Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Bài tập nhóm: Kế toán chi phí sản xuất ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.44 KB, 15 trang )

Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
Bài tập nhóm: Kế toán chi phí sản xuất
Nhóm 5
Trang
1
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
Nhóm 5
Trang
2
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ
I. Khái niệm chi phí sản xuất 2
II. Giới thiệu chung về chi phí 2
III. Phân loại chi phí 2
1-Phân loại theo tính chất chi phí 3
1.1 Chi phí nguyên vật liệu 3
1.2 Chi phí công cụ dụng cụ 3
1.3 Chi phí nhân công 4
1.4 Chi phí khấu hao TSCĐ 4
1.5 Chi phí khác bằng tiền 4
2- Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế 4
2.1 Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 4
2.2 Chi phí nhân công trực tiếp 4
2.3 Chi phí sản xuất chung 4
2.4 Chi phí bán hàng 5
2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp 5
3- Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh 5
3.1 Chi phí hoạt động tài chính 5


3.2 Chi phí bất thường 6
4- Phân loại chi phí theo mối quan hệ với 6
4.1 Chi phí sản phẩm 6
4.2 Chi phí thời kỳ 6
5- Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí 7
5.1 Biến phí 8
5.2 Định phí 8
6- Phân loại theo chức năng kinh doanh 8
IV. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí 9
V. Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất 9
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO
LỜI MỞ ĐẦU
Như ta đã biết trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ của cơ chế thị trường ,
các doanh nghiệp thuộc bất kỳ lĩnh vực sản xuất kinh doanh nào cũng luôn đứng
trước câu hỏi: sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào và sản xuất cho ai?. Và sự
sống còn của mỗi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào chất lượng và giá thành sản
phẩm. Để đứng vững được trên thị trường luôn có những cạnh tranh gay gắt thì
các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phải nghiên cứu kỹ về sản phẩm mà
Nhóm 5
Trang
3
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
doanh nhiệp dự định sản xuất, phải biết ứng dụng những tiến bộ của khoa học kỹ
thuật vào sản xuất, doanh nghiệp phải luôn luôn đặt chất lượng sản phẩm của
mình lên hàng đầu và đồng thời phải kiểm soát được chi phí, tiết kiệm chi phí.
Làm thế nào để sản phẩm do doanh nghiệp mình sản xuất có giá thành thấp có
chất lượng tốt và đồng thời có giá bán được người tiêu dùng chấp nhận. Muốn
vậy các doanh nghiệp phải làm tốt công tác quản lý kinh tế nói chung, công tác
hạch toán kinh tế nói riêng bộ phận quan trọng nhất là hạch toán chi phí sản xuất

và tính giá thành sản phẩm.Vì chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ảnh hưởng
trực tiếp đến nguồn lợi nhuận và sự tồn tại của DN. Nhận thức được tầm quan
trọng của việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm, việc ứng
dụng các phương tiện và phương pháp hạch toán nên chúng em đã chọn đề tài
cho bài tập nhóm của chúng em là : Kế toán chi phí sản xuất.
Đề tài của chúng em gồm những nội dung chính sau:
I: Khái niệm chi phí sản xuất.
II : Giới thiệu chung về chi phí.
III : Phân loại chi phí.
IV :Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí.
V : Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
NỘI DUNG
KHÁI QUÁT VỀ CHI PHÍ VÀ PHÂN LOẠI CHI PHÍ
I. Khái niệm chi phí sản xuất
Để tiến hành sản xuất, các doanh nghiệp phải bỏ ra một số khoản chi phí
dưới hình thái hiện vật hoặc tiền tệ nhất định. Các chi phí này bao gồm nhiều
loại nhiều khoản khác nhau về nội dung tính chất công dụng như: Chi phí tiền
Nhóm 5
Trang
4
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
lương phải trả cho CNVC, chi phí về nguyên liệu vật liệu, chi phí khấu hao
TSCĐ, chi phí công cụ dụng cụ vv Gọi chung là chi phí sản xuất
Vậy chi phí sản xuất là toàn bộ hao phí về lao động sống và lao động vật
hoá mà doanh nghiệp phải chi ra để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh
trong một kỳ nhất định (tháng, quý, năm) biểu hiện dưới hình thái tiền tệ
II . Giới thiệu chung về chi phí.
Đối với bất kỳ một doanh nghiệp sản xuất nào thì hoạt động sản xuất kinh doanh
cũng gồm ba giai đoạn cơ bản có mối quan hệ mật thiết với nhau:
Đầu vào là quá trình mua sắm, chuẩn bị các yếu tố để đưa vào giai đoạn sản xuất

