Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Cha mẹ làm gì khi giáo dục con cái ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.59 KB, 5 trang )

Cha mẹ làm gì khi giáo dục con cái

Muốn đạt hiệu quả trong quá trình giáo dục
con trẻ, các bậc phụ huynh cần tạo điều kiện
tiếp xúc, gần gũi, hiểu thấu tình cảm của trẻ.
Nhất là khi trẻ đang phát triển nhận thức,
vai trò hướng dẫn cha cha mẹ càng trở nên
quan trọng. Ðể giúp các bậc phụ huynh khi
giáo dục con cái đạt hết quả tốt, dưới đây là những lời
khuyên bố ích.
Lắng nghe con cái tâm sựBạn đừng nghĩ rằng trẻ không có
"tâm sự". Chúng có lối suy nghĩ riêng cộng với cách diễn
đạt vụng về non nớt. Bạn hãy kiên nhẫn lắng nghe con trẻ
nói chuyện, giúp trẻ nói câu cú cho lưu loát, nhờ vậy trẻ có
dịp trau dồi vốn từ ngữ thêm phong phú, vừa có thể thổ lộ
những vướng mắc trong tâm tư với cha mẹ.

Hãy tham gia trò chơi cùng với trẻ
Khi bạn tham gia các trò chơi cùng với trẻ, đó là cách tốt
nhất để gần gũi trẻ. Khi gặp những khó khăn trong cuộc
chơi, trẻ thường không biết xoay xở ra sao, bạn hãy dành
chút thời gian hướng dẫn cho trẻ. Lũ trẻ sẽ xem bạn không
chỉ là cho mẹ mà là những người bạn thân thiết nhất để
tâm sự và trông cậy.
Khuyến khích trẻ đọc sách báo
Sách báo lành mạnh luôn nâng cao kiến thức, sự hiểu biết
của trẻ. Đó là cách giải trí tinh thần bổ ích còn hơn là để trẻ
đi chơi lang thang. Tất nhiên, bạn phải kiểm tra và lựa chọn
loại sách phù hợp với trẻ.
Biết giữ lời hứa với con cái
Nếu bạn vui miệng hứa lung tung với trẻ mà không bao giờ


nghĩ tới việc thực hiện, hãy cẩn thận bạn đang dạy trẻ cách
nuốt lời hứa. Trẻ như một tờ giấy trắng, những gì chúng
tiếp thu được từ khi còn bé sẽ gần như những bài học hình
thành nhân cách sau này. Do vậy, cha mẹ phải biết giữ chữ
tín với con cái để củng cố niềm tin của chúng vào mình.

Bạn không nên trốn tránh giải đáp thắc mắc của trẻ.
Trẻ ở tuổi đang nhận thức, tìm hiểu cuộc sống luôn có
những thắc mắcnghi vấn. Thông thường các nghi vấn của
trẻ quấy nhiễu các bậc phụ huynh không ít. Nếu bạn gắt
mắng, trốn tránh việc giải thích trẻ sẽ tự động tìm hiểu lất
và kết quả khôn lường. Do đó, các bậc phụ huynh cần kiên
nhẫn giải quyết những thắc mắc của trẻ tùy theo mức độ
nhận thức của chúng ta.

Tập cho trẻ lòng tự tin
Phát triển năng khiếu cho trẻ là điều cần thiết. Bạn hãy nói
câu có tính khuyến khích như "con hãy cố gắng làm bài
toán này nhanh hơn cha", "cha có thể dạy con tự sửa chữa
món đồ chơi này" với việc phát triển năng khiếu tốt, trẻ
sẽ sẵn sàng bước vào đời với lòng tự tin.

Bạn hãy lập thời khoá biểu cho trẻ

Ðể con cái quen dần với cách tổ chức và kỷ luật, bạn hãy
giúp trẻ lập ra thời khoá biểu sinh hoạt hàng ngày (quy định
học tập, nghỉ ngơi, ăn uống ). Nói như thế không có nghĩa
là bạn khép trẻ vào một quy luật sắt, nhưng qua đó bạn
nhắc trẻ không "lơ là" việc học tập và biết cách nghỉ ngơi
hợp lý, tạo cho chúng một nếp sinh hoạt tốt.


Quan tâm tới phong cách riêng của trẻ
Bạn đừng quên luyện phong cách cho trẻ. Hãy dạy trẻ cách
ăn nói lễ phép cách ăn mặc gọn gàng, cách đi đứng một
đứa trẻ được giáo dục đầy đủ phép lịch sự, giao tiếp sẽ trở
thành một người thành công và lịch thiệp sau này.

Thưởng phạt con cái nghiêm minh
Các bậc cha mẹ cần phải nghiêm minh và công bằng trong
việc thưởng phạt con cái. Nếu trẻ biết vâng lời, bạn cần có
thái độ khen thưởng để trẻ tiếp tục phát huy ưu điểm. Trái
ngược, nếu trẻ tái phạm sai lầm hư hỏng thì cũng cần có
biện pháp mạnh không kém. Bạn có thể "giơ cao đánh khẽ"
để trẻ biết sợ và sửa lỗi.
Biết tôn trọng con cái.
Khi trẻ đang hình thành nhân cách để trở thành người lớn.
Bạn cũng cần phải tôn trọng ý kiến của con cái cho dù
chúng nói đúng hay sai. Bạn không nên tỏ thái độ xua đuổi
hoặc mắng át con cái. Việc này rất dễ đụng chạm đến lòng
tự ái của chúng. Những lời mắng chửi của cha mẹ khiến
cho trẻ mất dần lòng tự tin và sẽ khiến cho chúng trở nên
rụt rè, nhút nhát vĩnh viễn. Bạn phải tôn trọng những đóng
góp của chúng dù là rất nhỏ.

×