Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

10 lợi ích của trò chơi vận động doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.52 KB, 7 trang )

10 lợi ích của trò chơi
vận động


Việc nuôi dưỡng con cái
để chúng sở hữu một cơ
thể khỏe mạnh không chỉ
phụ thuộc vào chế độ
dinh dưỡng mà còn cần
phối hợp với những trò
chơi năng động để phát
triển thể chất cũng như
trí tuệ bé yêu của bạn.





1. Phát triển khả năng phối hợp cơ thể

Trong suốt 1 năm đầu đời, khả năng thăng bằng cơ thể và
phối hợp chân tay của con bạn sẽ phát triển rất nhanh khi
bé tự tin bước đi 1 mình. Vận động cơ thể, bao gồm những
chuyển động bất kỳ theo mọi hướng hay leo cầu thang sẽ
giúp bé có nhiều cơ hội để luyện tập khả năng giữ thăng
bằng cho bản thân. Những cử động đó sẽ dần được cải
thiện để mỗi bước đi ngày một vững vàng hơn.

2. Giúp tiêu thụ năng lượng

Những trò chơi vận động, chẳng hạn như chạy, nhảy hay


leo trèo giúp đốt cháy năng lượng trong cơ thể bé. Nó sẽ
không làm bé mệt lắm đâu, nhưng bạn cũng phải để ý đến
trường hợp khi bé quá hào hứng, chơi không ngừng nghỉ.
Nhưng rồi sau đó rồi bé cũng phải vận động nhẹ nhàng,
điềm đạm lại thôi.

3. Giúp mở rộng trí tưởng tượng của trẻ

Khi bạn nhìn con chạy nhảy chơi đùa trong công viên, mọi
việc với bé có thể không chỉ đơn giản như thế. Có thể lúc
ấy bé đang cố thoát khỏi 1 con rồng, đuổi theo 1 nhân vật
hoạt hình hay đang đóng giả làm anh trai của mình.

Sự hào hứng vốn có với trò chơi vận động của trẻ con sẽ
giúp đánh thức trí tưởng tượng của bé. Tất cả những yếu tố
đó sẽ góp phần làm cho hoạt động chơi đùa ấy trở nên thật
tuyệt vời.

4. Làm cho cuộc sống thú vị hơn

Trò chơi vận động đưa bé đến những khám phá mới mẻ.
Giờ đây với kỹ năng thăng bằng và phối hợp cơ thể, bé có
thể tự đi đến 1 căn phòng trong nhà, điều mà bé không thể
làm trước đây. Hay như việc leo trèo, chạy ra ngoài chơi
cũng vượt quá khả năng lúc trước của bé. Những điều đó
giúp hé mở ra một thế giới hoàn toàn mới.

Ảnh: Images




5. Mang đến những niềm vui bổ ích

Bé chắc hẳn rất hào hứng khi tham gia vào những trò chơi
như “bịt mắt bắt dê”, ú tim…Sự hào hứng của bé sẽ lên rất
cao. Thông thường có lẽ bé sẽ khóc ré lên khi bị té ngã,
nhưng khi tham gia vào những trò chơi, chắc rằng bé sẽ la
lên một cách hào hứng khi ngã cho mà xem!

6. Nâng cao lòng tự tin

Không có việc nào giúp gia tăng lòng tự tin vào bản thân
cho trẻ tốt cho bằng khi bé có thể tự đạt đến những mục
tiêu mà trước đây mình không thể thực hiện.

Nhận ra rằng mình có thể leo cao hơn 1 vài bậc, đi xa hơn
hoặc chạy nhanh hơn 1 chút; tất cả những việc đó sẽ giúp
bé cảm thấy rất hứng khởi cho chính mình.

Lòng tự tin của con bạn sẽ nhanh chóng được củng cố khi
bé nhận ra những kỹ năng vận động của mình đang dần
được cải thiện.

7. Giúp bé nhận ra giới hạn của mình

Cách tốt nhất để giúp bé tự khám phá ra những thế mạnh và
điểm yếu của mình là thông qua những kinh nghiệm thực tế
như vậy. Trò chơi vận động sẽ giúp chỉ ra cho bé thấy điều
gì mình có thể làm được hoặc không đủ khả năng.


Ví dụ như bé có thể học biết mình đi rất tốt nhưng chưa
vững vàng khi chạy. Đó là 1 quá trình dài giúp bé dần dần
gây dựng nên bức tranh tổng thể trong con người mình.

8. Giúp bé nhận định được những rủi ro

Khi phát triển những kỹ năng vận động, bé nhận ra rằng
mình có thể đạt đến những nơi, những việc mình không thể
làm trước đây. Ví dụ như có thể leo lên cầu thang hay trèo
lên ghế sofa.

Tuy nhiên khi làm những việc đó, giác quan đề phòng nguy
hiểm cũng bắt đầu phát triển. Bạn sẽ chú ý thấy rằng thỉnh
thoảng bé sẽ đứng yên và quan sát trước khi hành động, lúc
đó bé đang cố nhận định những rủi ro tiềm tàng có thể xảy
ra đấy!

9. Gieo vào lòng trẻ 1 thái độ tích cực đối với việc luyện
tập thể dục

Trẻ con phát triển thái độ thích thú với tập luyện, vận động
càng sớm càng tốt. Nếu bé tận hưởng tốt những hoạt động
đó, sự hứng khởi sẽ kéo dài trong suốt thời thơ ấu của bé
sau này (thậm chí có thể cả cho đến khi trưởng thành).
Sống năng động ngay từ nhỏ sẽ giúp đặt nền tảng cho cuộc
sống năng động trong tương lai.

10. Có thể chơi ở bất cứ nơi nào

Trong khi trò chơi xếp hình phải cần đến dụng cụ, trò chơi

sáng tạo lại đòi hỏi nhiều nguyên liệu thủ công thì những
trò chơi vận động không cần đến bất kỳ một trang bị nào.

Bé có thể chơi trong nhà, ngoài sân, buổi sáng cũng như
buổi tối, không cần phải phức tạp lên kế hoạch trước.
Không giống như bất kỳ một trò chơi nào khác, trò chơi
vận động hoàn toàn có thể diễn ra tự phát.

×