đó chính là nhân lực, nguyên vật liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật, dữ liệu. Nói cách khác
đó chính là lao động, đối tượng lao động và tư liệu lao động.
Sản xuất là quá trình vận động, biến đổi nội tại các yếu tố đầu vào một cách có tổ
chức để cho ra kết quả cuối cùng đó chính là các sản phẩm các thành phẩm lao vụ,
dịch vụ.
Đầu ra chính là quá trình tiêu thụ các sản phẩm, dịch vụ , thông tin hay quá trình
thực hiện giá trị và giá trị sử dụng các sản phẩm của quá trình sản xuất.
Có thể thấy hoạt động sản xuất kinh doanh nghiệp phải tốn các hao phí cho các
giai đoạn khác nhau.
Vậy “chi phí của doanh nghiệp là toàn bộ các hao phí về lao động sống, lao động
vật hoá và các chi phí cần thiết khác mà doanh nghiệp phải chi ra trong quá trình hoạt
động sản xuất kinh doanh, được biểu hiện bằng tiền và tính cho một thời kỳ nhất
định”.
Nói một cách đơn giản chi phí là toàn bộ hao phí được tập hợp qua các giai đoạn
khác nhau của quá trình sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp đó là chi phí thu mua,
chi phí sản xuất chế biến, chi phí bán hàng , chi phí quản lý
III. Phân loại chi phí
Chi phí của doanh nghiệp bao gồm nhiều loại, nhiều khoản có tính chất công
dụng khác nhau và để thuận tiện cho việc theo dõi, quản lý, hạch toán, kiểm tra cũng
như phục vụ cho việc ra các quyết định kinh tế, chi phí của doanh nghiệp được phân
loại theo nhiều tiêu thức khác nhau:
1. Phân loại theo tính chất chi phí:(Yếu tố)
Căn cứ vào nguồn gốc của chi phí, xem xét từng yếu tố chiếm tỷ trọng bao nhiêu
trong toàn bộ chi phí : làm cơ sở cho việc kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch chi phí
sản xuất, xác định nhu cầu vốn kinh doanh. Cách phân loại này ý nghĩa rất quan trọng
đối với nhà quản lý vĩ mô cũng như đối với nhà quản trị doanh nghiệp. Đó là cơ sở để
lập và kiểm tra việc thực hiện dự toán theo nội dung kinh tế, là cơ sở để lập kế hoạch
cân đối giữa dự toán chi phí với kế hoạch cung ứng vật tư, kế hoạch lao động, tiền
lương, từ đó có thể kiểm soát chặt chẽ các khoản chi phí thực tế phát sinh.
Nhóm 5

Trang
5
Âáöu vaìo Saín xuáút Âáöu ra
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
Theo cách phân loại nầy, chi phí bao gồm:
- Chi phí nguyên liệu vật liệu
- Chi phí công cụ dụng cụ
- Chi phí nhân công bao gồm tiền lương và các khoản phụ cấp
- BHXH, BHYT, KPCĐ
- Khấu hao TSCĐ
- Chi phí bằng tiền khác
1.1 Chi phí nguyên liệu, vật liệu
Chi phí nguyên vật liệu bao gồm giá mua nguyên vật liệu, chi phí mua của
nguyên vật liệu dùng vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Chi phí này
bao gồm:
- Chi phí nguyên vật liệu chính: đây chính là giá mua và chi phí mua của những
loại vật liệu được sử dụng trực tiếp trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Nguyên vật
liệu chính là yếu tố cấu thành nên cơ sở vật chất chính của sản phẩm hoặc giữ vai trò
quan trọng trong giá thành sản phẩm.
- Chi phí nguyên vật liệu phụ: đây là giá mua và chi phí mua của những loại
nguyên vật liệu kết hợp với nguyên vật liệu chính làm tăng chất lượng, độ bền, tính
thẩm mỹ của sản phẩm
- Chi phí nhiên liệu: đây là giá mua và chi phí mua của nhiên liệu dùng vào sản
xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Thực chất nhiên liệu cũng là nguyên vật liệu phụ
nhưng nó giữ vai trò quan trọng trong danh mục nguyên vật liệu, vì vậy cần xếp nó
vào một thành phần để quản lý và kiểm soát khi có sự xáo trộn do tình hình biến động
nguồn nhiên liệu, năng lượng trên thị trường.
- Chi phí phụ tùng thay thế: bao gồm giá mua và chi phí mua của các loại phụ
tùng thay thế dùng vào sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Đây cũng là một loại
nguyên vật liệu phụ .Tuy nhiên chúng bao gồm những bộ phận, chi tiết dùng thay thế

