Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tích luỹ chuyên môn Tiểu học (phần 2)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.08 KB, 15 trang )

Tích luỹ chuyên môn
HỎI ĐÁP VỀ DẠY HỌC TOÁN 2
*Câu 1: Yêu cầu về đổi mới PPDH trong tiết “học bài mới” ở Toán
2 là gì?
GV tổ chức, hướng dẫn HS hoạt động học tập để giúp HS:
1.Tự phát hiện và tự giải quyết nhiệm vụ bài học.
VD: Khi dạy học bài “ 11 trừ một số” : GV hướng dẫn HS sử dụng các bó que tính
và que tính rời (hoặc quan sát tranh vẽ trong SGK) để HS tự nêu được; chẳng hạn: Có 1
bó 1 chục que tính và 1 que tính tức là có 11 que tính, lấy bớt đi 5 que tính thì còn lại mấy
ưue tính? ( Tức là 11 -5 =? ). Tiếp tục hướng dẫn HS thực hiện các thao tác trên que
tính(hoặc quan sát hình vẽ trong SGK ) để HS tự nêu : Để bớt đi 5 que tính lúc đầu ta bớt
đi 1 que tính rời ( 11 -1 = 10), sau đó tháo bó que tính ra để có 10 que tính rời, ta tiếp tục
bớt đi 4 que tính nữa còn lại 6 que tính ( 10 -4 = 6), như vậy 11 -5 = 6.
Tương tự như trên cho HS tự tìm kết quả của các phép trừ: 11-2; 11-3; 11-4
2.Tự chiếm lĩnh kiến thức mới:
VD: Sau khi HS đã tìm ra được kết quả các phép trừ nêu trên, GV tổ chức cho HS ghi
nhớ các công thức trong bảng trừ của bài 11 trừ đi mmột số .Tập cho HS tái hiện lại công
thức đó bằng cách vừa hấp dẫn vừa khích lệ HS thi đua học tập. Chẳng hạn: che lấp hoặc
xoá từng phần rồi toàn bộ công thức và tổ chức cho HS thi đua lập lại( nói, viết ) các công
thức đã học.
Phải qua thực hành, vận dụng kiến thức mới để giải quyết các vấn đề trong học tập và
trong đời sống thì mới có thể khẳng định HS đã tự chiếm lĩnh kiến thức mới như thế nào
và đạt đến mức độ nào. Vì vậy, sau khi đã nắm chắc bài học mới, nói chung HS ohải làm
được các bài tập trong SGK.
Quá trình dạy học toán (như trên) sẽ dần dần giúp HS biết cách phát hiện, chiếm lĩnh
kiến thức mới và cách giải quyết các vấn đề gần gũi với đời sống.
Dạy học Toán ở Tiểu học cần giúp HS vừa nắm chắc kiến thức và kĩ năng cơ bản
nhất, thông dụng nhất, vừa hình thành được phương pháp học tập (đặc biệt là phương
pháp tự học).
3.Thiết lập được mối quan hệ giữa kiến thức mới và kiến thức đã học:
Cấu trúc của nội dung Toán 2 đã góp phần giúp HS :


-Thường xuyên phải huy động kiến thức đã học để phát hiện và chiếm lĩnh kiến thức
mới.
-Đặt kiến thức mới trong mối quan hệ với kiến thức đã học.
-PPDH bài mới ( như trên) còn góp phần rèn luyện cách diễn đạt thông tin bằng lời,
bằng kí hiệu, phát triển các năng lực tư duy của HS theo những điều kiện dạy-học Toán ở
lớp 2.
*Câu 2: Yêu cầu về đổi mới PPDH trong tiết “luyện tập, thực hành”
ở Toán 2 là gì?

1
Tích luỹ chuyên môn
Thời lượng dành cho thực hành, luyện tập (ở lớp) của Toán 2 chiếm khoảng 80% tổng
số thời lượng dạy- học Toán ở lớp 2. Nội dung thực hành, luyện tập không chỉ có trong
các luyện tập, luyện tập chung, thực hành, ôn tập mà còn chiếm tỉ lệ khá lớn trong các tiết
dạy học bài mới. Đây là cơ hội để GV tổ chức cho HS hoạt động học tập, thực hiện D- H
phù hợp với từng đối tượng HS, tăng cường thực hành vận dụng.
-Nhiệm vụ chủ yếu nhất trong dạy- học thực hành, luyện tập là củng cố các kiến thức
và kĩ năng cơ bản của chương trình, rèn luyện các năng lực thực hành, giúp HS nhận ra
rằng: Học không chỉ biết mà còn để làm, để vận dụng.
-Khi dạy -học “thực hành , luyện tập” cần chú ý:
1. Giúp mọi HS đều tham gia vào hoạt động luyện tập, thực hành theo khả naqưng của
mùnh bằng cách:
-Tổ chức cho HS làm các bài tập theo thứ tự đã sắp xứêp trong SGK hoặc VBT, không
tự ý lướt qua hoặc bỏ qua bài tập nào, kể cả bài tập HS cho là dễ.
-Không nên bắt buộc HS chờ đợi nhau trong quá trình làm bài . sau mỗi bài HS nên tự
kiểm tra ( hoặc do GV tổ chức kiểm tra) nếu đã làm xong thì nên chuyển sang bài tập tiếp
theo.
-GV nên có kế hoạch giúp HS , đặc biệt là HS yếu , về phương pháp làm bài và nên
giúp HS khá , giỏi làm được nhiều bài tập trong SGK càng nhiều càng tốt, đặc biệt cần
giúp HS khai thác các nội dung tiềm ẩn trong các bài tập.

