THUỐC (LỖ TẤN)
1. Tác giả
+ Lỗ Tấn (1881-1936) tên thật là Chu Thụ Nhân, quê ở phủ Thiệu Hưng, tỉnh
Chiết Giang, miền Đông Nam Trung Quốc. Ông là nhà văn cách mạng lỗi lạc của
Trung Quốc thế kỉ XX. “Trước Lỗ tấn chưa hề có Lỗ Tấn; sau Lỗ Tấn có vô vàn
Lỗ Tấn” (Quách Mạt Nhược)
+ Tuổi trẻ của Lỗ Tấn đã nhiều lần đổi nghề để tìm một con đường cống hiến
cho dân tộc: từ nghề khai mỏ đến hàng hải rồi nghề y, cuối cùng làm văn nghệ
để thức tỉnh quốc dân đồng bào. Con đường gian nan để chọn ngành nghề của
Lỗ Tấn vừa mang đậm dấu ấn lịch sử Trung Hoa thời cận hiện đại, vừa nói lên
tâm huyết của một người con ưu tú của dân tộc.
+ Quan điểm sáng tác văn nghệ của Lỗ Tấn được thể hiện nhất quán trong toàn
bộ sáng tác của ông: phê phán những căn bệnh tinh thần khiến cho quốc dân
mê muội, tự thoả mãn “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa
sổ”.
+ Tác phẩm chính: AQ chính truyện (Kiệt tác của văn học hiện đại Trung Quốc
và thế giới), các tập Gào thét, Bàng hoàng, Truyện cũ viết theo lối mới, hơn chục
tập tạp văn có giá trị phê phán, tính chiến đấu cao
2. Hoàn cảnh sáng tác truyện Thuốc
Thuốc được viết năm 1919, đúng vào lúc cuộc vận động Ngũ tứ bùng nổ. Đây là
thời kì đất nước Trung Hoa bị các đế quốc Anh, Nga, Pháp, Đức, Nhật xâu xé.
Xã hội Trung Hoa biến thành nửa phong kiến, nửa thuộc địa, nhưng nhân dân lại
an phận chịu nhục. “Người Trung Quốc ngủ mê trong một cái nhà hộp bằng sắt
không có cửa sổ” (Lỗ Tấn). Đó là căn bệnh đớn hèn, tự thoả mãn, cản trở
nghiêm trọng con đường giải phóng dân tộc. Chính nhà cách mạng lỗi lạc thời
này là Tôn Trung Sơn cũng nói: “Trung Quốc ấy với một thông điệp: Người
Trung Quốc là một con bệnh trầm trọng”. Thuốc đã ra đời trong bối cảnh ấy với
một thông điệp: cần suy nghĩ nghiêm khắc về một phương thuốc để cứu dân tộc.
. b-Tóm tắt tác phẩm:
Gia đình lão Hoa Thuyên có đứa con trai “mười đời độc đinh” bị bệnh ho lao. Một
đêm mùa thu gần về sáng , Lão Hoa đem số tiền vợ chồng dành dụm được ra
pháp trường , gặp đao phủ mua một cái bánh tẩm máu tử tù về cho thằng
Thuyên ,con trai lão ăn để chữa bệnh lao. Trời sáng , quán trà của vợ chồng lão
Hoa đông khách dần , mọi người bàn tán về cái chết của tử tù . Tử tù là Hạ Du ,
một người cách mạng bị xử chém vì chống Nhật . Mọi người cho Hạ Du là thằng
điên , thằng khốn nạn và khen Cụ Ba là khôn vì đã tố cáo cháu mình để lấy tiền
thưởng . Họ cũng cho vợ chồng lão Hoa là may vì tìm được máu để tẩm bánh
bao làm thuốc . Tiết thanh minh vào mùa xuân năm sau , bà Hoa đi thăm mộ con
( thằng Thuyên vẫn chết vì bệnh lao dù đã ăn bánh bao tẩm máu người). Bà gặp
bà mẹ của Hạ Du .Mẹ Hạ Du lúc đầu còn ngại ngùng , nhưng sau đó bà Hoa đã
bước qua ranh giới phân chia khu nghĩa địa dành cho dành cho người nghèo
sang khu dành cho ngưòi chết chém để an ủi mẹ Hạ Du . Cả hai bà mẹ đều hết
1
sức kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa. Mẹ Hạ Du lẩm bẩm “
Thế này là thế nào nhỉ ?”
II – Phân tích :
1-Ý nghĩa nhan đề “Thuốc” và hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người:
Nhan đề thiên truyện là Thuốc (nguyên văn là Dược) . Thuốc ở đây chính là
chiếc bánh bao tẩm máu người mà lão Hoa đã mua về cho thằng Thuyên ăn để
chữa bệnh lao.Nhan đề này có nhiều nghĩa .
Nghĩa tường minh , chỉ phương thuốc chữa bệnh lao bằng chiếc bánh bao tẩm
máu người . Đây là một phương thuốc mê tín, lạc hậu tương tự như hai vị thuốc
mà ông thầy lang đã bốc cho cho bố Lỗ Tấn để chữa bệnh phù thủng là rễ cây
mía đã kinh sương ba năm và một đôi dế đủ con đực , con cái dẫn đến cái chết
của ông cụ.
Nghĩa hàm ẩn , đó là phương thuốc để chữa bệnh tinh thần : căn bệnh gia
trưởng , căn bệnh u mê lạc hậu về mặt khoa học của người dân Trung Quốc .
Bố mẹ thằng Thuyên vì lạc hậu và gia trưởng đã áp đặt cho nó một phương
thuốc là chiếc bánh bao tẩm máu người dẫn đến cái chết của nó . Rồi tất cả đám
người trong quán trà cũng sai lầm như vậy. Chiếc bánh bao tẩm máu vô hại kia
đã trở thành một thứ thuốc độc vì người ta quá tin vào nó mà không lo tìm một
thứ thuốc khác .Người dân Trung Quốc phải tỉnh giấc , không được “ngủ mê
trong cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.
-Tầng nghĩa thứ ba của Thuốc , của chiếc bánh bao tẩm máu người là phương
thuốc nhằm chữa căn bệnh u mê lạc hậu về mặt chính trị của người dân Trung
Quốc ( đám đông quần chúng không hiểu gì về Cách mạng nên mới xem HD là
giặc …) và căn bệnh xa rời quần chúng của người cách mạng Trung Quốc thời
bấy giờ . Hạ Du vì xa rời quần chúng nên sự hi sinh của anh thật đáng thương
hại. Tóm lại: Nhan đề truyện và hình ảnh chiếc bánh bao tẩm máu người đã thể
hiện chủ đề tư tưởng tác phẩm: Lỗ Tấn đã đau nỗi đau của dân tộc Trung Hoa
thời cận đại : nhân dân thì “ngủ say trong một cái nhà hộp bằng sắt” còn người
cách mạng thì “bôn ba trong chốn quạnh hiu”
2- Các nhân vật:
a-Hình ảnh đám đông quần chúng:
-Buổi sáng sớm, ở pháp trường , lão Hoa đi mua bánh bao tẩm máu tử tù về
chữa bệnh cho con thì bị một đám đông xô đẩy nhau ào ào,chen bật lão suýt
ngã.Đó là những người đi xem hành hình nhà cách mạng Hạ Du .Đám đông này
khiến ta liên tưởng đến đám đông đi xem hành hình một người Trung Quốc
chống Nhật khiến Lỗ Tấn đi đến quyết định : Chữa bệnh thể xác không quan
trọng bằng chữa bệnh tinh thần cho quốc dân.
2
-Khi trời sáng hẳn, ở quán trà đã đông khách của lão Hoa , Cậu Năm Gù ,Cả
Khang ,người râu hoa râm…cùng bàn tán về : công hiệu của bánh bao tẩm máu
người có thể chữa bách bệnh, họ tin rằng thằng Thuyên ăn vào “thế nào cũng
khỏi”. Họ rất hăng say bàn về cái chết của Hạ Du với thái độ miệt thị. Họ cho anh
là cái “thằng khốn nạn”, “hắn điên thật rồi”.Và họ cho rằng trong cái chết của Hạ
Du có hai người gặp may . May nhất là Cụ Ba nhờ tố cáo cháu mình nên được
thưởng một số tiền lớn mà gia đình khỏi bị liên luỵ, còn lão Hoa thì có máu Hạ
Du để chấm bánh bao làm thuốc chữa bệnh cho thằng Thuyên. Tóm lại, qua hai
sự việc trên,và bằng ngôn ngữ của người kể chuyện , ta thấy đám đông quần
chúng thật là mê muội về khoa học. Sự hiểu biết và thái độ của họ về những vấn
đề của đất nước,về bệnh tật ,về cuộc đời còn quá hạn chế. Nói như Lỗ Tấn thì
họ đang “ngủ quên trong một cái nhà hộp bằng sắt không có cửa sổ”.Phải làm
thế nào đó để thức tỉnh họ.
b-Nhân vật Hạ Du: Nhân vật Hạ Du không xuất hiện trực tiếp trong tác phẩm mà
được giới thiệu thông qua các nhân vật khác và qua thái độ của người kể
chuyện . Hạ Du là một người yêu nước , một nhà cách mạng tiên phong , dũng
cảm xả thân vì nghĩa lớn. Nhưng anh rất cô đơn ,không ai hiểu anh kể cả mẹ
anh .Anh đã đổ máu vì quần chúng thế mà họ lại lấy máu anh để tẩm bánh bao
chữa bệnh lao. Hạ Du chính là hình ảnh tượng trưng của cuộc cách mạng Tân
Hợi, một cuộc cách mạng góp phần đánh đổ chế độ phong kiến Trung Quốc
nhưng lại xa rời quần chúng nên thất bại.Qua hình tượng Hạ Du ,Lỗ Tấn muốn
bày tỏ lòng kính trọng với cuộc cách mạng này. Ta cũng thấy nhân vật Hạ Du là
một người yêu nước nhưng anh cũng thật cô đơn .
3-Cảnh hai bà mẹ đi thăm mộ con: Các hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng: a.
Hình tượng chiếc bánh bao tẩm máu người: “Bánh bao tẩm máu người”, nghe
như chuyện thời trung cổ nhưng vẫn xảy ra ở nước Trung Hoa trì trệ. Tầng
nghĩa thứ nhất - nghĩa đen của tên truyện là: thuốc chữa bệnh lao. Thứ mà ông
bà Hoa Thuyên xem là “tiên dược” để cứu mạng thằng con “mười đời độc đinh”
đã không cứu được nó mà ngược lại đã giết chết nó - đó là thứ thuốc mê tín.
+ Trong truyện, bố mẹ thằng Thuyên đã áp đặt cho nó một phương thuốc quái
gở. Và cả đám người trong quán trà cũng cho rằng đó là thứ thuốc tiên. Như
vậy, tên truyện còn hàm nghĩa sâu xa hơn, mang tính khai sáng: đây là thứ
thuốc độc, mọi người cần phải giác ngộ ra rằng cái gọi là thuốc chữa bệnh lao
được sùng bái là một thứ thuốc độc. Người Trung Quốc cần phải tỉnh giấc,
không được ngủ mê trong cái nhà hộp bằng sắt không có sửa sổ.
+ Chiếc bánh bao - liều thuốc độc lại được pha chế bằng máu của người cách
mạng - một người xả thân vì nghĩa, đổ máu cho sự nghiệp giải phóng nông
dân Những người dân ấy (bố mẹ thằng Thuyên, ông Ba, cả Khang ) lại dửng
dưng, mua máu người cách mạng để chữa bệnh Với hiện tượng chiếc bánh
bao tẩm máu Hạ Du, Lỗ Tấn đã đặt ra một vấn đề hết sức hệ trọng là ý nghĩa
3
của hi sinh. Tên truyện vì thế mang tầng nghĩa thứ ba: Phải tìm một phương
thuốc làm cho quần chúng giác ngộ cách mạng và làm cho cách mạng gắn bó
với quần chúng. Chiếc bánh bao thấm máu Hạ Du khi nướng lên lại tỏa mùi
hương ngào ngạt cả quán lão Thuyên. Mùi thơm ở dây là mùi thơm của tinh thần
và khí phách Hạ Du . Bằng chi tiết này ,tác giả đã gián tiếp ca ngợi Hạ Du một
cách kín đáo. Ca ngợi tinh thần , khí phách và phê phán sự xa rời quần chúng
của Hạ Du.
b. Hình ảnh con đường: Tác giả còn phác họa hình ảnh con đường dẫn đến khu
nghĩa địa này : có một con đường mòn ở giữa chia làm hai: Ở giữa có con
đường nhỏ hẹp , cong queo, do những người hay đi tắc dẫm mãi thành đường.
