Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Senior Member Ngày tham gia Jul 2011 Bài viết 2,056 Thực trạng và giải pháp kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty thép Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (406.3 KB, 92 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC........................................................................................................1
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT.........................................3
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU.....................................................4
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................6
CHƯƠNG 1......................................................................................................7
TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC..................................7
TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM..........................................................7
1.1. Khái quát chung về Tổng Công ty Thép Việt Nam.....................................7
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Thép Việt Nam . .7
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng Công ty Thép Việt Nam...10
............................................................................................................................13
1.1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất thép và
ảnh hưởng của nó tới công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại Tổng Công ty Thép Việt Nam............................................................14
1.1.4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng Công ty Thép Việt Nam
............................................................................................................................15
............................................................................................................................18
CHƯƠNG 2....................................................................................................19
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM................................................19
2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc
tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam .......................19
2.1.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm tại
Tổng Công ty Thép Việt Nam ..........................................................................19
2.1.1.1. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ...........................20
2.1.1.2. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm .................................................................................................................22
2.1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại Tổng Công ty Thép Việt Nam ..25
2.1.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp.........................................25


2.1.2.2. Hạch toán chi phí nhân công trực tiếp.................................................38
2.1.2.3. Hạch toán chi phí sản xuất chung........................................................42
2.1.2.4. Hạch toán tổng hợp chi phí sản xuất ...................................................47
1
2.1.3. Nội dung, trình tự tính giá thành sản phẩm tại Tổng Công ty Thép Việt
Nam ...................................................................................................................49
2.2. Đánh giá thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam .........51
2.2.1. Ưu điểm....................................................................................................51
2.2.2. Tồn tại và nguyên nhân...........................................................................52
CHƯƠNG 3....................................................................................................55
HOÀN THIỆN KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH
.........................................................................................................................55
SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ..............55
TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM................................................55
3.1. Mục tiêu phát triển và sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng
Công ty Thép Việt Nam ....................................................................................55
3.1.1. Mục tiêu phát triển của Tổng Công ty Thép Việt Nam ........................55
3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt
Nam ...................................................................................................................57
3.2. Yêu cầu cơ bản và phương hướng của việc hoàn thiện kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng
Công ty Thép Việt Nam ....................................................................................59
3.2.1. Yêu cầu cơ bản.........................................................................................59
3.2.2. Phương hướng hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam
............................................................................................................................60
3.3. Nội dung và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính

giá thành sản phẩm theo quy định của kế toán tài chính..................................60
3.3.1. Hoàn thiện hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng..................................60
3.3.2. Hoàn thiện hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất.......................................62
3.3.3. Hoàn thiện hạch toán trích trước tiền lương công nhân nghỉ phép.......63
3.4. Nội dung và giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty
Thép Việt Nam ..................................................................................................64
3.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán..........................................................................64
3.4.2. Mối liên hệ thông tin cung cấp giữa kế toán tài chính và kế toán quản trị
............................................................................................................................67
2
3.4.3. Tổ chức hệ thống tài khoản kế toán........................................................68
3.4.4. Phân loại chi phí phục vụ quản trị doanh nghiệp...................................68
3.4.5. Xây dựng các định mức chi phí sản xuất ...............................................73
3.4.6. Sử dụng thông tin do kế toán quản trị chi phí sản xuất và giá thành sản
phẩm cung cấp phục vụ cho việc ra quyết định ...............................................76
3.4.7. Xây dựng hệ thống dự toán chi phí.........................................................78
3.4.8. Mối liên hệ thông tin cung cấp giữa bộ phận kế toán vói các phòng ban
và tổ chức sử dụng thông tin cho mục đích kiểm soát quản lý ở các doanh
nghiệp.................................................................................................................80
3.4.9. Xây dựng các biểu mẫu, sổ kế toán phục vụ quản trị doanh nghiệp ....81
3.5. Điều kiện thực hiện các giải pháp..............................................................90
3.5.1. Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng.........................................90
3.5.2. Về phía các doanh nghiệp.......................................................................91
KẾT LUẬN....................................................................................................93
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
BHXH Bảo hiểm xã hội
BHYT Bảo hiểm y tế
CCDC Công cụ, dụng cụ
CĐKT Chế độ kế toán

CN Công nhân
CNSX Công nhân sản xuất
CP Chi phí
CPNCTT Chi phí nhân công trực tiếp
CPNVLTT Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
CPSXC Chi phí sản xuất chung
KPCĐ Kinh phí công đoàn
LĐTL Lao động tiền lương
NC Nhân công
NKCT Nhật ký chứng từ
NVL Nguyên vật liệu
3
SX Sản xuất
TC Tài chính
TK Tài khoản
TSCĐ Tài sản cố định
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.01: Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty (2005 – 2007)
Sơ đồ 1.02: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng Công ty Thép Việt Nam
Sơ đồ 1.03: Quy trình công nghệ sản xuất ngắn
Sơ đồ 1.04: Quy trình công nghệ sản xuất dài
Sơ đồ 1.05: Tổ chức bộ máy kế toán ở Tổng Công ty Thép Việt Nam
Biểu số 2.06: Phiếu xuất kho
Biểu số 2.07: Báo cáo sử dụng vật tư tháng 8/2007
Biểu số 2.08: Bảng kê xuất nguyên vật liệu chính
Biểu số 2.09: Bảng kê xuất vật liệu phụ
Biểu số 2.10: Bảng phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ
Biểu số 2.11: Bảng kê số 4
Biểu số 2.12: Nhật ký chứng từ số 7
Biểu số 2.13: Sổ cái tài khoản 621

