Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tài liệu DỰ ÁN TƯ VẤN KỸ THUẬT "PHÁT TRIỂN TRẺ THƠ TRONG CÁC GIA ĐÌNH NGHÈO Ở VIỆT NAM" pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (349.92 KB, 19 trang )










NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN CHÂU Á (ADB)
DỰ ÁN TƯ VẤN KỸ THUẬT "PHÁT TRIỂN TRẺ THƠ TRONG CÁC
GIA ĐÌNH NGHÈO Ở VIỆT NAM"

(TA VIE-4205)










BÁO CÁO BAN ĐẦU











Tháng 5/2004

Tiến sỹ Haniya Kamel













Bản báo cáo này bao gồm 3 phần phác thảo ban đầu dự án tư vấn kỹ thuật do ADB tài trợ (TA-
VIE 4205). Bản báo cáo do nhóm chuyên gia tư vấn chuẩn bị qua đợt công tác lần thứ nhất
(20/3-24/4/2004), bản báo cáo được viết bởi Trưởng nhóm chuyên gia tư vấn, chuyên gia tư
vấn trong nước: bác sỹ Nguyễn Văn Hùng và Lê Văn Hồi, ông Simon Fraser, và qua thảo luận
với cán bộ phụ trách Dự án của ADB, ông Erik Bloom.

Phần đầu bản báo cáo tóm tắt kết qu
ả làm việc của chuyến công tác đầu tiên về bối cảnh phát
triển trẻ thơ (ECD) ở Việt Nam. Phần thứ hai bao gồm các vấn đề về quản lý và hành chính.
Phần cuối trình bày kế hoạch công việc của dự án, phương pháp và các hoạt động tiếp theo.

Phụ chương trình bày tóm tắt kết quả nghiên cứu kỹ thuật sơ bộ.

Chuyến công tác đầu tiên của Đoàn bao gồm việc tìm hiểu làm quen vớ
i ECD ở Việt Nam của
Trưởng nhóm với mạng lưới chuyên sâu, các ban ngành liên quan chính (phụ lục 1), và một
bản tổng quan sơ bộ các tài liệu về ECD (phụ chương 1).

Bối cảnh ECD ở Việt Nam


Mục đích của Dự án hiện nay là tiến hành phân tích sâu và toàn diện về nhu cầu Phát triển trẻ
thơ của trẻ em nghèo ở Việt Nam. Mục đích của phân tích này là phân tích tình hình về nhu cầu
chăm sóc, giáo dục và sức khoẻ của trẻ thơ, đồng thời đề xuất các khuyến nghị về chính sách
và chiến lược cho các nhà quản lý quốc gia và quốc tế để xây dựng một kế hoạch hành động
qu
ốc gia về ECD. Đầu ra của Dự án sẽ là tập hợp các lựa chọn về chương trình và chiến lược
để tập trung cung cấp ECD tốt hơn cho trẻ em nghèo.

Chính phủ Việt Nam cam kết xây dựng nền tảng công bằng về vốn con người. Việt Nam đã đạt
những tiến bộ nhanh chóng về phát triển con người qua nhiều chỉ báo , bao gồm giảm tỷ lệ tử
vong mẹ, trẻ sơ
sinh và trẻ dưới 5 tuổi, giảm tỷ lệ tăng dân số, đạt giáo dục phổ cập tiểu học và
giảm tỷ lệ nghèo đói xuống hơn một nửa trong một thập kỷ. Tuy nhiên, dưới thời kỳ đổi mới,
trong khi trình độ vốn con người có sự cải thiện đáng kể, thì chính sách “xã hội hoá” cũng làm
giảm đáng kể ngân sách nhà nước dành cho các dịch vụ chăm sóc trẻ thơ
. Chính sách Nhà nước
khuyến khích mở rộng dịch vụ tư nhân chăm sóc trẻ thơ đã làm cho người nghèo lâm vào hoàn
cảnh khó khăn, vì phải phụ thuộc vào nguồn ngân sách hạn chế. Trong khi việc mở rộng sự
tham gia của khu vực tư nhân trong cung cấp dịch vụ ECD mang lại lợi ích cho người khá giả
ở các thành phố và các trung tâm đô thị, thì các vùng nghèo nhất, và các dân tộc thiểu số khó

