Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Tiểu luận “Bảo vệ nguồn tài nguyên nước” docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.32 KB, 15 trang )

Tiểu luận
Bảo vệ nguồn tài nguyên nước
1
2
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, các nhu cầu về
khai thác tài nguyên thiên nhiên, sử dụng năng lượng ngày càng tăng. Sự
phát triển kinh tế xã hội với sự xuất hiện hàng loạt các nhà máy xí nghiệp,
các công trình xây dựng… đã tác động mạnh mẽ đến hệ sinh thái, môi
trường xung quanh cũng như điều kiện sống của con người. Tài nguyên có
xu thế cạn kiệt dần, tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng. Sự
biến đổi theo chiều hướng xấu của môi trường ảnh hưởng ngược trở lại đối
với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi một nước. Và cùng với quá trình
công nghiệp hóa, tốc độ đô thị hóa ngày càng gia tăng. Nhu cầu tài nguyên
và năng lượng phục vụ cho người dân ngày càng lớn, các hoạt động kinh tế
xã hội tạo nên rất nhiều chất thải gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy vấn đề
quản lý và bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên đã trở thành mối quan
tâm hàng đầu của nhân loại. Và một trong số tài nguyên mà nhân loại đang
đề cập cấp bách nhất hiện nay chính là nguồn tài nguyên nước.
Xuất phát từ vấn đề trên em chọn đề tài “Bảo vệ nguồn tài nguyên
nước ” làm đề tài để nghiên cứu.
4
NỘI DUNG
I. Đặc điểm chung của tài nguyên nước ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia có nguồn tài nguyên nước xếp vào loại trung bình
khá trên thế giới nhưng có nhiều yếu tố không bền vững. Nước ta có khoảng
830 tỷ m
3
nước


mặt, trong đó chỉ có 310 tỷ m
3
được tạo ra do mưa rơi trong
lãnh thổ, chiếm 37%; còn 63% do lượng mưa ngoài lãnh thổ chảy vào. Tổng
trữ lượng tiềm tàng nước dưới đất có khả năng khai thác, chưa kể phần hải
đảo tính 60 tỷ m
3
/năm. Nếu kể cả nước mặt và nước dưới đất trên phạm vi
lãnh thổ thì bình quân đầu người đạt 4.400 m
3
/người/năm, so với thế giới là
7.400 m
3
/người/năm.
Lượng nước sản sinh từ ngoài lãnh thổ chiếm gần 2/3 tổng lượng nước
có được. Sự phân bố của cả nước mặt lẫn nước dưới đất không đều. Theo
không gian, nơi có lượng mưa nhiều nhất là Bạch Mã 8.000mm/năm; Bắc
Qang, Bà Nà khoảng 5.000mm/ năm, trong khi cửa Phan Rí chỉ đạt xấp xỉ
400mm/năm. Theo thời gian, mủa lũ chỉ kéo dài từ 3-5 tháng, nhưng chiếm
tới 70 – 80% lượng nước cả năm. Mùa lũ, lượng mưa lớn nhất đạt trên
1.500mm/ ngày, song mùa cạn nhiều tháng lại không có mưa.
Sự không thuận lợi của tài nguyên nước trong sử dụng và khai thác.
Nước ta có khoảng 2.360 con sông có chiều dài hơn 10km. Trong số 13 lưu
vực chính và nhánh có diện tích lớn hơn 10.000km
2
thì đến 10/13 sông có
quan hệ với nước láng giềng, trong đó 3/13 sông thượng nguồn ở Việt Nam,
hạ nguồn chảy sang nước láng giềng; 7 sông thượng nguồn ở nước láng
giềng, hạ nguồn ở Việt Nam. Điều này cho thấy Việt Nam không những bị
ràng buộc nguồn lợi về nước của quốc gia thứ hai, thứ ba chia sẻ, mà thường