Biểu số 2.14: Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp
Biểu số 2.15: Bảng phân bổ lương và các khoản trích theo lương
4
Biểu số 2.16: Sổ cái tài khoản 622
Biểu số 2.17: Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung
Biểu số 2.18: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định
Biểu số 2.19: Sổ cái tài khoản 627
Biểu số 2.20: Sổ cái tài khoản 154
Biểu số 2.21: Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm thỏi
Biểu số 2.22: Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm thỏi
Biểu số 2.23: Báo cáo giá thành đơn vị sản phẩm thỏi
Biểu số 2.24: Báo cáo giá thành nhóm thép cán
Sơ đồ 3.01: Mô hình tổ chức bộ máy kế toán doanh nghiệp
Bảng 3.02: Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
Sơ đồ 3.03: Mô hình định giá theo quan điểm truyền thống
Sơ đồ 3.04: Mô hình định giá linh hoạt
Mẫu 3.05: Phiếu lĩnh vật tư vượt định mức
Mẫu 3.06: Phiếu báo thay đổi định mức vật liệu
Mẫu 3.07: Phiếu theo dõi thời gian lao động trực tiếp
Mẫu 3.08: Phiếu trả thanh toán lương vượt định mức
Mẫu 3.09: Sổ chi tiết chi phí vật liệu trực tiếp
Mẫu 3.10: Sổ chi tiết chi phí nhân công trực tiếp
Mẫu 3.11: Sổ chi tiết chi phí sản xuất chung
Bảng 3.12: Dự toán tiêu thụ
Bảng 3.13: Dự toán sản xuất sản phẩm
Bảng 3.14: Dự toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Bảng 3.15: Dự toán chi phí nhân công trực tiếp
Bảng 3.16: Dự toán chi phí sản xuất chung
Bảng 3.17: Dự toán chi phí bán hàng
Bảng 3.18: Dự toán chi phí quản lý doanh nghiệp

Bảng 3.19: Dự toán chi phí tài chính
Bảng 3.20: Dự toán báo cáo kết quả kinh doanh
5
LỜI MỞ ĐẦU
Sự chuyển đổi của nền kinh tế nước ta trong những năm gần đây đã tác
động mạnh mẽ đến quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Đặc
biệt là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương
mại thế giới (WTO) đã đặt ra cho các doanh nghiệp những thách thức và khó
khăn mới. Sản phẩm trong nước phải đối mặt với các sản phẩm cùng loại của
các hãng trên thế giới, mọi sự biến động của nguyên liệu đầu vào trên thế giới
đều ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành sản phẩm hàng hoá trong nước. Vì vậy,
để các doanh nghiệp trong nước có thể tồn tại và phát triển trong môi trường
cạnh tranh gay gắt như hiện nay thì cần phải giảm thiểu tối đa các loại chi phí
và hạ giá thành sản phẩm.
Chính vì lý do trên, cùng với sự giúp đỡ của TS. Trần Thị Nam Thanh,
tôi đã nghiên cứu chuyên đề: “Thực trạng và giải pháp kế toán chi phí sản
xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng
Công ty thép Việt Nam”. Nội dung chính của chuyên đề gồm:
Chương 1: Tổng quan về các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty
thép Việt Nam
6
Chương 2: Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty thép Việt
Nam
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện kế toán chi phí
sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị chi phí
tại Tổng Công ty thép Việt Nam
Phương pháp nghiên cứu chuyên đề chủ yếu là phương pháp so sánh và
tổng hợp số liệu thực tế thu thập được tại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công
ty thép Việt Nam để đưa ra phương hướng và các giải pháp hoàn thiện.

Hy vọng những kết quả nghiên cứu của chuyên đề này sẽ góp phần
hoàn thiện hơn công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
tại các doanh nghiệp thuộc Tổng Công ty thép Việt Nam.
Hà nội, tháng 9 năm 2008
Người thực hiện
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC
TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
1.1. Khái quát chung về Tổng Công ty Thép Việt Nam
1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Tổng Công ty Thép Việt
Nam
Ngành công nghiệp Luyện kim Việt Nam được hình thành từ trong
cuộc kháng chiến chống Pháp và từng bước phát triển cùng sự lớn mạnh của
đất nước.
Nửa đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước, nhu cầu phát triển của đất nước
đòi hỏi cần phải hình thành một Tổng công ty mạnh thuộc ngành sản xuất và
kinh doanh thép trong phạm vi toàn quốc, đủ khả năng huy động vốn, đầu tư,
quản lý và sử dụng những công trình trọng yếu có quy mô lớn, công nghệ
hiện đại để nâng cao năng lực sản xuất, có sức cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trường.
Vì vậy, ngày 07 tháng 3 năm 1994, Thủ tướng Chính phủ có Quyết
định số 91/TTg thí điểm thành lập Tập đoàn kinh doanh ở một số Bộ quản lý
ngành kinh tế - kỹ thuật nhằm tạo điều kiện tích tụ và tập trung, nâng cao khả
7
năng cạnh tranh, đồng thời xoá bỏ dần cấp hành chính Bộ chủ quản, cấp hành
chính chủ quản và sự phân biệt doanh nghiệp Trung ương, doanh nghiệp địa
phương và tăng cường vai trò quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp
thuộc mọi thành phần kinh tế, nâng cao hiệu quả nền kinh tế.
Trên cơ sở đó, ngày 29 tháng 4 năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ký
Quyết định số 255/TTg thành lập Tổng công ty Thép Việt Nam. Tên giao dịch

