Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Mạc Thị Bưởi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (72.97 KB, 2 trang )

Anh hùng Liệt sĩ Mạc Thị Bưởi (1927-23/4/1951), Anh hùng Lực
lượng Vũ trang Nhân dân (Truy phong, 31/8/1955).
Huân chương Quân công hạng 2.
Mạc Thị Bưởi sinh năm 1927 tại xã Nam Tân, huyện Nam Sách Dân tộc
Kinh Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mạc Thị Bưởi là một chiến sỹ du kích, một cán bộ cơ sở, hoạt động ở địa
phương. Với lòng căm thù sâu sắc thực dân xâm lược, và giai cấp phong
kiến áp bức, bóc lột, cô khắc phục khó khăn, kiên trì xây dựng cơ sở, vận
động và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống giặc trong những năm
1946-1947, tham gia công tác phụ nữ ở địa phương.
Năm 1949, địch về đóng bốt Trung Hà, tại quê hương, chúng làm hàng
rào, tháp canh, càn quét, vây bắt cán bộ. Vì vậy cán bộ ở xã Nam Tân bị
bật sang các vùng lân cận. Trong điều kiện khó khăn ấy, một mình cô
vẫn bám dân, bám đất, kiên trì hoạt động, giác ngộ nhân dân, xây dựng
cơ sở kháng chiến, đào hầm bí mật, đón cán bộ về chỉ đạo kháng chiến.
Kết quả, cô đã tổ chức được 3 tổ nữ du kích, xây dựng 35 cơ sở ở ba thôn
của xã; vận động quần chúng chống nộp thuế, đi phu cho giặc
Năm 1950, bộ đội ta đánh bật bốt Thanh Dung(?), Mạc Thị Bưởi làm liên
lạc, lúc nổ súng cô đã bò qua 3 hàng rào dây thép gai và ra vào vị trí địch
ba bốn lần để truyền lệnh và báo tình hình, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ. Nhiều lần cô cùng cán bộ huyện đột nhập vào các xã để diệt tề, trừ
gian, bảo vệ cơ sở.
Năm 1951, Mạc Thị Bưởi làm nhiệm vụ vận động nhân dân vùng tạm
chiến chuẩn bị gạo, đường, sữa chuyển ra vùng tự do phục vụ chiến dịch
Trần Hưng Đạo, đánh đường 18. Cô đã tổ chức vận chuyển ra vùng tự do
chu đáo. Trong chuyến cuối cùng, cô không may bị địch phục kích bắt
được.
Từ lâu cô đã bị địch theo dõi và chúng treo giải thưởng lớn, nếu ai bắt
Mạc Thị Bưởi, nhưng không tìm ra tung tích cô . Khi sa vào tay giặc,
chúng đã tra tấn cực kỳ tàn bạo, cô cắn răng chịu đựng không khai một
lời, trung thành tuyệt đối với tổ chức. Biết không thể khuất phục được


người con gái kiên cường này, giặc đã treo cô lên bụi tre và dùng dao
chọc tiết lợn giết cô. Mạc Thị Bưởi hy sinh khi mới 24 tuổi xuân. Nhân dân
địa phương và tất cả đồng đội vô cùng thương tiếc. Tấm gương của Mạc
Thị Bưởi đã thúc dục các tất cả mọi người dũng cảm chiến đấu, tiêu diệt
kẻ thù để trả thù cho cô và cho đồng bào đã bị giặc giết hại.
Ngày nay Đảng bộ và nhân huyện Nam Sách đã dựng tượng đài Mạc Thị
Bưởi, cạnh quốc lộ 5 và xây nhà tưởng niệm tại khu vực đền thờ Mạc Đĩnh
Chi để ghi công và tưởng nhớ người con gái anh hùng của quê hương. Tại
thành phố Hải Dương có một con đường mang tên cô ngay trong trung
tâm thành phố bên cạnh những cái tên như Bùi Thị Cúc

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×