Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Giới thiệu hệ chuyên Văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (56.43 KB, 2 trang )

Giới thiệu hệ chuyên Văn
Thời gian cứ thế trôi đi, sự chảy trôi của thời gian luôn khiến con người chúng ta cảm
thấy phải vội vàng để theo kịp nhịp đập của cuộc sống:
“Mau với chứ, vội vàng lên với chứ!”
Nhưng cuộc sống không phải chỉ có tương lai mà còn quá khứ và hiện tại. Mỗi con
người cũng không thể vì tương lai mà gấp gáp quên hết cả quá khứ thậm chí quên cả hiện
tại đơn giản vì cuộc sống giống như một cuộc thi chạy bền. Ta phải biết lúc nào cần chạy
nhanh, lúc nào cần tăng tốc, và khi nào thì cần phải chậm lại. Biết nhanh nhưng cũng
phải biết chậm. Chậm đôi khi chi là một phút lắng lại để thưởng thức nhưng điều ngọt
ngào đầy dư vị của cuộc sống. Chậm để ta nhìn lại hiện tại và nhớ lại quá khứ. Và những
kỉ niệm thời quá khứ ấy có thể là với ông bà, cha mẹ, với thầy cô, bạn bè… Hay với cả
mái trường. Đối với mỗi chúng ta – những học sinh đang ngồi trên ghế ngôi trường
THPT chuyên Nguyễn Huệ thân yêu, tình yêu với trường, với lớp là những tình cảm luôn
luôn luôn và mãi mãi ở trong trái tim. Khi bước chân vào ngôi trường này, chúng ta ai
cũng đã tự chọn hướng đi riêng, tự chọn con đường mình sẽ gắn bó. Mỗi hệ chuyên của
trường THPT chuyên Nguyễn Huệ thực sự đã trở thành mái nhà thứ hai gắn bó với mỗi
chúng ta.
Là một thành viên của mái nhà hệ chuyên Văn, tôi luôn tự hào về chính hệ chuyên của
mình vì tính “duy nhất” của nó. Một hệ chuyên không phải là số một nhưng là duy nhất.
Duy nhất vì những đặc điểm chung như những hệ chuyên khác và những đặc thù riêng
biệt của chính nó.
Có một nhà văn đã từng nói: “Văn học đưa tôi gần với Người”. Đã từ rất lâu con người
ta đã chứng minh được tầm quan trọng của Văn học. Yêu văn thơ, yêu cái đẹp, yêu những
rung cảm nhẹ nhàng tinh tế của cuộc sống chính là cách để mỗi con người chúng ta sống
tốt hơn, sống hạnh phúc hơn, cảm thông với mọi người hơn trên cuộc đời này. Cũng như
biết bao bộ môn quan trọng khác, bộ môn Văn cũng đưa mỗi chúng ta đến với những
điều hết sức bổ ích và lí thú. Có lẽ nhiều người cho rằng môn Văn là môn khoa học xã
hội không quan trọng, thậm chí còn không thích vì tính dài dòng và “buồn ngủ” của nó.
Nhưng chúng ta thử đặt câu hỏi: Nếu như cuộc sống xung quanh ta chỉ có những thứ mà
người ta gọi là cần thiết cho cuộc sống vật chất thì khi ấy con người chúng ta sống với
nhau sẽ như thế nào? Liệu rằng cái đẹp có thể tồn tại hay không?


