Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

BÀI PHÁT BIỂU THAM LUẬN TẠI ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ XÃ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.34 KB, 4 trang )

PHÁT BIỂU THAM LUẬN
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ XÃ BA TRINH LẦN THỨ XII

Kính thưa đoàn chủ tịch!
Kính thưa đại hội!
Kính thưa quý vị đại biểu về dự đại hội!
Về dự đại hội xã đảng bộ Ba Trinh lần thứ XII hôm nay, thay mặt
cho đoàn đại biểu ngành giáo dục xã Ba Trinh xin kính chúc quý đại biểu
cùng toàn thể các đồng chí dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Chúc đại hội thành công rực rỡ.
Trước hết tôi hoàn toàn nhất trí với nội dung báo cáo tổng kết
nhiệm kỳ 2005-2010 và các chỉ tiêu, giải pháp trong dự thảo phương
hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2010-2015. Tuy nhiên để làm sáng tỏ các vấn
đề nêu trên, sau đây tôi xin phép được trình bày một vài ý kiến của mình
xoay quanh một số vấn đề thuộc lĩnh vực giáo dục mà dự thảo văn kiện
đề ra. Tôi xin phép được trình bày 3 vấn đề:
Vấn đề thứ nhất, “Về giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục, hạn
chế tỉ lệ HS lưu ban bỏ học”.
Kính thưa đại hội! theo quan điểm của tôi muốn nâng cao chất
lượng giáo dục, hạn chế tỉ lệ HS lưu ban bỏ học, không chỉ phụ thuộc
vào GV và HS mà cần phải có sự kết hợp từ nhiều phía.
1. Trước hết cần có sự quan tâm chỉ đạo thích đáng của ngành giáo
dục huyện, của các cấp ủy Đảng, Chính quyền địa phương và các ban
ngành đoàn thể. Tạo điều kiện giúp đỡ nhà trường về mọi mặt trên tinh
thần chủ trương xã hội hóa giáo dục. Cần vận động tổ chức tốt các hoạt
động khuyến học, khuyến tài ở địa phương. Làm tốt hơn nữa công tác
xóa đói, giảm nghèo. Đảng ủy, ủy ban tích cực hơn nữa trong tham mưu
với huyện ủy, UB đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ
cho giảng dạy và học tập, có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu đổi mới
giáo dục hiện nay, tạo môi trường học tập thân thiện, học sinh tích cực.
2. Đối với BGH các trường:


- Cần nhiều biện pháp cho công tác quản lí bao gồm quản lí hoạt
động dạy học của giáo viên như: Xây dựng kế hoạch chỉ đạo mọi hoạt
động sát với nhiệm vụ năm học và thực tế địa phương. Xây dựng tập thể
nhà trường thành khối đoàn kết thống nhất cao. Các tổ chức đoàn thể kết
hợp chặt chẽ đưa các phong trào của trường đi lên.
Phát động và tổng kết nghiêm túc các phong trào thi đua. Thường xuyên
bồi dưỡng tư tưởng chính trị, chuyên môn nghiệp vụ cho GV. Tăng
cường công tác dự giờ thăm lớp, rút kinh nghiệm, đánh giá tiết dạy, xây
dựng chuyên đề. Có kế hoạch cụ thể trong phong trào thao giảng, thi
GVG . . .Có kế hoạch bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu kém. Phân
công GV giảng dạy các lớp phù hợp với trình độ chuyên môn và điều
kiện công tác. Quản lý đội ngũ nhân viên, quản lí nề nếp học sinh. Chú
trọng đặc biệt đến công tác bồi dưỡng đội ngũ về năng lực chuyên môn,
nghiệp vụ sư phạm và lòng yêu nghề.
- Vận dụng các quan điểm dạy học mới bằng các phương pháp dạy
học tích cực là cần thiết nhưng phải đảm bảo tính thực tế trong điều kiện
cho phép. Không nên cứng nhắc áp đặt quan điểm phải thực hiện phương
pháp dạy học mới một cách cứng nhắc buộc GV phải thực hiện trong khi
cơ sở chưa hội đủ điều kiện, tạo nên sự rối loạn trong nhận thức của học
sinh.
- Tăng cường công tác kiểm tra có biện pháp động viên, nhắc nhở
học sinh việc học bài cũ ở nhà, chuẩn bị bài mới trước khi đến lớp.
Hướng dẫn phương pháp học tập.
- Tăng cường mối quan hệ: Gia đình – Nhà trường – Xã hội, làm
cho mối quan hệ nầy thực sự có ý nghĩa, có tác dụng thiết thực.
- Tham mưu tốt với cấp uỷ chính quyền địa phương để làm tốt công
tác “Xã hội hoá giáo dục”
3. Đối với giáo viên.
- Chúng ta biết rằng vai trò quyết định của chất lượng giáo dục
không ở đâu khác trước hết là ở đội ngũ thầy cô giáo, nói đến chất lượng

