Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đổi mới kiểm tra, đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp dạy học môn Tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.56 KB, 5 trang )

ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ THÚC ĐẨY
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TIẾNG ANH
I/ PHẦN MỞ ĐẦU:
Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng tích cực hóa được đặt ra do
yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển nhân lực cho
đất nước trong giai đoạn những năm đầu thế kỉ 21. Việc thực hiện đổi mới chương
trình giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới đồng bộ từ mục tiêu, nội dung,
phương pháp, phương tiện dạy học đến cách thức đánh giá kết quả dạy học nhằm
phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của người học; phù hợp với đặc
điểm trường lớp, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận
dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú
học tập cho người học. Vì thế tiếp tục đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy phương
pháp dạy học theo hướng đổi mới là trách nhiệm chung của những người làm công
tác giáo dục.
II/ PHẦN NỘI DUNG:
1) Thực trạng của việc dạy học môn Tiếng Anh ở các trường THCS
trong huyện Châu Thành:
a. Thuận lợi:
- Châu Thành là một trong những huyện được chọn tham gia thực hiện
chương trình thí điểm thay sách giáo khoa THCS của Bộ GD&ĐT.
- Đa số giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn, có tinh thần cầu tiến, có kinh
nghiệm qua các năm thực hiện thí điểm và đã quen dần với phương pháp
dạy học mới.
- Được sự quan tâm và giúp đỡ kịp thời của các ngành, các cấp trong việc thực
hiện đổi mới phương pháp dạy và học.
- Đại bộ phận PHHS đã có sự chuyển biến tích cực trong nhận thức về tầm quan
trọng của việc học Tiếng Anh.
b. Khó khăn:
- Tiếng Anh là một trong những môn học tương đối khó, nhất là đối với học sinh
ở vùng nông thôn.
- Học sinh đầu vào thấp, số lượng học sinh trên lớp đông nên khó vận dụng


phương pháp mới một cách triệt để.
- Giáo viên có tay nghề không đồng đều.
- Một số giáo viên còn ngại đổi mới trong vận dụng các phương pháp dạy học
theo hướng tích cực.
- Các trường loại 3, giáo viên phải dạy toàn cấp nên không đủ thời gian để đầu tư
cho chuyên môn.
- Các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy và học môn Tiếng Anh chưa được trang
bị đầy đủ và kịp thời.
2) Việc vận dụng phương pháp dạy học mới:
a. Các giải pháp:
- Tạo điều kiện thuận lợi cho 100% cán bộ giáo viên được tham dự đầy đủ các
lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ đúng đối tượng.
- Hàng năm Phòng GD & ĐT Châu Thành đều tổ chức các chuyên đề, hội giảng
cùng với sự tham dự của đại diện BGH, tổ trưởng chuyên môn, giáo viên dạy bộ
môn Tiếng Anh của toàn huyện (thường chọn những tiết dạy khó để thực hiện).
- Thành lập tổ mạng lưới chuyên môn Tiếng Anh cấp THCS trong toàn huyện để
dự giờ, trao đổi góp ý rút kinh nghiệm.
- Xây dựng mối quan hệ thầy trò gần gũi và thân thiện, làm cho trò quí mến thầy
từ đó giúp các em yêu thích môn học.
- Giáo viên cần động viên, khích lệ học sinh trong học tập, sẵn sàng cho lời khen
hoặc ghi điểm tốt khi cần.
- Giáo viên cần hướng dẫn phương pháp học tập ở nhà và ở lớp cho học sinh.
- Trong quá trình lên lớp, dù gặp những tình huống sư phạm nhạy cảm, giáo viên
cũng nên giải quyết nhẹ nhàng và luôn cố gắng tạo bầu không khí tâm lí thoải mái
để các em học tập, tránh gây căng thẳng không cần thiết.
- Giáo viên nên thường xuyên quan tâm theo dõi tinh thần thái độ học tập của học
sinh để từng lúc uốn nắn kịp thời.
- Học sinh cần được tham gia nhận xét, phân tích kết quả học tập của mình và các
bạn cùng lớp.
- Giáo viên cần nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng, mục tiêu mà học sinh cần