Sự bon chen, chạy theo guồng quay của xu thế sẽ khiến con người trở nên ích kỉ không
còn quan tâm đến những gì đang diễn ra xung quanh chúng ta nữa. Con người dần xa
nhau trong sự thờ ơ và lạnh nhạt. Chẳng ai muốn điều đó xảy ra và cũng không nên để
điều đó xảy ra. Chính nhờ bộ môn Văn – môn khoa học xã hội này mà cuộc sống chúng
ta hoàn thiện hơn về mặt tinh thần. Học Văn là học cách sống, cách cảm nhận cuộc sống
và cách để làm Người. Chẳng lẽ những vấn đề ấy không quan trọng?
Chính vì nhằm mục đích ấy mà hệ chuyên Văn của trường THPT chuyên Nguyễn Huệ
đã ra đời. Một khi bạn bước chân vào con đường hệ chuyên Văn là bạn được tiếp xúc với
những điều rất đặc biệt. Những con người yêu văn chương, yêu cuộc sống gây ấn tượng
cho bạn bởi vẻ lãng mạn, cái nhìn sâu sắc và tình cảm nồng nhiệt. Ta nhìn thấy những số
phận đáng thương, đáng giận; hiện thực xã hội đã qua; những cảm xúc, rung động tinh tế
của các nhân vật, thậm chí của tác giả các tác phẩm văn học. Từ đó ta sẽ có cảm nhận
riêng, đánh giá riêng và vận dụng vào chính cuộc sống của mình. Nhờ Văn ta thấy được
tài năng của Nguyễn Du khi tái hiện hình ảnh cô Kiều để ta xót thương, đồng cảm với số
phận của những “kiếp người tài hoa bạc mệnh”. Nhờ Văn ta thấy được cả một xã hội xưa
với số phận những người nông dân bị tha hoá giống như Chí Phèo để có cái nhìn toàn
diện hơn, đau xót hơn. Nhờ Văn ta mới thấy được những rung cảm nhẹ nhàng mà tinh tế
của những con người xung quanh ta giống như Xuân Quỳnh từng thốt lên:
“Và trong em sẽ chẳng còn anh
Nếu ngày mai em không làm thơ nữa”
Đó là điều mà các ngành khoa học tự nhiên không thể làm được.
Cũng như các bộ môn khác, hệ chuyên Văn học chính 6- 7 tiết/ tuần. Trong số lượng
tiết học ấy, các bạn sẽ được học những tác phẩm có trong chương trình sách giáo khoa,
cộng thêm một số chuyên đề văn học liên quan đến bài học trong sách. Những chuyên đề
đó chính là phần để chúng ta thảo luận, thể hiện sự hiểu biết cuả mình, và học hỏi những
kiến thức mới ngoài chương trình. Bằng phương pháp dạy và học khá mới, các thầy cô đã
khiến học sinh chủ động hơn trong quá trình học. Không phải chỉ là nghe, đọc, chép mà
còn cả thảo luận, hoạt động ngoại khoá. Những giờ học không còn cảm giác nặng nề, mệt
mỏi mà thay vào đó là sự hào hứng, nhiệt tình, và sôi nổi.
Tuy nhiên, giáo viên cũng chỉ là một người hướng dẫn và định hướng, điều quan trọng

là ở chính chúng ta. Một chút niềm đam mê, một chút chăm chỉ, cộng thêm một chút
năng khiếu và khả năng quan sát, cảm nhận, tổng hợp là bạn có thể học tốt môn học này.
Môn học này chính là thử thách để chúng ta tổng hợp kiến thức mà bản thân biết được.
Ngoài sự hiểu biết về các tác phẩm văn học, bộ môn này còn đòi hỏi bạn phải có kiến
thức tổng hợp về Lịch sử, Địa Lí, Toán học…thậm chí các vấn đề thời sự, xã hội khác.
Và đến lúc ấy bạn sẽ hiểu vì sao những thành viên trong hệ chuyên Văn chúng tôi lại yêu
quý, gắn bó và tự hào về hệ chuyên của mình như vậy.
Tuy nhiên không phải vì sự trầm lắng và nhẹ nhàng của bộ môn này mà hệ chuyên Văn
thiếu đi cái gọi là sự năng động, nhịêt tình. Ngược lại, những ai khi đã được hoạt động và
học tập trong hệ chuyên Văn sẽ được thấy bản thân mình có thể làm được rất nhiều việc
bổ ích. Bới chúng ta có được những gì kết tinh của các bộ môn khác cộng thêm đôi mắt
nhìn sự việc rất sâu sắc.
Trên đây là những dòng giới thiệu chung về hệ chuyên Văn, còn những vấn đề khác xin
mời các bạn đến với chúng tôi để có thể hiểu rõ hơn. Những thành viên của chi đoàn 10,
11, 12 Văn luôn sẵn sàng đem tất cả những gì chúng tôi biết đến với các bạn bởi vì châm
ngôn của hệ chuyên Văn chính là: “Văn học là nhân học. Hãy để chúng ta là Người hơn
bao giờ hết!”

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×