khăn lại không được hưởng lợi từ d
ịch vụ tư nhân có chất lượng. Mặc dù có trợ cấp của Chính
phủ, thì sự chi trả của cộng đồng hay sự đóng góp của các hộ gia đình vẫn cần thiết cho các
dịch vụ phụ thêm. Điều này có nghĩa là những người nghèo thường không được hưởng lợi từ
ECD để nâng cao trình độ vốn con người và họ không thoát được khỏi vòng đói nghèo. Do đó,
trong số các nhóm dân số nghèo nhất, mặ
c dù có các chính sách của Chính phủ hỗ trợ các vùng
nghèo (vd: các chính sách về giáo viên mầm non, hỗ trợ cơ sở hạ tầng,…) tuy nhiên việc thiếu
hụt ngân sách làm cho việc cung cấp ECD thường có chất lượng thấp, không tiếp cận được,
hoặc hoàn toàn thiếu. Ngoài ra, trẻ từ 0-3 tuổi đặc biệt ít được chăm sóc ở các vùng nghèo.

Bên cạnh các thách thức này, Đoàn công tác nhận thấy tiềm năng lạc quan liên quan đến sự
phát triển nền tảng bình
đẳng đối với lĩnh vực cung cấp ECD ở Việt Nam. Chính phủ Việt Nam
cam kết rõ ràng về việc phát triển bình đẳng vốn con người. Do đó, nhiều chính sách khuyến
khích người nghèo đã được xây dựng để giải quyết sự thiếu cân bằng đang tồn tại trong lĩnh
vực mức thu nhập, giáo dục và sức khoẻ. Quyết định 161 đưa ra sáng kiến mới của Chính phủ
để mở r
ộng cung cấp ECD cho người nghèo ở những vùng sâu, vùng xa.

Quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường nhanh chóng tại Việt Nam đã tạo ra sự tăng
trưởng kinh tế nhanh với mức tăng trưởng hiện tại khoảng 7-8%. Điều này gắn liền với việc


giảm tỷ suất sinh và già hóa dân số. Điều này có nghĩa là hiện nay Việt Nam đã sẵn sàng nguồn
lực để giải quyết tình trạng thiếu cân bằng tại giai đoạn phát triển sớm vốn con người.


Cuối cùng, sự gia tăng tài trợ trong lĩnh vực ECD như là phương tiện phá vỡ vòng đói nghèo.
Một số sáng kiến đang được các nhà tài trợ triển khai, họ bắt đầu hỗ tr

ợ các nỗ lực của Chính
phủ trong lĩnh vực này. Hiện tại, Ngân hàng Thế giới đang quản lý 1.9 tỷ quỹ JSDF để phát
triển ECD thông qua Save the Children Anh, Nhật Bản và Mĩ. Ngoài ra, UNICEF và Enfant et
Development cũng đang có các chương trình tiền học đường tích cực và các thử nghiệm hợp
tác với Bộ Giáo dục -Đào tạo và Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam. Tiếp theo Dự án giáo dục
tiểu học cho trẻ em thiệt thòi, với kh
ả năng lồng ghép ECD vào các sáng kiến trong tương lai,
Ngân hàng Thế giới đã thiết lập một nhóm các nhà tài trợ để tham gia vào những hoạt động còn
trống trong lĩnh vực này.

Trong khi đây là một cơ hội để Việt Nam củng cố cam kết của mình về ECD, có một vài yếu tố
thách thức đối với vấn đề này và cả với việc phát triển của dự án hiện tại. Cơ cấu d
ọc của các
bộ ngành hiện nay là một thách thức đặc biệt đối với việc xây dựng thành công các chương
trình quốc gia về ECD. Điều này đặc biệt đúng tại cấp trung ương. Tại cấp huyện và xã, có
nhiều hoạt động được lồng ghép hơn, dù chưa phải là các chương trình lớn. Do đó, cơ cấu dọc
tại các cấp trung ương đòi hỏi phát triển một khung chính sách đa ngành, lồ
ng ghép về ECD.