Nghĩa địa người chết chém phía bên trái nghĩa địa người nghèo phía bên phải
.Con đường mòn là biểu tượng cho một tập quán xấu đã trở thành thói quen. Là
cái ranh giới tự nhiên để phân cách ngăn cách giữa những người chiến sĩ cách
mạng như Hạ Du với quần chúng , như gia đình Hoa Thuyên , cả Khang ,Năm
Gù Không chỉ sống họ mới cách biệt nhau mà cho đến khi chết họ cũng cách
biệt nhau bởi con đường mòn nhỏ hẹp , cong queo ấy c. Vòng hoa trên mộ Hạ
Du - Cả hai bà mẹ cùng rất kinh ngạc khi thấy trên mộ Hạ Du có một vòng hoa :
“hoa trắng hoa hồng nằm khoanh trên nấm mộ khum khum…
+ Việc làm của Hạ Du đã khiến mọi người phải suy nghĩ một cách nghiêm
túc.Với vòng hoa, Lỗ Tấn đã bày tỏ sự trân trọng và tiếc thương đối với người
chiến sĩ cách mạng tiên phong. Đồng thời cũng thể hiện sự traân trọng của ông
với cuộc cách mạng Tân Hợi.
+ Rõ ràng vòng hoa trên nấm mộ Hạ Du như muốn khẳng định một chân lý lịch
sử và cách mạng: Trong trạng thái mê muội, tê liệt của quần chúng thuở ấy, vẫn
có người nhớ đến, tiếc thương ngưỡng mộ và quyết tâm noi gương người cách
mạng tiên phong đã ngã xuống vì đại nghĩa. Vòng hoa thể hiện cho xu thế cách
mạng, cho niềm lạc quan đối với tiền đồ cách mạng. Vòng hoa trong truyện
“Thuốc” là một dự cảm về con đường bão táp, một tia lửa hôm nay sẽ báo hiệu
một đám cháy ngày mai!
+ Vòng hoa trên mộ Hạ Du: Có thể xem vòng hoa là cực đối lập của “chiếc bánh
bao tẩm máu”. Phủ định vị thuốc là bằng chiếc bánh bao tẩm máu, tác giả mơ
ước tìm kiếm một vị thuốc mới- chữa được cả những bệnh tật về tinh thần cho
toàn xã hội với điều kiện tiên quyết là mọi người phải giác ngộ cách mạng, phải
hiểu rõ “ý nghĩa của sự hi sinh” của những người cách mạng.
+ Nhờ chi tiết vòng hoa trên mộ Hạ Du chủ đề tư tưởng tác phẩm mới được thể
hiện trọn vẹn, nhờ đó mà không khí của truyện vốn rất u buồn tăm tối song điều
mà tác giả đưa đến cho người đọc không phải là tư tưởng bi quan. d. Hình ảnh
những nấm mộ như những chiếc bánh bao của người giàu trong ngày mừng thọ.
Nghĩa địa này là nghĩa địa Cổ Hiên Ðình Khẩu - nơi chôn xác những người
nghèo như cu Thuyên và những người hoạt động Cách mạng như Hạ Du . Tác
4
giả đã so sánh ngôi mộ ở nghĩa địa Cổ Thiên Ðình Khẩu : như những chiếc bánh
bao của người giàu trong ngày mừng thọ.
Nghĩa thứ nhất đầy thương cảm: người chết nhiều ( chết vì lạc hậu u mê, tăm
tối) Nghĩa thứ hai: Ðây là lối so sánh rất sâu rất đau , hàm chứa một ý nghĩa tố
cáo rất gay gắt . Lối so sánh này cũng tạo nên một sự đối lập để làm nổi bật sự
tham lam tàn ác của giai cấp thống trị . Những người nằm dưới những ngôi mộ
này như cu Thuyên và Hạ Du đều là những người chết trẻ , chết non ,chết yểu .
Vậy mà mộ của họ lại được so sánh như như những chiếc bánh bao của những
kẻ giàu có , sống lâu trong ngày mừng thọ . Một đằng là chết non , chết yểu ,
một đằng là mừng thọ sống cao tuổi .Ðó là sự đối lập hoàn toàn . Từ đó tác giả
tố cáo tội ác của giai cấp thống trị : sống phè phỡn , sống sung sướng trên
xương xương máu của những người nghèo và chiến sĩ cách mạng . Nghĩa thứ
ba: Phê phán người dân TQ u mê về chính trị, không biết phân biệt đâu chính
đâu tà. Họ đã để mộ Hạ Du chung với những kẻ chết chém vì ăn cướp. e. Thời
gian nghệ thuật của truyện Tiến triển từ mùa thu Hạ Du bị hành hình đến mùa
xuân trong tiết thanh minh năm sau lúc hai bà mẹ đi thăm mộ con.Cái chết của
hai người con cũng như chiếc lá rời cành để tích nhựa cho một mùa xuân hi
vọng . dự báo về một tương lai sáng sủa cho cách mạng Trung Hoa. Thời gian
nghệ thuật trong truyện “Thuốc” vận động từ mùa thu đến mùa xuân, từ lúc tử tù
bị chém, thằng Thuyên ho lao rồi chết đến tiết thanh minh, trên ngôi mộ Hạ Du
có vòng hoa, một thằng Thuyên và những nấm mộ khác “lác đác vài nụ hoa bé
tý, trăng trắng, xanh xanh”, trên cành dương liễu đã đâm ra “những mầm non
bằng nửa hạt gạo”. Đó là mầm xanh của mùa xuân hy vọng, hứa hẹn một ngày
mai ấm áp hơn.
Đề: Giá trị hiện thực và nhân đạo của tác phẩm Chí
Phèo
Trong dòng văn học hiện thực phê phán 1930-1945. Chí Phèo có lẽ là tác phẩm
thành công hơn cả trong việc đem lại cho người đọc những ấn tượng mạnh mẽ,
không thể quên về bức tranh đen tối ngột ngạt, bế tắc của nông thôn Việt Nam
trước Cách mạng tháng Tám, đồng thời thức tỉnh cái phần lương tri tốt đẹp nhất
của con người, khơi dậy lòng căm ghét cái xã hội vạn ác đã chà đạp lên nhân
phẩm con người, thương xót, cảm thông với những thân phận cùng đinh bị giày
vò, tha hóa trong chế độ cũ.
Căm ghét xã hội thực dân phong kiến thối nát, phê phán mãnh liệt các thế lực
thống trị xã hội, trên cơ sở cảm thông, yêu thương trân trọng con người, nhất là
những con người bị vùi dập, chà đạp, đó là cảm hứng chung của các nhà văn
hiện thực phê phán giai đoạn 30-45. Tuy nhiên, trong tác phẩm Chí Phèo, Nam
Cao đã khám phá hiện thực ấy bằng một cái nhìn riêng biệt. Nam Cao không
5
trực tiếp miêu tả quá trình bần cùng, đói cơm, rách áo dù đó cũng là một hiện
thực phổ biến. Nhà văn trăn trở, suy ngẫm nhiều hơn đến một hiện thực con
người: con người không được là chính mình, thậm chí, không còn được là con
người mà trở thành một con “quỉ dữ”, bởi âm mưu thâm độc và sự chà đạp của
một guồng máy thống trị tàn bạo. Với một cái nhìn sắc bén, đầy tính nhân văn,
bằng khả năng phân tích lý giải hiện thực hết sức tinh tế, bằng vốn sống dồi dào
và trái tim nhân ái, nhà văn đã xây dựng nên một tác phẩm với những giá trị hiện
thực và nhân đạo đặc sắc không thể tìm thấy ở các nhà văn đương thời.
Thật ra trong bất cứ tác phẩm nghệ thuật chân chính nào, giá trị hiện thực bao
giờ cũng đi liền với giá trị nhân đạo. Tác phẩm càng xuất sắc, những giá trị ấy
càng thẩm thấu, thống nhất với nhau, khó tách rời. Chí Phèo của Nam Cao cũng
không nằm ngoài quy luật ấy. Bởi vì nội dung phản ánh (và tiếp nhận) - yêu
thương, trân trọng hay căm ghét, khinh bỉ? Tách riêng ra hai giá trị là làm phá vỡ
sự gắn liền hữu cơ của một chỉnh thể nghệ thuật vốn dĩ thống nhất.
Đọc xong tác phẩm Chí Phèo ta thấy gì? Mở đầu tác phẩm là cảnh Chí Phèo
ngật ngưởng trên đường đi vừa chửi, từ trời đến người, tiếng chửi hằn học, cay
độc và chua xót. Kết thúc là cảnh Chí Phèo giãy đành đạch giữa bao nhiêu là
máu tươi. Bao trùm lên tất cả, tác phẩm ám ảnh ta một không khí ngột ngạt, bế
tắc đến khủng khiếp, đầy những mâu thuẫn không thể dung hòa của một làng
quê Việt Nam trước Cách mạng, với bao cảnh cướp bóc, dọa nạt, giết chóc, ăn
vạ, gây gổ… trong đó Chí Phèo hiện lên như một biếm họa tiêu biểu. Hãy nghe
nhà văn miêu tả: “Bây giờ thì hắn trở thành người không tuổi rồi. Ba mươi tám
hay ba mươi chín? Bốn mươi hay là ngoài bốn mươi. Cái mặt hắn không trẻ
cũng không già; nó không còn phải là mặt người: nó là mặt một con vật lạ, nhìn
mặt những con vật có bao giờ biết tuổi?. Sau khi ở tù về, hắn đã trở thành một
con quỉ dữ của làng Vũ Đại mà không tự biết. Cuộc đời hắn không có ngày tháng
bởi những cơn say triền miên. Hắn ăn trong lúc say, thức dậy vẫn còn say, đập
đầu rạch mặt, chửi bới, dọa nạt trong lúc say, uống rượu trong lúc say, để rồi
say nữa, say vô tận. Chưa bao giờ hắn tỉnh và có lẽ chưa bao giờ hắn tỉnh để
nhớ hắn có ở đời. Có lẽ hắn cũng biết rằng hắn là quỉ dữ của làng Vũ Đại để tác
quái cho bao nhiêu dân làng. Hắn đâu biết hắn đã phá bao nhiêu cơ nghiệp, đập
nát bao nhiêu cảnh yên vui, đập đổ bao nhiêu hạnh phúc, làm chảy máu nước
mắt của bao nhiêu người lương thiện… Tất cả dân làng đều sợ hắn và tránh mặt
hắn mỗi lần hắn qua…”
Đoạn văn chất chứa bao nhiêu nỗi thống khổ của một thân phận đã không còn
được cuộc sống của một con người. Những năng lực vốn có của một con người
- năng lực cảm xúc, nhận thức - hầu như bị phá hủy, chỉ còn lại năng lực đâm
chém, phá phách. Chí Phèo bị phá hủy nhân tính lẫn nhân hình như thế bởi
đâu? Nhà văn không tập trung miêu tả dông dài quá trình tha hóa ấy. Ông thiên
về lí giải phân tích cái cội nguồn sâu xa dẫn đến kết cục bi thảm của nó, chỉ bằng
một số phác thảo đơn sơ về Bá Kiến, về nhà tù, về bà cô Thị Nở, về dư luận xã
hội nói chung… Trong hàng loạt mối liên kết ấy, người đọc dễ dàng nhận ra: sở
dĩ Chí Phèo (và không chỉ Chí Phèo mà cả những Năm Thọ, những Binh Chức -
6
cả một tầng lớp được nhà văn cá thể hóa qua nhân vật Chí Phèo) từ một thanh
niên lành như cục đất hoá thành con quỉ dữ là bởi vì Chí, ngay từ thuở lọt lòng
đã thiếu hẳn tình ấp ủ yêu thương, và đặc biệt khi lớn lên, chỉ được đối xử bằng
rẻ khinh, thô bạo và tàn nhẫn. Thủ phạm trực tiếp là Bá Kiến được nhà văn miêu
tả là một con cáo già “khôn róc đời”, “ném đá giấu tay”, “già đời trong nghề đục
khoét”, biết thế nào là “mềm nắn rắn buông”, “Hay ngấm ngầm đẩy người ta
xuống sông, nhưng lại dắt nó lên để nó đền ơn. Hay đập bàn đập ghế đòi cho
được 5 đồng, nhưng được rồi lại vứt trả lại 5 hào vì thương anh túng quá!”.
Chính hắn đã lập mưu đẩy Chí Phèo vào chỗ tù tội oan uổng và sau đó sử dụng
Chí Phèo như một tay sai đắc lực phục vụ cho lợi ích và mưu đồ đen tối của
mình. Không có Bá Kiến thì không có Chí Phèo, nhưng Chí Phèo không chỉ là
sản phẩm của sự thống trị mà thậm chí là phương tiện tối ưu để thống trị: “không
có những thằng đầu bò thì lấy ai mà trị mấy thằng đầu bò”. Chính Bá Kiến đã rút
ra cái kết luận mà theo hắn rất chí lí ấy. Là một tội nhân, nham hiểm, nhẫn tâm,
nhưng Bá Kiến lại hiện ra bề ngoài như một kẻ ôn hòa, xởi lởi, biết điều, khiến
người đời phải nhìn bằng cặp mắt “kính cẩn”… Vì thế mà hắn đã lường gạt được
bao nhiêu dân chất phác lương thiện. Chí Phèo trở thành tay chân đắc lực của
hắn; thật sự biến thành công cụ, phương tiện thống trị cho kẻ thù của mình mà
không tự biết. Bá Kiến hiện ra trong tác phẩm Chí Phèo như một nhân vật điển
hình, sống động và cá biệt, tiêu biểu cho một bộ phận của giai cấp thống trị,
được miêu tả, khám phá dưới một ngòi bút bậc thầy. Cùng với hắn là Lý Cường,
là chánh Tổng, là đội Tảo… Chính bọn chúng đem lại không khí ngột ngạt khó
thở cho nông thôn Việt Nam thành cái thế “Quần ngư tranh thực” (bọn đàn anh
chỉ là một đàn cá tranh mồi, chỉ trực rình rập tiêu diệt nhau). Chính chúng là thủ
phạm gây ra bi kịch của những Chí Phèo… Số phận của Năm Thọ, Binh Chức,
tuy chỉ được nhắc qua tác phẩm, nhưng cũng góp phần chỉ ra tính hệ thống và
phổ biến của phương cách tha hóa người dân trong sự thống trị của chúng.