2. Tạo sự hổ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong các đối tượng HS:
-Khi cần thiết có thể cho HS trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hoặc toàn lớp về cách giải
của một bài tập. Nên khuyến khích bình luận về cách giải của bạn kể cả cách giải của GV,
của SGK, tự rút ra kinh nghiệm trong quá trình trao đổi ý kiến ở nhóm , ở lớp.
-Sự hổ trợ giữa HS trong nhóm, trong lớp phải góp phần giúp HS tự tin hơn vào khả
năng của bản thân, tự rút kinh nghiệm về cách học của mình.
3. Khuyến khích HS tự đánh giá kết quả thực hành, luyện tập:
-Tập cho HS có thói quen làm xong bài nào cũng phải tự kiểm tra lại xem có làm
nhầm , làm sai không?
-Nên hướng dẫn HS tự dánh giá bài làm của mình , của bạn bằng điểm và báo điểm cho
GV.
-Khuyến khích HS tự nói ra những hạn chế của mình, của bạn và nêu cách khắc phục.
4. Giúp HS nhận ra kiến thức cơ bản của bài học trong sự đa dạng và phong phú của các
bài tập thực hành, luyện tập.
Các bài tập thực hành , luyện tập thường có nhiều dạng có các mức độ khó khác nhau.
Nếu tự HS nhận ra được kiến thức cơ bản đã học trong các mối quan hệ mới của bài tập
thực hành, luyện tập thì HS sẽ biết cách vận dụng các kiến thức cơ bản đã học để làm bài.
GV không nên làm bài hoặc chỉ dẫn quá chi tiết cho HS mà nên giúp HS biết cách phân
tích bài toán để tự học sinh tìm ra được cần sử dụng các kiến thức nào trong các kiến thức
đã học khi giải quyết vấn đề của bài toán.
5.Tập cho HS thói quen không thoả mãn với bài làm của mình với các cách giải đã có
sẵn:

2
Tích luỹ chuyên môn
-Sau mỗi tiết học , tiết luyện tập, GV nên tạo cho HS niềm vui và niềm tin vì đã hoàn
thành công việc được giao và đã đạt được những tiến bộ nhất định trong học tập( bằng
cách khuyến khích , nêu gương ).
-Tập cho HS có thói quen và phương pháp tìm ra được cách giải quyết tốt nhất cho bài
làm của mình ( giúp HS tự kiểm tra , đánh giá và luôn tìm cách hoàn thện việc đã làm).

GV không nên áp đặt HS theo phương pháp có sẵn, hãy động viên các em tìm và lựa chọn
phương pháp tốt nhất.
*Câu 3: Nội dung và phương pháp dạy học tiết “ học bài mới” thể hiện
trong SGK như thế nào?

-Tiết dạy học bài mới gồm phần học bài mới và phần các bài thực hành có ghi theo thứ
tự bắt đầu từ số 1.
-Khác với các SGK Toán của các chương trình Tiểu học cũ, phần học bài mới ( trong
các tiết dạy học bài mới) thường không nêu các kiến thức có sẵn mà chỉ nêu các tình
huống có vấn đề (chủ yếu bằng hình ảnh) để HS hoạt động và tự phát hiện ra kiến thức
mới theo hướng dẫn của GV , với sự trợ giúp đúng mức của các ĐDHT.
Ví dụ: Khi học bảng cộng (có nhớ) dạng 9 + 5, HS phải thực hiện các thao tác với các
que tính, theo hướng dẫn của hình vẽ trong SGK ( xem hình vẽ của tiết “ 9 cộng với một
số”) và của GV, để HS tự mình tìm ra cách tính( 9 que tính còn thiếu 1 que tính nữa mới
tròn 1 chục, ta tách 1 que tính từ nhóm 5 que tính , gộp 1 que tính với 9 que tính để trở
thành 1 chục que tính vơí 4 que tính rời là 14 que tính và tìm ra kết quả (9 +5 =14).Theo
cách tính trên, HS làm tương tự để tìm ra kết quả tính lần lượt từ 9+2 đến 9+ 9, tức là tự
HS lập được bảng cộng dạng “ 9 cộng với một số”.
Phần học bài mới của tiết “ 9 cộng với một số”
9+2=
9 9+3 =
+5 9+4=
14 9+5=
9+6=
9+5=14 9+7=
5+9=14 9+8=
9+9=
*Chú ý: Cách tính (như đã nêu trên) chỉ là gợi ý để GV và HS tham khảo.Cách tính này
dựa vào “ cộng qua 10”, chẳng hạn: 9 + 5= 9 +( 1 + 4) = (9+1) +4 = 10+ 4= 14 nhưng
không nêu tường minh “ cơ sở lí luận”, chỉ sử dụng các thao tác với que tính để thể hiện

“cơ sở lí luận”.
Nếu học sinh nêu cách tính kiểu khác nhưng vẫn có kết quả đúng thì GV nên khutyến
khích , động viên HS, tránh áp đặt. Điều quan trọng là giúp HStự tìm được và ghi nhớ

3


Tích luỹ chuyên môn
công thức cộng (có nhớ): 9+5= 14 và HS nhận biết được có nhiều cách tìm kết quả của
9+5 khi HS đã biết tính nbhẩm nhanh và đúng thì không nên lạm dụng đồ dùng trực
quan.
Bất cứ tiết học bài mới nào củng có một số bài tập để củng cố, thực hành các kiến thức
mới học. Thời lượng để thực hành chiếm khoảng 50% hoặc 60 % thời lượng của tiết học.
Tuỳ theo khả năng của từng HS mà yêu cầu HS thực hiện một số hoặc toàn bộ bài tập
thực hành, trong đó không được bỏ qua các bài tập dạng cơ bản và quan trọng nhất.
*Câu 4: Nội dung và phương pháp dạy-học tiết “ luyện tập, luyện tập
chung, thực hành, ôn tập” thể hiện trong SGK Toán 2 như thế nào?