quốc tế là VIETNAM STEEL CORPORATION, viết tắt là VSC.
Tổng công ty Thép Việt Nam là một trong 17 Tổng công ty 91 được
Thủ tướng Chính phủ thành lập và hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà
nước quy định tại Luật doanh nghiệp Nhà nước năm 1995. Mục tiêu của Tổng
công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển mô hình kinh doanh đa
ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép làm nền tảng.
Theo quyết định thành lập, Tổng công ty hoạt động kinh doanh chủ
yếu trên các lĩnh vực như:
- Sản xuất thép và các kim loại khác, vật liệu chịu lửa, thiết bị phụ tùng
luyện kim và sản phẩm thép sau cán;
- Khai thác quặng sắt, than mỡ và các nguyên liệu trợ dung cho công
nghiệp sản xuất thép;
- Xuất nhập khẩu và kinh doanh các sản phẩm thép và nguyên nhiên
liệu luyện, cán thép; phế liệu kim loại; cao su, xăng, dầu, mỡ, ga và các loại
vật tư, phụ tùng, thiết bị phục vụ cho sản xuất thép, xây dựng, giao thông, cơ
khí và các ngành công nghiệp khác;
- Thiết kế, tư vấn thiết kế, chế tạo, thi công xây lắp các công trình sản
xuất thép, các công trình công nghiệp và dân dụng; sản xuất và kinh doanh
vật liệu xây dựng;
- Đào tạo, nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và đào tạo
nghề cho ngành sản xuất thép và sản xuất vật liệu kim loại;
- Kinh doanh, khai thác cảng và dịch vụ giao nhận, kho bãi, nhà xưởng,
nhà văn phòng, nhà ở; đầu tư, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp, khu
đô thị và bất động sản khác;
8
- Kinh doanh khí ôxy, nitơ, argon (kể cả dạng lỏng); cung cấp, lắp đặt
hệ thống thiết bị dẫn khí;
- Kinh doanh tài chính;
- Kinh doanh khách sạn, nhà hàng ăn uống, dịch vụ du lịch, lữ hành;
- Xuất khẩu lao động.

Những năm qua, Tổng Công ty Thép Việt Nam đã góp phần quan trọng
vào công cuộc xây dựng đất nước, đặc biệt là trong việc xây dựng cơ sở hạ
tầng, các công trình an ninh quốc phòng, cân đối sản xuất trong nước với tổng
nhu cầu tiêu dùng của nền kinh tế xã hội, kết hợp nhập khẩu các mặt hàng
thép trong nước, bảo toàn và phát triển vốn Nhà nước giao, tăng nguồn thu
cho Ngân sách Nhà nước, tạo việc làm và bảo đảm đời sống cho cán bộ công
nhân viên trong toàn Tổng Công ty. Sự phát triển lớn mạnh của Tổng Công ty
được thể hiện ở kết quả kinh doanh trong các năm gần đây như sau:
Bảng 1.01-Kết quả sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty từ
năm 2005 - 2007
Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
1. Tổng doanh thu 13.120.325.040.905 14.256.101.769.429 21.131.076.507.145
2. Doanh thu thuần 13.108.658.165.936 14.243.959.947.150 21.106.372.993.815
3. Giá vốn hàng bán 12.507.962.812.972 13.450.314.209.621 19.721.592.566.840
4. Lợi nhuận gộp 600.695.352.964 793.645.737.529 1.384.780.426.975
5. Tổng lợi tức
trước thuế
54.523.372.281 72.118.74.322 667.406.659.838
6. Lợi tức sau thuế 37.369.892.942 60.137.286.542 628.368.565.072
(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán - Tổng Công ty Thép Việt Nam)
Bảng trên cho thấy hoạt động sản xuất kinh doanh của Tổng Công ty
Thép Việt Nam có hiệu quả, doanh thu và lợi nhuận thu được năm sau cao
hơn năm trước, phần đóng góp cho Ngân sách Nhà nước tăng, đặc biệt là
trong Năm 2006 và Năm 2007.
9
1.1.2. Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý tại Tổng Công ty Thép Việt Nam
Tổng Công ty Thép Việt Nam được hình thành qua các thời kỳ, gắn
liền với lịch sử phát triển của đất nước và của ngành công nghiệp luyện kim.
Tổng Công ty được hình thành trên cơ sở tổ chức, sắp xếp các đơn vị khai
thác, tuyển luyện các loại khoáng sản kim loại đen và các đơn vị nghiên cứu,

đào tạo, dịch vụ về lĩnh vực luyện kim đen thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Ngày
mới thành lập, Tổng Công ty có bộ máy điều hành, giúp việc có 4 phòng
nghiệp vụ và có 4 đơn vị thành viên (đó là Xí nghiệp Gang thép Thái Nguyên,
Xí nghiệp Liên hợp Luyện cán thép, Công ty Vật tư Thiết bị Công nghiệp,
Viện Luyện kim đen).
Mục tiêu của Tổng Công ty Thép Việt Nam là xây dựng và phát triển
mô hình tập đoàn kinh doanh đa ngành trên cơ sở sản xuất và kinh doanh thép
làm nền tảng. Cơ cấu tổ chức quản lý và điều hành Tổng Công ty được tổ
chức theo quy định của Luật Doanh nghiệp Nhà nước và Điều lệ Tổng Công
ty do Chính phủ phê duyệt.
Hiện nay, Tổng Công ty Thép Việt Nam có bộ máy quản lý, điều hành
Tổng Công ty và các đơn vị thành viên được phân bố ở nhiều tỉnh thành trên
toàn quốc như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nghệ An, Đà
Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh…
Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng Công ty gồm có:
 Hội đồng quản trị: có 5 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm
và miễn nhiệm. Hội đồng quản trị thực hiện chức năng quản lý hoạt
động của Tổng Công ty. Hội đồng quản trị được sử dụng bộ máy giúp
việc (Phòng chuyên môn, nghiệp vụ) của Tổng giám đốc tham mưu về
các lĩnh vực cần thiết.
 Ban kiểm soát: có 5 thành viên, trong đó có một thành viên Hội đồng
quản trị làm trưởng ban theo sự phân công của Hội đồng quản trị và 4
thành viên khác do Hội đồng quản trị quyết định bổ nhiệm. Nhiệm vụ
của Ban kiểm soát là kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng
giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên Tổng Công ty
10
trong hoạt động tài chính, chấp hành pháp luật, Điều lệ Tổng Công ty
và các Nghị quyết, Quyết định của Hội đồng quản trị.
 Ban Tổng giám đốc: gồm Tổng giám đốc là thành viên Hội đồng quản
trị và bốn Phó Tổng giám đốc do Hội đồng quản trị Tổng Công ty bổ

