Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Trao đổi nước ở thực vật Câu hỏi ôn tập doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.51 KB, 4 trang )


Trao đổi nước ở thực vật
Câu hỏi ôn tập



III. Câu hỏi và bài tập
III. 1. Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Nêu các dạng nước trong
cây và vai trò của các dạng nước
trong đời sống của cây?
Câu 2. Đặc điểm cấu trúc và sinh lí
của lông hút liên quan đến quá
trình hấp thụ nước?
Câu 3. Nêu hai con đường hấp thụ
nước ở rễ và vai trò của vòng đai
Caspari?
Câu 4. Hiểu thế nào là áp suất rễ và
áp suất rễ được biểu hiện bằng các
hiện tượng nào? Mô tả các hiện
tượng đó .
Câu 5. Nêu ý nghĩa của quá trình
thoát hơi nước ở lá?

III. 2. Bài tập trắc nghiệm
Bài 1. Trong điều kiện nào sau đây
thì sức căng trương nước ( T ) tăng:
A. Đưa cây vào trong tối
B. Đưa cây ra ngoài sáng
C. Tưới nước cho cây
D. Bón phân cho cây


Bài 2. Nơi cuối cùng nước và các
chất hoà tan phải đi qua trước khi
vào hệ thống mạch dẫn:
A. Khí khổng
B. Tế bào nội bì
C. Tế bào lông hút
D. Tế bào biểu bì
Bài 3. Một nhà Sinh học đã phát
hiện ra rằng ở những thực vật đột
biến không có khả năng hình thành
chất tạo vòng đai Caspari thì những
thực vật đó:
A. không có khả năng cố định Nitơ
B. không có khả năng vận chuyển
nước hoặc các chất khoáng lên lá
C. có khả năng tạo áp suất cao ở rễ
so với các cây khác
D. không có khả năng kiểm tra
lượng nước và các chất khoáng hấp
thụ
Bài 4. Mùa hè gió mạnh thường
làm gẫy nhiều cây hơn mùa đông
A. vì mùa hè nước trong cây ít làm
cho cành giòn hơnA
B. vì mùa đông nước trong cây ít
làm cành cứng hơnB
C. vì mùa hè cây rụng nhiều láC
D. vì mùa đông cây rụng lá, do
nhiệt độ thấp cây không lấy được
nước

Bài 5. Dung dịch trong mạch rây (
floem ) gồm 10 - 20% chất hoà tan
. Đó là chất nào trong các chất sau
đây:
A. Tinh bột
B. Protein
C. ATP
D. Sacarôzơ

×