Tải bản đầy đủ (.ppt) (32 trang)

Một số kỹ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (564.86 KB, 32 trang )

 

Định nghĩa/khái niệm
DHTC là những phương pháp giáo dục, dạy học theo hướng
phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học.
DHTC hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động
nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy
tính tích cực của người học.
DHTC tạo cơ hội cho người học được giao tiếp, tương tác, hợp
tác tới mức tối đa với giáo viên, với các bạn cùng học với
các loại hình học liệu của môn học và các tài liệu tham khảo
từ nhiều nguồn. Đặc biệt là việc tổ chức hoạt động dạy học
nhằm phát huy tính tích cực của người học thông qua các
hoạt động học tập trong nhóm nhỏ, thảo luận, đóng vai,
nghiên cứu, dự án, khảo sát học từ thực tế, ...
 

- Dạy và học thông qua tổ chức các hoạt động học tập của HS
- Dạy và học chú trọng rèn luyện phương pháp tự học
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác
- Kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò
 

Dạy học cổ truyền Các mô hình DHTC
Quan niệm Học là qúa trình tiếp thu và
lĩnh hội, qua đó hình thành
kiến thức, kĩ năng, tư tưởng,
tình cảm.
Học là qúa trình kiến tạo; học sinh tìm tòi, khám phá,
phát hiện, luyện tập, khai thác và xử lý thông tin,… tự
hình thành hiểu biết, năng lực và phẩm chất.


Bản chất Truyền thụ tri thức, truyền thụ
và chứng minh chân lí của GV
Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Dạy HS cách tìm
ra chân lí.
Mục tiêu Chú trọng cung cấp tri thức, kĩ
năng, kĩ xảo. Học để đối phó
với thi cử. Sau khi thi xong
những điều đã học thường bị
bỏ quên hoặc ít dùng đến.
Chú trọng hình thành các năng lực (sáng tạo, hợp tác,
…) dạy phương pháp và kĩ thuật lao động khoa học,
dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu của cuộc
sống hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết,
bổ ích cho bản thân học sinh và cho sự phát triển xã hội.
Nội dung Từ sách giáo khoa + giáo viên
Từ nhiều nguồn khác nhau: SGK, GV, các tài liệu khoa
học phù hợp, thí nghiệm, internet, thực tế…: gắn với:
vốn hiểu biết, nhu cầu, kinh nghiệm của HS, Tình huống
thực tế, bối cảnh và môi trường địa phương
Phương
pháp
PP diễn giảng, truyền thụ kiến
thức một chiều.
PP tìm tòi, điều tra, giải quyết vấn đề; dạy học tương
tác, hợp tác.
Hình thức tổ
chức
Cố định: Giới hạn trong 4 bức
tường của lớp học, giáo viên
đối diện với cả lớp.

Cơ động, linh hoạt: Học ở lớp, ở phòng thí nghiệm, ở
hiện trường, trong thực tế…, học cá nhân, học đôi bạn,
học theo cả nhóm, cả lớp đối diện với GV.
 

1. Động não
2. Động não viết
3. Động não không công khai
4. Kỹ thuật XYZ
5. Kỹ thuật "bể cá"
6. Kỹ thuật “ổ bi"
7. Tranh luận ủng hộ – phản đối
8. Thông tin phản hồi trong quá trình dạy học
- Kỹ thuật tia chớp
- Kỹ thuật "3 lần 3“
- Lược đồ tư duy
- FACT or OPINION
- ODD ONE OUT
- MEMORY GAME
 

1. Động não
Khái niệm
Động não (công não) là một kỹ thuật nhằm huy động những
tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên
trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một
cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra "cơn
lốc" các ý tưởng). Kỹ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ)
phát triển, dựa trên một kỹ thuật truyền thống từ Ấn độ.
 


Quy tắc của động não
• Không đánh giá và phê phán trong quá trình thu thập ý
tưởng của các thành viên;
• Liên hệ với những ý tưởng đã được trình bày;
• Khuyến khích số lượng các ý tưởng;
• Cho phép sự tưởng tượng và liên tưởng.
 

Các bước tiến hành
• Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một
vấn đề
• Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu
thập ý kiến, không đánh giá, nhận xét. Mục đích là huy động
nhiều ý kiến tiếp nối nhau
• Kết thúc việc đưa ra ý kiến
• Đánh giá
• Lựa chọn sơ bộ các suy nghĩ, chẳng hạn theo khả năng ứng
dụng
- Có thể ứng dụng trực tiếp
- Có thể ứng dụng như-ng cần nghiên cứu thêm
- Không có khả năng ứng dụng.
• Đánh giá những ý kiến đó lựa chọn
• Rút ra kết luận hành động.
 

Ứng dụng
• Dùng trong giai đoạn nhập đề vào một chủ đề;
• Tìm các phương án giải quyết vấn đề;
• Thu thập các khả năng lựa chọn và ý nghĩ khác nhau.

Ưu điểm
• Dễ thực hiện
• Không tốn kém
• Sử dụng được hiệu ứng cộng hưởng, huy động tối đa trí
tuệ của tập thể
• Huy động được nhiều ý kiến
• Tạo cơ hội cho tất cả thành viên tham gia
 

Nhược điểm
• Có thể đi lạc đề, tản mạn
• Có thể mất thời gian nhiều trong việc chọn các ý kiến
thích hợp
• Có thể có một số HS   "quá tích cực", số khác thụ
động.
Kỹ thuật động não được áp dụng phổ biến và nguời ta
xây dựng nhiều kỹ thuật khác dựa trên kỹ thuật này, có
thể coi là các dạng khác nhau của kỹ thuật động não.
 

Khái niệm
Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động
não viết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được
từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy
về một chủ đề.
Trong động não viết , các HS sẽ giao tiếp với nhau bằng chữ viết.
Các HS đặt trước mình một vài tờ giấy chung, trên đó ghi chủ đề ở
dạng dòng tiêu đề hoặc ở giữa tờ giấy. Các HS thay nhau ghi ra
giấy những gì mình nghĩ về chủ đề đó, trong im lặng tuyệt đối.
Trong khi đó, các HS xem các dòng ghi của nhau và cùng lập ra

một bài viết chung. Bằng cách đó có thể hình thành những câu
chuyện trọn vẹn hoặc chỉ là bản thu thập các từ khóa. Các HS
luyện tập có thể thực hiện các cuộc nói chuyện bằng giấy bút cả
khi làm bài trong nhóm. Sản phẩm có thể có dạng một bản đồ trí
tuệ.
 

Cách thực hiện
• Đặt trên bàn 1-2 tờ giấy để ghi các ý tưởng, đề xuất của các
thành viên;
• Mỗi một thành viên viết những ý nghĩ của mình trên các tờ
giấy đó;
• Có thể tham khảo các ý kiến khác đã ghi trên giấy của các
thành viên khác để tiếp tục phát triển ý nghĩ;
• Sau khi thu thập xong ý tưởng thì đánh giá các ý tưởng
trong nhóm.
 


×