Thứ hai, cấu trúc của hệ thống lập kế hoạch và quản lý ECD giữa cấp TW và địa phương chưa
rõ ràng. Trong khi chính sách về phân cấp hành chính của chính phủ nhằm nâng cao năng lực
địa phương để chủ động giải quyết các nhu cầu của địa phương, đây là một bước tiến đúng
hướng, cần nâng cao năng lực địa phương để đạt được mục tiêu này. Hiệ
n tại, việc thiếu sự hợp
nhất các chỉ báo ECD từ cấp xã tới cấp trung ương đưa ra một thách thức đặc biệt đối với việc
thu thập và phân tích thông tin từ các hộ gia đình cho đến các cơ sở cung cấp dịch vụ ECD dựa
vào trung tâm và gia đình.

Khái niệm phát triển trẻ thơ, và đặc biệt là khái niệm lồng ghép phát triển trẻ thơ chưa được
hiểu đầy

đủ trong phạm vi quốc gia. Do đó, giữa các bộ ngành vẫn làm việc đơn lẻ, nội bộ đối
với việc triển khai thực hiện các chương trình, mà ít chú ý đến việc phối hợp và cơ chế lập kế
hoạch để hỗ trợ lẫn nhau trong việc cung cấp dịch vụ cho trẻ thơ. Thêm vào đó, ngoài các tổ
chức cơ quan nghiên cứu, chuyên ngành, hiện nay kiến thức đầy đủ về các nhu c
ầu nhiều mặt
của trẻ còn yếu (bao gồm nhu cầu về tâm lý xã hội).

Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em có năng lực đối với các vấn đề về dân số và gia đình hơn
đối với các vấn đề trẻ thơ. Lợi ích tiềm năng của UBDSGĐTE trong giai đoạn này là nâng cao
khả năng của UB trong việc hợp tác với các bộ ngành đối với các vấn đề về ECD, và (ii) c
ơ
quan này sẽ có thể tiếp cận được toàn bộ các dữ liệu, nguồn lực được thu thập qua Dự án,
(iii)nâng cao nhận thức về ECD cho các đơn vị của UBDSGĐTE qua việc tham gia các hội
thảo. Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tham gia và kết hợp đóng góp của nhiều
người, và đặc biệt là sự hợp tác chặt chẽ với Bộ GD-ĐT, Uỷ ban Dân tộ
c-Miền núi, Hội
LHPNVN, và Bộ LĐTBXH.

Cần nhấn mạnh rằng sáng kiến hiện nay không phải là một dự án thực hiện đầy đủ, mà là một
nghiên cứu phân tích và dựa vào nó có thể chuẩn bị cho một dự án tiềm năng ở giai đoạn sau.
Cố gắng đầu tiên hiện nay là tiến hành phân tích sâu và toàn diện về ECD đối với các gia đình
nghèo, điều này có thể đưa ra cho các nhà quản lý quốc gia và quốc t
ế các phương hướng trong
tương lai để phát triển chính sách và đầu tư về ECD.

Quản lý và hành chính





Nhân sự

Việc tuyển chọn các chuyên gia tư vấn còn lại cho Dự án đã được thực hiện. Cả chuyên gia tư
vấn về giáo dục trẻ thơ và chuyên gia tư vấn về sức khoẻ trẻ thơ được xác định và tuyển chọn
trong thời gian diễn ra chuyến công tác đầu tiên của Đoàn. Hiện nay ADB đang xem xét lần
cuối để ký hợp đồng với hai chuyên gia này.

Sau khi tổng quan các tài liệu và các cuộc
điều tra hiện có, phương pháp thực hiện Dự án được
sửa đổi. Điều tra hộ gia đình về ECD sẽ không tiến hành trong gia đoạn Dự án hiện nay. Quyết
định lồng ghép điều tra hộ gia đình vào giai đoạn thực hiện dự án sau. Do đó, chính thức hoãn
hoạt động của chuyên gia tư vấn về điều tra khỏi các hoạt động hiện tại của dự
án từ 04/3/04-
05/3/05.