Đằng sau những Bá Kiến, Lý Cường, Chánh Tổng… như một sự hỗ trợ gián tiếp
nhưng tích cực là hệ thống nhà tù dã man, bẩn thỉu - cả một điều kiện môi
trường bất hảo. Quá trình Chí Phèo ở tù không được miêu tả trực tiếp, chỉ biết
rằng khi vào tù Chí Phèo là người hiền lành lương thiện. Ra khỏi tù, hắn trở về
với cái vẻ hung đồ, cái thói du côn ương ngạnh học được từ đấy. Nhà văn chỉ
nói có thế. Nhưng như thế với bạn đọc thông minh cũng đã quá đủ! Bằng bút
pháp độc đáo, tài hoa linh hoạt, giàu biến hóa, Nam Cao khi tả, khi kể theo một
kết cấu tâm lý và mạch dẫn dắt của câu chuyện với một cách thức bề ngoài
tưởng chừng như khách quan, lạnh lùng và tàn nhẫn, nhưng chất chứa bên
trong biết bao nỗi niềm quằn quại, đau đớn trước thân phận đau đớn của kiếp
người. Lồng vào bức tranh hiện thực trên kia là thái độ yêu ghét, là cách phân
tích và đánh giá những vấn đề về hiện thực mà nhà văn đặt ra. Ngay việc lựa
chọn một nhân vật cùng đinh thống khổ nhất của xã hội làm đối tượng miêu tả và
gởi gắm biết bao thông cảm, suy tư thương xót… tự nó đã mang nội dung nhân
đạo. Nhưng giá trị nhân đạo của tác phẩm thể hiện tập trung nhất ở cách nhìn
nhận của nhà văn đối với nhân vật bị tha hóa đến tận cùng. Nam Cao vẫn phát
hiện trong chiều sâu của nhân vật bản tính tốt đẹp vốn dĩ, chỉ cần chút tình
thương chạm khẽ vào là có thể sống dậy mãnh liệt, tha thiết. Sự xuất hiện của
nhân vật Thị Nở trong tác phẩm có một ý nghĩa thật đặc sắc. Con người xấu đến
7
“ma chê quỉ hờn”, kỳ diệu thay, lại là nguồn ánh sáng duy nhất đã rọi vào chốn
tối tăm của tâm hồn Chí Phèo thức tỉnh, gợi dậy bản tính người nơi Chí Phèo,
thắp sáng một trái tim đã ngủ mê qua bao ngày tháng bị dập vùi, hất hủi. Sau
cuộc gặp gỡ ngắn ngủi với Thị Nở, Chí Phèo giờ đây đã nhận ra nguồn ánh
sáng ngoài kia rực rỡ biết bao, nghe ra một tiếng chim vui vẻ, tiếng anh thuyền
chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng lao xao của người đi chợ bán vải… Những âm
thanh ấy bao giờ chả có. Nhưng hôm nay Chí mới nghe thấy. Chao ôi là buồn,
trong cái phút tỉnh táo ấy, Chí Phèo như đã thấy tuổi già của hắn, đói rét, ốm đau
và cô độc – cái này còn sợ hơn đói rét và ốm đau. Cũng may Thị Nở mang bát
cháo hành tới. Nếu không, hắn đến khóc được mất trong tâm trạng như thế…
Nhìn bát cháo bốc khói mà lòng Chí Phèo xao xuyến bâng khuâng: Hắn cảm
thấy lòng thành trẻ con, hắn muốn làm nũng với thị như làm nũng với mẹ… Ôi
sao mà hắn hiền! “Hắn thèm lương thiện – Hắn khát khao làm hòa với mọi
người”… Từ một con quỉ dữ, nhờ Thị Nở, đúng hơn nhờ tình thương của Thị
Nở, Chí thực sự được trở lại làm người, với tất cả những năng lực vốn có. Một
chút tình thương, dù là tình thương của một con người dở hơi, bệnh hoạn, thô
kệch, xấu xí,… cũng đủ để làm sống dậy cả một bản tính người nơi Chí Phèo.
Thế mới biết sức cảm hóa của tình thương kỳ diệu biết nhường nào! Bằng chi
tiết này, Nam Cao đã soi vào tác phẩm một ánh sáng nhân đạo thật đẹp đẽ –
Nhà văn như muốn hòa vào nhân vật để cảm thông, chia sẻ những giây phút
hạnh phúc thật hiếm hoi của Chí Phèo… Nhưng, bi kịch và đau đớn thay, rốt
cuộc thì ngay Thị Nở cũng không thể gắn bó với Chí Phèo. Chút hạnh phúc nhỏ
nhoi cuối cùng vẫn không đến được với Chí Phèo. Và thật là khắc nghiệt, khi
bản tính người nơi Chí Phèo trỗi dậy, cũng là lúc Chí Phèo hiểu rằng mình
không còn trở về với lương thiện được nữa. Xã hội đã cướp đi của Chí quyền
làm người và vĩnh viễn không trả lại. Những vết dọc ngang trên mặt, kết quả của
bao nhiêu cơn say, bao nhiêu lần đâm chém, rạch mặt ăn vạ… đã bẻ gãy chiếc
cầu nối Chí với cuộc đời. Và, như Đỗ Kim Hồi nói, “một khi người được nếm trải
chút ít hương vị làm người thì cái xúc cảm người sẽ không thể mất… Đấy là mối
bi thảm tột cùng mà cách giải quyết chỉ có thể là cái chết”. (Tạp chí Văn học số
3-1990)
Cái chết bi thảm của Chí Phèo là lời kết tội đanh thép cái xã hội vô nhân đạo, là
tiếng kêu cứu về quyền làm người, cũng là tiếng gọi thảm thiết cấp bách: Hãy
cứu lấy con người! Hãy yêu thương con người! Đó là tư tưởng, tình cảm lớn
mang giá trị nhân đạo và hiện thực sâu sắc mà người đọc rút ra được từ những
trang sách giàu tính nghệ thuật của Nam Cao. Sự kết hợp giữa giá trị hiện thực
sắc bén và giá trị nhân đạo cao cả đã làm cho tác phẩm Chí Phèo bất tử, mãi
mãi có khả năng đánh thức trí tuệ và khơi dậy những tình cảm đẹp đẽ trong tâm
hồn người đọc mọi thời đại.
8
PHÂN TÍCH HÌNH TƯỢNG NGƯỜI ĐÀN BÀ LÀNG CHÀI
TRONG TRUYỆN CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA
Mở bài:
Trong tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của nhà văn Nguyễn Minh Châu, nhân
vật để lại ấn tượng sâu sắc nhất cho người đọc là người đàn bà làng chài -
người phụ nữ vô danh với tấm lòng bao dung, vị tha, đức hi sinh cao thượng mà
khiến khi gấp trang sách lại ta không thể nào quên.
Thân bài:
Để tạo nên hình tượng người đàn bà ấy nhà văn đã tạo ra tình huống truyện độc
đáo và từ tình huống độc đáo này mà nhân vật dần hé lộ số phận: Truyện được
kể lại qua lời của nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng, một người lính vừa bước ra từ cuộc
chiến tranh nhiều đau thương mất mát. Phùng được dịp trở về chiến trường xưa
để chụp một bức tranh cảnh biển theo lời đề nghị của trưởng phòng. Tại đây anh
đã phát hiện ra một bức tranh cảnh biển có một không hai: “Trước mặt tôi là một
bức tranh mực tầu của một danh họa thời cổ. Mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe
nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh
mặt trời chiếu vào. Vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như
tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Cảnh đẹp đến nỗi
Phùng có cảm giác bối rối, trái tim như bị bóp thắt vào. Nhưng đằng sau chiếc
thuyền đẹp như trong mơ ấy lại là một cảnh tượng phũ phàng: người chồng vũ
phu, thô bạo hành hạ người đàn bà bằng những trận đòn thù, người đàn bà
nhẫn nhục chịu đựng. Phùng từ sung sướng đến ngạc nhiên, sững sờ sửng sốt.
Nghịch cảnh ấy khiến lòng anh tan vỡ. Xuyên suốt toàn bộ câu chuyện, hầu như
người đọc không hề được biết đến tên gọi của người đàn bà tội nghiệp ấy, NMC
đã gọi một cách phiếm định: khi thì gọi là người đàn bà hàng chài, lúc lại gọi mụ,
khi thì gọi chị ta Không phải nhà văn "nghèo" ngôn ngữ đến độ không thể đặt
cho chị một cái tên mà là vì Chị cũng giống như hàng trăm người đàn bà ở vùng
biển nhỏ bé này: CHỊ LÀ NGƯỜI VÔ DANH.
Lần đầu chị xuất hiện: Người đàn bà trạc ngoài bốn mươi, một thân hình quen
thuộc của đàn bà vùng biển, cao lớn với những đường nét thô kệch. Mụ rỗ mặt.
Khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như
đang buồn ngủ. Chị bị chồng hành hạ một cách tàn nhẫn: Lão đàn ông lập tức
trở lên hùng hổ, mặt đỏ gay, lão rút trong người ra một chiếc thắt lưng của lính
ngụy ngày xưa, có vẻ như những điều phải nói với nhau họ đã nói hết, chẳng nói
chẳng rằng lão trút cơn giận như lửa cháy bằng cách dùng chiếc thắt lưng quật
tới tấp vào lưng người đàn bà, lão vừa đánh vừa thở hồng hộc, hai hàm răng
nghiến ken két, cứ mỗi nhát quất xuống lão lại nguyền rủa bằng cái giọng rên rỉ
đau đớn: "Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ!". Kì lạ
thay chị vẫn lặng im chịu đựng, vẫn lặng yên như một sự cam chịu ”Người đàn
9
bà với một vẻ cam chịu đầy nhẫn nhục không hề kêu một tiếng, không chống trả,
cũng không tìm cách trốn chạy”.
Chị là ai ?
+ Trước đây Chị vốn là con của một gia đình khá giả nhưng số phận đã không
may mắn với chị. Chị mắc bệnh đậu mùa. Di chứng để lại đó là Cái xấu, cái xấu
xí thô kệch đã đeo đuổi chị như một định mệnh, suốt từ khi còn nhỏ cho đến tận
bây giờ.
+ Vì xấu xí không ai lấy nên chị trót có mang với một anh hàng chài nhà ở giữa
phá vẫn hay đến nhà chị mua bả về đan lưới. Thế rồi thành vợ thành chồng. Chị
xuống ở luôn dưới thuyền. Cuộc sống mưu sinh trên biển cực nhọc, vất vả, lam
lũ, bấp bênh: “có nhiều tháng biển động phải ăn cây xương rồng luộc chấm
muối”. Gia đình nghèo lại còn đông con, thuyền thì chật,
+ Vì túng quẫn, đói nghèo, thất học, lạc hậu. Lão chồng của chị từ một anh con
trai “hiền lành nhưng cục tính” đã trở thành một kẻ vũ phu lỗ mãng. Hắn đã lấy
phương pháp đánh vợ để giải tỏa những bế tắc cuộc sống. Bị chồng thường
xuyên đánh đập, hành hạ: ba ngày một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng. Cứ
khi nào lão thấy khổ quá là lại xách chị ra đánh, như là để trút giận, như đánh 1
con thú, với lời lẽ cay độc" Mày chết đi cho ông nhờ, chúng mày chết hết đi cho
ông nhờ". “Mày” ở đây là vợ ông ta. “Chúng mày” là vợ con của ông ta. Họ là
những đồng loại rất gần gũi với ông ta. Cay đắng thay cho số phận của chị.
+ Khi bị đánh chị không hề kêu một tiếng, không chống trả, không tìm cách chạy
trốn mà coi đó là một lẽ đương nhiên. Thậm chí chị còn yêu cầu hắn “ Muốn
đánh chị thì đưa chị lên bờ để đánh vì chị không muốn để những đứa con nhìn
thấy cảnh bố hành hạ mẹ”. - Vì đâu chị lại chịu đựng và cam chịu như vậy ?
