Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Trẻ ích kỷ vì gia đình quá yêu chiều potx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (126.96 KB, 6 trang )

Trẻ ích kỷ vì gia đình
quá yêu chiều

Là cháu đầu tiên của cả hai
bên nội ngoại, nên bé Cún,
con chị Phương Mai (Quận
5, TP HCM) được ông bà tíu
tít thay nhau sắm sửa mọi
thứ, từ nôi, nào thau tắm, xe
đẩy, khăn bông… không
thiếu thứ gì. Lên 3 tuổi, bé
đòi ăn thịt heo quay mà đến
bữa mẹ không mua được là
vùng vằng hất cả tô cơm.

Cún lớn lên trong sự nuông
chiều, bảo bọc quá mức của ông bà, trở nên đành hanh đến


mức sẵn sàng dậm tay dậm chân đòi bằng được người lớn
phải chiều theo ý mình. Bé muốn xem phim hoạt hình là
sẵn sàng hét toáng lên giành tivi với ông, trong khi ông
đang xem bóng đá.

Có một thực tế phải thừa nhận rằng, càng ngày ở các thành
phố lớn, người ta càng lập gia đình trễ và 'lười' có con hơn.
Những năm gần đây, chuyện mỗi cặp vợ chồng chỉ có đúng
một con không còn là hiếm. Chính vì có một đứa con duy
nhất nên tất cả mọi sự quan tâm đều đổ dồn vào trẻ. Ông bà
không cho cháu chạy chơi, suốt ngày nâng niu giữ kỹ trong
nhà, vì “chỉ có một cục vàng cục bạc này thôi”. Bố mẹ thì


bận rộn, ít thời gian đưa con đi công viên hay cho con vận
động. Vậy là cứ thế nhốt trẻ trong nhà cho yên tâm, chỉ cho
trẻ giải trí với phim hoạt hình, game online, truyện tranh
hay các đĩa DVD ca nhạc.

Những điều đó tích tụ trong trẻ dần dần, như mưa dầm
thấm lâu. Để rồi đến một lúc, trẻ nghiễm nhiên xem mình
như cái rốn của vũ trụ, trung tâm của mọi sự chú ý. Những
thứ đơn giản nhất như xếp quần áo, dọn dẹp phòng riêng…
trẻ cũng không tự làm mà dựa dẫm, ỷ lại vào ông bà, cha
mẹ, người giúp việc. Tệ hơn, chính cảm giác mình là tất cả
ấy khiến trẻ không biết nghĩ đến người khác, chỉ muốn mọi
thứ theo ý mình, tốt cho mình. Mầm mống ích kỷ nảy sinh
từ đó.

Muốn bảo bọc cho con, nhưng chị Lệ nhà ở quận Gò Vấp
lại không biết rằng chính chị đã làm cho con trở nên ích kỷ.
Chị rất khắt khe với những đứa trẻ chơi cùng con mình,
cũng như không cho con thoải mái chơi với các bạn cùng
trang lứa. Chị thường dạy con: “Không cho ai mượn đồ
chơi hết nghe chưa, người ta làm hư đó!”, “Bạn nào đến
nhà chơi nghịch đồ đạc lung tung thì không cho chơi ”,
“Không cho ai đồ ăn, ai xin hay giành với con thì về méc
mẹ ”.

Không chỉ vậy, chị còn không cho ai đụng đến bất cứ đồ gì
khi đến chơi nhà mình. Cư xử như vậy, chị Lệ đã vô tình
khiến cho hai đứa con của mình ngày càng tiếp thu và định
hình tư tưởng, lối sống ích kỷ cá nhân.


Theo các chuyên viên tâm lý, việc dạy dỗ, uốn nắn trẻ
trong những gia đình có ít con ngay từ bé vô cùng quan
trọng. Vì nếu bố mẹ, ông bà quan tâm quá mức, chăm sóc
quá kỹ, ủ ấm trong một vỏ bọc kín mít trong nhà thì trẻ
không thể nào có cơ hội học quan tâm đến người khác, biết
nghĩ đến người khác được.

Làm thế nào để trẻ bớt ích kỷ, biết nghĩ đến mọi người?
Thật ra, giải pháp khá đơn giản và dễ thực hiện với bất kỳ
gia đình nào. Phụ huynh cần biết rằng những từ như “nhân
ái”, “sẻ chia” đều là khái niệm trừu tượng. Trẻ chỉ có thể
hiểu được một cách rõ ràng nhất khi được bố mẹ hướng dẫn
cụ thể bằng các hoạt động đời thường, những sinh hoạt vận
động, vui chơi phù hợp tâm lý lứa tuổi.

Ví dụ như chỉ khi trẻ được tiếp xúc với bạn bè, được thoải
mái vận động chơi đùa, trẻ mới bắt đầu giảm dần được cái
tôi, biết là quanh mình còn nhiều người khác. Nhiều phụ
huynh lo ngại để trẻ chạy chơi với bạn bè lỡ bị đau, bị lấm
bẩn, bị bắt nạt… Song, thực tế là chỉ khi được tham gia vào
những hoạt động như vậy, trẻ mới học được những điều rất
cần thiết để nuôi dưỡng lòng nhân ái, như học cách thích
nghi với mọi người, học chờ đến lượt của mình, học
nhường nhịn, chia sẻ với bạn bè, học cách giúp đỡ nhau để
cùng hoàn thành nhiệm vụ nào đó.
Chính những điều nhỏ nhặt này là cái nền đầu tiên để trẻ
bớt nghĩ đến bản thân, mở rộng lòng ra cùng người khác.
Kế đến, phụ huynh có thể khuyến khích trẻ tự tay phụ giúp
ông bà, bố mẹ những việc nhỏ trong nhà như giúp quét nhà,
tưới cây, rửa chén, lau nhà; gợi ý cho trẻ tham gia vào các

hoạt động từ thiện như vẽ tranh tặng các bạn ở mái ấm, nhà
mở…

Theo tiến sĩ Đinh Phương Duy, Chủ tịch Hội Khoa học
Tâm lý Giáo dục TP HCM: “Không nên giấu nhẹm con
trong nhà nhiều quá. Các nghiên cứu tâm lý trẻ em cho
rằng, nếu cha mẹ để trẻ vui chơi thoải mái, trẻ sẽ dễ dàng
học được từ cuộc sống, từ bạn bè ở quanh mình những khái
niệm tưởng chừng rất “cao siêu” như lòng vị tha, sự sẻ
chia, cách quan tâm đến người khác. Nhờ đó, trẻ sẽ dần thể
hiện được tinh thần trách nhiệm và sự trưởng thành của
mình qua từng giai đoạn.

"Giáo dục trẻ về lòng nhân ái từ sớm không chỉ là cách
giúp trẻ hình thành nhân cách tốt, trở thành đứa trẻ ngoan,
mà còn chính là để giúp trẻ định hình, phát triển tài năng”,
tiến sĩ Duy kết luận.

×