Chuyên gia tư vấn về phát triển xã hội, người có nhiệm vụ chính về mặt chất lượng của cuộc
điều tra cũng không được tuyển chọn trong giai đoạn này. Thay vào đó, nghiên cứu về các
nhóm dân tộc thiểu số và các nhóm thiệt thòi sẽ là nhiệm vụ chính của chuyên gia tư vấn về
giáo dục trẻ thơ cùng với sự hỗ trợ của Trưởng nhóm chuyên gia.

Nhóm chuyên gia tư v
ấn của ADB sẽ bổ sung các đầu vào kỹ thuật như tiến độ của Dự án và
như các nhu cầu cụ thể đã được xác định.

Phối hợp và sắp xếp về hành chính

Một vài cuộc họp giữa UBDSGĐTE, cán bộ Ban quản lý dự án, Giám đốc BQLDA và Phó
Chủ nhiệm UBDSGĐTE Phùng Ngọc Hùng đã được tổ chức. Đại diện Vụ Quan hệ Quốc tế,
cán b
ộ BQLDA, nhóm chuyên gia tư vấn ADB, và cán bộ phụ trách dự án của ADB, ông Erik

Bloom đã thảo luận về phương hướng để đảm bảo Dự án thành công và tạo ra được môi trường
chính sách phù hợp về ECD ở Việt Nam. Dự án này, đúng ra là một giai đoạn nghiên cứu để
tạo ra sự hiểu biết về ECD cho tất cả các nhà quản lý ở Việt Nam, đòi hỏi có một môi trường
ECD đa lĩnh vực và liên ngành. Tầ
m quan trọng của việc này được nhấn mạnh trong nghiên
cứu các vấn đề ECD trong phạm vi UBDSGDTE và trong môi trường chính sách rộng lớn hơn
của Việt Nam. Sự cần thiết lồng ghép và phối hợp đã được thảo luận, và đã nhận được sự ủng
hộ khuyến khích và phản hồi tích cực từ Phó Chủ nhiệm Hùng và Giám đốc BQLDA - TS.
Chiến.

Đoàn ghi nhận sự hỗ trợ và việc tổng quan tài li
ệu của Viện KHDS và yêu cầu sự hợp tác chặt
chẽ hơn nữa giữa nhóm chuyên gia tư vấn ADB với BQLDA. Điều khoản tham chiếu nhằm
nâng cao hỗ trợ của BQLDA được cụ thể hoá và đã tham khảo ý kiến Giám đốc BQLDA (Phụ
lục 3).

Ban Điều hành liên bộ


Sau khi các hướng dẫn khái niệm hỗ trợ kỹ thuật hoàn thành, Ban Điều hành dự án liên bộ sẽ
được thành lập để chỉ đạo kỹ thuật cho Dự án. Điều khoản tham chiếu đã được soạn thảo (Phụ
lục 4) và đã tham khảo ý kiến Phó Chủ nhiệm Phùng Ngọc Hùng.

Thêm hai cơ quan được đề nghị tham gia vào Ban Điều hành dự án: Hội LHPNVN và Uỷ ban
Dân tộc - Miền núi. Hộ
i LHPNVN có lợi ích tiềm năng trong việc mở rộng cung cấp ECD cho
các gia đình nghèo, đặc biệt đối với việc cung cấp chăm sóc ECD dựa vào gia đình và tập trung
vào nhóm trẻ 0-3 tuổi. Uỷ ban Dân tộc - Miền núi (CEMA) (nay là Uỷ ban Dân tộc - CEM)
phụ trách các vấn đề về dân tộc thiểu số góp phần bổ xung kiến thức và đề xuất kiến nghị nhằm
tập trung can thiệp về ECD tốt hơn cho nhóm dân số d

ễ bị tổn thương nhất ở Việt Nam, trẻ em
dân tộc thiểu số.