máy móc thiết bị khi sửa chữa.
-Chi phí nguyên vật liệu khác: bao gồm tất cả giá mua và chi phí mua của những
loại nguyên vật liệu chưa thuộc vào các yếu tố trên gọi là chi phí nguyên vật liệu đặc
thù.
1.2 Chi phí công cụ dụng cụ.
Chi phí này bao gồm: Giá mua và chi phí mua tất cả các công cụ dùng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán. Tổng chi phí công cụ dụng cụ là tiền để
các nhà quản trị hoạch định mức luân chuyển sử dụng công cụ dụng cụ, định mức dự
trữ và nhu cầu mua công cụ dụng cụ hợp lý.
1.3 Chi phí nhân công
Chi phí nhân công bao gồm toàn bộ các khoản phải trả cho người lao động về tiền
lương, tiền công, các khoản phụ cấp, trợ cấp có tính chất lương và các khoản trích theo
lương như BHXH, BHYT, KPCĐ
1.4. Chi phí khấu hao tài sản cố định
Nhóm 5
Trang
6
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
TSCĐ tham gia vào nhiều chu kỳ SXKD, khi tham gia vào quá trình sản xuất giá
trị tài sản bị giảm dần và chuyển dịch từng phần vào chi phí sản xuất kinh doanh.
Bao gồm khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình, TSCĐ thuê tài chính như nhà
xưởng, máy móc thiết bị, bằng phát minh sáng chế vv…
1.5. Chi phí khác bằng tiền
Chi phí này bao gồm những chi phí gắn liền với các dịch vụ từ bên ngoài cung
cấp cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ kế toán của doanh nghiệp như dịch vụ
điện, nước, điện thoại, internet vv
Tất cả các chi phí sản xuất kinh doanh mà doanh nghiệp thanh toán trực tiếp trong
kỳ kế toán. Đây chủ yếu là các dòng tiền mặt chi tiêu tại từng bộ phận trong doanh
nghiệp. Cần được theo dõi hạch toán và phân loại theo từng bộ phận


2. Phân loại chi phí theo công dụng kinh tế ( phân loại theo khoản mục)
Theo cách phân loại này là xem xét các yéu tố chi phí khác nhau nhưng có cùng
công dụng xếp vào một khoản mục. Phân loại theo cách này phục vụ cho việc tính giá
thành trong doanh nghiệp
Bao gồm:
- Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
- Chi phí bán hàng
- Chi phí quản lý doanh nghiệp
2.1 Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp
Bao gồm toàn bộ các chi phí nguyên liệu vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu,
nửa thành phẩm mua ngoài và vật liệu khác được sử dụng trực tiếp cho quá trình sản
xuất, chế tạo sản phẩm, cung cấp lao vụ dịch vụ
2.2 Chi phí nhân công trực tiếp
Là những khoản tiền phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất sản phẩm, trực
tiếp thực hiện các lao vụ dịch vụ như tiền lương chính, lương phụ và các khoản phụ
cấp có tính chất lương. Ngoài ra chi phí nhân công trực tiếp còn bao gồm các khoản
đóng góp cho quĩ BHXH, BHYT, KPCĐ được trích theo một tỷ lệ nhất định trên cơ sở
tiền lương của công nhân trực tiếp sản xuất.
2.3 Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung là khoản chi phí phục vụ sản xuất, kinh doanh phát sinh
trong quá trình chế tạo sản phẩm, thực hiện lao vụ dịch vụ tại phân xưởng sản xuất
hoặc bộ phân sản xuất kinh doanh. Như vậy chi phí sản xuất chung thường bao gồm:
- Chi phí lao động gián tiếp phục vụ quản lý sản xuất tại phân xưởng
- Chi phí vật liệu xuất dùng chung cho phân xưởng
- Chi phí dụng cụ sản xuất
- Chi phí khấu hao máy móc thiết bị tài sản cố định khác dùng cho bộ phận sản
xuất
- Chi phí dịch vụ mua ngoài phục vụ sản xuất như điện, nước

