Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

Khí công phòng chống tăng huyết áp potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.12 KB, 2 trang )

Khí công phòng chống tăng huyết áp

Trong y học cổ truyền, tăng huyết áp thuộc phạm vi các chứng bệnh như đầu thống,
huyễn vựng, thất miên và được trị liệu bằng nhiều biện pháp khác nhau mang tính
tổng hợp và chỉnh thể như dùng thuốc, châm cứu xoa bóp, tâm lý liệu pháp, sử dụng
các món ăn - bài thuốc , trong đó có việc tập luyện khí công dưỡng sinh.
Có rất nhiều bài tập khí công để phòng chống bệnh tăng huyết áp, tuy nhiên hai bài
thường được dùng và đã được chứng minh là có hiệu quả là phóng tùng công và cường
tráng công.
Cường tráng công
Chọn tư thế đứng tự nhiên, 2 chân song song
mở rộng ngang tầm hai vai, đầu các ngón chân
hướng ra phía trước. Khớp đầu gối hơi gấp, cột
sống thẳng, đầu ngả về phía trước, 2 mắt nhắm
hờ, 2 vai thả lỏng buông thõng. Khuỷu cẳng tay
hơi gấp, ngón cái hai tay cùng bốn ngón tự
nhiên mở rộng như muốn cầm vật gì, đặt ở
trước bụng dưới, cũng có thể hơi nâng cẳng tay
lên. Hai tay đặt trước ngực như ôm quả bóng. Tập trung chú ý vào đan điền (là vị trí
tương ứng với huyệt khí hải, nằm ở trên đường trục giữa cơ thể, dưới rốn 1,5 thốn đồng
thân. Khi luyện tập chỉ cần tưởng tượng đan điền là một vùng tròn to hay một quả cầu bé
nằm ở giữa vùng bụng dưới. Theo y học cổ truyền, đan điền là “sinh khí chi hải” (biển
của sinh khí) có vai trò rất quan trọng trong nhân thể). Thở sâu, khi hít vào ngực bụng
phình ra, khi thở ra bụng thót lại. Hít khí vào hơi ngắn, thở khí ra nên dài. Mỗi ngày
luyện 3 - 5 lần, mỗi lần 30 - 60 phút.
Phóng tùng công (còn gọi là công thả lỏng)
Đây là công pháp nền tảng trong khí công, đơn giản, dễ học, dễ tập và có hiệu quả cao.
Mục đích là giúp cho cơ thể được thư giãn, tư tưởng yên tĩnh và giải tỏa mọi căng thẳng,

mệt mỏi. Trước khi luyện công hãy chia thân thể thành hai bên là tiền diện và hậu diện và
ba đường tuyến :


- Tuyến 1 - (2 bên) Hai bên đầu => hai bên cổ => vai => cánh tay => khớp khuỷu =>
cẳng tay khớp => cổ tay => hai bàn tay => mười ngón tay.
- Tuyến 2 – (tiền diện = mặt trước) Mặt cổ ngực bụng eo lưng khớp gối hai cẳng
chân hai bàn chân mười ngón chân.
- Tuyến 3 (hậu diện = mặt sau) Sau đầu sau cổ eo lưng, mặt sau hai đùi hai cẳng chân
hai bàn chân (mặt dưới).
Sau khi nắm vững ba tuyến mới bắt đầu luyện tập. Chọn tư thế nằm hoặc ngồi, toàn thân
thả lỏng, thở tự nhiên, hai mắt nhắm hờ, bỏ hết tạp niệm. Hai chân để rộng ngang tầm hai
vai. Hai tay đặt chồng lên nhau tự nhiên (nam tay trái ở dưới, nữ tay phải ở dưới), đặt ở
huyệt đan điền rồi bắt đầu phóng tùng (tùng có nghĩa là thả lỏng) từ trên xuống dưới.
Trước tiên chú ý vào một bộ vị, sau mới mặc niệm chữ Tùng (hoặc chữ Lỏng). Lại chú ý
đến dưới một bộ vị và mặc niệm chữ Tùng. Bắt đầu tập luyện từ tuyến 1 theo thứ tự từ
trên xuống dưới, thả lỏng từng bộ phận làm cho thư giãn. Tuyến 1 thả lỏng xong làm tiếp
tuyến 2 rồi đến tuyến 3. Sau khi thả lỏng đến bộ vị cuối cùng thì nghỉ 1 - 2 phút. Kết thúc
thả lỏng cả ba tuyến thì tập trung chú ý (ý thủ) vào rốn trong 3 - 4 phút. Công pháp này
có thể luyện khoảng 2 - 3 vòng, mỗi ngày luyện 1 lần.
Có thể chọn một trong hai bài tập nêu trên. Khi luyện tập, cần lựa vị trí cho thích hợp,
bảo đảm yên tĩnh, thông thoáng nhưng không bị gió lùa. Trước khi luyện tập 15 - 20 phút
cần dừng mọi hoạt động thể lực và trí óc căng thẳng, đi vệ sinh và cởi bớt áo ngoài.
Trong thời gian tập nên sinh hoạt điều độ, ăn uống đủ chất, không hút thuốc lá và uống
rượu, tránh mọi căng thẳng tình cảm. Sau khi tập xong, không nên vội đứng lên ngay
hoặc cử động mạnh, dùng hai bàn tay xoa mặt, vuốt nhẹ hai mắt, sau đó từ từ trở lại hoạt
động bình thường. Không nên tập luyện khi quá no hoặc quá đói, khi bị cảm mạo, tiêu
chảy cấp tính và quá mệt mỏi cũng nên tạm ngừng tập luyện.
ThS. Hoàng Khánh Toàn

×