Phương pháp và kế hoạch công việc

Phương pháp nghiên cứu

Phân tích dựa trên một số các nguồn dữ liệu được phác thảo sau đây. Nghiên cứu kết hợp định
tính và định lượng. Nghiên cứu định tính dựa trên một số cuộc điều tra định tính về Kiến thức,
Thái độ và Hành vi (KAP) về ECD do các tổ chức quốc tế khác nhau tiến hành; UNICEF, Save
the Children Anh, Enfant & Development. Thảo luận nhóm tập trung tại cấp tỉnh và huyện sẽ
cung cấp thêm số liệ
u định tính.

Đối với thành phần định lượng, nghiên cứu này dựa vào 3 nguồn tài liệu:

1. Phân tích cấp vĩ mô: Nghiên cứu của các cơ quan trong nước và quốc tế đã tiến
hành về tình hình chăm sóc, giáo dục và sức khỏe trẻ thơ ở Việt Nam. Rất nhiều tài
liệu trong số này trình bày mô tả sơ lược phân tích tình hình ECD ở Việt Nam, tập
trung đặc biệt vào các vấn đề liên quan đến trẻ em nghèo và thiệt thòi nh
ất. Các bộ
ngành và Tổng cục Thống kê sẽ được yêu cầu hợp tác trong việc cung cấp số liệu.
2. Phân tích cấp vi mô: Một số các cuộc điều tra cấp quốc gia quan trọng đã được tiến
hành ở Việt Nam và cung cấp nguồn thông tin đầy đủ. 3 tập hợp số liệu liên quan
đến vấn đề ECD sẽ giúp phân tích sâu hơn về xu hướng phát triển ECD tại các hộ
gia đình và cho phép so sánh giữa các nhóm dân số
khác nhau. Bao gồm Điều tra
mức sống dân cư (1993, 1998 và 2003), Điều tra Y tế Việt Nam(2004), Điều tra

nhân khẩu và sức khoẻ (2002). Ngoài ra, với việc mới thành lập SMOET, một hệ
thống quản lý thông tin giáo dục (EMIS) sẽ cung cấp các chỉ số chi tiết chăm sóc
tiền học đường xuống tới cấp quận huyện. Phân tích cấp vi mô sẽ tập trung vào việc
chuẩn bị và kết nối các tập hợ
p số liệu ở những nguồn có thể.
3. Sẽ tiến hành tìm hiểu việc chi tiêu về ECD đến tuyến huyện. Làm thử ở hai tỉnh để
hiểu rõ hơn việc chi tiêu nguồn ngân sách của Chính phủ về ECD xuống tới hộ gia
đình, và để xác định mức độ đóng góp của cha mẹ trong việc quyết định khả năng
tiếp cận nguồn cung cấp ECD trên cơ sở trong hoặ
c ngoài ngân sách TW.

Kế hoạch công việc

Vì việc tuyển chọn chuyên gia tư vấn chậm trễ do thủ tục tuyển chọn chuyên gia của ADB,
thời gian thực hiện dự án đã được sửa đổi. Dự án sẽ có thời gian hoạt động từ 04/3/04-05/3/05
.

Một kế hoạch công việc chung về tiến độ nghiên cứu của Dự án đã được xây dựng (Phụ lục 4).

Chuyến công tác lần thứ hai của Đoàn vào khoảng tháng 7,8. Đoàn tạm thời sẽ tập trung vào:
1. Tổ chức một hội nghị với sự tham gia của các thành viên Ban Điều hành Dự án để
kêu gọi sự hợp tác và ủng hộ về kỹ thuật cho dự
án nghiên cứu.
2. Phân tích cấp vi mô.
3. Các hội thảo ECD về giáo dục và sức khoẻ/dinh dưỡng và các dịch vụ ECD lồng
ghép.

Các hoạt động tiến hành trước chuyến công tác lần thứ hai của Đoàn



1. Thống nhất về cơ cấu và thành phần Ban Điều hành Dự án vào 15/6/2004.
2. ADB Manilla cung cấp số liệu của Cuộc điều tra mức sống dân cư 1998 và mua số liệu của
cuộc điều tra mức sống dân cư 3/2002 vào 01/7/04.
3. ADB Manilla mở Tài khoản tạm ứng cho các hoạt động của Dự án tại ADB Việt Nam vào
1/5/2004.