- Chi phí bằng tiền khác
2.4 Chi phí bán hàng
Nhóm 5
Trang
7
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
Chi phí bán hàng là các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng
hoá, lao vụ dich vụ. Chi phí bán hàng bao gồm :
- Chi phí nhân viên: Chi phí phải trả cho nhân viên bán hàng, tiếp thi, đóng gói,
vận chuyển, bảo quản sản phẩm, hàng hoá và các khoản trích theo lương như BHXH
BHYT, KPCĐ
- Chi phí về vật liệu bao bì dùng trong việc bán hàng, vận chuyển hàng hoá tiêu
thụ chi phí về công cụ dụng cụ dùng trong việc bán hàng như bao bì sử dụng luân
chuyển các quầy hàng
- Các phí khấu hao thiết bị và tài sản cố định dùng trong việc bán hàng như thiết
bị đông lạnh, phương tiện vận chuyển, cửa hàng, nhà kho
- Chi phí thuê ngoài liên quan đến việc bán hàng như quảng cáo hội chợ, thuê
kho bải, bốc vác, vận chuyển, hoa hồngbtrả cho đại lý, phí uỷ thác xuất khẩu
- Chi phí khác bằng tiền trong việc bán hàng: chi phí quảng cáo, chào hàng,
giới thiệu sản phẩm, hội nghị, bảo hành
2.5 Chi phí quản lý doanh nghiệp
Là những chi phí có tính chất chung cho toàn doanh nghiệp.Chi phí quản lý
doanh nghiệp gồm:
-Chi phí tiền lương và các khoản trích theo lương(như BHXH, BHYT, KPCĐ)
các khoản phụ cấp có tính chất lương như phụ cấp chức vụ phải trả cho nhân viên quản
lý doanh nghiệp
- Chi phí vật liệu, năng lượng, nhiên liệu dùng cho bộ phận quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí khấu hao thiết bị, tài sản cố định khác dùng trong công việc hành chính
văn phòng.
- Chi phí dịch vụ điện, nước điện thoại phục vụ chung toàn doanh nghiệp

- Các khoản thuế, phí, lệ phí : thuế môn bài, thuế nhà đất…
- Các khoản chi phí liên quan đến giảm sút giá trị tài sản như dự phòng nợ phải
thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, hao hụt trong khâu dự trữ.
- Chi phí bằng tiền khác
3. Phân loại theo lĩnh vực kinh doanh
3.1 Chi phí hoạt động tài chính
Là những khoản chi phí đầu tư tài chính ra ngoài doanh nghiệp nhằm mục đích sử
dụng hợp lý các nguồn vốn, tăng thêm thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp. Chi phí hoạt động tài chính bao gồm:
- Chi phí liên doanh liên kết
- Chi phí cho thuê tài sản
- Chi phí mua trái phiếu, tín phiếu, cổ phiếu kể cả khoản tổn thất trong đầu tư
nếu có
- Chênh lệch tỷ giá ngoại tệ theo chế độ tài chính hiện hành
- Chi phí về lãi phải trả cho số vốn huy động trong kỳ
- Chi phí chiết khấu thanh toán cho người mua hàng hoá, dịch vụ
- Chi phí khác liên quan đến hoạt động đầu tư ra bên ngoài
- Dự phòng giảm giá chứng khoán ngắn hạn, dài hạn

3.2 Chi phí bất thường
Nhóm 5
Trang
8
Bi tp nhúm GVHD: V Thu H
Chi phớ bt thng l cỏc khon chi phớ xy ra khụng thng xuyờn. Gm cú
- Chi phớ thanh lý nhng bỏn TSC
- Chi phớ cho vic thu hi cỏc khon n phi thu khú ũi ó xoỏ s k toỏn
- Cỏc khon tin pht do vi phm hp ng kinh t
- Chi phớ thu tin pht
- Cỏc khon chi phớ bt thng khỏc