đạt trong từng đơn vị bài học, từng tiết học.
- Việc thực hiện kiểm tra đánh giá cần được thực hiện xuyên suốt tiết học, tránh
kiểm tra theo kiểu đơn điệu, dễ gây nhàm chán hoặc tâm lí căng thẳng đầu tiết học
và kết quả là các em phải đối phó bằng cách học tủ, học vẹt,…
- Tránh truyền đạt kiến thức theo kiểu thụ động hoặc áp đặt kiến thức cho học
sinh, khắc phục lối dạy theo chiều hướng xem nhẹ thông hiểu và vận dụng.
- Kết hợp đổi mới phương pháp dạy học với đổi mới kiểm tra đánh giá.
b. Kết quả thực hiện:
Chương trình thay SGK và việc đổi mới phương pháp dạy học vừa tạo ra
những thuận lợi, vừa đặt ra những khó khăn thách thức đối với giáo viên và học
sinh như sau:
*** Ưu điểm:
- Chương trình thay sách là chương trình được tích hợp kiến thức, giúp học sinh
rèn luyện các kỹ năng nghe, nói, đọc, viết.
- Việc dạy và học môn Tiếng Anh theo phương pháp mới đã từng bước được vận
dụng khá nhuần nhuyễn.
- Học sinh tự vận dụng để nắm bắt kiến thức dưới sự hướng dẫn của giáo viên,
tạo ra những tình huống học tập tích cực cùng với các loại hình kiểm tra đánh giá
đa dạng và phong phú.
- Học sinh cảm thấy tự tin hơn trong phát biểu ý kiến trước tập thể và cảm thấy
hứng thú hơn trong học tập.
- Phát huy được tính tích cực chủ động sáng tạo của học sinh, học sinh có thể
tham gia vào các hoạt động trong giờ học từ việc xây dựng ý tưởng, trình bày ý
tưởng, cho đến góp ý bổ sung vào nội dung bài học.
- Học sinh được hợp tác và chia sẻ ý tưởng với bạn, em giỏi giúp đỡ em yếu hơn,
các em yếu có thể mạnh dạn đưa ra ý kiến khi tham gia hoạt động nhóm,
được rèn kỹ năng tự học, tự nghiên cứu và khả năng tư duy.
- Giáo viên có thời gian tổ chức, bao quát, định hướng các hoạt động trên lớp và
đóng vai trò là người trợ giúp, tư vấn cho học sinh khi cần thiết.
*** Hạn chế:

- Một số giáo viên chưa nắm bắt hoặc chưa khai thác hết ý đồ của SGK. Ví dụ: ở
chương trình Tiếng Anh lớp 8, 9 đối với các tiếc Speak, Listen, Read, Write nhằm
phát triển các kỹ năng của học sinh; còn tiết Getting started, Listen and Read
nhằm cung cấp ngữ liệu mới nên cách thiết kế bài giảng phải khác so với dạy kỹ
năng.
- Một số giáo viên phụ thuộc hoàn toàn vào các giáo án tham khảo của dự án
ELTTP hoặc các loại sách thiết kế bài giảng. Mặt khác, giáo viên tổ chức cho học
sinh hoạt động tổ, nhóm tốt nhưng đôi khi không có hiệu quả do việc phân phối
thời gian chưa hợp lý trong từng phần vì thế hoạt động tổ nhóm chỉ mang tính
hình thức.
- Một số bài luyện nói ở lớp 8,9 chưa được cụ thể nên học sinh luyện nói chậm,
còn thụ động, giáo viên còn làm việc nhiều, chưa đạt mục đích của tiết luyện nói.
- Việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh chưa đồng bộ về kết cấu
của một bài kiểm tra, thang điểm,… nội dung kiểm tra chưa đáp ứng được yêu cầu
đổi mới phương pháp dạy và học.
- Sách giáo khoa phân bố kiến thức không đồng đều trong từng tiết học, có tiết
học quá nhẹ nhàng ngược lại có những tiết học quá nặng nề, giáo viên khó chuyển
tải hết nội dung kiến thức đồng thời học sinh không đủ thời gian luyện tập.
- Nội dung kiến thức chưa được kết nối logic với nhau, phân bố rời rạc từ đó dẫn
đến các em có kiến thức rộng nhưng không sâu, không chắc.
- Phương pháp theo đường hướng giao tiếp đòi hỏi các em phải có một sự chuẩn
bị bài chu đáo trước khi đến lớp nên tạo sức ép và sự quá tải cho học sinh. Một số
em không chuẩn bị trước thì rất khó tiếp thu nắm bắt được bài học.
2) Việc vận dụng đổi mới kiểm tra đánh giá:
a. Các giải pháp:
- Đổi mới kiểm tra đánh giá trước hết phải đổi mới từ nhận thức của các các nhà
quản lý, của giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh,…
- Tăng cường vai trò và kĩ thuật tự kiểm tra đánh giá của học sinh theo hướng phát
huy tính tích cực chủ động sáng tạo của người học. Giáo viên phải hướng dẫn học
sinh phát triển năng lực tự đánh giá để điều chỉnh cách học. Giáo viên cần tạo cơ

