Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thơ & Thiền qua Thiên Trường vãn vọng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.38 KB, 3 trang )

THIÊN TRƯỜNG VÃN VỌNG,
SỰ GIAO DUYÊN GIỮA THƠ VÀ THIỀN
Đến với thơ Trần Nhân Tông là đến với sự hoà điệu giao duyên giữa thơ và Thiền,
“dĩ thi ngụ thiền, dĩ Thiền thuyết thi” (Dùng thơ để ngụ Thiền, dùng Thiền nói thơ),
một hồn thơ hồn hậu đầy cảm xúc trước thiên nhiên tạo vật. Tất cả những vẽ đẹp của
ngoại giới trong thơ Trần Nhân Tông đều có sự tương thông với tâm Thiền nên thấm
đẫm Thiền vị. Thiên Trường vãn vọng là một trong những bài thơ tiêu biểu cho đặc
điểm này của thơ Trần Nhân Tông.
Thôn hậu thôn tiền đạm tự yên,
Bán vô bán hữu tịch dương biên.
Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.
Dịch nghĩa:
Sau thôn trước thôn đều mờ mờ như khói phủ
Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa có nửa như không
Trong tiếng sáo, mục đồng dẫn trâu về hết
Từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng.
Dịch thơ:
Trước xóm sau thôn tựa khói lồng
Bóng chiều man mác có dường không
Mục đồng sáo vẳng trâu về hết
Cò trắng từng đôi liệng xuống đồng.

(Ngô Tất Tố dịch, trong Thơ văn Lý - Trần, tập II, NXB Khoa học xã hội,
1989)

Câu thơ mở đầu với cấu trúc đối ngữ đoạn ấn tượng đã khắc hoạ một không gian
toàn cảnh:

Thôn hậu >< thôn tiền / đạm tự yên
Với sự tương tác của hai từ trái nghĩa “tiền” – “hậu” trong cấu trúc đối đã tạo ra


hiệu quả nghệ thuật: Tạo dựng không gian có sự mở rộng biên độ về hai phía, một
bức tranh đồng quê rộng lớn. Bức tranh này lại được quan sát từ khoảng cách xa nên
có độ “nhoè”, nhoà nhạt như khói phủ. Phải chăng lúc này sương đã xuống nhiều nên
cảnh vật “đạm tự yên”. Câu thơ khéo ở thủ pháp gợi, không nói tới sương chiều mà
người đọc vẫn cảm nhận được sương chiều đang dần phủ kín không gian. Sự liên
tưởng này của người đọc có căn cứ hơn khi tác giả tiếp tục khắc hoạ:

Bán vô bán hữu tịch dương biên

1
Câu thơ tiếp tục sử dụng thủ pháp đối trong ngữ đoạn với hai yếu tố đối lập “vô”
– “hữu”. Với sự cộng hưởng của ánh chiều, bức tranh đồng quê đã trở nên mờ ảo
hơn nhạt nhoà hơn. Câu thơ dịch của Ngô Tất Tố vô tình đã là sai lệch đối tượng
chính được miêu tả “Bóng chiều man mác có dường không”. Theo câu thơ dịch thì
bóng chiều là đối tượng thẫm mĩ chính yếu trong câu thơ. Thế nhưng xét kĩ ta thấy
nguyên nghĩa của câu thơ là: Bên bóng chiều (cảnh vật) nửa như có nữa như không.
Bóng chiều, với sự trợ nghĩa của từ “biên”: bên, chỉ đóng vai trò là yếu tố không
gian góp phần làm bật nổi bức tranh đồng quê. Do vậy tính chất “bán vô” – “bán
hữu” là tính chất của cảnh vật (đã bị tĩnh lược) chứ không phải là tính chất của bóng
chiều. Câu thơ chứa hai yếu tố “hữu – vô”, hai khái niệm cơ bản của Thiền học. Khi
giải thích bản thể của vũ trụ, Lão Tử đã sáng tạo ra cặp phạm trù Hữu - Vô và nó đã
trở thành cặp phạm trù cơ bản nhất của lịch sử triết học Trung Quốc cổ đại: “Thiên
hạ vạn vật sinh ư hữu, hữu sinh ư vô” (vạn vật trong thiên hạ đều sinh ra từ hữu,
hữu sinh ra từ vô). Như vậy cảnh vật ở đây như không tồn tại “vô” (bởi sự che phủ
của sương chiều) nhưng thực chất cảnh vật vẫn đang tồn tại “hữu”. Trong cái “vô” có
cái “hữu”; trong cái “hữu” lại có cái “vô”. Điều này làm ta nhớ đến bài thơ của Đạo
Hạnh, bài Hữu không :

Tác hữu trần sa hữu
Vi không nhất thiết không

Hưu không như thuỷ nguyệt
Vật trước hữu không không

(Bảo là có thì hạt cát mãy bụi đều có – Cho là không thì hết thảy là không – Có và
không như là ánh trăng dưới nước – Đừng bám vào cái có cũng đừng cho cái không
là không).
Lẽ “hữu - vô” của tạo hoá luôn huyền diệu ! Cảnh vật được nhìn qua cảm quan
của Thiền nhân nên thấm đẫm Thiền vị.
Từ viễn cảnh, thi nhân lại quay về với những đường nét ở cận cảnh:

Mục đồng địch lí ngưu quy tận,
Bạch lộ song song phi hạ điền.

