Trò chơi giúp phát triển khả
năng giao tiếp
Làm sao “điều tra” được
những việc đã diễn ra
trong ngày của bé; Làm
sao khuyến khích và duy
trì những cuộc nói chuyện
thân tình trong gia đình
trong khi nhiều đứa trẻ chỉ
buồn nói với bố mẹ những
câu “Tốt ạ”, “Không có gì ạ”, hay “Bình thường”;
Làm sao dạy con những quy tắc ứng xử một cách
tự nhiên nhất Hãy thử bằng những trò chơi mà
Webtretho giới thiệu với bạn dưới đây xem sao
nào!
Hai thật một đùa
Bé được bố cho phép
bịa chuyện nhé
Từ 5 tuổi trở lên
Kể cho bé nghe ba điều xảy ra trong ngày của bạn -
trong đó có hai là thật và một là bịa - bé sẽ cố đoán
đâu là điều bạn bịa ra. Sau đó đến lượt bé kể lại ba
điều trong ngày của bé.
Bé sẽ được: bố mẹ cho phép bịa chuyện.
Bạn sẽ được: tìm hiểu được phần nào câu chuyện
mà không phải hỏi câu cũ mèm: “Hôm nay thế nào hả
con?”
Thử tài bố mẹ
Từ 7 tuổi trở lên
Bảo bé thử kiểm tra bạn bằng những điều đã được
học ở lớp. Việc này sẽ khiến bé phải nhớ lại những gì
đã học vì thế thì mới đặt được câu hỏi chứ. Bạn sẽ
được điểm nếu trả lời đúng, còn nếu không thì điểm
sẽ thuộc về bé.
Bé sẽ được: có cơ hội đánh bại bố mẹ.
Bạn sẽ được: thâm nhập vào lớp học của bé một
cách rất tự nhiên.
Vui, buồn, giận
Từ 3 tuổi trở lên
Buổi tối, mọi người sẽ lần lượt mô tả lại một điều xảy
ra trong ngày đã khiến cho người đó buồn, một điều
khiến họ phát điên và một điều khiến họ vui sướng.
Bé sẽ được: sự chú ý của tất cả mọi người.
Bạn sẽ được: sự chú ý của mọi người, đặc biệt là
của bé.
Bắt đầu trò chuyện
Từ 5 tuổi trở lên
Gia đình có thể chuẩn bị một số tấm thẻ để ở một vị
trí thuận lợi gần hoặc trên bàn ăn, trên đó ghi những
câu hỏi. Khi mọi người bên bàn ăn đã bắt đầu sa vào
những chuyện như lịch đấu bóng đá, hay hôm nay
đến lượt ai đổ rác, cả nhà có thể chuyển đề tài bằng
những câu hỏi trên thẻ, có thể là: Nếu có thể có một
khả năng hay tài năng đặc biệt, bạn muốn nó là gì và
vì sao? Bạn muốn mình sẽ như thế nào sau 10 năm
nữa? Bạn muốn gặp nhất người nào trong quá khứ
và tại sao? Bạn muốn để dành 5 món đồ vật nào cho
thế hệ mai sau? Nếu bạn có một ngày để làm bất cứ
gì mình muốn (tiền không thành vấn đề) thì đó sẽ là
việc gì?
Bé sẽ được: một cơ hội để suy nghĩ.
Bạn sẽ được: một cơ hội để suy nghĩ.
Đồng hồ cát
Từ 4 tuổi trở lên
Hãy mượn một chiếc đồng
hồ cát để khuyến khích bé
không la cà trì hoãn hoàn
thành những nhiệm vụ nho
nhỏ của mình (chẳng hạn
như dọn bàn ăn, buộc dây giày…) hoặc tốt hơn nữa
là hãy cho mấy anh chị em thi với nhau xem ai có
thành tích tốt nhất. Ngược lại, bạn cũng có thể dùng
chiếc đồng hồ này, hay một dụng cụ đo thời gian nào
khác, để kiểm soát trong những trường hợp con bạn
dành quá ít thời gian cho việc gì đó, như đánh răng
chẳng hạn.
Bé sẽ được: cơ hội thắng các anh chị em của mình.
Bạn sẽ được: bớt thời gian năn nỉ và quát tháo.
Trò chơi ứng xử bên bàn ăn
Chiếc đồng hồ giúp bạn
giảm thời gian năn nỉ
(Ảnh: Inmagine)
Từ 6 tuổi trở lên
Gia đình có thể đặt ra những mức điểm cho những
hành vi tốt bên bàn ăn (chẳng hạn như giúp bố mẹ
dọn bàn: cộng một điểm) hay những hành vi không
tốt (nói khi trong mồm đang còn đầy thức ăn: trừ một
điểm). Vào cuối bữa ăn, ai nhiều điểm nhất sẽ thắng.
Bạn cũng có thể hứa dẫn bé một bữa tối ngon lành ở
nhà hàng bé yêu thích một khi bé đã thu thập được
một số điểm nhất định.
Bé sẽ được: giờ ăn hóa ra lại vẫn có thể ganh đua.
Bạn sẽ được: tập cho con những thói quen tốt mà
không cần nhiều cố gắng.
Hình như có gì không đúng?
Từ 5 tuổi trở lên
Hãy nhờ con bạn giúp dọn bàn ăn và cố tình làm mọi
thứ lộn xộn một chút (chẳng hạn đũa so lệch, tô, đĩa
úp ngược…) Khi bé đã xong việc thì đến lượt bạn
phải tìm ra đâu là điểm chưa hợp lý hay chưa đúng;
nếu bạn đang dở tay hay bận quá thì để bé tự chơi
với nhau cũng được.
Bé sẽ được phép làm sai.
Bạn sẽ được: bàn ăn đã được dọn xong (hoặc gần
như thế).