Tiết luyện tập, luyện tập chung, thực hành , ôn tập gồm các bài tập, các câu hỏi sắp xếp
theo thứ tự từ dễ đến khó dần. Mỗi bài tập , câu hỏi đều có phần chỉ dẫn hành động nêu
thành “lệnh” và phần thông tin( nội dung chính của bài tập, câu hỏi). Thời lượng dạy học
các tiết nàycùng với thời lượng thực hành, luyện tập trong các tiết dạy học bài mới đã góp
phần làm cho phần dạy học Toán 2 trở thành dạy học chủ yếu qua thực hành, luyện tập.
Trong Toán 2, đã bước đầu giới thiệu một số bài tập trắc nghiệm có nhiều lựa chọn để
HS và cả GV làm quen vơía dạng bài tập mới. Cáh dạy học dạng bài tập này sẽ nêu ở phần
“ Đổi mới dánh giá kết quả học tập trong dạy học Toán 2”.
GV cần lưu ý rằng: Không nhất thiết phải yêu cầu tất cả HS làm hết các bài tập trong
SGK, VBT. Trong 40 phút của tiết học, nên tập trung giúp HS làm và chữa các bài tập rèn
luyện các kĩ năng cơ bản, quan trọng nhất, củng cố thật chu đáo các kiến thức đã học, chỉ
khi nào làm được như vậy mới yêu cầu HS (dặc biệt là HS khá .giỏi) làm tiếp các bài tập

còn lại, bài tập nào chưa giải quyết xong ở trên lớp thì giải quyết khi HS tqự học.
-Phần lớn các bài tập của SGK Toán 2 tuy không có, không phức tạp nhưng thường
chứa đựng nhiều nội dung có thể khai thác , phát triển ở mức độ khác nhau. Sau khi HS
thực hiện các yêu cầu cơ bản nhất của từng bài tập; nếu có điều kiện về thời gian Gv nên
hướng dẫn HS khai thác chính ccác bài tập của từng tiết học, hết sức tránh hiện tượng bắt
HS phải làm thêm nhiều bài ở ngoài SGK, nhất là các bài tập không phù hợp với mục tiêu
của tiết học hoặc vượt quá phạm vi cho phép của chương trình.
VD: Với bài tập dạng : Tính: 9+2= 2+9= 11-9= 11-2=
GV chỉ yêu cầu HS viết các phép tính vào vở rồi viết đúng kết quả tính. Nếu Gv muốn
HS khai thác thêm bài tập này thì có thể chọn lúc thích hợp ( trong quá trình chữa bài
hoặc sau khi đã làm và chữa hết bài tập ở tiết học ) để giúp HS tự phát hiện ví dụ về một
tính chất quan trọng của phép cộng ( chưa gọi tên tính chất này) và phát hiện ra mói quan
hệ giữa phép cộng và phép trừ, chẳng hạn:
- GV cho HS nêu nhận xét từ hai phép cộng 9+2=11; 2+9=11 để thấy 2+9 cũng bằng
9+2( vì đều bằng 11) như thế khi biết 9+2=11 thì tìm ngay được kết quả của 2+9 cũng
bằng 11 . Lặp đi lặp lại nhiều lần với các dạng bài tập tương tự ở tiết học nàyvà ở các tiết
học sau, dần dần HS nhận ra được “ Nếu đổi chổ các số hạng trong phép cộng thì kết
quả không thay đổi”.
-GV có thể cho HS nhận xét các phép cộng và các phép trừ trong cột tính:

4
Tích luỹ chuyên môn
9+2=11 Để thấy “ lấy tổng trừ đi một số hạng thì tìm được số hạng kia” . Do đó khi
2+9=11 biết 9+2=11 thì có thể nêu ngay được kết quả của phép trừ 11-9 và 11-2 ;
11-9=2 (11-9=2 ; 11-2=9). GV có thể tìm thấy trong SGK Toán 2 rất nhiều bài tập
11-2=9 giúp ích cho sự phát triển năng lực học tập của HS ( đặc biệt là năng lực
nhận xét, phát hiện ra cái mới trong khuôn khổ các nội dung đã học và quen thuộc).Vì vậy,
trước khi đi tìm các bài tập ở ngoài SGK Toán 2 để cho HS làm thêm, GV hãy cố gắng tìm
hiểu và khai thác đúng mức các bài tập có sẵn trong SGK T2.


*Câu 5: Xin nói rõ thêm về “cách nhớ 1” sang hàng chục khi thực hiện
phép tính trừ(có nhớ) ở SGK T2 (CTTH mới).

Chẳng hạn phép tính trừ: 53- 28 , ta có 2 cách thực hiện phép trừ “có nhớ” như sau:
53 -3 không trừ được cho 8, lấy 13 trừ 8 bằng 5, viết 5, nhớ 1.
-28 -Nhớ: .Cách 1: 2 thêm 1 bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2 ,viết 2.
25 .Cách 2: 5 trừ 1 bằng 4, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2.
Trong sách Toán 2(CTTH mới), thực hiện phép trừ có nhớ theo quy tắc nhớ như cách 1.
Thực ra đó là giải pháp mang tính quy ước theo cách làm quen thuộc từ lâu nay ở nước
ta.Sách Toán 2 không có ý định xây dựng kiến thức để giải thích cơ sở lí luận của cách
nhớ đó, mà chỉ là gợi ý chuẩn bị trước kiến thức cho cách nhớ đó qua qua bài tập dạng:
5- 1 -2 = ; 5 -3 =( Bài này gợi ý ở chỗ: 5 trừ 1(nhớ) bằng 4, 4 trừ 2 bằng 2, viết 2 cũng có
kết quả như 2 cộng 1 (nhớ) bằng 3, 5 trừ 3 bằng 2, viết 2.
Trong SGK hình vẽ với mũi tên( nét liền) ở bài 53 -28 thực ra là giải thích cơ sở cho
cách nhớ thứ 2 (tháo bó 1 chục que tính để có 10 que tính rời, tức là đã lấy 5 bó bớt đi 1
bó còn 4 bó, hay 5- 1 (nhớ) bằng 4.