4. Phõn loi chi phớ theo mi quan h gia chi phớ vi li nhun xỏc nh tng
k
Cn c vo mi quan h gia chi phớ vi k tớnh kt qu, chi phớ cú th chia thnh
chi phớ sn phm v chi phớ thi k.
4.1 Chi phớ sn phm
L chi phớ gn lin vi quỏ trỡnh sn xut sn phm to nờn giỏ tr ca sn phm
hỡnh thnh qua giai on sn xut( giỏ thnh sn xut hay giỏ thnh cụng xng).
Trong doanh nghip sn xut chi phớ sn phm chớnh l:
Chi phớ nguyờn vt liu trc tip.
Chi phớ nhõn cụng trc tip
Chi phớ sn xut chung.
Chi phớ sn phm phỏt sinh v nh hng n k bỏo cỏo (tc l s phỏt sinh v kh
nng bự p ca chi phớ sn phm tri qua nhiu k sn xut kinh doanh khỏc nhau).
Vỡ vy khi xỏc nh chi phớ sn phm chỳng ta cn xem xột cỏc giai on chuyn tip
v mc chuyn tip ca chỳng.
4.2 Chi phớ thi k
Gm cỏc khon mc chi phớ cũn li ngoi cỏc khon mc chi phớ thuc chi phớ
sn phm L cỏc chi phớ phỏt sinh trong k v em li li ớch trong k ú.
Nh vy chi phớ thi k khụng phi l mt phn giỏ tr ca sn phm sn xut
m chỳng l nhng dũng chi phớ c khu tr vo k tớnh li nhun.
Trong doanh nghip sn xut ,chi phớ sn phm phỏt sinh trong lnh vc sn xut
di hỡnh thc chi phớ sn xut. Sau ú, chỳng chuyn hoỏ thnh giỏ tr sn phm d
dang, giỏ tr thnh phm tn kho, giỏ thnh phm ch bỏn. Khi tiờu th chỳng chuyn
hoỏ thnh giỏ vn c ghi nhn trờn bỏo cỏo kt qu kinh doanh. Ngc li chi phớ
thi k, thi k chỳng phỏt sinh cng chớnh l thi k chỳng c ghi nhn trờn bỏo
cỏo ti chớnh.
Sau õy l s biu hin mi quan h gia chi phớ sn phm v chi phớ thi k.


Nhúm 5

Trang
9
Chi phờ saớn
phỏứm
Chi phờ
SXKD dồớ
dang
Chi phờ
saớn xuỏỳt
chung
Chi phờ
nhỏn
cọng trổỷc
tióỳp
Chi phờ
thaỡnh phỏứm
chồỡ baùn
Chi phờ
nguyón
vỏỷt lióỷu
trổỷc
tióỳp
Doanh thu baùn haỡng
Giaù vọỳn haỡng baùn
Lồỹi nhuỏỷn gọỹp
Chi phờ baùn haỡng vaỡ
chi phờ QLDN
Lồỹi nhuỏỷn thuỏửn
trổồùc thuó ỳTNDN
Chi phớ thi k

-
-
=
=
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
5. Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Cách ứng xử của chi phí: biểu thị sự thay đổi của chi phí tương ứng với mức độ
hoạt động đạt được như: số lượng sản phẩm sản xuất, số lượng sản phẩm tiêu thụ, số
giờ máy chạy, số giờ công vv…
Theo cách này thì chia thành 3 loại:
- Biến phí
- Định phí
- Chi phí hỗn hợp
Việc phân biệt định phí, biến phí và chi phí hỗn hợp không những có ý nghĩa
quan trọng trong việc thiết kế, xây dựng các mô hình chi phí trong mối quan hệ với sản
lượng, lợi nhuận, xác định điểm hòa vốn mà còn có ý nghĩa đối với nhà quản trị giúp
nhà quản trị xác định đúng đắn phương hướng để nâng cao hiệu quả chi phí. Như đối
với biến phí phương hướng chính là tiết kiệm tổng chi phí và chi phí cho một đơn vị
khối lượng hoạt động. Còn đối với định phí cần phấn đấu để nâng cao hiệu quả của chi
phí trong sản xuất kinh doanh bằng cách khai thác tối đa công suất máy móc thiết bị.
5.1 Biến phí
Là chi phí xét về mặt tổng số thay đổi khi mức hoạt động thay đổi, nhưng biến
phí tính theo đơn vị của mức độ hoạt động thì không thay đổi
Mức độ hoạt độ có thể là số lượng sản phẩm sản xuất ra, số giờ máy vận hành,và
nếu xét về tổng số biến phí thay đổi tỷ lệ thuận, ngược lại nếu xem xét trên một đơn vị
mức độ hoạt động biến phí là một hằng số.
Trong doanh nghiệp sản xuất biến phí tồn tại khá phổ biến như chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp, chi phí năng lượng, khi mức độ hoạt động
của doanh nghiệp gia tăng thì tổng biến phí cũng gia tăng tỷ lệ thuận theo và ngược lại.
Nhóm 5