+ Chị coi việc mình bị đánh đó như 1 phần đã rất quen thuộc của cuộc đời mình,
chị chấp nhận, không kêu van, không trốn chạy. Vì chị rất thấu hiểu lẽ đời. Chị
hiểu cơ cực của cuộc sống mưu sinh trên biển không có người đàn ông. trong
cuộc mưu sinh đầy cam go: thuyền ở xa biển, cần một người đàn ông khỏe
mạnh, biết nghề “Mong các chú cách mạng thông cảm cho, đám đàn bà hàng
chài ở thuyền chúng tôi cần phải có người đàn ông để chèo chống phong ba, để
cùng làm ăn nuôi nấng đặng một sắp con, nhà nào cũng trên dưới chục đứa.
Ông trời sinh ra người đàn bà là để đẻ con, rồi nuôi con cho đến khi khôn lớn
cho nên phải gánh lấy cái khổ. Đàn bà ở thuyền chúng tôi phải sống cho con chứ
không thể sống cho mình như ở trên đất được!”.
+ Chị cũng hiểu và thông cảm cho chồng: chị thừa nhận chồng chị trước kia là
anh con trai hiền lành nhưng cục tính, chẳng qua vì đói nghèo, thất học, túng
quẫn lão chồng mới sinh ra vậy. Đây chính là sự hiểu đời, sự thông cảm và vị
tha của chị. Chị không hề oán trách chồng mà ngược lại chị rất cảm thông và vị
tha. Chị là người có đức hi sinh cao thượng.
Không chỉ vậy, nguyên nhân sâu xa của sự cam chịu chính là tình thương con vô
bờ bến của chị. Tình mẫu tử của chị đã vút lên trên cái nền của 1 cuộc sống cơ
10
cực, ngang trái, đau đớn đầy xót xa . Vì thương con chị đã luôn miệng xin quý
tòa đừng bắt con bỏ nó. Chị hiểu như thế nào là nỗi đau của những trẻ thơ sống
trong cảnh bố mẹ ly dị. Chị không muốn nhìn cảnh các con thấy bộ mẹ chia tay.
Cũng vì thương con chị đã yêu cầu lão đàn ông vũ phu mang chị lên bờ mà
đánh vì sợ con nhìn thấy. Vì thương con mà chỉ đưa thằng Phác lên bờ để sống.
Vì thương con mà chị đã đau đớn nhìn cảnh thằng Phác vì thương mẹ mà đã
chống trả lại bố đẻ của mình. Trong đau khổ chị vẫn luôn chắt lọc những niềm
vui ví như khi nhìn các con được ăn no, được nô đùa hay có lúc chị và chồng chị
cũng có những giây phút đầm ấm, hòa thuận. Đằng sau sự nhẫn nhục ấy là bản
năng sinh tồn mãnh liệt và một tấm lòng yêu thương mê muội, đáng thương.
Người đàn bà hàng chài vừa lam lũ, chất phác, có tình thương con vô bờ bến,
vừa luôn mang nỗi đau, vừa có cái thâm trầm trong việc thấu hiểu các lẽ đời.
Thấp thoáng trong người đàn bà ấy là bóng dáng của biết bao phụ nữ Việt Nam
nhân hậu, bao dung, giàu lòng vị tha và đức hi sinh.
+ Phùng và Đẩu là hai cán bộ cách mạng vừa bước ra khỏi chiến tranh. Mới đầu
các anh căng thẳng, các anh không hiểu nhưng sau đó, qua câu chuyện của
người đàn bà ở tòa án, Phùng và Đẩu đã vỡ lẽ. Qua câu chuyện của người đàn
bà, họ càng thấy rõ: Không thể dễ dãi, đơn giản trong việc nhìn nhận mọi sự vật,
hiện tượng của cuộc sống, không thể có cái nhìn một chiều, phiến diện với con
người và cuộc sống mà phải có cái nhìn đa diện, nhiều chiều, phổ quát thì mới
hiểu được những sắc cạnh của cuộc đời. Vì “con người thì đa đoan, cuộc đời thì
đa sự”. Đây cũng là nét mới trong văn xuôi sau năm 1975 mà NMC chính là vị
"khai quốc công thần của triều đại văn học mới".
Nghệ thuật: Sử dụng biện pháp đối lập (giữa hình thức và tâm hồn), đặt nhân
vật trong tình huống nhận thức độc đáo, Nguyễn Minh Châu giúp người đọc
khám phá “….ẩn dấu” trong “bể sâu tâm hồn” người đàn bà hàng chài.
Đề: Phân tích hình tượng cây Xà nu trong truyện ngắn
“Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành để từ đó giải thích
tại sao tác giả đặt cho truyện của mình cái tên như vậy?
Mở bài:
Đọc “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành viết vào năm 1965, rút từ tập “Trên
quê hương anh hùng Điện Ngọc”, điều đó để lại ấn tượng sâu đậm cho độc giả
chúng ta không chỉ là những nhân vật như cụ Mết, Tnú, Dít, Mai, những con
người Tây Nguyên bất khuất kiên trung thủy chung với Cách mạng, mà còn là
11
hình tượng Cây xà nu - một hình tượng độc đáo bao trùm toàn bộ tác phẩm.
Chính hình tượng cây xà nu đã tạo nên vẻ đẹp hùng tráng, chất sử thi, lãng mạn
cho câu chuyện về làng Xôman bất khuất kiên cường. Đọc tác phẩm này điều
mà người đọc nhận ra trước tiên là hình tượng cây xà nu đã trở thành một hình
tượng chủ đạo xuyên suốt tác phẩm gắn bó với cuộc sống và mọi sinh hoạt của
dân Xôman.
Thân bài: Trong bài viết “Về truyện ngắn Rừng xà nu”, tác giả Nguyên Ngọc (bút
danh là Nguyễn Trung Thành” đã tâm sự: “Ngay từ năm 1962, trên đường vào
miền Nam công tác, đến tỉnh Thừa Thiên, giáp Lào, tôi được chứng kiến những
rừng xà nu bát ngát xanh tít tận chân trời. Đấy là những cây họ thông, hùng vĩ và
cao thượng, Mai dại và trong sạch. Mỗi cây cao vút vạm vớ nhựa ưá ra, tán lá
vừa thanh nhã vừa rắn rỏi”. Những cây xà nu có phẩm chất đặc biệt ấy đã gây
ấn tượng mạnh mẽ và khơi nguồn cảm hứng cho tác giả ba năm sau (1965) tạo
dựng lên hình tượng cây xà nu đặc sắc này.
Hình tượng cây xà nu được tác giả miêu tả từ nhiều góc độ và đưa lại hiệu quả
thẩm mỹ đặc biệt. Trong truyện ngắn này, nhà văn không chỉ mở đầu và kết thúc
truyện bằng hình ảnh rừng xà nu bát ngát đến chân trời, mà đã gần 20 lần nói
đến “Rừng xà nu”. “Cây xà nu”, “nhựa xà nu”, “lửa xà nu”… Chất sử thi của thiên
truyện sẽ không trở thành giọng điệu chính của tác phẩm, nếu thiếu đi hình
tượng cây xà nu được khai thác từ nhiều góc độ, được lặp đi lặp lại nhiều lần
đến như vậy, nhất là “các đồi xà nu – 4 lần”; “Rừng xà nu – 5 lần”. Thủ pháp điệp
trùng khi mô tả cây xà nu đó, vừa làm nền cho toàn bộ diễn biến của câu
chuyện, vừa gây ấn tượng sâu sắc cho người đọc về cây xà nu. Nhưng xà nu
không chỉ có mặt trong đoạn mở đầu và đoạn kết, mà nó còn hiện diện trong
suốt câu chuyện về Tnú và làng Xôman của anh. Xà nu gắn bó với cuộc sống
sinh hoạt hàng ngày như đã từ ngàn đời nay thân thuộc với dân làng: ngọn lửa
xà nu nấu ăn trong mỗi bếp, đuốc xà nu soi sáng đường rừng đêm, lửa xà nu
cháy bập bùng trong nhà ưng tập trung cả dân làng. Khói xà nu đen nhẻm thân
hình lũ trẻ; khói xà nu còn làm tấm bảng đen cho anh Quyết dạy Tnú, Mai học
chữ cụ Hồ. Xà nu còn tham dự vào những sự kiên quan trọng của cuộc sống
làng Xôman: ngọn đuốc xà nu cháy sáng trong tay cụ Mết dẫn cả dân làng đi vào
rừng sâu lấy giáo mác đã giấu kỹ về chuẩn bị cho cuộc nổi dậy. Đêm đêm cả
dân làng thức mài vũ khi dưới ánh đuốc xà nu. Giặc đốt hai bàn tay Tnú bằng giẻ
tẩm nhựa xà nu, lửa xà nu đốt lên lòng căm thù trong lòng người dân Xôman.
Rồi ngọn lửa đuốc xà nu soi sáng rực cả làng cái đêm khởi nghĩa; soi rõ xác 10
tên lính nằm ngổn ngang quanh đống lửa … Hình tượng cây xà nu qua ngòi bút
Nguyễn Trung Thành đã trở thành một nhân chứng về tội ác của chiến tranh hủy
diệt; là người chứng kiến cho sự giác ngộ, hy sinh thầm lặng và sự quất khởi
của người dân Xôman. - Mở đầu tác phẩm, tác giả đã vẽ ra trước mắt người đọc
một bức tranh toàn cảnh về nỗi đau thương đội bom đạn giặc Mỹ gây ra. Tác giả
đã đặt ngay cây Xà nu vào bối cảnh khốc liệt của chiến tranh “ Làng nằm trong
tầm đại bác của giặc…”. Cây Xà nu vừa là người chứng kiến sự tàn khốc của
chiến tranh, vừa là đối tượng hủy diệt của bom đạn kẻ thủ “Cả rừng xà nu hàng
vạn cây, không cây nào bị thương. Có những cây bị chặt đứt ngang thân mình,
12
đổ ào như một cơn bão”. Ở một chỗ khác, tác giả tả kỹ hơn “nơi chỗ vết thương
nhựa ứa ra tràn trề thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm
lại đen và đặc lại quện thành cục máu lớn”. Hình ảnh đó gợi lên nỗi đau thương
mất mát, lòng căm thù, kết tụ ý chí phản kháng.
Hình tượng Cây xà nu còn là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống và phẩm chất
người dân Xôman nói riêng, Tây Nguyên nói chung: như giàu khát vọng tự do,
giải phóng, phẩm chất anh hùng, sức sống mãnh liệt của các thế hệ nối tiếp
nhau Chính vì hình ảnh Cây xà nu mang ý nghĩa tượng trưng, nên sự miêu tả
loài cây này, luôn luôn được tác giả đặt trong sự đối chiếu với con người, gợi ra
những liên tưởng về đời sống và số phận cùng phẩm chất của họ. Cây xà nu rất
ham ánh sáng và khí trời: “nó phóng lên rất nhanh để tiếp lấy ánh nắng”. Cũng
như Tnú, như dân làng Xôman yêu tự do, khát khao ánh sáng. Bất chấp sự hủy
diệt tàn khốc của bom đạn kẻ thù, cây xà nu vẫn vươn lên với một sức sống
mãnh liệt không gì tiêu diệt, tàn phá nổi “Bên cạnh một cây Xà nu mới ngã gục,
đã có 4, 5 cây con mọc lên ngọn xanh rờn hình nhọn như mũi tên lao thẳng lên
bầu trời”, cũng như các thế hệ làng Xôman, lớp này kế tiếp lớp khác đứng lên,
tiếp tục cuộc chiến đấu: “Tuốt gươm không chịu xuống quỳ Tuổi xanh chẳng tiếc
sá chi bạc đầu Lớp cha trước, lớp con sau Đã thành đồng chí chung câu quân
hành” (Tố Hữu) Anh Quyết hy sinh thì có Tnú, Mai. Mai ngã xuống giữa tuổi
thanh xuân tràn đầy nhựa sống như Cây xà nu bị chặt đứt ngay giữa thân mình,
thì Dít đã lớn lên, và nhanh chóng đến không ngờ trở thành Bí thư chi bộ, chính
trị viên xã đội. Rồi những bé Heng, thế hệ tiếp theo của Dít cũng đang lớn lên
tiếp bước đàn anh. Chính cụ Mết cũng đã khẳng định được cái sức sống bất tử
ấy như một chân lí giản dị: “Không có cây gì mạnh bằng cây xà nu đất ta, cây mẹ
ngã, cây con mọc lên. Đố nó giết hết rừng xà nu này”.
Nhưng ở rừng xà nu còn xuất hiện những cây khác vững chãi, không chịu khuất
phục trước giông bão, đạn bom của kẻ thù “ưỡn tấm ngực lớn của mình che chở
cho xóm làng”. Phải chăng đó là hình ảnh cụ Mết - hiện thân của tinh thần quật
khởi, người đã nuôi ngọn lửa khát vọng tự do, gắn bó với Cách mạng? “Có
những Cây xà nu cành lá xum xuê như những con chim đã đủ lông mao, long vũ,
đạn đại bác không gíêt nổi chúng. Những vết thương của chúng chóng lành như
trên một cơ thể của chúng chóng lành như trên một cơ thể cường tráng”. Tất cả
nối tiếp nhau tạo thành một đội ngũ trùng trùng điệp điệp như rừng xà nu nối tiếp
nhau chạy đến chân trời. Thủ pháp nghệ thuật so sánh, đối chiếu như một ẩn dụ
trên đây trong khi mô tả Cây xà nu, đã tạo nên sự chuyển hóa, hòa hợp giữa
hình tượng thiên nhiên và con người, tạo nên một bản hợp xướng đầy chất thơ
hào hùng tráng lệ về sức sống bất diệt và cuộc chiến đấu bất khuất kiên trung
của nhân dân Tây Nguyên giành tự do.