hội để học sinh tự đánh giá và tham gia đánh giá lẫn nhau giúp học sinh nhận ra
mặt mạnh, mặt yếu của mình, nâng cao ý thức đối với kết quả học tập; lòng tự tin,
tính độc lập, ý thức, thói quen, khả năng tự đánh giá khi bước vào đời.
- Để thực hiện tốt việc đổi mới kiểm tra đánh giá, người giáo viên cần phân tích
trình độ học sinh thật cụ thể.
- Cần cho học sinh tự nhận xét, phân tích kết quả học tập của mình.
- GV ra đề kiểm tra phải sát với chuẩn kiến thức, mục tiêu của bài học, không
đánh đố học sinh, phải phù hợp với đối tượng học sinh.
- Cần phải đa dạng hóa công cụ đánh giá, phối hợp hợp lí và có hiệu quả các hình
thức kiểm tra vấn đáp, tự luận, trắc nghiệm để đạt được các yêu cầu, tiêu chí kiểm
tra đánh giá.
- Tránh ra đề kiểm tra, đề thi tạo cho học sinh cách học vẹt, đối phó.
- Tăng cường trang thiết bị hiện đại và ứng dụng công nghệ thông tin vào việc đổi
mới kiểm tra đánh giá sẽ góp phần làm cho các hoạt động này trở nên thống nhất,
đồng bộ đồng thời tạo điều kiện cho người quản lý cũng như người dạy và người
học tiếp cận các phương pháp tiên tiến, phương tiện hiện đại trong giáo dục.
- Đẩy mạnh việc xây dựng, bổ sung hoàn thiện thư viện đề kiểm tra và ngân hàng
câu hỏi thi.
- Cần đổi mới đồng bộ vừa đổi mới kiểm tra đánh giá vừa đổi mới phương pháp
dạy học.
- Định hướng cho tổ chuyên môn thực hiện yêu cầu đổi mới nội dung và các hình
thức kiểm tra phù hợp với đặc trưng bộ môn, đưa ra các tiêu chí cụ thể cho từng
đề kiểm tra, quản lí thật kỹ quy trình ra đề.
- Qua kết quả thực tế mà học sinh đạt được, giáo viên tự điều chỉnh phương pháp
dạy phù hợp với yêu cầu đổi mới trong tình hình thực tế của giáo viên, học sinh,
điều kiện cơ sở vật chất hiện có của trường.
b. Kết quả thực hiện:
3) Kiến nghị:
- Tổ chức các lớp bồi dưỡng, tập huấn trong hè để giáo viên có điều kiện học tập,
trao đổi kinh nghiệm và thống nhất chung về chuyên môn.

- Tổ chức các chuyên đề hoặc hội giảng mỗi năm 01 lần.
- Đầu tư trang thiết bị dạy học đầy đủ và kịp thời hơn.
- Tránh chạy theo thành tích mà tập trung vào chất lượng thực sự của học sinh.
- Khung phân phối chương trình ở một số bài, khối lớp chưa hợp lý (5 tiết / bài).
- Giảm lượng nội dung trong chương trình sách giáo khoa, tăng thời lượng ở bộ
môn Tiếng Anh từ 1-2 tiết/ 1 tuần. Ví dụ: Tiếng Anh 6, 7, 8 : 4-5 tiết / tuần; Tiếng
Anh 9: 3-4 tiết/ tuần.
- Tổ chức kiểm tra cuối học kì với thời gian nhiều hơn (02 tuần) so với hiện nay
(01 tuần) để giúp học sinh giảm bị áp lực khi vào mùa thi, chất lượng sẽ tốt hơn.
III/ PHẦN KẾT LUẬN:
Đổi mới kiểm tra đánh giá thúc đẩy đổi mới phương pháp giảng dạy đối với
bộ môn Tiếng Anh là một việc làm đang được sự quan tâm của toàn xã hội mà
trong đó đánh giá là một bộ phận không thể thiếu được trong các hoạt động giáo
dục. Điều quan trọng của việc đổi mới kiểm tra đánh giá là nhằm giúp giáo viên
mạnh dạn hơn trong việc mới phương pháp giảng dạy theo hướng tích cực, góp
phần nâng cao chất lượng, đem lại hứng thú, say mê cho học sinh, giúp các em có
đủ tri thức và kỹ năng vận dụng vào thực tiễn. Đó là nhiệm vụ chung của tất cả
chúng ta nhằm thực hiện đúng mục tiêu mà Bộ GD & ĐT đã đề ra.
Châu Thành, ngày 22 tháng 01 năm 2010

×