Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tại sao CMO cần các thước đo hiệu quả – cũng như CFO và COO pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (185.5 KB, 6 trang )

Tại sao CMO cần các thước đo hiệu
quả – cũng như CFO và COO


Tại nhiều công ty, bộ phận marketing không thể đưa ra các thước đo chứng
minh hiệu quả về mặt tài chính như bộ phận tài chính hay điều hành.
Trong thực tế, CMO là nhân vật không sử dụng những thước đo chứng
minh hiệu quả về mặt tài chính như các đồng nghiệp của họ là CFO hay COO.
Đây là một vấn đề rất lớn. Việc thiếu các thước đo hiệu quả này sẽ làm giảm vị thế
và tiếng nói của một CMO.
Bằng cách nào bộ phận tài chính và điều hành có thể chuẩn hóa những
thước đo của mình?!
Những người đứng đầu trong lĩnh vực tài chính và điều hành từ lâu đã hình
thành các thước đo chuẩn. Cuộc Đại khủng hoảng Kinh tế Thế giới vào thập niên
30 của thế kỉ trước đã buộc ngành tài chính phải đưa ra và thừa nhận các tiêu
chuẩn quy định tính minh bạch và trách nhiệm. Việc này dẫn tới sự ra đời của
GAAP và ngày nay GAAP là công cụ đo lường mọi CFO đều phải sử dụng.
Tương tự như vậy, khi xã hội công nghiệp bùng nổ về quy mô sau Chiến
tranh Thế giới lần 2, các nhà điều hành kinh doanh đã đạt được một loạt những
thỏa thuận quan trọng và vẩn còn hiệu lực tới ngày hôm nay. ISO xuất hiện trong
vai trò một tổ chức quốc tế nhằm xác định và luật hóa một loạt các quy định,
chuẩn mực và thước đo hiệu quả điều hành công ty và tổ chức.
Các COO, dù hoạt động trong bất cứ ngành nghề nào đều dựa vào ISO để
quản lý một cách hiệu quả chuỗi cung ứng (giúp giảm chi phí và gia tăng lợi
nhuận biên) và đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nghiêm ngặt (nhằm giữ chân khách
hàng và gia tăng lợi nhuận biên), và các lợi ích khác.
Chuẩn hóa các thước đo hiệu quả trong marketing, tất cả phải phản
ánh chỉ số Lợi nhuận và Tăng trưởng

Chúng ta đang cảm thấy chán nản khi thấy các đồng nghiệp vẫn đang sử
dụng hàng trăm, thậm chí hàng ngàn các công cụ đo lường hiệu quả khác nhau và


gần như tất cả chúng đều ít hoặc không có liên quan tới hay thể hiện hiệu quả về
mặt tài chính.
Chúng ta vẫn thường thấy các chuyên gia marketing, thậm chí các chuyên
gia đầu ngành, vẫn còn tranh luận rất sôi nổi về các thước đo hiệu quả như tỉ lệ
người xem truyền hình, người nghe đài, tỉ lệ nhận biết thương hiệu, sự gắn kết hay
các chỉ số khác như impression, eyeball, click-through… Vấn đề này đã làm châm
sự tiến bộ của marketing.
Xu hướng trên dường như đang tăng tốc trong thời đại của marketing tương
tác và mạng xã hội. Hàng ngàn những thước đo này đã được sử dụng trong các
hoạt động marketing hằng ngày, nhưng chúng đang làm các CMO sao nhãng
những nhiệm vụ chính của mình.
Thước đo hiệu quả không chỉ là eyeballs, click through hay tỉ lệ nhận biết
thương hiệu, đó chính là các chỉ số lợi nhuận và tăng trưởng.
Khi marketer đã bắt đầu chấp nhận xây dựng thước đo hiệu quả dựa trên lợi
nhuận, họ sẽ bắt đầu có thể tạo ra được những chỉ số đo lường phản ánh hiệu quả
về mặt tài chính bằng cách mang lại nhiều khách hàng mới có giá trị và giữ chân
khách hàng hiện tại.
Tiến bộ có thể dự báo trước
Rất nhiều hiệp hội marketing như American Marketing Association (AMA)
và the Coalition for Innovative Media Measurement (CIMM) đang nỗ lực nhằm
chuẩn hóa những công cụ đo lường hiệu quả marketing. Chúng ta nên tin vào
những nỗ lực này và cần nhấn mạnh rằng những nỗ lực của họ có thể tạo ra một bộ
công cụ đo lường chuẩn dành cho marketing có thể
* Liên kết với các chỉ số tài chính
* Áp dụng cho mọi ngành nghề, quốc gia, hệ thống tài chính và tiền tệ
Khi đã có những thước đo chuẩn này, bộ phận marketing sẽ tăng khả năng
ảnh hưởng của mình trong tổ chức. CMO sẽ có thể nói chuyện với CFO, COO
bằng ngôn ngữ tài chính về khả năng có thể thúc đẩy công ty tạo ra nhiều lợi
nhuận hơn.
Chú thích

CMO
(Chief Marketing Officer): Giám đốc marketing
CFO (Chief Financial Officer): Giám đốc tài chính
COO
(Chief Operation Officer): Giám đốc điều hành
GAAP
được coi như một khuôn mẫu kế toán tiêu chuẩn nhằm định hướng
cho hoạt động kế toán tài chính, được áp dụng nhiều tại các quốc gia như Mỹ,
Canada, Anh. GAAP bao gồm các tiêu chuẩn, các quy ước và quy tắc kế toán sử
dụng trong ghi chép và tóm tắt các giao dịch hoặc chuẩn bị các báo cáo tài chính.
Các thông tin tài chính kế toán phải được tập hợp và báo cáo một cách
khách quan. Bên thứ ba_tức là những người cần sử dụng thông tin này có quyền
được đảm bảo rằng tất cả các dữ liệu không bị bóp méo hoặc không khớp nhau. Vì
thế công tác kế toán tài chính phải dựa trên các tiêu chuẩn nhất định để hướng dẫn,
đó chính GAAP.
Các nguyên tắc này đều xuất phát từ thực tiễn. Trong bất cứ báo cáo tài
chính nào, người chuẩn bị báo cáo, kế toán viên hay kế toán trưởng cũng đều cần
chỉ rõ cho người đọc biết liệu các thông tin trong các bản báo cáo này có tuân theo
tiêu chuẩn GAAP hay không.
(Nguồn: Saga)
ISO:
Tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế là cơ quan thiết lập tiêu chuẩn quốc tế
bao gồm các đại diện từ các tổ chức tiêu chuẩn các quốc gia. Được thành lập vào
ngày23 tháng 2 năm 1947, tổ chức này đã đưa ra các tiêu chuẩn thương mại và
công nghiệp trên phạm vi toàn thế giới.

×