Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Lợi ích tuyệt đối của việc dự phòng bệnh tăng huyết áp potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.75 KB, 6 trang )

Lợi ích tuyệt đối của việc dự phòng bệnh
tăng huyết áp
Nếu không phòng ngừa từ đầu, bệnh tăng huyết áp sẽ chẳng
bao giờ có thể thanh toán được và các bác sỹ chỉ đơn giản là
phát hiện và điều trị những tăng huyết áp sẵn có. Phòng bệnh
từ đầu cho phép phá vỡ và ngăn chặn chuỗi tiếp tục của vòng
xoắn tốn kém trong việc điều trị bệnh tăng huyết áp và các
biến chứng của nó.



Tăng huyết áp - kẻ thù của sức khoẻ và tuổi thọ

Tăng huyết áp được định nghĩa là sự tăng kéo dài mức huyết áp ³
140/90 mmHg. Tăng huyết áp là bệnh thường gặp nhất tại các
phòng khám ở tất cả nước phát triển và đang gia tăng mạnh mẽ ở
nước ta. Tăng huyết áp là nguyên nhân chính gây bệnh mạch vành
(thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim), tai biến mạch máu não, là
nguyên nhân gây suy tim, suy thận mạn tính, tắc mạch máu ở
chân và là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới. Ước
tính có khoảng hơn 70% bệnh nhân tăng huyết áp tử vong là do
hậu quả của "kẻ giết người thầm lặng" này.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong việc tuyên truyền, giáo dục và
nhiều tiến bộ trong chẩn đoán, điều trị bệnh nhưng ngay ở các
nước đã phát triển chỉ có khoảng hơn 50% số người bị tăng huyết
áp được chẩn đoán, trong số này chỉ có 1/2 người được điều trị và
trong số bệnh nhân được điều trị chỉ có 1/2 người được chữa trị
đúng đắn. Điều trị đầy đủ, đúng đắn bệnh tăng huyết áp đặt ra
nhiều vấn đề về tài chính, tác dụng phụ của thuốc khi dùng dài
ngày, bệnh nhân phải thay đổi lối sống và ngay cả khi bệnh tạm ổn


định thì cũng không thể tránh được huyết áp tăng dần theo quá
trình tích tuổi.

Quan niệm mới về chiến lược điều trị bệnh tăng huyết áp một cách
hiệu quả và thực tiễn trên diện rộng là phòng bệnh ngay từ đầu. Có
6 biện pháp sẵn có đã được xác nhận :

1. Tránh béo phì.

Người ta thấy, vào lúc 18 tuổi, nếu tăng 5-10 kg trọng lượng cơ thể
so với cân nặng chuẩn, sau này, sẽ làm tăng gấp đôi nguy cơ xuất
hiện bệnh tăng huyết áp.

Giảm cân dù ít cũng có lợi cho sức khoẻ người béo phì. Các nghiên
cứu cho thấy, nếu giảm 2,7 kg cân nặng sẽ làm giảm 1,3 mmHg
đối với cả huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương và nhất là giảm
đến 50% nguy cơ tiến triển nặng hơn của bệnh tăng huyết áp với
thời gian điều trị trong 5 năm sau.

Một sự giảm cân nhẹ khoảng 5 - 10% cân nặng thôi, cũng đã góp
phần cải thiện tốt đối với các rối loạn sức khoẻ đồng hành như tăng
huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch và cuối cùng là kéo dài
tuổi thọ. Khi giảm được 10 kg cân nặng tức là đã làm giảm 20-
25% tỷ lệ tử vong chung, giảm 30-40% tử vong liên quan đến đái
tháo đường, giảm 40-50% tử vong do ung thư liên quan đến béo
phì. Ở người béo phì nặng, nếu giảm được 20-30 kg cân nặng thì
đã làm giảm 89% tình trạng bệnh tăng huyết áp.

2. Tăng hoạt động thể lực


Hoạt động thể lực đều đặn làm cho các động mạch mềm mại, đàn
hồi, dẻo dai hơn; các tĩnh mạch đưa máu về tim nhanh chóng và
đều đặn hơn, nhất là quả tim được cung cấp ô xy đầy đủ hơn, khoẻ
hơn, đẩy máu nhiều hơn. Gia tăng hoạt động thể lực có thể làm
giảm từ 6-7 mmHg.

Vận động cơ thể đều đặn hàng ngày như đi bộ nhanh, chạy chậm ít
nhất 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần hoặc chơi các
môn thể thao. Đối với người cao tuổi hoặc người có bệnh khác cần
lưu ý là không được tập quá sức. Tập luyện vừa sức là sau khi vận
động, mạch ở cổ tay tăng thêm 20 lần/phút so với trước lúc tập.
Khi đang vận động, người ở tuổi 40, nhịp 120 lần/phút là vừa đủ;
tuổi 50 nhịp mạch là 110; tuổi 60 là 100 và tuổi 70 là 90 lần/phút.
Ngược lại, nếu ngừng tập thì các kết quả tốt sẽ mất đi ngay.

3. Giảm một nửa lượng muối ăn trong chế độ ăn uống

Người ta thấy có một mối tương quan thuận giữa lượng muối ăn
vào và bệnh tăng huyết áp . Vùng nào có thói quen hoặc tập quán
ăn nhiều muối thì tỷ lệ tăng huyết áp cao hơn và nếu ăn hạn chế
muối tương đối sẽ phòng được bệnh. Ở Nhật, sau khi vận động
nhân dân ăn ít muối, tỷ lệ chảy máu não do tăng huyết áp đã giảm
40%. Ở nước ta, mỗi ngày, trong 3 bữa ăn thông thường ở gia đình,
mỗi người ăn khoảng 8-10 gam muối.

Mức độ ăn kiêng được khuyến cáo rộng rãi là không quá 2,4 gam
natri mỗi ngày (tương đương với 6 gam muối ăn).

Chế độ ăn giảm muối cho những người bị tăng huyết áp, sẽ làm
giảm huyết áp từ 2-8 mmHg và tránh được các biến chứng của

bệnh gấp đôi so với người không ăn giảm muối.

4. Thay đổi về lượng rượu hàng ngày

Uống nhiều rượu dễ bị tăng huyết áp. Khoảng 8% những người có
tăng huyết áp trong số đàn ông Mỹ uống quá nhiều rượu. Rượu còn
có thể gây kháng thuốc khi điều bệnh và làm cho người bị tăng
huyết áp dễ bị tai biến mạch máu não. Mức độ uống hàng ngày cho
nam giới không quá 2 ly rượu nhỏ, tương đương 30 ml ethanol, tức
khoảng 720 ml bia hay 300 ml rượu hay 90 ml whisky. Đối với nữ
giới và người nhẹ cân, lượng rượu nên uống chỉ bằng một nửa cho
nam giới.
Người ta thấy, một lượng nhỏ rượu uống thường xuyên cho thấy có
tác dụng làm giảm các nguyên nhân gây tử vong và do tim mạch
nói chung. Bởi vậy, cũng không nên cấm hẳn uống rượu.

×