nhiệm. Tổng giám đốc là đại diện pháp nhân của Tổng Công ty và chịu
trách nhiệm trước Hội đồng quản trị. Tổng giám đốc có quyền điều
hành cao nhất trong Tổng Công ty. Giúp việc cho Tổng giám đốc là 4
Phó Tổng giám đốc, làm việc theo sự phân công và uỷ quyền của Tổng
giám đốc, chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về công việc được
phân công.
 Bộ máy giúp việc (Phòng chuyên môn, nghiệp vụ): có chức năng tham
mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc trong quản lý, điều
hành công việc, gồm Văn phòng, Phòng Tổ chức Lao động, Phòng Tài
chính Kế toán, Phòng Đầu tư Phát triển, Phòng Kỹ thuật, Phòng Hợp
tác Quốc tế, Phòng Kế hoạch Kinh doanh, Phòng Thanh tra Pháp chế.
 Các đơn vị thành viên: Tính đến thời điểm 31/12/2007, Tổng Công ty
phụ trách 19 đơn vị thành viên. Trong đó, Khối sản xuất gồm các công
ty như Công ty Gang thép Thái Nguyên, Công ty Thép Nhà Bè, Công
ty Thép Thủ Đức, Công ty Thép Biên Hoà, …; Khối Thương mại có
Công ty Cổ phần Kim khí Hà Nội, Công ty Cổ phần Kim khí Thành
phố Hồ Chí Minh, …; Khối Nghiên cứu Đào tạo có Viện Luyện kim
đen, Trường Đào tạo Nghề Cơ điện Luyện kim; Khối Liên doanh Liên
kết: Tổng Công ty có 9 công ty Liên kết (như Công ty Cổ phần Thép
Đà Nẵng, Công ty Cổ phần Thép Tân Thuận, Công ty Cổ phần Bảo
hiểm PJICO …); 15 công ty Liên doanh (như Công ty Thép VinaKyoei
- VINAKYOEI, Công ty liên doanh NippoVina, Công ty Liên doanh
sản xuất Thép Vinausteel - VINAUSTEEL, Công ty Ống thép Việt
Nam – VINAPIPE, Công ty TNHH Posvina …).
Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng Công ty Thép được mô tả qua Sơ đồ
1.02: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng Công ty Thép Việt Nam.
11
12
Sơ đồ 1.02: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng Công ty Thép Việt Nam
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
TỔNG GIÁM ĐỐC
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
BAN KIỂM SOÁT
PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC
Phòng Tổ
chức Lao
động
Phòng Tài
chính Kế
toán
Phòng Đầu
tư Phát
triển
Phòng Kế
hoạch Kinh
doanh
Phòng
Kỹ thuật
Phòng
Hợp tác
Quốc tế
Phòng
Thanh tra
Pháp chế
KHỐI THƯƠNG MẠI
- Cty Kim khí Hà Nội
- Cty Kinh doanh Thép và Vật
tư Hà Nội
- Cty Kim khí Bắc Thái

- Cty Kim khí Hải Phòng
- Cty Kim khí và Vật tư Tổng
hợp Miền Trung
- Cty Kim khí Thành phố Hồ
Chí Minh
- Cty Vật tư Thiết bị Công
nghiệp
KHỐI LIÊN DOANH
- Cty Thép VSC-POSCO
- Cty Thép VinaKyoei
- Cty Ống thép Vinapipe
- Cty cán thép Natsteel
- Cty gia công thép Vinanic
- Cty liên doanh sản xuất thép
Vinausteel
- Cty liên doanh NippoVina
…..
KHỐI NGHIÊN CỨU,
ĐÀO TẠO
- Viện luyện kim đen -
Trường Đào tạo nghề Cơ
điện-Luyện kim Thái Nguyên
Văn
phòng
KHỐI SẢN XUẤT
- Cty Gang thép Thái Nguyên
- Cty Thép Nhà Bè
- Cty Thép Thủ Đức
- Cty Thép Biên Hoà
- Cty Thép Đà Nẵng

- Cty Vật liệu chịu lửa và khai
thác đất sét Trúc Thôn
- Cty Cơ điện Luyện kim
13
1.1.3. Đặc điểm quy trình sản xuất của ngành công nghiệp sản xuất thép
và ảnh hưởng của nó tới công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Tổng Công ty Thép Việt Nam
Thép là một trong những vật tư không thể thiếu của nhiều ngành công
nghiệp và xây dựng. Thép xây dựng bao gồm: thép thanh, thép cuộn, thép
hình. Đây cũng là sản phẩm chính của ngành thép Việt Nam.
Hiện nay đang tồn tại hai quy trình công nghệ sản xuất thép: đó là quy
trình công nghệ sản xuất ngắn và quy trình công nghệ sản xuất truyền thống
(quy trình công nghệ sản xuất dài).
Quy trình công nghệ sản xuất ngắn được mô tả qua sơ đồ sau:
Sơ đồ 1.03: Quy trình công nghệ sản xuất ngắn
NVL chính
Vật liệu phụ
Nhiên liệu
Động lực
Lò điện
Đúc liên tục
Phôi
Cán
Thép xây
dựng
Quy trình công nghệ sản xuất truyền thống được mô tả theo sơ đồ sau
đây:
Sơ đồ 1.04: Quy trình công nghệ sản xuất dài
NVL chính
Vật liệu phụ