bị động.
Sự cạn kiệt tài nguyên nước ngày càng tăng. Dân số tăng, chỉ số lượng
nước trên đầu người giảm. Mặt khác, nạn phá rừng ngày một tăng cao để
5
trồng cà phê, phá rừng để lấy gỗ để lấy gỗ, lấy củi, lấy đất làm nương rẫy,…
khó kiểm soát đã làm nhiều sông, suối khô kiệt về mùa cạn; làm tăng tốc độ
xói mòn đất, tăng tính trầm trọng của lũ lụt về mùa mưa. Ô nhiễm nước ngày
một trầm trọng do tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngày một
tăng nhanh trong khi nước thải, rác thải chưa được kiểm soát chặt chẽ. Việc
sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật, phân bón hóa học ngày một tăng, khó
kiểm soát, ô nhiễm nước do nước thải, chất thải của các ao nuôi thủy sản xả
trực tiếp không qua xử lý vào nguồn nước.
Tình trạng ô nhiễm nước do nước thải sinh hoạt và nước thải công
nghiệp đã trở thành vấn đề quan trọng tại nhiều thành phố, thị xã, đặc biệt là
tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Hải Phong, Hà Nội, vaft ại các khu
công nghiệp. Ô nhiễm nước do hoạt động nông nghiệp cũng là vấn đề
nghiêm trọng tại nhiều vùng nông thôn, đặc biệt tại châu thổ sông hồng và
sông Cửu Long. Hiện tượng nhiễm mặn, hay chua do quá trinhg tự nhiên và
do hoạt động của cong người đang là vấn đề nghiêm trọng ở vùng châu thổ
sông Cửu Long.
II. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay
1. Tình hình khai thác và sử dụng nước
Việt Nam là nước Đông Nam Á có chi phí nhiều nhất cho thủy lợi. Cả
nước hiện có 75 hệ thống thủy nông, với 659 hồ, đập lớn và vừa, trên 3.500
hồ, đập nhỏ, 1.000 cống tiêu, trên 2.000 trạm bơm lớn nhỏ, trên 10.000 máy
bơm các loại, có khả năng cung cấp 60 - 70 tỷ m3/năm. Tuy nhiên, nhiều hệ
thống thuỷ nông đã xuống cấp nghiêm trọng, chỉ đáp ứng được 50 - 60%
công suất thiết kế.
Lượng nước sử dụng hàng năm cho nông nghiệp khoảng 93 tỷ m
3

, cho
công nghiệp là 17,3 tỷ m
3
, cho dịch vụ là 2 tỷ m
3
, cho sinh hoạt là 3,09 tỷ
6
m
3
. Dự tính tới năm 2030 dân số cả nước đạt 129 triệu trong đó dân thành
phố lên 60 triệu, kinh tế tăng trưởng 10 lần, GDP đầu người tăng 7 lần, diện
tích tưới tăng 3,4%/năm, chuẩn cấp nước tăng gấp đôi, 150 lít/ngày/người,
100% dân được cấp nước sạch vào năm 2020. Cơ cấu dùng nước sẽ thay đổi
theo xu hướng nông nghiệp 75%, công nghiệp 16%, tiêu dùng 9%. Nhu cầu
nước dùng sẽ tăng gấp đôi, chiếm khoảng 1/10 tổng lượng nước sông ngòi,
1/3 lượng nước nội địa, 1/3 lượng dòng chảy ổn định.
Nước ta có trên 700 đô thị từ cấp I đến cấp V, nhu cầu cấp nước sinh
hoạt trong các đô thị ngày càng gia tăng. Hiện nay, tiêu chuẩn cấp nước đô
thị là 150 đến 200l/người dân. Trong số gần 2 triệu m
3
nước cấp cho dân đô
thị mỗi ngày, khoảng 30% lượng nước này được khai thác từ nguồn đất. Ở
nông thôn, vấn đề nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn đang là vấn đề
nan giải do những khó khăn tự nhiên và kinh tế xã hội của vùng. Có trên
50% hộ dân đang dùng nước giếng khơi, 25% dùng nước sông suối, trên
10% dùng nước mưa. Ước tính, mới có khoảng 30% dân số có nguồn nước
tương đối sạch, trong đó chỉ có khoảng 10% đạt tiêu chuẩn quốc gia. Cả
khu vực nông thôn có khoảng 80% lượng nước được cấp với tiêu chuẩn 50
đến 80l/người dân. Tuy nhiên, cả đô thị lẫn khu vực nông thôn nguồn nước
được cấp chỉ đảm bảo 50 đến 85%. Còn các hộ gia đình, cơ sở sản xuất phải