4. Viện Khoa học dân số, gia đình và trẻ em cung cấp số liệu về tài chính vào 01/7/2004:
Nhóm chuyên gia yêu cầu tập hợp thông tin về tài chính, thông tin cần thiết cho việc phân
tích chi phí-lợi ích về ECD. Yêu cầu cung cấp các số liệu thô từ các nguồn đã xác định
(xem danh sách kèm theo).


























































Danh sách số liệu yêu cầu UBDSGĐTE cung cấp

Các số liệu sau là các số liệu bổ sung cần thu thập và phân tích trước chuyến công tác lần thứ 2
của Đoàn. Việc nhận được trước các thông tin này sẽ hạn chế tối đa thời gian Đoàn ở Việt Nam
và giúp xây dựng các mô hình nguồn vốn khác nhau.

Số liệu:
• Phân bổ ngân sách phụ thuộc vào số học sinh- công thức dựa trên số dân và h
ọc sinh. Tôi
đã nghe thấy điều này nhưng điều này có hay không và nó được thực hiện như thế nào.
• Sự phân chia giữa công lập và ngoài công lập trong chi tiêu và tham gia vào giáo dục và
ECD như thế nào.
• Lương của các giáo viên khác (ví dụ tiểu học) và giáo viên về ECD.
• Chi tiêu - định kỳ và vốn - số lượng đã được phân bổ chủ yếu là gì và tiếp theo.
• Sự phân bổ chi tiêu giáo dục và dự đoán dân số tại c
ấp trung ương/tỉnh và huyện. So sánh
sự phân bổ cấp quốc gia với chi tiêu tại cấp tỉnh/ huyện về ECD.
• Với vốn, chi phí định kỳ và số học sinh mẫu giáo (tại các lứa tuổi khác nhau) chúng ta có
thể tính toán chi phí cho mỗi học sinh và cho mỗi lớp học. Đây là một tính toán cấp vĩ mô
chung tuy áp dụng hạn chế nhưng nó cung cấp sự so sánh chung giữa các tỉnh.
• Tỷ lệ bỏ học và l
ưu ban tiểu học.
• Số giáo viên mẫu giáo trên toàn quốc - thời gian đào tạo, lương và phân bố theo địa lý.

• Số trường mẫu giáo và phân bố theo địa lý.
• Chương trình mẫu giáo-đảm trách điều gì - dinh dưỡng, học tập.
• Các kiểu trường mẫu giáo hiện tại - số trường công lập, bán công lập và địa điểm- tiến hành
một số chuyến thực địa và xem xét sự khác nhau (n
ếu có). Xem xét lý do có sự khác nhau
về chất lượng.
• Tỷ lệ giáo viên học sinh ở các trường tư và công.
• Đóng góp của cha mẹ ở tỉnh, huyện và xã - thực tế dựa vào hướng dẫn của Bộ trưởng. Các
gia đình đang chịu áp lực gì và được miễn gì.
• Nghiên cứu chính sách xây dựng ít nhất một mô hình trường học ở mỗi huyện. Rủi ro từ
chính sách này là kinh phí cho những trường cần và ít
được trang bị sẽ bị giảm.
• Xây dựng hệ số vùng cho các nhóm khó khăn, nhóm ở vùng sâu, vùng xa, nhóm dân tộc
thiểu số nghèo.
• Tìm hiểu vai trò của Hội LHPH cấp huyện và Hội chữ thập đỏ cấp tỉnh trong việc cung cấp
ECD. Họ có thể là nguồn lực tốt hơn?
• ước tính chi phí đơn vị cho trẻ thơ khu vực công có thể nhận được từ 2 nguồn thông tin.
Một là từ s
ố liệu chi phí giáo dục quốc gia và một là từ chi phí mẫu giáo. Nguồn thứ nhất
sẽ cung cấp cho chúng ta chi phí đơn vị ước tính chưa được tập hợp của giáo dục mẫu giáo.
Nhìn vào chi phí công và rút ra các con số này.


×