Nhiên liệu
Động lực
Lò cao
Gang
Lò tinh luyện
(Lò chuyển)
Thép
lỏng
Đúc liên tục
Phôi
Cán Thép
xây
dựng
Quy trình sản xuất thép xây dựng hoàn chỉnh là một quy trình sản xuất
liên tục và khép kín, có tạo ra bán thành phẩm. Quy trình sản xuất thép có thể
mô tả thông qua các giai đoạn chính sau: (1) Thiêu kết, (2) Luyện cốc, (3)
Luyện gang, (4) Luyện thép, (5) Đúc thép, (6) Cán thép.
Theo quy trình công nghệ sản xuất truyền thống thì từ những nguyên
vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu và động lực, dưới nhiệt độ của lò cao sẽ
sản xuất ra Gang. Tiếp đến, Gang được tinh luyện qua lò tinh luyện chuyển
thành thép lỏng. Trải qua giai đoạn đúc liên tục, thép lỏng sẽ tạo ra phôi thép
được cán thành sản phẩm thép xây dựng.
Hiện tại, các công ty thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam đang phổ
biến áp dụng quy trình công nghệ sản xuất thép xây dựng theo quy trình công
14
nghệ sản xuất ngắn. Theo quy trình này, cũng từ những nguyên vật liệu chính,
vật liệu phụ, nhiên liệu và động lực, dưới nhiệt độ của lò điện kết hợp với quá
trình đúc liên tục sẽ tạo thẳng thành phôi thép. Sau đó, phôi thép được cán
thành sản phẩm thép xây dựng cuối cùng.
Cả hai quy trình công nghệ trên đều là quy trình công nghệ sản xuất

liên tục và khép kín. Trong quá trình sản xuất đều tạo ra bán thành phẩm là
Phôi thép. Riêng với quy trình công nghệ sản xuất truyền thống còn tạo ra bán
thành phẩm là Gang. Do quy trình công nghệ sản xuất ngắn sử dụng lò điện
có công suất nhiều hơn nên hiện nay các công ty phổ biến áp dụng quy trình
này.
Trong mỗi giai đoạn diễn ra sản xuất, từ giai đoạn đầu tiên là chuyển
nguyên nhiên vật liệu vào sản xuất đến giai đoạn cuối cùng là sản xuất ra thép
xây dựng đều có sự giám sát chặt chẽ của đội ngũ cán bộ, kỹ sư, công nhân
viên lành nghề, đảm bảo cho mỗi giai đoạn sản xuất diễn ra đúng trình tự kỹ
thuật, an toàn và đạt chất lượng cao nhất.
Do đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất trải qua nhiều giai đoạn,
trong quá trình sản xuất lại tạo ra bán thành phẩm nên đòi hỏi kế toán phải lựa
chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho cũng như có phương pháp tập hợp
chi phí và tính giá thành sản phẩm phù hợp. Ở các Công ty thuộc Tổng Công
ty Thép Việt Nam, chi phí sản xuất được tập hợp theo phương án có bán
thành phẩm. Phương pháp tính giá thành là phương pháp trực tiếp kết hợp với
phương pháp tổng cộng chi phí.
1.1.4. Đặc điểm tổ chức hạch toán kế toán tại Tổng Công ty Thép Việt
Nam
* Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại Tổng Công ty Thép Việt Nam
Đặc điểm tổ chức sản xuất và quản lý trong các doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp có ảnh hưởng quyết định đến việc tổ chức bộ máy kế toán trong
các doanh nghiệp này. Bộ máy kế toán trong các doanh nghiệp trực thuộc
Tổng Công ty Thép Việt Nam được tổ chức về cơ bản tập trung tại Phòng Tài
chính Kế toán của Tổng Công ty. Bộ máy kế toán có nhiệm vụ thực hiện và
chỉ đạo thực hiện đầy đủ các chế độ hạch toán và quản lý tài chính, tổng hợp
15
các nguồn số liệu báo sổ, tổ chức lập Báo cáo tài chính, cung cấp thông tin
kinh tế cho Giám đốc.
Tổng Công ty gồm có hai trụ sở là trụ sở chính tại Hà Nội và trụ sở

phía Nam. Đứng đầu bộ máy kế toán là Kế toán trưởng. Ở trụ sở Hà Nội có ba
Phó phòng, đảm nhiệm các công việc cụ thể do Kế toán trưởng phân công;
còn ở trụ sở phía Nam có hai Phó phòng, trong đó Phó phòng một là người
được Kế toán trưởng uỷ quyền, đảm nhiệm phụ trách chung công tác tài chính
kế toán trụ sở phía Nam.
Tại phòng kế toán Tổng Công ty, căn cứ vào số liệu tổng hợp từ các
công ty thành viên hàng tháng gửi lên, kế toán phân tích, kiểm tra để lập Báo
cáo tài chính.
Tại các công ty thành viên có một phụ trách kế toán. Kế toán tại các
công ty thành viên trên cơ sở các chứng từ và nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ
phân tích, kiểm tra nghiệp vụ hạch toán, từ đó tập hợp số liệu, ghi sổ kế toán.
Nhìn chung, bộ máy kế toán của Tổng Công ty Thép Việt Nam là bộ
máy tập trung, có sự phân cấp quản lý. Điều này hoàn toàn phù hợp với đặc
điểm tổ chức bộ máy quản lý và sản xuất tại Tổng Công ty.
Bộ máy kế toán của Tổng Công ty Thép Việt Nam được mô tả theo Sơ
đồ 1.05: Tổ chức bộ máy kế toán ở Tổng Công ty Thép Việt Nam
* Đặc điểm tổ chức công tác kế toán tại Tổng Công ty Thép Việt Nam
Hiện nay, các Công ty sản xuất thép thuộc Tổng Công ty Thép Việt
Nam đều vận dụng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo
Chế độ kế toán hiện hành ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC
ngày 20 tháng 3 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
Hình thức kế toán được áp dụng tại các Công ty sản xuất thép thuộc
Tổng Công ty Thép Việt Nam là hình thức Nhật ký - Chứng từ. Các Công ty
áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên theo
quyết định 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ
Tài Chính.
Theo đó, hệ thống tài khoản kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm tại các công ty gồm có:
16
Tài khoản 621 – Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