Trang
10
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
Nếu phân tích tỉ mỉ hơn về biến phí có thể thấy rằng biến phí không phải duy nhất
một hình thức tồn tại mà tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau
-Biến phí tỉ lệ: là biến phí biến đổi tỉ lệ thuận với biến đổi của mức độ hoạt động.
Ví dụ như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí hoa
hồng bán hàng
-Biến phí cấp bậc đây là biến phí không có sự thay đổi liên tục theo sự thay đổi
liên tục của mức độ hoạt động .Hay nói cách khác là loại biến phí mà sự thay đổi của
chúng chỉ xảy ra khi mức độ hoạt động đạt đến một giới hạn nhất định. Như chi phí
lương thợ sữa chữa bảo trì, chi phí điện năng.
5.2 Định phí
Là chi phí xét về mặt tổng số không thay đổi khi mức hoạt động thay đổi trong
một phạm vi hoạt động của doanh nghiệp .Nếu xét trên tổng chi phí thì định phí không
thay đổi. Ngược lại nếu quan sát chúng trên mỗi đơn vị mức hoạt động định phí tỷ lệ
thuận với mức độ hoạt động, nếu mức độ hoạt động càng cao thì định phí mức độ hoạt
động càng giảm. Vì thế dù cho kinh nghiệm có hoạt động hay không thì định phí vẫn
tồn tại. Định phí có thể tồn tại dưới nhiều loại hình.
- Định phí bắt buộc: là những định phí có tính chất cơ cấu, liên quan đến cấu trúc
tổ chức của một kinh nghiệm mà rất khó thay đổi. Nếu muốn thay đổi loại định phí
này phải cần một khoảng thời gian tương đối dài.Định phí bắt buộc có hai đặc điểm cơ
bản:
+ Chúng tồn tại lâu dài trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp.
+ Chúng không thể cắt giảm đến bằng không trong một thời gian ngắn.
- Định phí tuỳ ý được xem như chi phí bất biến quản trị. Dòng chi phí này phát
sinh từ các quyết định hàng năm của nhà quản trị như chi phí quả cáo nghiên cứu
Đặc điểm khác biệt cơ bản giữa hai loại định phí :
+ Định phí tuỳ ý liên qua đến kế hoạch ngắn hạn và ảnh hưởng đến dòng chi
phí của doanh nghiệp hàng năm ngược lại định phí bắt buộc thường gắn liền với kế

hoạch dài hạn.
5.3 Chi phí hỗn hợp
Là chi phí mà bản thân nó gồm cả yếu tố biến phí lẫn định phí.
Chi phí hỗn hợp= Tổng biến phí+ Tổng định phí
6. Phân loại theo chức năng kinh doanh
Bao gồm:
- Chi phí sản xuất
- Chi phí tiêu thụ
- Chi phí quản lý
IV. Bản chất và nội dung kinh tế của chi phí.
Sự phát sinh và phát triển của xã hội loài người gắn liền với quá trình sản
xuất. Nền sản xuất xã hội của bất kỳ phương thức sản xuất nào cũng gắn liền với
sự vận động và tiêu hao các yếu tố cơ bản tạo nên quá trình sản xuất. Nói cách
khác quá trình sản xuất hàng hoá là quá trình kết hợp của ba yếu tố: tư liệu lao
động, đối tượng lao động và sức lao động. Đồng thời quá trình sản xuất hàng
hoá cũng chính là quá trình tiêu hao của chính bản thân các yếu tố trên. Như
vậy, để tiến hành sản xuất hàng hoá người sản xuất phải bỏ chi phí về thù lao lao
động, về tư liệu lao động và đối tượng lao động. Vì thế, sự hình thành nên chi
Nhóm 5
Trang
11
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
phí sản xuất để tạo ra giá trị sản phẩm sản xuất là tất yếu khách quan, không phụ
thuộc vào ý chủ quan của người sản xuất.
V. Xác định đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất.
Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là giới hạn để tập hợp chi phí
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất là công việc đầu tiên và quan
trọng của tổ chức hạch toán sản xuất. Tổ chức hạch toán quá trình sản xuất bao
gồm 2 giai đoạn kế tiếp nhau. Đó là giai đoạn hạch toán chi tiết chi phí sản xuất
phát sinh theo từng sản phẩm, nhóm sản phẩm, đơn đặt hàng, giai đoạn công