*Câu 6: Khi sử dụng sách Toán, có bắt buộc HS làm hết các bài tập
trong SGK hay không? Nếu có VBT thì HS làm bài tập trong VBT hay
làm bài tập trong SGK Toán 2, hay làm cả hai?

a.Trong Toán 2(SGV) đã nêu rõ, tuỳ điều kiện, đối tượng cụ thể HS ở từng lớp, từng
trường, từng vùng miền, không bắt buộc HS phải làm hết các bài tập ở trong sách ở mỗi
bài học. GV có quyền lựa chọn để định ra “dung lượng” các bài tập phù hợp với trình độ
chuẩn để nhằm đạt được tối thiểu mục tiêu của bài học, (nếu sự lược bỏ có ảnh hưởng tới
mục tiêu bài học , không đạt mức độ chuẩn về nội dung kiến thức thì không được Cần
phấn đấu làm hết các bài tập quy định trong SGK, đó là tốt nhất, vì SGK cũng đã cố gắng
định ra các bài tập vừa với trình độ chuẩn nói chung.)
b.Về vấn đề sử dụng VBT Toán 2, trong phần hướng dẫn đã nêu rõ:
-VBT Toán 2 gồm các bài tập luyện tập, thực hành có cùng nội dung, mức độ như các

bài tập trong SGK, chỉ khác về hình thức thể hiện và số liệu. Do đó trong các tiết học
Toán, GV có thể hướng dẫn HS làm các bài tập trong vở này thay cho các bài tập ttrong
SGK.

5
Tích luỹ chuyên môn
-Cách làm bài tập trong vở này cũng giống như cách làm các bài tập trong SGK. Ngoài
ra HS còn được làm quen với một số dạng bài tập kiểu mới. Vì vậy các HS đã làm các bài
tập trong SGK thì có thể sử dụng VBT này khi tự học hoặc ôn tập.
-Trong cùng 1 buổi học, không nên yêu cầu HS vừa làm các bài tập trong SGK vừa làm
các bài tập dạng này trong VBT, gây nặng nề không cần thiết.

*Câu 7: Trong sách Toán 2, phép nhân, phép chia được xây dựng theo
cách nào?

-Trong sách Toán 2, phép nhân được xây dựng từ “tổng các số hạng bằng nhau”.
Chẳng hạn:
. 2 + 2 +2 +2 +2 = 10 hay 2 x 5 = 10 (2, 5 là các số hạng) hoặc
. 5 + 5 =10 hay 5 x2 = 10 (5 là số hạng, 2 là số hạng)
-Phép chia được xây dựng từ phép nhân (với ý nghĩa là phép tính ngược của phép
tính nhân), chẳng hạn: 6 : 2 = 3
Ta có: 3 x 2 = 6 6 : 3 = 2
(Nói thêm : SGK Toán 2 chưa đặt vấn đề xuất phát từ phép trừ để xây dựng phép
chia, chẳng hạn: từ : 6 -3 -3 = 0 suy ra : 6 : 3 = 2
hoặc: 6 -2 -2 -2 = 0 suy ra : 6 : 2 = 3 ;

*Câu 8: Trong bài “số 1, số 0 trong phép nhân, phép chia” ở sách Toán
2, có những phép tính như: 1 x 2 =2 ; 2 x 1 =2; 0 x 2 =0 ; 2 x 0 =0, có giải
thích được kết quả của mỗi phép tính đó không?
-Với các phép tính: 1 x 2 =2; 0 x 2 = 0 có thể giải thích được như sau:

1 x 2 = 1 + 1 = 2 , vậy 1 x 2 = 2
0 x 2 = 0 + 0 = 0 ,vậy 0 x 2 = 0.
- Với phép tính 2 x 1 = 2 ; 2 x 0 = 0 ta có thể giải thích theo ý nghĩa phép nhân mà công
nhận kết quả của nó như là một sự quy ước mà thôi ( không nên giải thích do tính chất “
giao hoán”)
*Câu 9: Mức độ , yêu cầu nội dung dạy- học phép nhân, phép chia ở lớp
2 là gì?
-Bước đầu nhận biết phép nhân trong mối quan hệ với tổng các số hạng bằng nhau. Biết
đọc, viết và biết cách tính kết quả của phép nhân ( chẳng hạn: 2 x 3 = 2 + 2 +2 =6).
- Bước đầu nhận biết phép chia trong mối quan hệ với phép nhân. Biết đọc, viết và tính
được kết quả của phép chia.( chẳng hạn: 2 x 3 = 6 6 : 2 = 3
6 : 3 = 2)
-Lập và thuộc các bảng nhân, chia 2 ; bảng nhân, chia 3; bảng nhân, chia 4; bảng nhân,
chia 5( các bảng nhân, chia còn lại học ở lớp 3)

6
Tích luỹ chuyên môn
-Bước đầu biết tính chất “ giao hoán” của phép nhân qua ví dụ cụ thể( chẳng hạn: từ 2 x
3 = 6; 3 x 2 =6 suy ra liên hệ 3 x 2 = 2 x 3), chưa yêu cầu học tính chất trên thành bài
riêng như ở các lớp sau.
-Vận dụng được các phép tính nhân, chia trong bảng( từ 2 đến 5) để tính giá trị của biểu
thức và giải được các bài toán đơn liên quan đến phép nhânn, phép chia (đơn giản).
*Câu 10: Yêu cầu về trình bày bài giải các bài “ tìm giá trị biểu thức” ở
lớp 2 có gì khác so với lớp 1?
-Ở lớp 1, chẳng hạn có bài: Tính: 17 – 10 + 2 = ?
Yêu cầu HS tính nhẩm rồi ghi ngay kết quả tính ( không phải ghi phép tính trung gian)
như : 17 – 10 + 2 =9.
-Ở lớp 2, chẳng hạn: Tính : a/ 3 x 4 + 10 =?
b/ 18 : 3 – 2 = ?
Yêu cầu HS phải tính theo 2 bước, theo thứ tự thực hiện phép tính từ trái sang phải ( có

ghi cả phép tính trung gian) như: a/ 3 x 4 + 10 = 12 + 10
= 22.
b/ 18 : 3 – 2 = 6 – 2
= 4.
*Câu 11: Yêu cầu về nội dung và cách trình bày các bài toán “ tìm x”
trong SGK Toán 2 là gì?
Ở lớp 2 (CTTH mới) bắt đầu có dạng toán “ tìm x” liên quan đến các phép tính:
cộng(+) , trừ(-) , nhân(x), chia(:). Cụ thể là các dạng cơ bản sau:
a/ x + a = b (tìm số hạng chưa biết)
b/ x – a = b (tìm số bị trừ)
c/ a – x = b (tìm số trừ)
d/ a x X = b (tìm thừa số chưa biết)
X x a = b
e/ x : a = b (tìm số bị chia)
(dạng a : x = b sang lớp 3 mới học)
-Khi làm bài tập dạng này, yêu cầu HS dựa vào mối quan hệ giữa thành phần và kết quả
để tìm x ( chưa coi là giải phương trình đại số), chẳng hạn:
. x + 3 = 7 thì x = 7 – 3 ( số hạng trong 1 tổng bằng tổng trừ đi số hạng kia)
x = 4

