Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Thảm hoạ cây mai dương ở vườn quốc gia Tràm Chim docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.35 KB, 7 trang )

Thảm hoạ cây mai dương ở vườn
quốc gia Tràm Chim

(Nông nghiệp Việt Nam, 19/2/2004,
tr. 12)

Vườn quốc gia Tràm Chim (Tam
Nông - Đồng Tháp) là vùng đất ngập
nước còn sót lại ỏ hạ lưu sông
Mekong, có hệ sinh thái đa dạng với
hơn 130 loài thực vật bản địa, 120
loài cá nước ngọt, gần 40 loài lưỡng
cư, bò sát và hơn 200 loài chim đang
sinh sống. Trong đó, có 16 loài chim
quý hiếm, đặc biệt là sếu đầu đỏ
(trong sách đỏ). Các tổ chức bảo tồn
thiên nhiên thế giới xem vùng "đất
ngập nước" như lá phổi xanh của
hành tinh, họ đang có chế độ bảo
tồn, gìn giữ hết sức nghiêm ngặt.
Thế nhưng, diện tích VQG Tràm
Chim đang ngày một bị thu hẹp, các
hệ động thực vật bản địa cũng đang
biến mất dần bởi một số sinh vật
ngoại lai xâm lấn: Cây mai dương đã
xâm lấn hơn 2.000 ha trong diện tích
vùng lõi 7.588 ha của vườn quốc
gia, mức độ xâm lấn đã lan rộng
khắp cả vườn. Các chuyên gia Trung
tâm Nghiên cứu đất ngập nước nhiệt
đới - Đại học Northem Teritorry (úc)


cảnh báo: Trong vài năm tới, Vườn
quốc gia Tràm Chim sẽ bị xoá sổ,
nếu như không diệt trừ tận gốc cây
mai dương.

Cây mai dương nay gọi là Trinh nữ
nâu, tên khoa học là Mimosa Pigra,
thuộc họ Mimosaceae, có nguồn gốc
vùng nhiệt đới châu Mỹ, thuộc loại
cây butk thân có nhiều gai cứng,
mọc dày đặc ở vùng đất ẩm ướt.
"Cây mai dưong mọc ở đâu thì hệ
thực vật ở đó sẽ bị tiêu diệt, sâu bọ
không ăn được, chim chóc không
dám đậu, động vật không dám tới
gần. Chúng sinh sôi nẩy nở mạnh ở
những vùng đất thường xuyên bị xáo
trộn như cháy rừng. Đặc tính sinh
trưởng nhanh, sau 6 - tháng tuổi sẽ
ra hoa, kết trái. Một cây sản sinh tới
9.000 hạt và đẻ nhánh tua tủa ở gốc.
Ở vùng đất ẩm ướt, cây ra hoa 4
mùa, hạt mai dương giữ sức nẩy
mầm đền 23 năm.

Theo Thạc sĩ Nguyễn Thị Lan Thi,
Khoa Sinh học - ĐH Khoa học tự
nhiên (ĐH Quốc gia TP HCM),
cây mai dương xuất hiện ở vườn
quốc gia Tràm chim khoảng năm

1984-1985, chúng phân tán theo
dòng chảy từ sông Mekong
đến. Mật độ phát triển theo cấp số
nhân, năm 1995 chúng chiếm cứ đến
150 ha, năm 2000 là 800 ha và đến
năm 2004 hơn 2.000 ha. Lan Thi chỉ
tay về hướng khu A4 (có diện tích
490 ha) nói: "Khi con kênh số 3 mới
đào, chỉ vài cây mọc lác đác, nay là
cả rừng mai dương, mật độ dày đặc
đến nỗi không thể dày hơn được
nữa. Không riêng gì khu A4, các
khu từ A1 đến A5, nơi nào cũng dày
đặc mai dương. Trước kia, hai bên
bờ kênh toàn đế, lau, sâu, điên
điển mọc um tùm. Bây giờ mai
dương đã chiếm hết chỗ. Chúng lấn
sâu vào đồng cỏ, len lỏi vào cả rừng
tràm". Còn Tiến sĩ Dương Văn Ni,
Viện Hệ thống canh tác bộ môn Môi
trường - Dự án Đac Uyn (Đại học
Cần thơ) cho biết: "Chúng tôi đã
cảnh báo thảm hoạ cây mai dương từ
năm 1990. Trường ĐH Cần Thơ kết
hợp với Trường ĐH Khoa học tự
nhiên mởi các tổ chức quốc tế hội
thảo, tập huấn kỹ thuật diệt trừ cây
mai dương.

Theo Kỹ sư Nguyễn Văn Lũ, Giám

đốc vườn quốc gia Tràm Chim, để
khống chế sự hát triển của cây mai
dương, phải mất thời gian đến 3 năm
và kinh phí từ 1,5 - 2 tỷ đồng. Thế
giới có nhiều biện pháp diệt trừ cây
mai dương. Úc là nước có nhiều
kinh nghiệm sử dụng hoá chất ít độc
hại đến môi trường để diệt cây mai
dương. Chúng ta sẽ dùng biện pháp
"chặt" kết hợp với ngập nước ngâm
gốc hoặc phun thuốc trừ cỏ diệt
mầm tái sinh. Còn muốn diệt tận
gốc, theo các chuyên gia Úc phải
tiêu tốn đến 3 - 4 tỷ đồng. Trường
ĐH khoa học tự nhiên và ĐH Cần
Thơ đã có dự án diệt trừ cây mai
dương kết hợp cộng đồng lâu dài.
Dùng than cây mai dương để trồng
nấm mèo, là và đọt non nuôi dê. Tuy
nhiên, theo tiến sĩ Ni, cây mai dương
có chứa chất acid Mimosine (Hiện
đã gửi mẫu sang Anh để xét
nghiệm). Nếu acid Mimosine vô hại,
dự án diệt trừ cây mai dương sẽ thu
được nguồn lợi lớn cho cộng đồng
sống quanh vùng đệm. Tổ chức bảo
tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) sẽ
hỗ trợ kinh phí cho 4 nước tiểu vùng
sông Mekong "Dự án ở Việt Nam
thành công sẽ nhân rộng ra 3 nước,

Lào, Thái Lan và Campuchia.bởi
nước ta nằm ở hạ nguồn, thành công
phụ thuộc vào nước bạn" - Thạc sĩ
Nguyễn Hữu Thiện, cán bộ Dự án
bảo tồn đa dạng sinh học đất ngập
nước Mekong nói.

×