Kết luận: Tóm lại, hình tượng xà nu là một sáng tạo nghệ thuật độc đáo của
Nguyễn Trung Thành. Nó được dùng như một ẩn dụ gợi cho người đọc nghĩ đến
con người Tây Nguyên yêu tự do, dồi dào sức sống, bất khuất kiên trung, thủy
chung với Cách mạng. Như thế là hình tượng Cây xà nu đã được tác giả đưa lại
cho biết bao ý nghĩa mới mẻ giàu tính chất thẩm mỹ và ý nghĩa nhân sinh, trở
13
thành linh hồn tác phẩm.Vì vậy, tác giả đã đặt cho truyện của mình cái tên thật
có ý nghĩa: “Rừng xà nu”.
Mối Quan Hệ Giữa Nghệ Thuật Và Đời Thường Trong
Tác Phẩm 'Chiếc Thuyền Ngoài Xa" Của Nguyễn Minh
Châu
Từ những năm 60 của thế kỷ trước, công chúng đã biết đến Nguyễn Minh Châu
qua những tiểu thuyết như: Cửa sông, Dấu chân người lính cùng khá nhiều
truyện ngắn được đánh giá là những thành công của văn xuôi chống Mĩ. Hồi ấy,
chắc không ít người từng nghĩ rằng: ông như con tằm đã nhả hết tơ trong thời
chiến nên chuyển sang thời bình tất yếu sẽ "giảm phong độ".
Nhưng những tác phẩm được viết từ sau 1975 và nhất là từ thời kỳ đổi mới của
Nguyễn Minh Châu đã chứng tỏ ở ông vẫn còn một vốn viết rất sung mãn. Ông
đã đem đến cho văn đàn sau chiến tranh những khám mới về con người, những
suy tư về thế sự và đó hình như mới đúng là Nguyễn Minh Châu. Không phải vô
cớ mà Nguyên Ngọc coi ông là "người mở đường tinh anh và tài năng" thời kỳ
đổi mới. Chỉ cần viện dẫn truyện ngắn Chiếc thuyền ngoài xa cũng đủ thấy
Nguyên Ngọc không quá lời.
Khi được đưa vào chương trình ngữ văn 12 mới, thay thế cho Mảnh trăng cuối
rừng, nhiều giáo viên văn tỏ ra nuối tiếc thiên diễm tình lãng mạn giữa bom đạn
Trường Sơn. Cùng với tâm lí ấy là sự cảm thấy khó khăn khi thâm nhập vào thế
giới nghệ thuật của Chiếc thuyền ngoài xa. Tác phẩm này quả thực không dễ
dàng tiếp nhận vì nó là tiếng nói đa thanh, đa nghĩa; nó đặt ra rất những vấn đề
bức xúc, phức tạp của thế sự nhưng lại giải quyết trong vỏn vẹn khuôn khổ một
truyện ngắn. Để hiểu tác phẩm này, có thể bắt đầu từ tình huống truyện. Đó là
tình huống của những nghịch lí.
Nghịch lí thứ nhất là sự kiện nhân vật Phùng - nghệ sĩ nhiếp ảnh được trưởng
phòng giao nhiệm vụ chụp một bức ảnh về cảnh biển buổi sáng có sương mù để
bổ sung xuất bản bộ lịch. Phùng đến vùng biển từng là bãi chiến trường cũ thời
chống Mĩ. Sau một tuần lễ kiên nhẫn chờ đợi, người nghệ sĩ đã gặp "một cảnh
"đắt" trời cho". Đó là tuyệt tác của tạo hóa đẹp như "một bức tranh mực tàu của
một danh họa thời cổ". Bằng con mắt nhạy cảm nhà nghề, Phùng phát hiện ra
một sự hài hòa, thơ mộng đến tuyệt diệu của cảnh biển buổi sáng. Trên cái
phông nền mờ nhòe của sương sớm có pha chút màu hồng dịu của bình minh,
có những bóng người trên thuyền im phắc được nhìn qua những mắt lưới. Phát
hiện ra vẻ đẹp "thực đơn giản và toàn bích" đó, tâm tư của Phùng không chỉ tràn
đầy những rung cảm thẩm mĩ mà còn như được thanh lọc để trở nên trong sáng
hơn. Trong lúc tâm hồn thăng hoa bởi cái đẹp, anh nghiệm thấy đúng như ai đó
đã phát hiện ra "bản thân cái đẹp chính là đạo đức". Vì đứng trước thế giới ấy -
thế giới mà Phùng gọi là chân lí của sự toàn thiện, toàn mĩ, anh đã cảm nhận rất
rõ "cái khoảnh khắc trong ngần của tâm hồn". Như để làm dịu đi cơn khát, người
nghệ sĩ đã dùng chiếc máy ảnh bấm liên thanh hết một phần tư cuốn phim.
14
Nhưng cũng trớ trêu thay, chính trong lúc ấy, Phùng lại bàng hoàng chứng kiến
cảnh tượng không có một chút "thơ" nào. Từ trong cảnh biển đẹp như mơ ấy lại
xuất hiện những con người xấu xí. Đó là người đàn bà cao lớn với những đường
nét thô kệch, rỗ mặt, dáng vẻ mệt mỏi, khuôn mặt tái ngắt. Đó là hình ảnh người
đàn ông với tấm lưng rộng, mái tóc tổ quạ, chân đi chữ bát, con mắt đầy vẻ độc
dữ. Nếu trước đó, cảnh chiếc thuyền ngoài xa yên tĩnh, thơ mộng thì cảnh bạo
hành trong gia đình người dân chài lại vô cùng tàn nhẫn, dã man. Hóa ra người
đàn bà lặng lẽ theo chồng lên bờ là chỉ để hứng chịu những trận đòn vô lí.
Chứng kiến cảnh ấy Phùng đi từ bất ngờ này đến bất ngờ khác. Đầu tiên là sự
bất ngờ có pha chút thất vọng vì ngoại hình của cặp vợ chồng dân chài khiến
người nghệ sĩ đang thăng hoa trong cảm xúc bỗng mất hứng. Bất ngờ tiếp theo
là người đàn ông không hiểu vì lí do gì, chẳng nói, chẳng rằng, dùng chiếc thắt
lưng "quật tới tấp vào người đàn bà". Lão ta đánh vợ như một sự giải tỏa, để trút
bỏ "cơn giận như lửa cháy". Người đàn bà bị chồng đánh đập tàn nhẫn nhưng
không hề kêu khóc, van xin, cũng không hề phản kháng hay bỏ chạy. Cái thân
hình vập vạp ấy như đã quen với việc bị đánh, trở thành nơi để hứng chịu những
trận đòn kỳ quặc của chồng. Nhưng có một chi tiết chen ngang khiến chị ta
không cầm nổi nước mắt - sự xuất hiện của thằng Phác - đứa con trai mà chị ta
hết mực yêu thương. Việc thằng Phác chứng kiến mẹ bị hành hạ, xông vào bênh
vực mẹ đã khiến người đàn bà vừa trước đó tỏ ra vô cảm, trơ lì với những trận
đòn bỗng "chắp tay vái lấy vái để" thằng bé rồi lại "ôm trầm lấy nó" mà khóc tức
tưởi. Toàn bộ cảnh bạo hành gia đình diễn ra trong một thời khắc ngắn ngủi
"như trong một câu chuyện cổ đầy quái đản". Nó tác động không nhỏ đến tâm lí
hoài nghi của người nghệ sĩ.
Nghịch lí thứ hai là chuyện Phùng lại chứng kiến cảnh lão đàn ông đánh vợ và
cảnh cô chị gái cố đoạt lấy con dao găm trong tay thằng Phác khi nó định dùng
để bảo vệ mẹ. Bản chất của người lính năm xưa trỗi dậy, Phùng không nhẫn
nhịn được nên đã can thiệp và bị thương. Anh được đưa đến trạm y tế của tòa
án huyện. Ở đây, Phùng có người bạn đồng ngũ là Đẩu - vị chánh án tòa án
được coi là "bao công của phố huyện". Với sự vô tư, trách nhiệm của một nhà
chấp pháp, Đẩu đã mời người đàn bà đến vì mục đích giải thoát cho chị ta.
Nhưng cả Đẩu và Phùng đều không ngờ rằng, người đàn bà từ chối một cách
quyết liệt thiện chí giúp đỡ của Phùng và Đẩu. Theo lời chị ta thì "quý tòa bắt tội
con cũng được, phạt tù con cũng được" nhưng "đừng bắt con bỏ nó"!
Điều gì làm nên cách ứng xử ("lấy cam chịu làm đầu") của người đàn bà qua
những nghịch lí ấy?
Người đàn bà cam chịu anh chồng vũ phu thô bạo bởi chị ta hiểu chồng và ít
nhiều có sự biết ơn. Biết ơn bởi lúc nhỏ chị ta đã là một "đứa con gái xấu, lại rỗ
mặt", "trong phố không ai lấy" và vì thế việc gã đàn ông làng chài trở thành
chồng đối với chị cũng là một sự hàm ơn. Trong những lời kể về cuộc đời dằng
dặc những nhọc nhằn của mình, người đàn bà không hề tỏ ra oán chồng. Chị ta
hiểu chồng mình bản chất không phải là kẻ độc ác. Trước kia anh ta "hiền lành
lắm" và không bao giờ đánh đập vợ. Chỉ khi đối mặt với sự nghèo túng, phải
gánh cả một gia đình đông con lão ta mới tha hóa. Nói về chồng mình, người
đàn bà tỏ ra rất vị tha. Chị ta cho rằng, việc người đàn ông đánh vợ không phải
lỗi ở hắn mà là ở mình. Nghĩa là do "đẻ nhiều quá" mà cuộc sống chật vật, căng
15
thẳng khiến "cứ lúc nào thấy khổ quá là lão xách tôi ra đánh".
Lí do thứ hai khiến người đàn bà cam chịu là tình thương với con cái. Vì thương
con mà chị ta tìm mọi cách nhằm vẫn chấp nhận để cho chồng giải tỏa bằng
đánh đập mà vẫn không làm tổn thương đến con. Bản tính người mẹ đã tạo cho
người đàn bà một sự chịu đựng khủng khiếp. Đọc chiếc thuyền ngoài xa, lắm lúc
tôi cứ băn khoăn một lẽ, chẳng biết cái đức hi sinh, nhẫn nhịn truyền thống của
người phụ nữ Việt Nam - Cái phẩm chất mà từ ca dao, đến ông Tú rồi biết bao
áng thơ văn hiện đại hết lời ca ngợi ấy là ưu hay nhược điểm? Là đáng tự hào
hay không nên quá tự hào? Vì không muốn để con biết là mình bị đánh nên chị
ta chỉ dám cầu xin một "ân huệ" - xin chồng đưa mình lên bờ để đánh. Trong
những đứa con đông đúc của mình, chị ta thương nhất thằng Phác nên đã gửi
nó lên theo ông ngoại trên đất liền. Gửi thằng bé lên đó không chỉ vì tránh cho
tâm hồn non nớt của nó bị tổn thương mà quan trọng hơn là để nó khỏi làm điều
gì dại dột với bố. Thế nên, khi để thằng Phác chứng kiến mình bị đánh đập, khi
thằng Phác bất chấp tình cha con để bênh vực mẹ, người đàn bà đã không thể
chịu đựng nổi nỗi đau. Tình thương con đã biến chị từ chỗ tỏ ra không có cảm
giác đau đớn thân xác đã trở nên yếu đuối đến thảm hại.