. x – 5 = 4 thì x = 4 + 5 ( số bị trừ bằng hiệu cộng với số trừ)
x = 9

. 10 – x = 2 thì x = 10 – 2 (số trừ bằng số trừ trừ đi hiệu)
x = 8

7
Tích luỹ chuyên môn
. X x 5 = 10 thì x = 10 : 5 (thừa số bằng tích chia cho thừa số kia)
X = 2

. X : 2 = 5 thì x = 5 x 2 ( số bị chia bằng thương nhân với số chia)
X = 10
-Khi trình bày bài giải, không phải giải thích cách tìm x mà phải viết bài giải theo mẫu,
chẳng hạn :
. x + 3 = 7 . x – 5 = 4 . 10 – x = 2
x = 7 – 3 x = 4 + 5 x = 10 – 2
x = 4 x = 9 x = 8


. X x 5 = 10 . X : 2 = 5
X = 10 : 5 X = 5 x 2
X = 2 X = 10
*Câu 12: Khi giới thiệu về “mét” có cô giáo xuất phát từ dm, xác định
đoạn thẳng có độ dài 10 dm, rồi sau đó giới thiệu “10 dm còn gọi là 1m”.
Trong sách Toán 2(CTTH mới) có giới thiệu về “m” theo tinh thần đó
không?
Thực ra mét là đơn vị đo độ dài cơ bản , được định nghĩa có tính chất quy ước, xác định
đầu tiên. Các đơn vị đo độ dài khác như: cm, dm là các đơn vị dẫn xuất, được xác định sau.
Vì thế nếu có GV xuất phát từ cm hoặc xuất phát từ dm để giới thiệu về m thì cũng là bình
thường.
Tuy nhiên trong SGK Toán 2(CTTH mới), khi giới thiệu về mét không theo tinh thần trên,
mà giới thiệu mét là một đơn vị cơ bản, HS được nhận biết “thế nào là mét” trước, rồi sau đó
mới giải quyết mối quan hệ “1m =10 dm”. Chẳng hạn, trong SGV Toán 2, bài học giới thiệu
về mét có nêu các bước:
-GV cho HS quan sát cái thước mét( có trong bộ đồ dùng Toán2) rồi vừa chỉ vào thước mét
vừa nói: “Độ dài cái thước từ vạch 0 đến vạch 100 là 1mét” (HS hình dung chiều dàicái thước
mét và “quy ước” cái thước mét đó được coi là 1mét hay “mét là độ dài cái thưopức mét đã
cho sẵn”). GV vẽ lên bảng đoạn AB có độ dài đúng bằng cái thước mét (từ vạch 0 đến vạch
100), ròi cho HS nhận xét “ đoạn thẳng AB có độ dài 1 mét”.
-Sau khi HS nhận biết được đơn vị “mét”, GV cho HS lấy cái “thước 1dm” để đo độ dài

cái thước mét, thấy được cái thước mét dài bằng 10 cái thước đề -xi-mét, từ đó có: 1m = 10
dm.
(Thực hiện như trên, HS có “iểu tượng” (nhận biết) về “mét” là một đơn vị đo độ dài, tồn
tại trước, có tính quy ước, sau đó HS mới được biết mối quan hệ: 1m =10dm. Không theo
con đường xác định quan hệ “1m =10dm” trước, rồi sau đó giới thiệu “1m là 10dm”.


8
Tích luỹ chuyên môn


*Câu 13: Ở lớp 2, việc hình thành biểu “tượng” về độ dài và đơn vị đo độ
dài, có thể thực như thế nào?
1/ Việc hình thành “biểu tượng” về độ dài đã được đề cập từ lớp 1(CTTH mới) khi học
về độ dài đoạn thẳng và đơn vị cm. Đến lớp 2, HS được tiếp tục củng cố về biểu tượng độ dài
thông qua các hoạt động so sánh “dài hơn”, “ngắn hơn” giữa các đoạn thẳng, chẳng hạn ở bài
1b trang 7:

VD: 1dm
A B

C D
Điền “ngắn hơn” hoặc “dài hơn” vào chổ trống thích hợp:
-Đoạn thẳng AB đoạn thẳng CD.
-Đoạn thẳng CD đoạn thẳng AB.
2/ Trong các đại lượng cơ bản học ở lớp 2 “độ dài” là đại lượng mà HS được học nhiều
đơn vị đo như: cm, dm, m, km, mm. Do đó, hơn các đại lượng khác, ở “độ dài”, ngoài việc
cần có”biểu tượng” về đại lượng, HScũng cần có “biểu tượng” về đơn vị đo độ dài (hay nhận
biết đqược các đơn vị đo độ dài).
Để hình thành “biểu tượng” về đơn vị đo độ dài ta thường thông qua các hoạt động so