tự tìm kiếm, khai thác nguồn nước và tự xử lý để sử dụng. Vì vậy sự tổn thất
nước trong các hoạt động này rất lớn.
Do lượng mưa lớn, địa hình dốc, nước ta là một trong 14 nước có tiềm
năng thủy điện lớn. Các nhà máy thủy điện hiện nay sản xuất khoảng 11 tỷ
kWh, chiếm 72 đến 75% sản lượng điện cả nước. Với tổng chiều dài các
sông và kênh khoảng 40.000km, đã đưa vào khai thác vận tải 15.00km, trong
đó quản lý trên 8.00km. Những song suối tự nhiên, thác nước, … được sử
dụng làm điểm tham quan, du lịch. Những vùng đất ngập nước, nơi quần tụ
7
các loại động vật hoang dã là những nơi sinh thái lý tưởng… Về nuôi trồng
thủy hải sản, nước ta có 1 triệu ha mặt nước ngọt, 400.000 ha mặt nước lợ và
1.470.000 ha mặt nước sông ngòi, có hơn 14 triệu ha mặt nước nội thủy và
lãnh hải. Tuy nhiên cho đến nay mới sử dụng 12,5% diện tích mặt nước lợ,
nước mặn và 31% diện tích mặt nước ngọt.
2.Tình trạng ô nhiễm nguồn nước
Ở Việt Nam hiện nay, mức tăng dân số nhanh chóng đã đưa nước ta vào
hàng thứ 12 trong số các quốc gia có số dân đông của thế giới. Với mức tăng
dân nhanh như thế, mỗi năm nước ta tăng thêm 1,4 triệu người và dự báo
đến năm 2015 sẽ là 100 triệu người. Dự báo đến năm 2020 sẽ có 50% số dân
sống ở các vùng đô thị. Dân số tăng, nhu cầu nước cho mọi hoạt động sinh
hoạt và phát triển kinh tế tăng lên, các nguồn chất thải tăng lên sự ô nhiễm
môi trường nước cũng tăng lên.
Hiện tượng suy giảm chất lượng nước cũng như số lượng nguồn nước
mặt tăng lên do ô nhiễm từ các chất thải công nghiệp, nông nghiệp, giao
thong vận tải thủy bộ, các khu dân cư, sự xói mòn rửa trôi trên xá bề mặt lưu
vực sông suối. Đặc biệt là một số khu công nghiệp như Hải Phòng, Việt trì,
Đà Nẵng, Biên Hòa,… và các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí
Minh gây ô nhiễm nguồn nước đang hàng ngày gia tăng. Tại Hà Nội tổng
lượng nước thải ngày đêm là 300 – 400 ngàn m
3

, trong đó nước thải từ sản
xuất công nghiệp là 85-90 ngàn m
3
,

từ sinh hoạt là 1800-2000 m
3
/ngày đêm.
Nhìn chung, các chất thải đều không qua xử lý nên gây ô nhiễm nặng, chỉ số
ôxy sinh hóa vượt quá chỉ tiêu cho phép hàng trăm lần.
Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nước quan trọng, mỗi ngành có một
loại nước thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nước biến
sông Cầu thành màu đen, mặt nước sủi bọt trên chiều dài hàng chục km.
Khu công nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn m
3
nước thải của nhà máy
8
hóa chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt xuống sông Hồng làm cho nước bị ô nhiễm
đáng kể. Tại thành phố Hồ Chí Minh, tình trạng ô nhiễm cũng đang ở mức
báo động do nước thải sinh hoạt, nước thải của các ngành công nghiệp
không qua xử lý hoặc xử lý rất sơ sài đang thải thẳng vào môi trường. Với
lượng chất thải khá lớn từ các nhà máy, xí nghiệp, nước thải công nghiệp
chiếm một lượng lớn trong tổng lượng nước thải hàng ngày ở thành phố lớn,
hơn nữa mức độ gây ô nhiễm của nước thải công nghiệp cao hơn rất nhiều
so với nước thải sinh hoạt do chứa nhiều hóa chất độc hại và khó phân hủy.
Do kinh phí còn hạn hẹp, điều kiện chưa cho phép nên hầu hết nước thải của
các cơ sở sản xuất đều không qua khâu xử lý mà thải thẳng ra hệ thống kênh
rạch, sông ngòi gây ô nhiễm trầm trọng cho các nguồn này. Nước dùng sinh
hoạt của dân cư ngày càng tăng nhanh do dân số và các đô thị. Nước cống từ
nước thải sinh hoạt cộng với các cơ sở tiểu thủ công nghiệp trong dân cư là