đội ngũ là nói đến năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm,
phẩm chất đạo đức Khuyết một trong những yếu tố đó đều là không
đảm bảo yêu cầu chất lượng.
- Theo tôi, GV cần có chuyên môn vững, phải năng động sáng tạo
trong công tác tổ chức, quản lý, chỉ đạo và điều hành mọi hoạt động của
HS.
- Phải nắm vững vai trò chủ đạo của Thầy, Hướng tốt vai trò chủ
động, sáng tạo tiếp thu kiến thức mới của HS trong từng tiết dạy.
- Tích cực nghiên cứu chuyên môn, dự giờ thăm lớp đồng nghiệp
không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề.
- Thực hiện tốt ngày giờ công lao động và quy chế chuyên môn,
nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp. Bài soạn chi tiết rõ ràng, nội dung
kiến thức phù hợp với trình độ tiếp thu của HS. Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng,
thiết bị dạy học phù hợp với từng tiết dạy.
- Bài giảng hấp dẫn, theo đúng tinh thần đổi mới phương pháp. Lời
giảng của GV xúc tích ngắn gọn rõ ràng. Thường xuyên chấm chữa bài
cho HS một cách chính xác khách quan.
GVCN: - Rà soát phân loại HS trong lớp ra từng nhóm: Giỏi, Khá,
TB,… để có kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo HS yếu kém. Tổ
chức các hoạt động ngoại khoá có ý nghĩa đạt hiệu quả cao.
- Có kế hoạch chủ nhiệm rõ ràng, cụ thể ngay từ đầu năm học.
- Phát hiện và vận động kịp thời HS bỏ học ra lớp.
- Kết hợp với gia đình, xã hội để cùng giáo dục các em.
- Xây dựng kế hoạch chỉ đạo sát với nhiệm vụ năm học và thực tế
địa phương.
- Làm tốt công tác thi đua khen thưởng trong từng phong trào, chủ
điểm hàng tháng.
4. Đối với gia đình học sinh.
- Đây là nhân tố giữ vai trò quyết định đồng thời với nhà trường về
sự phát triển toàn diện của học sinh. Gia đình phải hết sức chăm lo, kiểm