Cũng vì thương con mà chị ta không muốn cảnh gia đình tan vỡ. Phản ứng của
người đàn bà khiến tôi nhớ lại như in một ấn tượng từ tuổi thơ. Tôi đã từng
chứng kiến những con gà mái chống lại diều quạ để bào vệ đàn con. Bình
thường chúng rất lành và nhút nhát nhưng hễ phải bảo vệ đàn con là chúng rất
dữ dằn. Tôi đã từng thấy cảnh con quạ chỉ dám bay vòng bên trên chứ không
dám sà xuống đám gà con đang quây quanh chân mẹ vì con gà mái mắt cứ long
lên chỉ chực lăn xả vào con quạ nếu nó đáp xuống. Đó chính là sức mạnh ở bản
năng người mẹ mà bình thường nó không thể có được để chống lại loài chim ăn
thịt? Phản ứng của người đàn bà ở tòa án huyện phải chăng cũng được miêu tả
theo quy luật ấy? Khi mới đặt chân đến tòa án, mặc dù không phải là lần đầu
nhưng chị vẫn không khỏi sợ sệt, lúng túng khác hẳn lúc bị chồng đánh giữa bãi
xe tăng hỏng. Để tỏ ra là chỗ dựa tin cẩn cho người người mẹ đáng thương,
chánh án Đẩu đã bày tỏ sự sẵn lòng giúp đỡ để giải thoát cho chị ta, trừng trị lão
đàn ông vũ phu. Trong suy nghĩ đơn giản của Đẩu và Phùng, lẽ ra chị ta phải
cảm thấy nhẹ người vì đã cởi bỏ được một gánh nặng vẫn phải đeo đẳng bấy
lâu. Nhưng người đàn bà lại trở nên sợ hãi. Chị ta "chắp tay lại vái lia lịa", "con
lạy quý tòa", chị ta chấp nhận "Quý tòa bắt tội con cũng được, phạt tù con cũng
được nhưng đừng bắt con bỏ nó ". Nói thế nghĩa là chị ta chấp nhận những
hình phạt nặng nề của pháp luật, thà là kẻ có tội trước pháp luật, bị bắt tội, bị đi
tù còn hơn là phải li dị. Khi Phùng xuất hiện, chị ta nghĩ rằng, tòa án bố trí sẵn
nhân chứng để buộc mình phải li dị thì người đàn bà - như con gà mái bảo vệ
đàn con - bấy giờ mới trút bỏ cái vẻ bề ngoài tỏ ra u mê, nhút nhát. Sự biến đổi
này bắt đầu bằng thái độ gai góc hẳn lên. Từ lối xưng hô với Đẩu "con - quý tòa",
chị ta bỗng chuyển sang lối xưng hô "chị - các chú". "Vị bao công phố huyện"
cùng người bạn đồng ngũ của mình lúc đầu có ý định giảng giải cho chị ta lí do
chính đáng để li dị nhưng rồi chính chị ta lại dạy cho Đẩu và Phùng một bài học
về cách nhìn cuộc sống. Đẩu và Phùng không hiểu nổi những bí ẩn về người
đàn bà này nhưng chị ta lại tỏ ra hiểu và thông cảm khi cho rằng "lòng các chú
tốt" nhưng "các chú đâu có hiểu được cái việc của các người làm ăn lam lũ, khó
16
nhọc". Trái với vẻ nông nổi thiếu thực tế của Phùng và Đẩu, chị hiểu được vai trò
của người đàn ông trên thuyền để chống chọi với sóng gió, "dù hắn man rợ, tàn
bạo".
Đúng là cái đức hi sinh từ ngàn đời của người phụ nữ Việt đã di truyền cho
người đàn bà này sức chịu đựng khủng khiếp và cùng với sự chịu đựng ấy là
một nỗi khổ ải kỳ cục. Người chồng cũng khổ nhưng còn được giải tỏa bằng việc
đánh vợ. Thằng Phác cũng khổ nhưng còn có chỗ che chở là ông ngoại.
Người đàn bà dân chài này khổ còn vì không biết giải tỏa bằng cách nào, không
thể và không muốn chia sẻ cùng ai. Khổ đến mức, chỉ được chồng chiếu cố cho
một ân huệ là được lên bờ chịu đòn mà cũng như một cái ơn. Tất nhiên, không
phải chị ta không hạnh phúc nhưng đó là hạnh phúc tội nghiệp - hạnh phúc khi
đôi lúc nhìn lũ con được ăn no. Như vậy, người đàn bà vùng biển này cũng như
cô Nguyệt trong Mảnh trăng cuối rừng, đều là kiểu "hạt ngọc ẩn" mà Nguyễn
Minh Châu cả đời tìm kiếm. Có điều, cô Nguyệt trong Mảnh Trăng cuối rừng là
mẫu hình lí tưởng chỉ để mơ ước, để ngắm nhìn chứ không có thực còn người
đàn bà vùng biển trong tác phẩm này thì hiện lên từ những lấm lem bụi đời. Chị
ta là "hạt ngọc ẩn" bởi lẽ đằng sau cái vẻ ngỡ như thô vụng, thậm chí u tối,
người đàn bà này không phải không có những suy nghĩ sắc sảo, sâu xa. Và "hạt
ngọc ẩn" ấy chỉ thực sự hiển lộ khi buộc phải bộc lộ mình.
Hé mở dần bản chất của người đàn bà vùng biến, thiên truyện đã đặt ra những
vấn đề có ý nghĩa xã hội bức thiết. Ý nghĩa ấy trước hết được gửi vào Đầu. Anh
là chánh án tòa án thông hiểu luật pháp lại sẵn có lòng hào hiệp cứu người
nhưng lại thiếu hiểu biết thực tế. Trong suy nghĩ đơn giản của Đẩu chỉ cần giúp
người đàn bà li hôn, trừng phạt lão đàn ông vũ phu kia là sẽ đem lại lẽ công
bằng. Nhưng nếu giả sử buộc phải li hôn, người đàn bà sẽ sống như thế nào với
sóng gió biển cả và nhất là phải nhìn cảnh lũ con bị chia sẻ "có bố thì không có
mẹ, có mẹ thì không có bố". Bài học đặt ra từ mâu thuẫn này là: muốn cải tạo
cuộc sống phải căn cứ vào thực tế cuộc sống làm cho cuộc sống "dễ thở" hơn
chứ không phải chỉ đem sách vở mà áp đặt vào cuộc sống. Nếu chỉ biết đem
sách vở mà áp vào cuộc sống thì chánh án Đẩu có khác nào một thứ Rôbốt, có
khi vô tình trở thành kẻ hành động phản nhân văn mà chính mình không ý thức
được. Người đàn ông đánh vợ, về lí là có tội nhưng nếu xét từ hoàn cảnh sống
thì chính anh ta cũng là nạn nhân chứ không chỉ là phạm nhân. Không phải ngẫu
nhiên mà tác giả sáng tạo chi tiết Phùng chứng kiến gã đàn ông đánh vợ bằng
chiếc thắt lưng của lính Ngụy, ở nơi có chiếc xe tăng hỏng của Mĩ Ngụy. Phùng
và Đẩu đều là những người lính trở về thời bình với vinh quang chiến thắng. Ở
tác phẩm này, có lẽ Nguyễn Minh Châu muốn kí thác một điều, không phải hễ cứ
đánh đuổi được ngoại xâm, thống nhất đất nước là có thể đem lại hạnh phúc cho
con người. Tàn dư của xã hội cũ còn đó trong nạn bạo hành gia đình khiến
những người lính Trường Sơn năm xưa vẫn chưa yên lòng với vinh quang của
quá khứ. Câu chuyện để lại một kết thúc bỏ lửng. Chẳng biết sau này, cuộc sống
của gia đình làng chài ấy sẽ tiếp diễn ra sao, liệu rằng cái bãi xe tăng hỏng của
Mĩ Ngụy có còn là nơi diễn ra nạn bạo hành? Liệu cái thắt lưng da của lính Nguy
có còn tác quái với gia đình làng chài ấy không? Và thằng Phác - cái thằng bé
giống bố như lột ấy rồi đây sẽ trở thành con người như thế nào? Nếu cuộc sống
này còn tiếp diễn thì ai dám chắc nó sẽ không trở thành kẻ tha hóa điên rồ như
17
cha mình. Kết thúc bỏ lửng ấy không chỉ tránh được công thức mà quan trọng
hơn, nó nhấn sâu hơn bức thông điệp khắc khoải đau đáu về số phận con
người: cuộc chiến đấu với đói nghèo, lạc hậu còn diễn ra dai dẳng lâu dài. Nó
cũng khốc liệt chẳng kém gì cuộc chiến chống ngoại xâm vừa qua đi.
Thiên truyện còn đặt ra những vấn đề có ý nghĩa nghệ thuật với văn nghệ sĩ sau
chiến tranh. Ý nghĩa ấy chủ yếu được gửi vào nhân vật Phùng. Sự phát hiện
những nghịch lí cuộc sống giúp Phùng nhận thức rõ hơn bản chất mối quan hệ
giữa nghệ thuật và cuộc đời. Chiếc thuyền trong sương sớm đẹp vì nó là viễn
ảnh, được nhìn từ xa. Nó có thể thanh lọc tâm hồn người nghệ sĩ nhưng vẫn vô
nghĩa với những con người lam lũ ở phía sau vẻ đẹp ấy, những con người cơ
cực bởi gánh nặng mưu sinh. Bức ảnh của Phùng được trưởng phòng khen
ngợi, có mặt trong nhiều gia đình "sành nghệ thuật" nhưng chính tác giả của nó
lại không bằng lòng vì đó là hình ảnh chỉ để ngắm nhìn, đó còn là sản phẩm của
cái nhìn dễ dãi về cuộc sống, chưa vươn tới được bản chất cuộc đời, chưa cất
lên được tiếng nói của những con người lam lũ nhọc nhằn. Sự phiến diện ấy bắt
nguồn từ chính Phùng. Anh thiết tha với cái đẹp, với nghệ thuật và cũng sẵn
lòng hào hiệp của người lính Trường Sơn nhưng cũng như Đẩu, Phùng còn
thiếu hiểu biết thực tế thành ra vẫn hời hợt trong cách nhìn đời, lúng túng không
giải thích được những nghịch lí phức tạp của cuộc sống. Sự phiến diện ấy còn
bởi Phùng chỉ sáng tạo theo đơn đặt hàng. Nghĩa là theo sự giao việc của
trưởng phòng - mà như thế không thể gọi là sáng tạo. Bản thân từ sáng tạo đã
bao hàm một cái gì của riêng mình, từ chính mình, là chống lại công thức
Trong hoàn cảnh thời đại, khi cái nhìn giản đơn về con người và cuộc sống còn
ngự trị trong sáng tác văn học thì tác phẩm này đặt ra một vấn đề liên quan đến
sự sống còn của nghệ thuật Việt Nam sau chiến tranh. Đó là cách nhìn con
người và cuộc đời. Người nghệ sĩ - theo nhà văn - phải nhìn cuộc đời bằng đôi
mắt toàn diện, phải thấy được những phức tạp của cuộc sống chứ không thể
nhìn cuộc sống một cách dễ dãi, xuôi chiều. Đó không chỉ là tâm nguyện của
riêng Nguyễn Minh Châu mà là của cả một lớp văn nghệ sĩ thời kỳ Đổi mới.
Còn nhớ hồi kháng chiến toàn quốc bùng nổ, Nam Cao viết truyện ngắn Đôi mắt
phê phán lối sống ích kỉ, suy nghĩ lạc lõng của văn sĩ Hoàng, ca ngợi Độ, tức là
ca ngợi mẫu hình văn nghệ sĩ từ bỏ cái cao siêu, cá nhân trong nghệ thuật, tự
nguyện dùng nghệ thuật để tuyên truyền, vận động Cách mạng góp phần giải
phóng dân tộc. Khi dùng nghệ thuật để tuyên truyền thì tất yếu nghệ thuật phải
tìm đến lối thể hiện đơn giản (vì lực lượng cách mạng chính là quần chúng nhân
dân trong những năm 40 -50 của thế kỷ trước). Tư tưởng ấy ngỡ mâu thuẫn mà
lại thống nhất với Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu. Thống nhất ở
chỗ Nam Cao đặt ra vấn đề "đôi mắt" của người nghệ sĩ trong thời chiến còn
Nguyễn Minh Châu thì trăn trở về cách nhìn con người và cuộc đời trong thời
bình. Thời chiến, mọi vấn đề thuộc về cá nhân phải tạm gạt bỏ, mọi nỗi đau phải
nén lại để lấy tinh thần đánh giặc nhưng thời bình văn chương không thể không
quan tâm đến số phận cá nhân, không thể không thâm nhập đến tận cùng những
góc tối, góc khuất của con người và cuộc đời. Bởi có như vậy mới khơi dậy
được ở con người những tình cảm nhân văn và mới làm nên sự sống của nghệ
thuật.
18
Tác giả Nguyễn Thư
(Trường PTTH Chuyên Bắc Giang)
GỢI Ý PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH VỞ KỊCH "HỒN
TRƯƠNG BA DA HÀNG THỊT" – LƯU QUANG VŨ
A.MỞ BÀI
Trong làng kịch nói Việt Nam, có lẽ ai cũng biết đến Lưu Quang Vũ - một hiện
tượng đặc biệt của sân khấu kịch trường những năm tám mươi của thế kỉ XX.
Tuy có tài ở nhiều lĩnh vực như viết truyện ngắn, soạn kịch, làm thơ, vẽ tranh
nhưng ông được xem là một trong những nhà soạn kịch tài năng nhất của nền
văn học nghệ thuật Việt nam hiện đại. Trong các vở kịch của Lưu Quang Vũ,
đáng chú ý nhất là vở "Hồn Trương Ba, da hàng thịt". Bằng nghệ thuật xây dựng
nội tâm độc đáo, cảnh VII, đoạn cuối vở kịch đem đến cho người đọc nhiều vấn
đề tư tưởng sâu sắc qua nhân vật Trương Ba trong thân xác anh hàng thịt.
B. THÂN BÀI
Hồn Trương Ba, da hàng thịt là vở kịch được Lưu Quang Vũ viết năm 1981,
công diễn lần đầu tiên năm 1984, sau đó được diễn lại nhiều lần trong và ngoài
nước. Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng lại thành một vở kịch
nói hiện đại và lồng vào đó nhiều triết lí nhân văn về cuộc đời và con người.