đặc trưng ô nhiễm của các đô thị nước ta. Bên cạnh đó, nước ngầm cũng bị ô
nhiễm do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông nghiệp. Việc khai thác
tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm phèn, nhiễm mặn xảy ra ở
những vùng ven biển sông Hồng, sôngThái Bình, sông Cửu Long, ven biển
miền Trung,…
Ở nông thôn thì ý thức bảo vệ môi trường chưa tốt, việc xả tác thải sinh
hoạt hàng ngày xuống các ao hồ tự nhiên vẫn còn khá phổ biến, gây ô
nhiễm, đe doạ đến chất lượng nguồn nước ngầm do lượng nước thải không
qua xử lý thấm xuống các tầng nước ngầm và mất mỹ quan môi trường sống.
Ngoài ra, do không được đầu tư đúng mức nên hệ thống cống thoát nước
chưa được xây dựng hoàn chỉnh, hầu hết các cống không có nắp nên ô
nhiễm môi trường là không thể tránh khỏi. Mỗi gia đình có trung bình từ 4 –
5 người; chuồng lợn có từ 2 – 4 con; chuồng trâu, bò có từ 1 – 2 con; chuồng
gà với khoảng 10 – 15 con, 10 – 20 con ngan vịt. Có một đến hai ao nhỏ để
9
thả cá. Phần đất còn lại để trồng rau và cây ăn quả. Mặt khác, bà con nông
dân sử dụng các chất dung dịch trong nông nghiệp như phân bón hóa học,
thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ đã làm tăng ô nhiễm đất và dư lượng hóa chất
trong nông phẩm. Các kết quả điều tra đều cho biết do không có thiết bị xử
lý nước thải nên các kênh, sông đều tiếp nhận nước thải bị ô nhiễm.
3. Các thách thức đối với tài nguyên nước hiện nay
Trong phạm vi lãnh thổ quốc gia, sự bùng nổ dân số và nhu cầu về nước
tăng lên đáng kể, sự phục vụ cho sinh hoạt và sự tăng trưởng kinh tế trong
mấy năm qua đã nhanh chóng đẩy nước ta từ vị trí các cường quốc về tài
nguyên nước xuống vị trí của một nước có mức bình quân đầu người về
nước thuộc loại trung bình trên thế giới. Số dân nhập cư vào các đô thị là các
tác nhân gây ô nhiễm nguồn nước khi các đô thị xây dựng hai bên bờ sông
mà không có các dịch vụ thoát nước và vệ sinh. Các khu nhà xây dựng tạm,
không quy hoạch và sự lấn chiếm sông hồ sẽ cản trở thoát nước, làm nghiêm
trọng hơn vấn đề úng ngập. Nhiều thủy vực sẽ trở thành bể chứa nước thải