sánh “dài, ngắn” trong mối quan hệ giữa các đơn vị đó với nhau hoặc gắn chúng với những
hình ảnh thực tế, có độ dài tương ứng, chẳng hạn như: “1cm” có độ dài khoảng bằng 1 “đốt
ngón tay”, “1dm” bằng 10 cm có độ dài khoảng 1”gang tay của trẻ em”, “1m” bằng 10 dm,
(dài bằng cái thước mét), có độ dài bằng khoảng 10 “gang tay” (của trẻ em) Hoặc cũng có
thể thông qua các hoạt động thực hành đo, ước lượng khoảng cách để củng cố nhận biết đơn
vị đo độ dài, chẳng hạn đo chiều dàicái bảng được khoảng 15 cm, hộp bút dài khoảng 15cm,
cột cờ ở sân trường cao 10m
*Câu 14: Trong SGK Toán 2, khái niệm “đường thẳng” được giới thiệu
như thế nào?
Vấn đề “đoạn thẳng, đường thẳng” được giới thiệu ở Tiểu học có thể có nhiều cách khác
nhau. Trong sách Toán 2, khái niệm “đường thẳng” được giới thiệu bắt đầu từ đoạn thẳng
(được học ở lớp 1) như sau:
-Cho điểm A và điểm B , lấy thước và bút nối 2 điểm đó ta được đoạn thẳng AB.
A B
-Kéo dài đoạn thẳng AB về 2 phía, ta được đường thẳng AB.
A B

9
Tích luỹ chuyên môn
Lưu ý: Khái niệm đường thẳng không định nghĩa được, HS làm quen với “biểu tương” về
đường thẳng thông qua hoạt động thực hành : vẽ đường thẳng qua 2 điểm, vẽ đường thẳng
qua 1 điểm.
. .
M N

.O
*Câu 15: trong SGK Toán 2 có loại bài “ đếm hình”, có cách nào để HS
“đếm hình” khỏi bị sót không? Xin nêu ví dụ cụ thể.
Loại bài “đếm hình” trong SGK Toán 2 là loại bài có tính phát triển, đòi hỏi HS biết
“phân tích, tổng hợp” hình. Do đó sẽ “khó” đối với một số HS chưa được làm quen hoặc chưa

biết nên xuất phát từ đâu khi giải bài toán loại này. Sau đây xin gợi ý 1 cách để HS thực hiện
“ đếm hình”(khỏi bị sót). Đó là cách đánh số vào hình rồi đếm hình, chẳng hạn:
*Ví dụ 1: Trong hình bên có mấy hình tam giác?
Gợi ý cách đếm:
-Đánh số vào hình, chẳng hạn:1; 2; 3; 4.
-Hình tam giác nào chỉ gồm một hình có đánh số? ( Có 4 hình là: hình1, hình 2, hình 3,
hình 4)
-Hình tam giác nào chỉ gồm 2 hình có đánh số?
(có 2 hình là: hình 2 và 3, hình 4 và 1) 1 2
-Hình tam giác nào gồm 3 hình có đánh số? 4 3
(không có)
-Hình tam giác nào gồm 4 hình có đánh số?
(có 1 hình là: hình 1, 2, 3, 4.)
Vậy tất cả có 7 hình tam giác (4 + 2 + 0 + 1 = 7) A
*Ví dụ 2: Trong hình bên có mấy hình tứ giác?
Gợi ý cách đếm:
-Ghi tên và đánh số vào hình, chẳng hạn như hình vẽ: E 1 B
-Hãy xem có hình tứ giác nào chỉ có gồm 1 hình đánh số ?
( không có) 2
-Hình tứ giác nào gồm 2 hình có đánh số? 3 I 5
(có 1 hình đó là hình 1+2 (hình tứ giác ABIE) 4
-Hình tứ giác nào gồm 3 hình có đánh số? D C
(có 2 hình: hình 2+ 3 +5 tức hình tứ giác ABCE; hình 1+ 2+ 3 tức là hình tứ giác ABDE)
-Hình tứ giác nào gồm 4 hình có đánh số?
(có 1 hình là hình 2+3+4+5 tức là hình tứ giác BCDE )
Vậy tất cả có 4 hình tứ giác(0 + 1 +2 +1 = 4)
Lưu ý: Ở lớp 2 chỉ yêu cầu HS đếm được số hình( trả lời đúng số lượng hình cần đếm là
được) chưa yêu cầu HS viết cách giải thích như trên.

10

Tích luỹ chuyên môn
*Câu 16: Yêu cầu về giải toán “nhiều hơn”, “ít hơn”ở sách Toán 2 là gì?
Ở lớp 1, HS đã được làm quen khái niệm “nhiều hơn”, “ít hơn” thông qua “so sánh”số
lượng của 2 nhóm đối tượng bằng nhau bằng cách nối tương ứng (tương ứng 1 -1), chẳng
hạn:
-Số trái tim “ít hơn” số hoa (ít hơn 1 cái)
-Số hoa “nhiều hơn” trái tim (nhiều hơn 1 cái)
-Vận dụng hiểu biết trên vào bài toán về “nhiều hơn”,
“ít hơn” ở lớp 2, HS được biết thêm ý nghĩa thực tiển của
các khái niệm “nhiều hơn”, ‘ít hơn” với mối quan hệ “so
sánh” biểu thị như sau:
số lớn: ? m

số bé: a phần “nhiều hơn”hoặc “ít hơn”
*Như vậy yêu cầu về nội dung bài toán “nhiều hơn” chủ yếu là: cho “số bé” và phần
“nhiều hơn”, tìm “số lớn” (bằng cách lấy “số bé” + phần “nhiều hơn”).
VD: Bài toán: Hàng trên có 5 quả cam, hàng dưới có nhiều hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi
hàng dưới có mấy quả cam?
Ta có:Số bé của bài toán này là 5 quả cam, phần nhiều hơn của bài toán này là 2 quả
cam; số lớn của bài toán này là số cam của hàng dưới( chưa biết). Từ đó có cách giải:
Số cam của hàng dưới là:
5 + 2 = 7 (quả cam)
*Yêu cầu về nội dung bài toán “ít hơn” chủ yếu là: cho “số lớn” và phần “ít hơn”,
tìm “số bé” (bằng cách lấy “số lớn” - phần “ít hơn”).

số lớn: b

số bé: m
?
VD: Hàng trên có 7 quả cam, hàng dưới có ít hơn hàng trên 2 quả cam. Hỏi hàng dưới có

mấy quả cam?
Ta có: “Số lớn” ở bài này là 7 quả cam, phần ít hơn của bài toán là 2 quả cam, số bé của
bài này là số cam ở hàng dưới( chưa biết). Từ đó có cách giải:
Số cam ở hàng dưới là:
7 - 2 =5( quả cam)
*Lưu ý: -Ở lớp 2 ở diện đại trà chưa yêu cầu HS giải bài toán về “nhiều hơn”, “ít hơn”
bằng cách “gián tiếp”, chẳng hạn: cho biết “số lớn” và phần “nhiều hơn”; phần “số bé” và
phần “ít hơn”; tìm “số lớn” (bằng cách cộng “số bé” với phần “ít hơn”.).