Trong tác phẩm, Trương Ba là một ông lão gần sáu mươi, thích trồng vườn, yêu
cái đẹp, tâm hồn thanh nhã, giỏi đánh cờ. Chỉ vì sự tắc trách của Nam Tào gạch
nhầm tên mà Trương Ba chết oan. Theo lời khuyên của "tiên cờ" Đế Thích, Nam
Tào, Bắc Đẩu "sửa sai" bằng cách cho hồn Trương Ba được tiếp tục sống trong
thân xác của anh hàng thịt mới chết gần nhà. Nhưng điều đó lại đưa Trương Ba
và một nghịch cảnh khi linh hồn mình phải trú nhờ vào người khác. Do phải sống
tạm bợ, lệ thuộc, Trương Ba dần bị xác hàng thịt làm mất đi bản chất trong sạch,
ngay thẳng của mình. Ý thức được điều đó, Trương Ba dằn vặt, đau khổ và
quyết định chống lại bằng cách tách ra khỏi xác thịt. Qua các cuộc đối thoại của
Trương Ba, tác giả dần tạo nên một mạch truyện dẫn dắt người xem hiểu sâu
hơn về Trương Ba
1. Màn đối thoại giữa hồn Trương Ba với xác hàng thịt: Có thể nói Trương Ba đã
chết một cách vô lí, ai cũng biết cái chết của Trương Ba là do sự vô tâm và tắc
trách của Nam Tào. Nhưng sự sửa sai của Nam Tào và Bắc Đẩu theo lời khuyên
của Đế Thích nhằm trả lại công bằng cho Trương Ba lại đẩy Trương Ba vào một
nghịch cảnh vô lí hơn là linh hồn mình phải trú nhờ trong thể xác của kẻ khác.
Do phải sống nhờ thể xác anh hàng thịt, hồn Trương Ba đành phải chiều theo
19
một số nhu cầu hiển nhiên của xác thịt. Linh hồn nhân hậu, trong sạch, bản tính
ngay thẳng của Trương Ba xưa kia, nay vì phải sống mượn, vá lắp, tạm bợ và lệ
thuộc nên chẳng những đã không sai khiến được xác thịt thô phàm của anh
hàng thịt mà trái lại còn bị cái xác thịt ấy điều khiển. Đáng sợ hơn, linh hồn
Trương Ba dần dần bị nhiễm độc bởi cái tầm thường của xác thịt anh đồ tể. Hồn
Trương Ba đang ở trong tâm trạng vô cùng bức bối, đau khổ (Những câu cảm
thán ngắn, dồn dập cùng với ước nguyện khắc khoải). Hồn bức bối bởi không
thể nào thoát ra khỏi cái thân xác mà hồn ghê tởm. Hồn đau khổ bởi mình không
còn là mình nữa. Trương Ba bây giờ vụng về, thô lỗ, phũ phàng lắm. Hồn
Trương Ba cũng càng lúc càng rơi vào trạng thái đau khổ, tuyệt vọng.Ý thức
được điều đó linh hồn Trương Ba dằn vặt, đau khổ và quyết định chống lại bằng
cách tách ra khỏi xác thịt để tồn tại độc lập, không lệ thuộc vào thể xác. Xác
hàng thịt biết rõ những cố gắng đó là vô ích, đã cười nhạo hồn Trương Ba, tuyên
bố về sức mạnh âm u, đui mù ghê gớm của mình, ranh mãnh dồn hồn Trương
Ba vào thế đuối lí và hơn nữa, ve vãn hồn Trương Ba thoà hiệp vì, theo lí lẽ của
xác thịt là "chẳng còn cách nào khác đâu", vì cả hai "đã hoà vào nhau làm một
rồi". Trước những "lí lẽ ti tiện" của xác thịt, Trương Ba đã nổi giận, đã khinh bỉ,
đã mắng mỏ xác thịt hèn hạ nhưng đồng thới cũng ngậm ngùi thấm thía nghịch
cành mà mình đã lâm vào, đành nhập trở lại vào xác thịt trong tuyệt vọng. Hai
hình tượng hồn Trương Ba và xác hàng thịt ở đây mang ý nghĩa ẩn dụ. Một bên
đại điện cho sự trong sạch, nhân hậu và khát vọng sống thanh cao, xứng đáng
với danh nghĩa con người và một bên là sự tầm thường, dung tục. Nội dung
cuộc đối thoại xoay quanh một vấn đề giàu tính triết lí, thể hiện cuộc đấu tranh
dai dẳng giữa hai mặt tồn tại trong một con người. Từ đó nói lên khát vọng
hướng thiện của con người và tầm quan trọng của việc tự ý thức, tự chiến thắng
bản thân Màn đối thoại này cho thấy
• Trương Ba được trả lại cuộc sống nhưng là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì
phải sống chung với sự dung tục và bị sự dung tục đồng hoá.
• Không chỉ đừng lại ở đó, tác giả cảnh báo: khi con người phải sống trong dung
tục thì tất yếu cái dung tục sẽ ngự trị, sẽ thắng thế, sẽ lấn át và sẽ tàn phá
những gì trong sạch, đẹp đẽ, cao quý trong con người.
2. Màn đối thoại giữa Trương Ba với người thân Không phải ngẫu nhiên, tác giả
không đưa anh con trai thực dụng của Trương Ba vào cuộc đối thoại của
Trương Ba với những người thân. Các cuộc đối thoại với vợ con dâu và cháu gái
càng làm cho Trương Ba đau khổ hơn. ông hiểu những gì mình đã, đang và sẽ
gây ra cho người thân là rất tệ hại nặc dù ông không hề muốn điều đó. Thái độ
của vợ trương Ba, con đâu và cháu gái trước sự biến đổi và tha hoá của Trương
Ba.
• Vợ Trương Ba buồn bã, đau khổ nhưng vốn bàn tính vị tha nên định nhường
Trương Ba cho cô vợ anh hàng thịt.
• Chị con dâu là người sâu sắc, chín chắn, hiểu điều hơn lẽ thiệt. Chị cảm thấy
thương bố chồng trong tình cảnh trớ trêu. Chị biết ông khổ lắm, "khổ hơn xưa
nhiều lắm". Nhưng nỗi buồn đau trước tình cảnh gia đình "như sắp tan hoang ra
cả" khiến chị không thể bấm bụng mà đau, chị đã thốt thành lời cái nỗi đau đó:
"Thầy bảo con: Cái bên ngoài là không đáng kể, chỉ có cái bên trong, nhưng thầy
20
ơi, con sợ lắm, bởi con cảm thấy, đau đớn thấy mỗi ngày thầy một đổi khác
dần, mất mát dần, tất cả cứ như lệch lạc, nhòa mờ dần đi, đến nối có lúc chính
con cũng không nhận ra thầy nữa ".
• Trái lại, cái Gái, cháu Trương Ba thì phản ứng quyết liệt và dữ dội. Tâm hồn
tuổi thơ vốn trong sạch, không chấp nhận sự tầm thường, dung tục nên không
chấp nhận người ông trong thể xác anh hàng thịt thô lỗ. Cái Gái, cháu ông giờ
đây đã không cần phải giữ ý. Nó một mực khước từ tình thân (tôi không phải là
cháu ông Ông nội tôi chết rồi). Cái Gái yêu quý ông nó bao nhiêu thì giờ đây
nó không thể chấp nhận cái con người có "bàn tay giết lợn", bàn chân "to bè như
cái xẻng" đã làm "gãy tiệt cái chồi non", "giẫm lên nát cả cây sâm quý mới ươm"
trong mảnh vườn của ông nội nó. Nó hận ông vì ông chữa cái diều cho cu Tị mà
làm gãy nát khiến cu Tị trong cơn sốt mê man cứ khóc, cứ tiếc, cứ bắt đền. Với
nó, "Ông nội đời nào thô lỗ, phũ phàng như vậy". Nỗi giận dữ của cái Gái đã
biến thành sự xua đuổi quyết liệt: "Ông xấu lắm, ác lắm! Cút đi! Lão đồ tể, cút
đi!". Tuy nhiên, họ chỉ là những người dân thường, họ không giúp gì được cho
tình trạng hiện tại của Trương Ba. Tình huống kịch thúc đẩy Trương Ba phải lựa
chọn và sau màn độc thoại nội tâm (hồn Trương Ba thách thức xác anh hàng
thịt: "có thật là không còn cách nào khác?" và phản kháng quyết liệt: "Không cần
đến cái đời sống do mày mang lại! Không cần!"). !". Đây là lời độc thoại có tính
chất quyết định dẫn tới hành động châm hương gọi Đế Thích một cách dứt
khoát.
3. Màn đối thoại giữa. Trương Ba với Đế Thích: Gặp lại Đế Thích, Trương Ba thể
hiện thái độ kiên quyết chối từ, không chấp nhận cái cảnh phải sống bên trong
một đằng, bên ngoài một nẻo nữa và muốn được là mình một cách toàn vẹn
"Không thể bên trong một đằng, bên ngoài một nẻo được. Tôi muốn được là tôi
toàn vẹn". Qua lời thoại này của nhân vật Trương Ba. Lưu Quang Vũ muốn gửi
gắm vào đó thông điệp: Con người là một thể thống nhất, hồn và xác phải hài
hoà. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thể xác phàm tục tội lỗi. Khi
con người bị chi phối bở những nhu cầu bản năng của thân xác thì đừng đỗ lỗi
cho thân xác và tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp siêu hình của tâm hồn. Lúc
đầu Đế Thích ngạc nhiên nhưng khi hiểu ra thì khuyên Trương Ba nên chấp
nhận vì thế giới vốn không toàn vẹn, dưới đất, trên trời đều thế cả. Nhưng
Trương Ba không chấp nhận lí lẽ đó. Trương Ba thẳng thắn chỉ ra sai lầm của
Đế Thích: "Sống nhờ vào đồ đạc, của cải người khác đã là chuyện không nên
này đến cái thân tôi cũng phải sống nhờ anh hàng thịt. Ông chỉ nghĩ đơn giản là
cho tôi sống, nhưng sống thế nào thì ông chẳng cần biết". Sống thực sự cho ra
con người quả không hề dễ dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chấp
vá, khi không được là mình thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Lòng tốt hời hợt thì
chẳng đem lại điều gì thực sự có ý nghĩa cho ai mà sự vô tâm còn tệ hại hơn, nó
đẩy người khác vào nghịch cảnh, vào bi kịch! Đế Thích định tiếp tục sửa sai của
mình và của Tây Vương Mẫu bằng một giải pháp khác, tệ hại ít hơn là cho hồn
Trương Ba nhập vào xác cu Tị nhưng Trương Ba đã kiên quyết từ chối, không
chấp nhận cái cảnh sống giả tạo, mà theo ông là chỉ có lợi cho đám chức sắc
tức lão lí trưởng và đám trương tuần, không chấp nhận cái cuộc sống mà theo
ông là còn khổ hơn là cái chết. Trương Ba kêu gọi Đế Thích hay sửa sai bằng
21
một việc làm đúng, đó là trả lại linh hồn cho bé Tị. Đế Thích cuối cùng cũng đã
thuận theo đề nghị của Trương Ba với lời nhận xét: "Con người hạ giới các ông
thật kì lạ". Người đọc, người xem có thể nhận ra những ý nghĩa triết lí sâu sắc và
thấm thía qua hai lời thoại này. Thứ nhất, con người là một thể thống nhất, hồn
và xác phải hài hòa. Không thể có một tâm hồn thanh cao trong một thân xác
phàm tục, tội lỗi. Khi con người bị chi phối bởi những nhu cầu bản năng của thân
xác thì đừng chỉ đổ tội cho thân xác, không thể tự an ủi, vỗ về mình bằng vẻ đẹp
siêu hình của tâm hồn. Thứ hai, sống thực sự cho ra con người quả không hề dễ
dàng, đơn giản. Khi sống nhờ, sống gửi, sống chắp vá, khi không được là mình
thì cuộc sống ấy thật vô nghĩa. Những lời thoại của Hồn Trương Ba với Đế Thích
chứng tỏ nhân vật đã ý thức rõ về tình cảnh trớ trêu, đầy tính chất bi hài của
mình, thấm thía nỗi đau khổ về tình trạng ngày càng vênh lệch giữa hồn và xác,
đồng thời càng chứng tỏ quyết tâm giải thoát nung nấu của nhân vật trước lúc
Đế Thích xuất hiện. Qua màn đối thoại, có thể thấy tác giả gửi gắm nhiều thông
điệp vừa trực tiếp vừa gián tiếp, vừa mạnh mẽ, quyết liệt vừa kín đáo và sâu sắc
về thời chúng ta đang sống. Tuy vậy, chỉ cần nhấn mạnh ở đây vẻ đẹp tâm hồn
của những người lao động trong cuộc đấu tranh chống lại sự dung tục, giả tạo
để bảo vệ quyền được sống toàn vẹn, hợp với lẽ tự nhiên cùng sự hoàn thiện
nhân cách. Chất thơ của kịch Lưu Quang Vũ cũng được bộc lộ ở đây.