sinh hoạt và công nghiệp.
Khủng hoảng cục bộ về nước trong một số năm có hạn hán ở một số
khu vực của nước ta vừa qua có thể trở thành khủng hoảng về nước trên quy
mô lớn và thường xuyên. Các vấn đề như ô nhiễm nước thải, chất thải rắn,
ngập lụt, tắc nghẽn giao thông … phổ biến ở các trung tâm đô thị lớn.
Sự khai thác thiếu khoa học các nguồn nước, sử dụng bừa bãi các loại
phân hóa học, chất diệt cỏ trong nông nghiệp và do việc thải hàng tỉ mét
khối nước thải và rác thải công nghiệp và sinh hoạt vào nguồn nước mà
không qua xử lý tối thiểu.
III. Các biện pháp đề xuất bảo vệ nguồn tài nguyên nước
1. Kiểm soát chất ô nhiễm trong nước thải
10
Một trong những việc làm đầu tiên để bảo vệ chất lượng nước là loại
bỏ những thành phần gây ô nhiễm có trong nước thải trước khi xả ra sông
hồ, đó là xử lý nước thải. Trong nước thải có chứa các vật chất gây nhiễm
bẩn hữu cơ và vô cơ, xử lý nước thải là làm giảm nồng độ các vật chất hữu
cơ gây ô nhiễm vào đất nước. Để hạn chế lượng chất thải xả ra sông, hồ Nhà
nước cần có các chính sách cụ thể hơn về việc quy định lượng chất thải và
quấ trình xử lý nước thải trong các nhà máy, công xưởng. Các quy định về
tiêu chuẩn sử dụng nguồn nước mặt, đánh giá chất lượng nước. Đề ra các
văn bản, giấy phép xả thải để tránh việc thải khối khối lượng chất thải quá
lớn ra môi trường. Đồng thời bố trí các hố thu gom nước xử lý cặn và bùn
lắng để không gây hiện tượng bồi lắng vùng nước sông. Xây dựng các công
trình xử lý nước thải như: bể tự hoại kiểu thấm, quy định bãi rác trung
chuyển tạm thời tránh phóng uế, vứt rác sinh hoạt bừa bãi gây ô nhiễm môi
trường do các hoạt động sản xuất và tiêu dùng gây ra. Và để bảo vệ nguồn
nước mặt có hiệu quả, các chỉ tiêu đánh giá tình trạng vệ sinh nước thải phải
được kiểm tra chặt chẽ theo tiêu chuẩn.
Trong ngành xây dựng, cần lựa chọn thời điểm thi công xây dựng chính
vào các tháng mùa khô trong năm để hạn chế lượng chất bẩn sinh ra do nước

mưa chảy tràn qua khu vực thi công xuống nước sông hồ. Phải có hệ thống
thoát nước đảm bảo có lắng cặn và giữ lại các chất thải trong quá trình xây
dựng như rác, vật liệu xây dựng trước khi chảy ra ngoài. Trong ngành Nông
nghiệp, chất lượng các loại phân bón, thưốc trừ sâu, thước trừ cỏ … phải đạt
đúng tiêu chuẩn mà nhà nước quy định và việc sử dụng phải phù hợp.
2. Tổ chức giám sát chất lượng nước nguồn
Giám sát chất lượng nước các khu vực để đánh giá chất lượng nước,
dự báo mức độ ô nhiễm nguồn nước. Đó là cơ sở để xây dựng các biện pháp
bảo vệ có hiệu quả. Cần đánh giá các tác động do hoạt động của con người
11
đối với nguồn nước và khả năng sử dụng nước vào các mục đích khác nhau;
Xác định chất lượng nước tự nhiên; Giám sát nguồn gốc và đường di
chuyển của các chất bẩn và chất độc hại đi vào nguồn nước; Xác định xu
hướng thay đổi chất lượng ở phạm vi vĩ mô. Đồng thời, phải tổ chức hệ
thống giám sát ở từng cơ sở, ở từng khu vực. Trạm đánh giá xu hướng thay
đổi chất lượng nước có quy mô lớn ở từng khu vực.
3. Phân phối nước hợp lý
Việc phân phối và cấp nước phải cố gắng đáp ứng nhu cầu với giá cả
rẻ, không để xảy ra vấn đề cạnh tranh và mâu thuẫn trong sử dụng tài
nguyên nước. Để làm được như vậy, cần phải sử dụng tiết kiệm và có hiệu
quả nguồn nước được cấp, phải có chiến lược kết hợp chặt chẽ giữa quản lý
nhu cầu và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn nước hiện được cấp với việc tăng
nguồn nước cấp mới với chi phí thấp. Áp dụng các công nghệ sử dụng nước
tiên tiến, sử dụng luân hoàn nước trong các xí nghiệp công nghiệp, xử lý
nước thải và sử dụng lại nước thải đã xử lý, áp dụng công nghệ giảm đơn vị
nước dùng cho công nghiệp, nông nghiệp, kết hợp nước mặt và nước ngầm,
định giá thích hợp cho cấp nước và mức nhiễm bẩn cho phép đối với nước
thải, bao gồm việc tăng tỷ suất khối và tỷ suất thành phần trong thời kỳ khô
hạn. Các ngành sản xuất phải có công nghệ xử lý nước thải để quay lại sử
dụng tái sản xuất, tiết kiệm trong việc sử dụng nước sạch. Người tiêu dùng