Với câu chuyển, SGK Ngữ văn 7 dịch nghĩa : “Trong tiếng sáo mục đồng dẫn
trâu về hết”. Thiết nghĩ dịch như thế là chưa thể làm rõ được ý nghĩa của câu thơ. Ta
thử xét cấu trúc trong câu thơ nguyên tác:
Thế nên câu thơ trên có thể dịch thành “Trong tiếng sáo của trẻ chăn trâu, trâu đã
về hết”.
2
Như vậy trong bức tranh đồng quê rộng lớn đã xuất hiện điểm nhấn, hình ảnh đàn
trâu và mục đồng thổi sáo. Cái tinh diệu của câu thơ ở chổ, nếu như xem câu thơ này
là kết quả của những sáng tạo dựa trên cơ sở hình ảnh hiện thực thì đây sẽ là những
nét vẽ hết sức tinh tế về cảnh sắc thôn quê bình dị với đàn trâu thong thả về chuồng
trong điệu sáo dặt dìu thấm đẫm tình quê của những đứa trẻ chăn trâu hồn nhiên.
Nhưng nếu như tiếp cận câu thơ trong mối tương quan với cảm hứng Thiền thì câu
thơ lại mang một ý vị khác. Hình ảnh con trâu trong thơ Thiền gắn liền với một điển
cố trong Thiền học. Theo Truyền đăng lục, một hôm Động Sơn hỏi hoà thượng
Long Sơn rằng: “Hoà thượng thấy đạo lí gì mà trụ trì ở đây ?” Long Sơn đáp “Ta
chỉ thấy hai con trâu bùn đánh nhau rồi chạy xuống bể. Từ bấy đến nay vẫn không
thấy tin tức gì”. Điển cố này dùng ngụ ý con người cũng như vạn vật đều có cái Chân

Tâm nhưng vì mê lầm nên nhiều người đã đánh mất nó, mãi không tìm lại
được.Quay lại với với câu thơ ta thấy, nếu như tiếng sáo của mục đồng biểu trưng
cho cái tâm hồn nhiên bình lặng, trong sáng không bị vẫn đục bởi những mê kiến,
vọng kiến thì hình ảnh đàn trâu quay về (ngưu quy tận) chẳng phải chính là nẻo về
của Chân tâm đó sao ?

Câu thơ cuối, với hình ảnh từng đôi cò trắng hạ cánh xuống đồng, thi nhân đã
hoàn thành bức tranh của đồng quê tuyệt đẹp của mình. Nếu như ta đã bắt gặp những
cánh cò trong thi văn cổ điển Trung Quốc chúng thường bay thật cao lên trời xanh
Nhất hàng bạch lộ thướng thiên thanh (Tuyệt cú - Đỗ Phủ)
(Một hàng cò trắng bay vút lên trời xanh)
Lạc hà dữ cô lộ tề phi (Đằng Vương các - Vương Bột)
( Cánh cò bay cùng với ráng chiều)

Nhưng ở đây cánh cò của Trần Nhân Tông lại bay hẳn xuống cánh đồng của quê
hương “phi hạ điền”. Để có được chữ “hạ” ấy, cánh cò của Trần Nhân Tông ắt hẳn
phải thiết tha với ruộng đồng lắm, nặng nghĩa tình đời lắm? Một ông vua mà lại có
cái nhìn như thế thật đáng quý biết bao nhưng cũng thật hiếm hoi biết bao!

Có thể nói bài thơ đã tạo dựng bức tranh thấm đẫm tình đời, tình người bằng nhãn
quan của thi nhân, Thiền nhân Trần Nhân Tông với tâm hồn khát khao hoà nhập vào
thiên nhiên, vào cuộc sống. Đồng thời thi nhân đã gửi gắm vào đó những chiêm
nghiệm về lẽ vô thường của con người trước cái hằng thường của vũ trụ. Đó chẳng
phải là cái nhìn mang cảm hứng Thiền, tâm trạng Thiền, ý vị Thiền nhưng cũng thấm
đẫm chất thế sự với những cung bậc tình cảm hết sức phong phú của con người đời
thường đó sao ?
T.H - Phòng GD&ĐT
Sưu tầm & Giới thiệu

3

×