soát hành vi, tinh thần thái độ học tập ở nhà, tạo mọi điều kiện để các em
có thể học tập tốt. Đồng thời, thường xuyên giữ mối liên hệ với nhà
trường để nắm bắt tình hình học tập của con em. Tham gia đầy đủ các
buổi họp phụ huynh HS do nhà trường tổ chức. Nắm bắt kết quả học tập
và rèn luyện con em mình, kết hợp với nhà trường để giáo dục HS. Mọi
sự thiếu quan tâm của gia đình sẽ biến mọi nổ lực của nhà trường bằng
không.
Vấn đề thứ hai là: “Duy trì công tác PCGDTH-PCGDTHĐĐT-
PCGDTHCS”
- Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền sâu rộng trong các tầng
lớp nhân dân, những chủ trương, chính sách của Đảng và nhà Nước về
công tác PCGDTHCS để mọi người cùng hưởng ứng.
- Phải có sự đoàn kết, thống nhất và quyết tâm cao giữa các thành
viên trong ban chỉ đạo của xã.
- Các đoàn thể kết hợp với Ban nhân dân các cấp có nhiệm vụ tuyên
truyền vận động học sinh ra lớp và vận động hỗ trợ vật chất cho các lớp
phổ cập. BND các ấp phải nắm sát các đối tượng học sinh trên ấp cùng
hoàn cảnh gia đình của từng em để từ đó có kế hoạch vận động, hỗ trợ
kịp thời.
- Các trường TH trong xã có nhiệm vụ cập nhật, thống kê số liệu
các đối tượng trong diện CMC-PCGDTH-PCGDTHĐĐT-PCGDTHCS
trên địa bàn mình phụ trách, báo cáo số liệu về Ban chỉ đạo tổng hợp lố
liệu toàn xã. Kết hợp cùng các đoàn thể, BND ấp tuyên truyền, vận động
HS nằm trong độ tuổi đi học và số HS bỏ học ra lớp.
- Trường trung học cơ sở có nhiệm vụ tổ chức, quản lý các lớp phổ
cập, theo dõi chặt chẽ sĩ số từng buổi học, thường xuyên báo cáo về BCĐ
tình hình lớp học, những vướng mắc, khó khăn để ban chỉ đạo hổ trợ kịp
thời.
Vấn đề thứ ba là, “Công tác xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia”
Thực hiện theo chỉ tiêu kế hoạch đến năm 2015, trong xã Ba Trinh có 2

trường được UBND tỉnh công nhận là trường học đạt chuẩn quốc gia
(1THCS; 1 TH). Theo tôi cần tập trung 1 số vấn đề sau:
- Do chúng ta có thuận lợi là hiện nay giao thông nông thôn phát triển,
ấp liền ấp HS đi lại dễ dàng, ta nên quy hoạch, sắp xếp lại mạng lưới các
trường tiểu học, tập trung lại tránh dàn trãi. Làm như thế ta mới được trên tập
trung đầu tư CSVC phục vụ cho việc dạy học.
- Về CSVC kỹ thuật thì không khó, vì cấp trên có định hướng xây dựng
trường chuẩn, trên sẽ đầu tư. Nhưng khó khăn lớn nhất đó là chất lượng 2 mặt
giáo dục (Giỏi: 3%, khá: 35%, yếu kém không quá 5%) và tỉ lệ HS lưu ban và
bỏ học không quá 6%, trong đó tỉ lệ HS bỏ học không quá 1%.
Tóm lại, các vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục – giảm tỉ lệ HS lưu
ban, bỏ học – xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, chúng có liên quan
mật thiết với nhau. Một trong những nguyên nhân làm cho HS bỏ học đó là
HS có học lực yếu, kém. Nếu chất lượng GD được nâng cao thì tỉ lệ HS lưu
ban bỏ học sẽ giảm xuống; Nếu thực hiện tốt các tiêu chí trên thì việc xây
dựng trường học đạt chuẩn quốc gia theo phương hướng mà chỉ tiêu đại hội
đề ra là không khó.
Kính thưa đại hội!
Trên đây là những ý kiến của tôi xoay quanh một số vấn đề thuộc lĩnh
vực giáo dục mà dự thảo văn kiện ĐH đã nêu ra. Tôi nghĩ rằng đi tìm nguyên
nhân của tình trạng trên là không khó, tuy nhiên để có những giải pháp khắc
phục nó thì thực sự khó bởi các nguyên nhân phát sinh phải được giải quyết
đồng bộ ở nhiều cấp, nhiều ngành và phải được vào cuộc của toàn XH thì vấn
đề mới được giải quyết căn bản, lâu dài.
Tất cả những gì chúng tôi đã trình bày có thể có những điều chưa hợp lí.
Rất mong đại hội thông cảm! Kính mong các quý vị đại biểu trong đại hội
góp ý để chúng tôi thực hiện được tốt hơn nữa trong công tác giáo dục. Hoàn
thành xuất sắc mọi nhiệm vụ trong sự nghiệp trồng người của xã nhà.
Cuối cùng tôi xin chúc quý vị đại biểu, cùng toàn thể các đồng chí mạnh
khỏe, hạnh phúc. Chúc đại hội thành công rực rỡ. Tôi xin chân thành cảm ơn!

++++++++++++

×