Tài khoản 622 – Chi phí nhân công trực tiếp
Tài khoản 627 – Chi phí sản xuất chung
Tài khoản 154 – Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang
Hệ thống sổ sách kế toán sử dụng để tập hợp chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại các công ty gồm có:
- Hệ thống sổ tổng hợp: Nhật ký Chứng từ (NKCT số 7), Bảng kê
(Bảng kê số 4), Sổ cái các Tài khoản 621, 622, 627, 154, 155.
- Hệ thống sổ chi tiết: bao gồm các Sổ chi tiết (hoặc Thẻ kế toán chi
tiết), Bảng theo dõi chi phí sản xuất phát sinh cho từng đối tượng tập hợp chi
phí, Bảng phân bổ các khoản mục chi phí.
Ngoài ra, tại các công ty thành viên thuộc Tổng Công ty Thép Việt
Nam phổ biến sử dụng phần mềm kế toán Fast Accounting.
17
Phó phòng I
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
thanh toán
Kế toán
thuế và
công nợ
nội bộ
Kế toán
doanh thu
và nợ phải
thu
Kế toán
tiền lương
và BHXH
Kế toán

TSCĐ,
hàng tồn
kho
Phụ trách kế toán tại đơn vị
Phó phòng
kế toán
đơn vị
Kế toán
CPSX và
tính giá
thành SP
Kế toán
thanh toán
Kế toán
thuế và
công nợ
nội bộ
Kế toán
doanh thu
và nợ phải
thu
Kế toán
tiền lương
và BHXH
Kế toán
TSCĐ,
hàng tồn
kho
Phó phòng II Phó phòng III Phó phòng I
Kế toán nợ

phải trả
nhà cung
cấp
Phó phòng II
Kế toán trưởng
Trụ sở chính (Hà Nội) Trụ sở phía Nam
Kế toán nợ
phải trả
nhà cung
cấp
18
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ
THÀNH SẢN PHẨM VỚI VIỆC TĂNG CƯỜNG QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TẠI TỔNG CÔNG TY THÉP VIỆT NAM
2.1. Thực trạng kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với
việc tăng cường quản trị chi phí tại Tổng Công ty Thép Việt Nam
2.1.1. Đặc điểm, yêu cầu quản lý chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
tại Tổng Công ty Thép Việt Nam
Cũng như các đơn vị tiến hành sản xuất kinh doanh khác, đối với các
Công ty sản xuất thép thuộc Tổng Công ty Thép Việt Nam, chi phí sản xuất
và giá thành sản phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong phạm vi nghiên
cứu của Đề tài, tác giả lựa chọn số liệu của Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ,
Công ty Thép Thủ Đức và Công ty Thép Biên Hoà làm ví dụ minh hoạ. Đây
là ba Công ty sản xuất thép xây dựng đại diện cho khối sản xuất thép xây
dựng ở trụ sở phía Nam. Các Công ty sản xuất theo dự toán được Phòng Kế
hoạch Kinh doanh lập đầu năm. Căn cứ theo nhu cầu thị trường và năng lực
sản xuất của công ty mà hàng tháng, hàng quý hoặc sáu tháng một, bộ phận
lập dự toán sẽ điều chỉnh dự toán sản xuất cho phù hợp.
Ba Công ty trên đều tiến hành quá trình sản xuất thép theo Quy trình

công nghệ sản xuất ngắn. Quá trình sản xuất diễn ra liên tục và chia làm hai
công đoạn chính: công đoạn thứ nhất là từ các nguyên vật liệu chính, vật liệu
phụ, nhiên liệu, động lực ban đầu cho đến khi tạo ra bán thành phẩm là phôi
(hay còn gọi là sản phẩm thỏi); công đoạn thứ hai tiếp tục lấy phôi (chính là
bán thành phẩm tạo ra từ công đoạn trước) làm nguyên liệu chính, kết hợp với
các vật liệu phụ, nhiên liệu, động lực để sản xuất ra các sản phẩm thép (thành
phẩm) cuối cùng.
Chi phí sản xuất thép có đặc điểm là chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
chiếm tỷ trọng rất lớn, từ 80%-90% tổng chi phí sản xuất. Sản xuất thép cũng
mang tính đặc thù riêng của ngành. Trong quá trình sản xuất, người công
nhân phải tiếp xúc với môi trường làm việc độc hại, bởi vậy, việc chi trả cho
công nhân trực tiếp sản xuất cũng như nhân viên phân xưởng phải có chế độ
phụ cấp độc hại, đảm bảo an toàn lao động và bù đắp hao phí sức lao động.
19
Chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm được phân loại, xác định đối
tượng tập hợp và phương pháp hạch toán như sau:
2.1.1.1. Phân loại chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm
Qua khảo sát một số doanh nghiệp sản xuất thuộc Tổng Công ty Thép
Việt Nam, chi phí sản xuất chủ yếu được phân loại theo mục đích và công
dụng của chi phí. Theo cách phân loại này, chi phí sản xuất được phân theo
các khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
- Chi phí nhân công trực tiếp
- Chi phí sản xuất chung
a) Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là một trong các khoản mục chi phí
chiếm tỷ trọng lớn nhất. Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm chi phí
nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu ... được sử dụng trực tiếp cho
quá trình sản xuất sản phẩm. Các loại nguyên liệu này được xuất từ kho ra để
sử dụng hoặc được mua và đưa vào sử dụng ngay.

b) Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí về các khoản tiền
lương, tiền thưởng có tính chất lương, tiền lương làm thêm giờ, phụ cấp độc
hại, phụ cấp chức vụ, lương khoán gọn cho công nhân, tiền ăn ca ...; các
khoản trích theo lương như Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế, Kinh phí Công
đoàn của công nhân trực tiếp sản xuất.
c) Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất chung bao gồm toàn bộ chi phí phát sinh trong phạm
vi phân xưởng nhằm phục vụ cho quá trình sản xuất tại phân xưởng. Đó là các
khoản chi phí nhân viên phân xưởng, chi phí vật liệu, chi phí công cụ dụng cụ
sản xuất, chi phí khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và chi
phí khác.
* Tại Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, chi phí sản xuất được phân loại
như sau:
- Khoản mục chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: gồm có
20
+ Chi phí nguyên vật liệu chính: là yếu tố chính cấu thành nên sản
phẩm. Nguyên vật liệu chính bao gồm sắt phế liệu (có thể tập hợp từ nguồn
sắt phế trong nước hoặc nhập khẩu từ nước ngoài), gang phế liệu, gang thỏi
(thu mua từ các nguồn ở bên ngoài hoặc tại các Công ty thành viên trực thuộc
Tổng Công ty), Fero Mangan, Fero Silic, Silicon Mangan, một số phế liệu
khác.
+ Chi phí vật liệu phụ: bao gồm các vật liệu không trực tiếp dùng để
cấu thành nên thực thể của sản phẩm nhưng chúng lại có tác dụng nhất định
phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm. Vật liệu phụ bao gồm: vật liệu chịu lửa
(có 3 loại sử dụng chính là gạch chịu lửa ngoại, gạch chịu lửa nội và hỗn hợp
đầm vá lò), Oxy, vôi nung, một số vật liệu phụ khác.
+ Chi phí về nhiên liệu: nhiên liệu được sử dụng trong quá trình sản
xuất sản phẩm là than điện Trung Quốc, dầu FO, Gaz.
+ Chi phí về động lực: để tiến hành sản xuất thì các bộ phận đều phải

sử dụng điện và nước. Đây là hai động lực quan trọng đối với toàn bộ quá
trình sản xuất.
- Khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: chi phí nhân công trực tiếp đối với
quá trình sản xuất sản phẩm thép bao gồm tiền lương của công nhân trực tiếp
sản xuất, các khoản trích theo lương như Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y tế,
Kinh phí Công đoàn, phụ cấp độc hại và tiền ăn ca. Các khoản trích theo
lương được thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước: trích 15% bảo hiểm
xã hội, 2% bảo hiểm y tế, 2% kinh phí công đoàn trên lương cơ bản.
- Khoản mục chi phí sản xuất chung: chi phí sản xuất chung trong quá trình
sản xuất thép gồm có
Chi phí nhân viên phân xưởng: là chi phí tiền lương của nhân viên làm
việc trong các phân xưởng, tiền ăn ca và phụ cấp độc hại của nhân viên phân
xưởng.
Chi phí vật liệu: là các chi phí về vật liệu dùng để sản xuất sản phẩm,
gồm có vật liệu phụ và một số vật liệu khác.
Chi phí công cụ dụng cụ sản xuất: là các chi phí công cụ, dụng cụ dùng
trong các phân xưởng sản xuất.
21
Chi phí khấu hao tài sản cố định: là chi phí khấu hao các loại máy móc
thiết bị, nhà xưởng sản xuất phục vụ quá trình sản xuất.
Chi phí dịch vụ mua ngoài: là các chi phí về thuê ngoài, điện thoại, các
dịch vụ mua từ các đơn vị nội bộ hoặc từ bên ngoài như chi phí vận chuyển,
chi phí sửa chữa khác.
Chi phí khác: là các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất như chi
phí vệ sinh an toàn lao động, phòng chống cháy nổ…
* Tại các Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, giá thành sản phẩm được
phân loại theo phạm vi phát sinh chi phí.
+ Giá thành sản xuất: phản ánh toàn bộ chi phí sản xuất phát sinh tại
các phân xưởng, qua các giai đoạn sản xuất để chế tạo ra sản phẩm cuối cùng.
+ Giá thành toàn bộ: phản ánh toàn bộ các khoản chi phí liên quan đến

việc sản xuất, tiêu thụ sản phẩm (bao gồm cả chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp và chi phí tài chính liên quan).
2.1.1.2. Đối tượng, phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và giá thành
sản phẩm
Xác định đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm là khâu đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong toàn bộ công tác hạch toán
chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm. Bộ phận kế toán chi phí sản xuất
và tính giá thành sản phẩm phải căn cứ vào đặc điểm sản xuất của đơn vị, tính
chất sản phẩm cũng như đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất để xác định
đối tượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành sản phẩm.
a) Đối tượng và phương pháp hạch toán chi phí sản xuất
Đối với loại hình sản xuất sản phẩm truyền thống: Đặc điểm quy trình
công nghệ sản xuất sản phẩm thép là quy trình công nghệ sản xuất liên tục,
sản phẩm hoàn thành phải trải qua nhiều công đoạn sản xuất và trong quá
trình sản xuất có tạo ra bán thành phẩm. Hàng tháng, các sản phẩm này đều
được sản xuất với số lượng lớn, nhiều chủng loại. Mặt khác, các Công ty đều
tổ chức sản xuất theo từng phân xưởng nên các Công ty đều xác định đối
tượng hạch toán chi phí sản xuất tại các Công ty Thép thuộc Tổng Công ty
22
Thép Việt Nam là từng sản phẩm, từng công đoạn sản xuất và từng phân
xưởng sản xuất.
Trên cơ sở đối tượng hạch toán chi phí sản xuất đã được xác định như
trên, kế toán áp dụng phương pháp hạch toán chi phí sản xuất thích hợp:
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm (hoặc nhóm sản
phẩm cùng loại): theo phương pháp này, chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát
sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến sản phẩm nào thì hạch toán trực tiếp cho
sản phẩm đó theo các chứng từ gốc. Đối với chi phí nhân công trực tiếp và chi
phí sản xuất chung liên quan đến nhiều sản phẩm, sau khi tập hợp xong sẽ
phân bổ cho từng sản phẩm theo các tiêu thức phân bổ thích hợp, thường
được phân bổ theo sản lượng sản xuất.