11
Tích luỹ chuyên môn
-Bài toán so sánh hơn , kém nhau mấy đơn vị “ tức là bài toán cho biết “số lớn” và “số bé”,
tìm “phần nhiều hơn” hoặc “phần ít hơn” (bằng cách lấy “số lớn” trừ đi “số bé”) không được
học chính thức thành bài riêng ở Toán 2 ( có thể có 1 ; 2 bài tập đơn giản về loại này mang
tính chất chuẩn bị cho sau này).

*Câu 17: Thế nào là bài toán có “một phép tính”? Thế nào là bài toán có
“một bước tính”?
-Bài toán có “một phép tính” chính là các bài toán “đơn” được học ở lớp 1, lớp 2 với cách
hiểu là bài toán mà khi giải ta cần một phép tính9cộng, trừ, nhân, chia) là tìm ra kết quả.
- Thuật ngữ “bước tính” trong bài toán giải có lời văn, được hiểu là gồm có “câu lơìo giải”
và “phép tính” tương ứng kèm theo. Như vậy bài toán “một bước tính” là bài toán mà khi giải
ta chỉ cần thực hiện 1 bước tính là hoàn thành bài giải.
VD 1: Một con gà có 2 chân. Hỏi 6 con gà có bao nhiêu chân?
Bài giải:
6 con gà có số chân là:
2 x 6 = 12 (chân)
Đáp số: 12 chân.
Bài toán này là bài toán “có một bước tính” (gồm câu trả lời “6 con gà có số chân là:” và
phép tính tương ứng “2 x 6 = 12(chân)). Bài toán này cũng là bài toán đơn và là bài toán có 1

phép tính 9 ở đây là phép tính nhân).
VD 2: Tấm vải xanh dài 15m, tấm vải đỏ dài hơn tấm vải xanh 5m. Hỏi cả hai tấm vải
dài bao nhiêu mét?
Bài giải:
Tấm vải đỏ dài là:
15+ 5 =20 (m)
Cả hai tấm vải dài là:
20+ 15 = 35(m)
Đáp số: 35m
Đối với bài toán này chưa học ở lớp 2. Bài toán này là bài toán có 2 bước giải ( sau này
sẽ hiểu là toán hợp). Rõ ràng bài toán không phải là bài toán có “một bước tính” càng không
phải là bài toán đơn (có 1 phép tính).
*Câu 18: Trong SGK Toán 2, có một số bài toán có lời văn không
thuộc dạng bài toán “nhiều hơn”, “ít hơn”, cũng không phải là bài toán
dạng “thông thường”, chẳng hạn bài3(T154), bài 1(T175), bài 4 (T178).
Xin cho biết yêu cầu nội dung giải các bài toán có dạng đặc biệt đó.
Đúng là trong sách toán 2 có một số bài toán có dạng không “điển hình”, hoặc có cách
giải “không quên thuộc” như đã học. Mục đích là giúp HS rèn luyện phương pháp giải toán
có lời văn. Ở các bài toán này , HS được đặt trong “tình hưống có vấn đề” để tìm tòi, dự

12
Tích luỹ chuyên môn
đoán, cách giải quyết(bài 4/ T178) hoặc làm quen với bài toán về bảng “thống kê số liệu” để
so sánh, phân tích, lựa chọn trước định ra cách giải (bài 1/175) hoặc được tiếp cận với bài
toán có tính chất “trắc nghiệm” (như bài 3/T154).
Sau đây là yêu cầu và cách trình bày cụ thể từng bài:
*Bài 1, trang 175: Bảng sau đây cho biết thời gian Hà dành cho một số hoạt đông trong
ngày:
HOẠT ĐỘNG THỜI GIAN
học

vui chơi
giúp mẹ làm việc nhà
xem ti vi
4 giờ
60 phút
30 phút
45 phút
Trong các hoạt động trên Hà dành nhiều thời gian cho hoạt động nào?
-Yêu cầu của bài toán này là: HS quan sát bảng thống kê số liệu về khoảng thời gian dành
cho mỗi hoạt động tương ứng để thấy được:
.Hà học trong khoảng thời gian bao lâu? (4 giờ)
.Vui chơi trong khoảng thời gian bao lâu? (60 phút)
.Giúp mẹ việc nhà trong khoảng thời gian bao lâu? (30 phút)
.Xem ti vi trong khoảng thời gian bao lâu? (45 phút)
Từ đó muốn biết Hà dành nhiều thời gian cho hoạt động nào thì cần so sánh các khoảng
thời gian đó( so sánh 4 giờ, 60 phút, 30 phút, 45 phút với nhau) để tìm ra khoảng thời gian
nào là nhiều nhất (lớn nhất). Gợi ý:
Có thể so sánh bằng nhận xét: 60’, 30’ ,45’ đều không quá 1 giờ. Vậy 4 giờ là khoảng thời
gian lớn nhất.
Hoặc đổi 4 giờ thành 240 phút ( 60 x 4 =240’ hay 40’ + 40’ +40’ +40’ =240’) từ đó so
sánh: 240’ > 60’ > 45’ > 30’.
Kết luận: Hà dành nhiều thời gian nhất cho hoạt động học.
-khi trình bày bài giải loại toán này không yêu cầu HS viết lại các ý giải thích trên, mà
chỉ viết câu trả lời ngắn gọn như sau: “Trong các hoạt động trên,Hà dành nhiều thời gian nhất
cho hoạt động học”.( phần hướng dẫn trả lời vì sao? chỉ trao đổi miệng và tuỳ vào đối tượng
HS mà yêu cầu giải thích đến từng mức độ cho phù hợp).
*Bài 4, trang 178: Thử đoán xem con kiến đi từ A đến C theo đường gấp khúcABC hoặc
theo đường gấp khúc AMNOPQC thì đường nào nhanh hơn?
Kiểm tra lại bằng cách tính độ dai 2 đường gấp khúc đó.
B 1cm C

