệm của mình
nhưng mỗi lần đưa ra đề nghị đám phán phía Nhật Bản đều lảng
tránh nói:


"Không vội, không vội. Thời gian hãy còn dài".
Đến tận sáng ngày thứ 12 từ khi thương nhân Mỹ sang Nhật hai bên
mới bắt đầu ngồi vào bàn đàm phán nhưng buổi chiều lại sắp xếp
cho thương nhân Mỹ tới sân bóng giải trí.
Sáng ngày thứ 13 mới bắt đầu đàm phán nhưng vì để thương nhân
có thể tham gia vào buổi tiệc đưa tiễn long trọng nên đàm phán đành
phải kết thúc sớm mà chưa đi tới kết cục cuối cùng. Buổi tối hôm đó
thương nhân Mỹ rất lo lắng vì hôm sau là ngày ông ta về nước mà
phía Nhật lại cứ như đang bận gì đó.
Sáng hôm sau khi ông ta chuẩn bị về nước hai bên mới đàm phán
những vấn đề quan trọng. Cũng lúc này ô tô đã đợi ở cửa chờ đưa
ông ra sân bay. Những điều kiện quan trọng do đó đều được thương
lượng nhanh chóng trong ô tô. Họ đã đạt được thoả thuận, ký được
hợp đồng trên đường ra sân bay.
Thương nhân Mỹ vì đàm phán mới đến Nhật, nếu không đạt được
thoả thuận thì chẳng phải chuyến đi trở thành vô ích sao? Nếu
không đạt kết quả thì lúc trở về cũng khó giao phó nên đành phải có
những nhượng bộ khiến phía Nhật được lợi.
Phía Nhật không những được lợi trong giao dịch mà còn tiết kiệm
được một khoản tiền lớn.

×