dùng nước đúng vào mục đích, không nên lãng phí.
4. Một số biện pháp khác
Thực hiện có hiệu quả các kế hoạch, chương trình, dự án. Xác định mối
quan hệ giữa tưới và sản xuất nông nghiệp cho từng tiểu vùng, từng hộ nông
nghiệp. Cung cấp đủ kinh phí cho khâu vận hành, bảo dưỡng, duy trì các
công trình, nhất là trong việc liên kết giữa sử dụng nước và đất trong việc
quản lý các lưu vực, các hệ thông tưới. Đánh giá tác động của các dự án lên
12
môi trường, đề xuất các biện pháp khắc phục ngay trong quá trình lập kế
hoạch thiết kế và thực hiện cân đối giữa các mục tiêu kinh tế kinh tế xã hội
và bảo vệ môt trường.
Bảo đảm năng lượng thủy điện, bảo vệ đất, phòng ngừa hóa lầy và hóa
mặn trong các hệ thống tưới. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái tài nguyên
nước do biến đổi khí hậu toàn cầu, giảm nhẹ khí nhà kính theo kế hoạch
hành động quốc gia. Hạn chế và giảm thiểu suy thoái tài nguyên nước do
phát triển, sử dụng tài nguyên nước không hợp lý.
Cải thiện, nâng cấp và mở rộng các hệ thống thoát lũ, tiêu úng. Nâng
cấp các hệ thống cũ; quy hoạch, xây dựng bở dung hệ thống mới, độc lập với
tưới nước, cấp nước và thực hiện nghiêm chỉnh các Luật tài nguyên nước,
Luật bảo vệ môi trường,… bảo đảm thoát lũ; bảo vệ bờ sông, chỉnh trị dòng
sồng, cửa sông; …Nâng cấp đê biển, đê cửa sông, củng cố, bồi trúc đê sông
đảm bảo an toàn đê với mực nước thiết kế đã quy định.
KẾT LUẬN
Nước là một tài nguyên thiên nhiên vô giá, không thể thiếu đối với mọi
sự hoạt động trong mọi ngành kinh tế quốc dân. Tuy nguồn nước có nhiều
nhưng nước ở trạng thái thiên nhiên không đủ thỏa mãn được nhu cầu nước
ngày càng to lớn của xã hội. Vì vậy nước là một trong những yếu tố quan
trọng cần phải được xem xét trong quy hoạch của các ngành. Trong nông
nghiệp, nước là biện pháp hàng đầu, trong công nghiệp ta khó hình dung
được một nhà máy, một công trường nào mà lại không cần đến nước. Khi

nền kinh tế ngày càng phát triển, thì hiện tượng thiếu nước và vấn đề sử
dụng nước một cách có kế hoạch, hợp lý, tiết kiệm đã được đưa ra nghiên
cứu, giải quyết. Và để khai thác những mặt lợi, ngăn chặn các tác hại của
nước, con người đã phải can thiệp vào tự nhiên. Đó chính là nội dung của
của bài tiểu luận ở trên.
13
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I. Đặc điểm chung của tài nguyên nước ở Việt Nam
II. Thực trạng tài nguyên nước ở Việt Nam hiện nay
III. Bảo vệ tài nguyên nước.
IV. Quản lý tài nguyên nước.
KẾT LUẬN

14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Quản lý nguồn nước –Trường đại học Nông Nghiệp
Hà Nội. NXB Nông Nghiệp năm 2005
2. Giáo trình Kinh tế tài nguyên – Trường đại học Nông Nghiệp
Hà Nội. NXB Tài Chính năm 2009
3. Tạp chí kinh tế ( 24/08/2009). Bài viết “ Nguồn tài nguyên nước
tại việt Nam và những vấn đề đặt ra” của tác giả NGUYỄN PHƯƠNG HÀ.
4. Tạp chí Bảo Vệ Môi Trường
Tạp chí Nước sạch vệ sinh môi trường
5. Một số trang web:

• http:// vnecon.com
• express.net/GL/Xa-hoi/2009
• www.vietnamnet.com

15

×