P
Q
N O


13
Tích luỹ chuyên môn
A M
HS quan sát hình vẽ và bằng trực giác các em có
thể đoán được độ dài 2 đường gấp khúc ABC và AMNOPQC bằng nhau (nếu có em nhìn
thấy độ dài đường gấp khúc AMNOPQC “dài” hơn vì thấy nó gồm nhiều đoạn hơn thì ta
cũng không sao, thì ta sẽ kiểm tra lại sau.).
Sau đó kiểm tra lại bằng cách tính độ dài mỗi đường gấp khúc, chẳng hạn:
Độ dài đường gấp khúc ABC là: 5 +6 = 11 (cm)
Độ dài đường gấp khúc AMNOPQC là: 2 + 2 +2 +2 +2 +1 =11(cm)
Vậy độ dài 2 đường gấp khúc dài bằng nhau. (hoặc có thể đếm mỗi đường gấp khúc gồm
“11 ô” có cạnh 11 cm.Vậy chúng đều dài 11 cm).
-Khi trình bày bài giải này thì ở phần “đoán nhận ước lượng” nên cho HS trả lời miệng.
HS chỉ phải viết bài giải ở phần kiểm tra, tính độ dài cho mỗi đường gấp khúc như đã nêu ở
trên là được.
*Câu 19: Ở lớp 2 để hình thành “biểu tượng” về khối lượng, có thể thực
hiện như thế nào?

Để hình thành “biểu tượng” về khối lượng, ta thường thông qua các hoạt động so sánh
vật này “nặng hơn” hay “nhẹ hơn” vật kia.Chẳng hạn cho HS, tay trái cầm 1 quyển sách còn
tay phải cầm 1 quyển vở.Bằng “cảm giác” các em cảm thấy quyển sách “nặng”hơn quyển vở
hay quyển vở “nhẹ” hơn quyển sách.
Từ đó muốn biết một vật “nặng-nhẹ”thế nào ta phải cân vật đó, tức là so sánh sự nặng-
nhẹ của vật với vật chuẩn là quả cân 1kg. Bằng thực hành cân, ta có thể so sánh một vật
“nặng hơn” hay “nhẹ hơn” hoặc nặng bằng 1kg hoặc có thể biết vật này “nặng hơn” hay “nhẹ

hơn” vật kia Từ đó dần dần hình thành biểu tượng “khối lượng” và “đơn vị đo khối lượng”
cho HS ( với mức độ phù hợp với lớp 2).
*Câu 20: Ở lớp 2 để hình thành “biểu tượng” về dung tích, có thể
thực hiện như thế nào?
Để hình thành “biểu tượng” về dung tích, ta thường thông qua hoạt động so sánh “sức
chứa” của vật này được nhiều hơn hay ít hơn “sức chứa” vật kia. Chẳng hạn, cho HS rót nước
cho đầy một bình rồi đổ nước từ bình cho đầy một ca. Nếu trong bình cpnf nước thì ta nói
“bình chứa được nhiều nước hơn ca” hay “ca chứa được ít nước hơn bình”. Từ đó muốn biết
“sức chứa” của một vật nhiều hay ít , ta so sánh sức chứa của vật đó với “sức chứa của một
vật với 1 lít (Ví dụ: bình chứa được nhiều hơn 1lít, chai chứa được ít hơn 1lít, ). HS dần
dần có “biểu tượng” về “dung tích” và “đơn vị đo dung tích”.
Lưu ý: Ở lớp 2 HS chưa sử dụng các thuật ngữ ‘khối lượng”, “dung tích” mà chỉ thông
qua hoạt động thực hành , so sánh để có được “biểu tượng” về các đại lượng đó mà thôi.

14
Tích luỹ chuyên môn
*Câu 21:Ở lớp 2, khi học về thời gian, đã yêu cầu hình thành ở HS khái
niệm về thời gian chưa?

Ở lớp 2, chưa yêu cầu hình thành ở HS khái niệm về thời gian, vả lại việc làm đó rất khó
(nếu không muốn nói là không thể) đối với HS Tiểu học, chưa nói đến là HS lớp 2.Trong
Toán 2(CTTH mới), chỉ mới cho HS bước đầu có “cảm nhận” về thời gian. Để thực hiện điều
đó, có thể thông qua các sinh hoạt hàng ngày để các em có ý niệm về các buổi trong ngày
(chẳng hạn: Em tập thể dục lúc mấy giờ sáng? Em đi học lúc mấy giờ sáng? Em vào học lúc
mấy giờ sáng? Buổi trưa em ăn cơm lúc mấy giờ? Buổi trưa em ăn cơm, buổi chiều em tưới
cây và đá bóng, buổi tối em đọc truyện, em đi ngủ lúc 10 giờ đêm ) hoặc có thể thông qua
các hoạt động thực hành như: xem đồng hồ, xem lịch ngày- tháng, tuần lễ, thực hiện thời gian
biểu hoạt động trong một ngày, thời khoá biểu học tập trong một tuần Trong Toán 2, bước
đầu có đề cập đến “thời điểm” (lúc mấy giờ) và “thời lượng” (khoảng thời gian), tuy không
nhiều và thật đơn giản, nhưng cũng nhằm giúp các em”cảm nhận” được về thời gian, chuẩn bị

cho việc học thời gian ở những lớp sau này được thuận lời hơn.


15

×