nghệ, phân xưởng và giai đoạn tính giá thành sản phẩm, chi tiết sản phẩm theo
đơn vị tính giá thành quy định. Việc phân chia này xuất phát từ yêu cầu quản lý,
kiểm tra và phân tích chi phí, yêu cầu hạch toán kinh doanh nội bộ và theo đặc
điểm tổ chức sản xuất, đặc điểm quy trình công nghệ của từng doanh nghiệp và
yêu cầu tính giá thành sản phẩm theo đơn vị tính giá thành quy định. Có thể nói
việc phân chia quá trình hạch toán thành hai giai đoạn là do sự khác nhau cơ bản
về tập hợp chi phí trong hạch toán chi phí sản xuất tức là đối tượng hạch toán
chi phí sản xuất và sản phẩm hoàn thành cần tính giá thành một đơn vị tức là đối
tượng tính giá thành.
Như vậy, tập hợp chi phí đúng đối tượng phục vụ tốt cho việc tăng cường
công tắc quản lý chi phí cũng như phục vụ cho việc tính giá thành trong doanh
nghiệp
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất là một phương pháp hay hệ thống
các phương pháp được sử dụng để tập hợp và phân loại các chi phí sản xuất
trong phạm vi giới hạn của hạch toán chi phí.
Về cơ bản phương pháp hạch toán chi phí sản xuất bao gồm các phương
pháp hạch toán chi phí theo sản phẩm, theo đơn đặt hàng, theo giai đoạn công
nghệ, theo phân xưởng và theo nhóm sản phẩm nội dung chủ yếu của phương
pháp hạch toán chi phí sản xuất là kế toán mở thẻ (hoặc sổ) chi tiết hạch toán chi
phí sản xuất theo từng đối tượng đã xác định, phản ánh các chi phí phát sinh có
liên quan đến đối tượng, hàng tháng tổng hợp chi phí theo từng đối tượng. Mỗi
phương pháp hạch toán chỉ thích ứng với mỗi loại đối tượng hạch toán chi phí
nên tên gọi của các phương pháp này là biểu hiện đối tượng mà nó cần tập hợp
và phân loại chi phí.
Nhóm 5
Trang
12
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
KẾT LUẬN
Qua những nội dung đã trình bày ở trên có thể thấy được tầm quan trọng của việc

hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm trong các doanh nghiệp nói
chung và doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nói
riêng .Việc hạch toán chi phí sản xuất không chỉ là mối quan tâm của các doanh
nghiệp mà nó cũng là mối quan tâm của các cơ quan chức năng của nhà nước thực
hiện công tác quản lý doang nghiệp .
Vì thời gian có hạn và kiến thức của bản thân còn hạn chế nên đề tài của chúng
em không tránh khỏi những khuyết điểm và sai sót. Kính mong sự chỉ dẫn và góp ý
của cô và các bạn để đề tài của chúng em được hoàn thiện hơn.
Chúng em xin chân thành cảm ơn !
Nhóm 5
Trang
13
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài giảng trên lớp
Giáo trình kế toán tài chính (trường đại học kinh tế Đà Nẵng )
Giáo trình kế toán tài chính ( trường đại học kinh tế quốc dân)
Giáo trình kế toán doanh nghiệp sản xuất( Trường CĐ TCKT Quảng Ngãi)
Nhóm 5
Trang
14
Bài tập nhóm GVHD: Vũ Thu Hà
11
Nhóm 5
Trang
15

×