Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ bằng trò chơi dân gian ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.64 KB, 4 trang )

Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ
bằng trò chơi dân gian


Vấn đề sân chơi trẻ em
lâu nay vẫn được nhắc
đến bởi sự vắng bóng của
những trò chơi mang
tính giáo dục. Thế nên
điều khiến cho nhiều
người ngạc nhiên là tại
nhiều trường mẫu giáo,
trẻ nhỏ rất hào hứng và
say mê với các trò chơi
dân gian.

Không chỉ các em nhỏ, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam,
người lớn cũng hào hứng vui Trung thu với các trò chơi


dân gian. Theo một cán bộ Bảo tàng, nhiều gia đình đã có
thói quen đến Bảo tàng vào dịp Trung thu và háo hức chờ
đợi những món ăn tinh thần lý thú, bổ ích có xuất xứ từ dân
gian.

Giữa lúc xã hội đang lo ngại trò chơi điện tử, đồ chơi bạo
lực chiếm lĩnh được thị trường thì việc phụ huynh, trẻ nhỏ
không quay lưng với các trò chơi truyền thống quả là điều
đáng mừng.

Ngắm khách tham quan hồ hởi tham gia các trò chơi truyền


thống trong những ngày này, Giáo sư Nguyễn Văn Huy,
Giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam chia sẻ: “Đã từ
lâu Bảo tàng Dân tộc học nhận thức được giá trị của các đồ
chơi, trò chơi dân gian trong sự bề bộn của nhiều loại hình
di sản cần bảo tồn.

Những năm 40 của thế kỷ trước, một nhóm các nhà dân tộc
học lúc đó đã muốn thiết lập một chuyên ngành nghiên cứu
các đồ chơi, trò chơi của trẻ em, các bài đồng dao Việt
Nam. Tuy nhiên chiến tranh đã làm gián đoạn những ý
tưởng táo bạo đó và các đồ chơi, trò chơi dân gian cũng
theo đó mai một dần.

Quá trình đô thị hóa liên tiếp ào đến cuốn đi rất nhiều báu
vật dân gian, trong đó có trò chơi, đồ chơi dân gian Song
cũng thật may mắn là chúng ta đã nhận thức rõ mối nguy
hại này và bắt tay vào khôi phục, đưa trò chơi dân gian trở
về đời sống, về với môi trường học đường”.

Ai cũng hiểu, trò chơi dân gian là một thành tố văn hóa. Trẻ
em chơi nhưng chính là rèn luyện sự dẻo dai, nhanh nhạy,
khéo léo và trí tuệ.

Thời gian gần đây, đặc biệt là từ khi Bộ GD&ĐT phát động
phong trào “Trường học thân thiện, học sinh tích cực”, trò
chơi dân gian đã dần thâm nhập vào nhiều trường học.

Bà Hoàng Thị Thanh, Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Việt
Triều cho biết: “Chúng tôi phân loại từng nhóm trò để lên
lịch chơi, lịch học cho phù hợp với từng độ tuổi, lớp học

khác nhau.

Với các cháu mẫu giáo lớn, nhóm các trò chơi vận động tập
thể như kéo co, bịt mắt bắt dê sẽ giúp trẻ tăng cường sức
khỏe, thể chất, phát huy tính đoàn kết. Trong khi đó, những
trò chơi như ô ăn quan, chơi cờ, đất nặn lại giúp phát triển
trí não, óc quan sát tưởng tượng cùng sự khéo léo. Các trò
đất nặn, bò trườn lại đặc biệt phù hợp với nhóm mẫu giáo
bé”.

Với đặc điểm chung là đơn giản, dễ chơi nên các trò chơi
dân gian khá phù hợp với sở thích, văn hoá và nhận thức
của trẻ. Đây cũng là tín hiệu đáng mừng, khi trò chơi dân
gian sẽ góp phần không nhỏ nuôi dưỡng tâm hồn trẻ trước
sự “lấn sân” của những trò chơi trực tuyến và bạo lực hiện
nay

×