Ví dụ tại Công ty Thép tấm lá Phú Mỹ, đối với sản phẩm thép cuộn
φ
6
(Biểu số 2.24 – Báo cáo giá thành nhóm thép cán – tháng 8/2007 – Công ty
Thép tấm lá Phú Mỹ):
+ Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp tập hợp được là: 20.949.693.078đ
Trong đó:
Chi phí nguyên vật liệu chính là 20.047.272.351đ
Chi phí vật liệu phụ là 151.608.041đ
Chi phí về nhiên liệu là 497.963.921đ
Chi phí về động lực là 252.848.765đ
+ Chi phí nhân công trực tiếp phân bổ cho sản phẩm thép cuộn φ6 là (Biểu số
2.14 – Bảng phân bổ chi phí nhân công trực tiếp – tháng 8/2007 – Công ty
Thép tấm lá Phú Mỹ):
2.511,823
17.940,806
x 1.002.145.17
7
= 140.306.498đ
+ Chi phí sản xuất chung phân bổ cho sản phẩm thép cuộn φ6 là (Biểu số 2.17
– Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung – tháng 8/2007 – Công ty Thép tấm lá
Phú Mỹ):
2.511,823
17.940,806
x 4.943.363.46
7
= 692.101.306đ
23
Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất theo công đoạn sản xuất, theo
phân xưởng sản xuất: việc tập hợp các loại chi phí nguyên vật liệu trực tiếp,

chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung tương tự như phương pháp
hạch toán chi phí sản xuất theo sản phẩm, chỉ khác đối tượng tập hợp là theo
công đoạn sản xuất và phân xưởng sản xuất.
Ví dụ tại Công ty thép tấm lá Phú Mỹ, kế toán tập hợp chi phí phát sinh
theo công đoạn sản xuất như sau:
Đối với công đoạn sản xuất sản phẩm thỏi: (Biểu số 2.21: Báo cáo giá
thành đơn vị sản phẩm thỏi – tháng 8/2007 – Công ty thép tấm lá Phú Mỹ)
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh là: 195.277.824.391đ
- Chi phí nhân công trực tiếp là: 1.553.579.144đ
- Chi phí sản xuất chung là: 13.615.118.280đ
- Tổng chi phí sản xuất sản phẩm thỏi trong tháng là: 210.446.521.815đ
Đối với công đoạn sản xuất sản phẩm thép: (Biểu số 2.24: Báo cáo giá
thành nhóm thép cán – tháng 8/2007 – Công ty thép tấm lá Phú Mỹ)
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là: 150.456.425.296đ
- Chi phí nhân công trực tiếp là: 1.002.145.177đ
- Chi phí sản xuất chung là: 4.943.363.467đ
- Tổng chi phí sản xuất sản phẩm thỏi trong tháng là: 156.401.933.940đ
b) Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
Căn cứ vào đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất là liên tục, sản phẩm
hoàn thành phải trải qua các công đoạn sản xuất, nên các Công ty đều xác
định đối tượng tính giá thành sản phẩm là từng sản phẩm hoàn thành.
Kỳ tính giá thành sản phẩm được các Công ty xác định là từng tháng.
Trong trường hợp nhận đặt hàng theo những đơn đặt hàng lớn thì kỳ tính giá
thành được xác định khi sản phẩm hoàn thành nhập kho hoặc sản phẩm được
bàn giao cho khách hàng.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp sản xuất thép thuộc doanh nghiệp sản
xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, quy trình công nghệ gồm nhiều
bước (giai đoạn) nối tiếp nhau theo một trình tự nhất định, bán thành phẩm
tạo ra của bước trước là đối tượng (hay nguyên liệu) chế biến của bước sau
24

Công ty xác định phương pháp hạch toán chi phí thích hợp nhất là hạch toán
theo bước chế biến (giai đoạn công nghệ). Theo phương pháp này, chi phí sản
xuất phát sinh thuộc giai đoạn nào sẽ được tập hợp cho giai đoạn đó. Đối với
chi phí sản xuất chung, kế toán sẽ tập hợp theo từng phân xưởng, sau đó mới
phân bổ cho các bước theo tiêu thức phù hợp.
Áp dụng đối với sản phẩm thép, chi phí sản xuất được tập hợp theo
phương án có bán thành phẩm. Phương pháp tính giá thành sản phẩm là
phương pháp trực tiếp kết hợp với phương pháp tổng cộng chi phí.
2.1.2. Nội dung kế toán chi phí sản xuất tại Tổng Công ty Thép Việt Nam
2.1.2.1. Hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp là loại chi phí chiếm tỷ trọng lớn trong
giá thành sản phẩm thép (chiếm khoảng 80% đến 90%). Do vậy, việc hạch
toán chính xác và đầy đủ khoản mục chi phí này có ảnh hưởng trực tiếp đến
việc tính giá thành sản phẩm cuối cùng.
Các Công ty áp dụng hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, sử dụng tài khoản 621-Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp để
phản ánh chi phí nguyên vật liệu trực tiếp xuất dùng cho sản xuất.
Các chứng từ liên quan đến nguyên vật liệu gồm có: Phiếu nhập kho,
Phiếu xuất kho, Bảng kê NVL xuất dùng, Bảng phân bổ NVL, công cụ dụng
cụ (CCDC)...
Ở công đoạn sản xuất thép cán, đối với mỗi loại sản phẩm, kế toán lại
mở tài khoản chi phí nguyên vật liệu chi tiết theo dõi. Ví dụ như ở Công ty
Thép tấm lá Phú Mỹ, Tài khoản 621 được mở chi tiết theo dõi cho từng sản
phẩm như:
+ TK 621.1-CPNVLTT Thép cuộn
TK 621.11-CPNVLTT Thép cuộn φ6
TK 621.12-CPNVLTT Thép cuộn φ8
TK 621.13-CPNVLTT Thép φ khác
+ TK 621.2-CPNVLTT Thép tròn trơn
TK 621.21-CPNVLTT Thép tròn trơn φ10-φ16

25

×