4. Màn kết: Trương Ba trả lại xác cho anh hàng thịt, chấp nhận cái chết để linh
hôn được trong sạch và hoá thân vào các sự vật thân thương, tồn tại vĩnh viễn
bên cạnh những người thân yêu của mình. Cuộc sống lại tuần hoàn theo quy
luật của muôn đời. Màn kết với chất thơ sâu lắng đã đem lại âm hưởng thanh
thoát cho một bi kịch lạc quan đồng thời truyền đi thông điệp về sự chiến thăng
của cái Thiện, cái Đẹp và của sự sống đích thực.
C. KẾT BÀI
Không chí có ý nghĩa triết lí về nhân sinh, về hạnh phúc con người, rong vở kịch
nói chung và đoạn kết nói riêng, Lưu Quang Vũ muốn góp phần phê phán một số
biểu hiện tiêu cực trong lối sống lúc bấy giờ: Thứ nhất , con người đang có nguy
cơ chạy theo những ham muốn tầm thường về vật chất, chỉ thích hưởng thụ đến
nỗi trở nên phàm phu, thô thiển. Thứ hai , lấy cớ tâm hồn là quý, đời sống tinh
thần là đáng trọng mà chẳng chăm lo thích đáng đến sinh hoạt vật chất, không
phấn đấu vì hạnh phúc toàn vẹn. Cả hai quan niệm, cách sống trên đều cực
đoan, đáng phê phán. Ngoài ra , vở kịch còn đề cập đến một vấn đề cũng không
kém phần bức xúc, đó là tình trạng con người phải sống giả, không dám và cũng
không được sống là bản thân mình. Đấy là nguy cơ đẩy con người đến chỗ bị
tha hóa do danh và lợi. Với tất cả những ý nghĩa đó, đoạn trích rất tiêu biểu cho
phong cách viết kịch của Lưu Quang Vũ.
22
Một trong những đặc sắc của truyện Vợ nhặt là Kim Lân đã sáng tạo một
tình huống truyện vô cùng độc đáo.
Ý cơ bản phải có:
1. Nhan đề Vợ nhặt cũng là một nét độc đáo (giải thích)
2. Mở đầu truyện là bức tranh xám ngắt về ngày đói: (đưa bức tranh ngày đói
vào)
3. Đó là tình huống một anh cu Tràng nghèo khổ xấu trai, ế vợ đang đứng ngấp
nghé bên bờ vực của cái chết vì đói khát lại nhặt được vợ trong nạn đói khủng
khiếp 1945.
+ Thật ra, ban đầu Tràng không chủ tâm tìm vợ. Tràng cũng thừa biết, người
như hắn thì không thể có vợ. Khi đẩy xe bò mệt mỏi anh chỉ hò một câu cho vui “
Muốn ăn cơm trắng mấy giò này/ Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì”. Tràng chỉ
muốn hò để xua đi mỏi mệt trong người. Anh cũng chẳng có ý chòng ghẹo ai cả.
Ai ngờ có người đàn bà đói xông xáo đến đẩy xe thật. Nhưng vì đùa vui nên
Tràng đã không giữ đúng thỏa thuận của câu hò. Nhưng Tràng cảm thấy hạnh
phúc biết bao khi gặp được cái “cười tít mắt của thị” bởi “từ xưa đến giờ có ai
cười với hắn một cách tình tứ như vậy đâu”.
+ Hôm sau gặp lại: Khi Tràng đang ngồi nghỉ trước cổng chợ tỉnh thì bất ngờ
có người đàn bà sầm sập chạy đến, cong cớn, sưng sỉa với hắn “ Điêu, người
thế mà điêu”. Tràng không nhận ra người đàn bà ngày trước đẩy xe cho mình.
Trước mặt hắn là một người đàn bà thảm hại đã bị cái đói tàn hại cả nhan sắc
lẫn nhân cách. Thị gầy sọp hẳn đi, ngực gầy lép, khuôn mặt lưỡi cày hốc hác,
quần áo rách như tổ đỉa. Thấy người đàn bà đói, rách rưới thảm hại. Tràng động
lòng thương. Có ai ngờ được rằng trong con người thô kệch ấy lại có một tấm
lòng thương người cao cả. Thế rồi Tràng cho người đàn bà kia ăn, không chỉ ăn
mà còn cho ăn rất nhiều “ bốn bát bánh đúc”. Đó chính là lòng thương một con
người đói khát hơn mình chứ Tràng không hề có ý định lợi dụng hoặc chòng
ghẹo. Vốn tính hay đùa, Tràng lại tầm phơ tầm phào “Nói đùa chứ có về với tớ
thì ra khuân đồ lên xe rồi về”. Nói đùa thế thôi, ai ngờ thị về thật. Lúc đầu Tràng
phảng phất lo sợ về cái đói và cái chết“mới đầu anh cũng chợn, nghĩ: thóc gạo
này đến cái thân mình cũng chả biết có nuôi nổi không, lại còn đèo bòng”. Đó là
nỗi sợ hãi có thật nhất lại là thời đói kém như thế này. Nhưng có lẽ tình thương
người và khát vọng hạnh phúc đã lớn hơn nỗi sợ hãi nên sau đó anh chặc lưỡi “
Chậc kệ!” . Chỉ một từ “kệ” thôi, Tràng như đã bỏ lại sau lưng mình tất cả nỗi sợ
hãi, mọi lo nghĩ để vun vén cho cái hạnh phúc của mình.
Bình luận: Tràng và người đàn bà kia như hai cành củi khô nhưng họ đã chụm
vào nhau để nhen lên ngọn lửa. Tội nghiệp thay, người này thì cần hạnh phúc
còn người kia thì lại cần chỗ dựa. Một người vì tình yêu, người kia vì miếng ăn.
Nói tóm lại là họ LIỀU, nhưng cái Liều kia của họ làm người ta bật khóc. Bây giờ
thì họ là người dũng cảm, dũng cảm bởi vì họ dám nắm tay nhau để bước qua
ranh giới của sự sống và cái chết. Họ làm ta khâm phục và kính trọng, phải
chăng hai con người khốn khổ ấy là niềm tin của Kim Lân về một giống nòi sẽ
23
tiếp nối sẽ sinh sôi khi mà cả dân tộc đang đứng trước sự diệt vong của nạn
đói ?
4. Tình huống này đã gây ngạc nhiên cho cả xóm ngụ cư, cho mẹ Tràng, và cả
bản thân của Tràng nữa, vì hai lí do: - Một là, Tràng - một người nghèo túng, xấu
xí, dân ngụ cư (bị người làng khinh bỉ) xưa nay đàn bà con gái chẳng ai thèm để
ý. Vả lại không có tiền cưới vợ, vậy mà bỗng dưng lấy được vợ, lại là vợ theo
hẳn hoi. - Hai là, giữa lúc đói kém này, người như Tràng, chỉ làm nghề đẩy xe bò
thuê kiếm sống qua ngày, đến nuôi thân còn không nổi lại còn đèo bòng vợ với
con. Bời vậy mới dẫn đến SỰ NGẠC NHIÊN VÀ THƯƠNG CẢM: Trước hết là
sự ngạc nhiên của cả xóm ngụ cư: Nhìn theo bóng Tràng và người đàn bà, mỗi
người một suy nghĩ khác nhau, ai cũng ngạc nhiên, phân vân “ai đấy nhỉ ? Hay
là người nhà bà cụ Tứ dưới quê lên”, có người cười “ hay là vợ anh cu Tràng ?”,
có người thương hại “Biết có nuôi nổi nhau qua cái thời đói khát này không ?” Bà
cụ Tứ: mẹ Tràng cũng rất ngạc nhiên. Làm sao kể xiết sự sững sờ của bà khi
trông thấy người đàn bà đứng ở đầu giường của con mình, lại còn chào mình
bằng u nữa. Bà không thể nghĩ rằng con mình lại có vợ, ngay trong cái thời buổi
đói kém này. Bà cứ hấp háy cặp mắt cho đỡ nhoèn mà càng lúc nó cứ nhoèn
mãi ra. Nhân vật Tràng: Tình huống càng bất ngờ đến hài hước khi chính Tràng
cũng vẫn còn "ngỡ ngàng". "Ngồi ngay giữa nhà, đến bây giờ hắn vẫn còn ngờ
ngợ như không phải. Ra hắn đã có vợ đấy ư?". Mọi chuyện xảy ra quá bất ngờ,
dường như chỉ là cơn mơ. Người đàn bà chỉ gặp mới hai lần lại trở thành vợ
hắn. Mà thật ra, hắn cũng không có ý định gì với thị Thị liều lĩnh đến với hắn chỉ
bằng một câu nói suông. Thị theo hắn như phó mặc cho số phận. Cái đói đã đẩy
họ đến với nhau. Trong cái thời tao đoạn ấy, việc Tràng lấy vợ quả là một tình
huống oái oăm. Ta sẽ mừng hay lo, buồn hay vui cho cặp vợ chồng này?
5. Đặt nhân vật vào tình huống éo le như vậy, Kim Lân đã làm nổi bật được giá
trị hiện thực và nhân đạo sâu sắc của tác phẩm: - Không cần đến những lời kết
tội to tát mà tội ác của bọn thực dân, phát xít và tay sai vẫn hiện lên rõ mồn một.
Đó là nạn đói khủng khiếp năm 1945 với trên hai triệu đồng bào ta bị chết đói.
Trong hoàn cảnh ấy giá trị của con người thật rẻ rúng. Người ta có vợ theo chỉ
nhờ mấy bát bánh đúc…. Đúng là “nhặt” được vợ như lời tác giả nói. - Người
dân lao động VN dù ở trong tình huống bi thảm như thế nào đi chăng nữa họ vẫn
tin tưởng vào ngày mai tươi sáng: ( Bà cụ Tứ có niềm tin như thế nào ? người vợ
nhặt sau khi được chấp nhận làm dâu thì trở nên như thế nào? Tràng có ý thức
ra sao sau đêm tân hôn )
24
PHÂN TÍCH NHÂN VẬT TNÚ TRONG TÁC PHẨM
"RỪNG XÀ NU" CỦA NHÀ VĂN NGUYỄN TRUNG
THÀNH.
DÀN Ý CHI TIẾT
Sự xuất hiện của nhân vật.
Vào một đêm ngoài rừng mưa rì rào như gió nhẹ, dưới ánh lửa xà
nu bập bùng, tất cả dân làng Xôman già trẻ gái trai nghe cụ Mết, một già
làng có thân hình vạm vỡ quắc thước, mắt sáng xếch ngược, râu rài
ngang ngực kể về cuộc đời đầy bi hùng của Tnú.
Lúc còn bé đến khi trở thành chiến sĩ.
Tnú là người con của dân làng Xôman, cha mẹ mất sớm và được
dân làng cưu mang, nuôi dưỡng. Cũng như người dân làng "có cái bụng
thương núi, thương nước", Tnú đã sớm có lòng yêu thương nhân dân,
làng xóm. Từ tấm lòng này, Tnú đã mở rộng thành tình yêu gắn bó trung
thành thủy chung sâu nặng với Cách mạng, cán bộ Cách mạng. Bởi ngay
từ khi còn là một cậu bé, Tnú được cụ Mết, người gìn giữ và truyền ngọn
lửa Cách mạng từ thế hệ này sang thế hệ khác cho hay: "Cán bộ là Đảng.
Đảng còn nước non này còn". Vì vậy ngay từ chặng đầu của cuộc đời,
Tnú đã xuất hiện với tư cách của người anh hùng Tây Nguyên thời chống
Mỹ. Dù còn nhỏ, Tnú đã sớm tỏ ra gan góc táo bạo, đầy quả cảm như
Kim Đồng, Lê Văn Tám, Vừ A Dính Bất chấp sự vây lùng khủng bố dã
man của kẻ thù, chặt đầu những người đi nuôi cán bộ - đầu anh Xút, bà
Nhan đang bị chúng treo lủng lẳng đầu bản xóm, Tnú đã cùng với Mai
xung phong vào rừng bảo vệ anh Quyết, một cán bộ trung kiên của Đảng.
Đây là một công việc vô cùng khó khăn và đầy nguy hiểm nhưng Mai à
Tnú đã làm rất tốt để dân làng Xô man mãi tự hào " Năm năm chưa hề có
cán bộ bị giặc bắt hoặc bị giết ở trong rừng".
Tnú còn là một người có phẩm chất chính trực, trong sáng, trung
thực, thẳng thắn như cây xà nu. Tnú quyết tâm học cho được cái chữ Cụ
Hồ để trở thành cán bộ giỏi thay anh Quyết, nếu không may anh Quyết bị
hy sinh. Tnú có cái đầu sáng lạ lùng trong việc tìm đường rừng để đưa
thư cho anh Quyết. Nhưng Tnú học chữ hay quên. Bởi vậy, khi học chữ
thua Mai, Tnú đã tự trừng phạt cái tội hay quên của mình bằng cách "cầm
hòn đá tự đập vào đầu mình máu chảy ròng ròng". Hành động này có cái
gì đó hơi nóng nảy, nông nổi nhưng nó biểu lộ ý chí, quyết tâm sắt đá
25