Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tại sao trẻ cần có một người hùng làm thần tượng? (7-9 tuổi) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.83 KB, 5 trang )

Tại sao trẻ cần có một người
hùng làm thần
tượng? (7-9 tuổi)

Giai đoạn chuyển tiếp từ
một đứa bé lớp mẫu giáo
sang một đứa bé biết suy
nghĩ sẽ dễ dàng hơn nếu
trong lòng bé có hình ảnh
của một người anh hùng,
tấm gương cho bé noi theo.

Một khi đã để ý đến từng
thay đổi nhỏ ở trẻ độ tuổi từ 7 đến 9, nhiều vị phụ huynh lo
lắng khi thấy con mình luôn ôm ấp hình ảnh của một thần
tượng nào đó và người hùng này có vẻ như chiếm một vị trí
rất quan trọng trong cuộc sống của nó. Suốt ngày, bé cứ
lảm nhảm về nhân vật đó, gặp ai cũng nói, mộng mơ vẩn
vơ, rồi còn mô tả cả nhân vật đó vào bài tập làm văn của
mình nữa chứ.

Nói về thần tượng của bọn trẻ thì đa dạng vô cùng nhưng ta
thường hay gặp 3 dạng sau:
1. Có nguồn gốc từ trong truyện:

Có thể là một nhân vật trong chương trình ti vi được bọn trẻ
ưa thích, một diễn viên hài hoặc anh hùng trong bộ phim
hành động. Tất nhiên là chẳng bé nào có thể gặp những
nhân vật này ngoài đời vì đây chỉ là những nhân vật hư cấu.
Trẻ yêu thích, tôn sùng và tha hồ “thêm mắm thêm muối”,
xây dựng, gán ghép thêm bao nhiêu là tính cách cho thần


tượng của mình.
2. Nhân vật thật nhưng khó gặp

Một ngôi sao nhạc thiếu nhi, nhạc rock, một cầu thủ bóng
đá hay một tay đua kiệt xuất… những thần tượng này có
thật nhưng trẻ lại không trông mong gì cơ hội gặp mặt họ.
Chúng chỉ thích xây dựng hình ảnh của thần tượng một
phần là từ những thông tin từ tin thể thao, chương trình
truyền hình hoặc xem video và một phần là do trí tưởng
tượng phong phú của chúng.
3. Nhân vật thật và có cơ hội giao lưu
Giáo viên, một người bạn của cha mẹ và cũng có thể là cha
hoặc mẹ. Không giống như sự yêu thích đối với các thần
tượng khác, đối với dạng thần tượng này trẻ nắm rõ lý do vì
sao chúng ngưỡng mộ họ. Chính sự thông thái và kinh
nghiệm của họ đã làm cho họ trở thành thần tượng trong
mắt của bé.
Việc xây dựng hình ảnh thần tượng là tốt hay xấu:
 Tốt: không cần phải lo lắng khi bạn phát hiện ra thần
tượng của con mình là người khác chứ không phải mẹ và
bố. Thêm một người để nghĩ không có nghĩa là tình cảm
dành cho bố mẹ sẽ vơi đi.

Một khi có thần tượng thì tự dưng quan hệ bạn bé của một
đứa bé 8 tuổi sẽ bền vững hơn vì nhân vật này sẽ là một
mối liên kết bọn trẻ lại với nhau, cùng ngồi bàn luận về
người chúng yêu thích, tìm hiểu và chia sẻ hoặc trao đổi đồ
vật mà chúng thấy thần tượng của mình thường hay sử
dụng.


Một điểm tốt khác khi trẻ có thần tượng là trí tưởng tượng
của nó phát triển nhanh hơn. Ðôi khi nó nằm im nhưng đầu
óc thì chỉ toàn hình ảnh thần tượng của mình đang làm việc
này, việc nọ theo ý nó muốn, vượt qua mọi khó khăn và là
một người luôn quan tâm giúp đỡ người gặp nạn, thông
minh và luôn suy nghĩ chín chắn.

Một trong những nhu cầu tự nhiên của trẻ là có một người
làm gương, dẫn đường cho nó. Cũng như bạn bè đồng lứa,
trẻ tìm kiếm một hình tượng và nhất thiết phải là người hội
tụ tất cả những tiêu chuẩn cả lý tưởng mà nó mong muốn.
Dù đó là bố của bạn hoặc là thầy/cô giáo, thần tượng là
người nó muốn bắt chước về thái độ chừng mực, tốt bụng,
sự uyên bác, lòng dũng cảm…
 Ảnh hưởng xấu

Bạn chỉ cần lưu ý khi nhân vật bé khâm phục lại là người
“được dư luận quan tâm” vì khó gần gũi, bất cần đời và liều
lĩnh.

Trẻ con rất dễ bị ảnh hưởng và chúng nghĩ rằng chúng có
thể bắt chước cả tính tốt và tính xấu của người anh hùng
chúng yêu thích. Nếu điều này xảy ra, hãy giải thích cho trẻ
hiểu rằng mặc dù bé rất yêu thích nhân vật này nhưng cũng
cần phải biết chỉ bắt chước những cái tốt, bé có quyền
không thích những đức tính không tốt.
Ngoài ra, dạy cho bé cách nhận xét nhân vật yêu thích của
mình. Có thể là rất khó trong những lần đầu vì bé luôn bênh
vực cho thần tượng của mình nhưng với sự giúp đỡ của bố
mẹ bé sẽ hiểu được nhân vật đó có thật sự xứng đáng là

thần tượng của bé hay không.

×