CHUYÊN ĐỀ 7
LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TOÀN DIỆN HỌC SINH PHỔ THÔNG
(Leading and Managing Holistic Education Development
for School Students)
LÃNH ĐẠO VÀ QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC
TOÀN DIỆN HỌC SINH PHỔ THÔNG
(Leading and Managing Holistic Education Development for School Students)
THỜI LƯỢNG: 10 tiết (3,5 tiết LT, 6,5 tiết thảo luận, thực hành và tự đánh giá)
MÔ TẢ CHUYÊN ĐỀ
Xuất phát từ bối cảnh, thực tiễn quản lý giáo dục ở Singapore và Việt Nam,
chuyên đề lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông có nội
dung đề cập tới những vấn đề: Quan niệm về lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn
diện học sinh phổ thông trong nhà trường thân thiện, học sinh tích cực; lãnh đạo và quản
lý hoạt động dạy học; lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục; lãnh đạo và quản lý phát
triển năng lực lãnh đạo cho học sinh.
MỤC TIÊU
Sau khi học xong chuyên đề học viên sẽ :
- Phát biểu và giải thích được những vấn đề cơ bản của lãnh đạo và quản lý phát
triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông.
- Đề xuất được các biện pháp đổi mới quản lý hoạt động giáo dục nhằm phát triển
toàn diện học sinh, hướng tới sự phát triển nhân cách học sinh.
- Hình thành niềm tin và mong muốn vận dụng kiến thức đã học vào công tác lãnh đạo và
quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh tại cơ sở đang công tác.
NỘI DUNG
1. Quan niệm về lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ
thông
1.1. Ở Singapore
Mô hình trường học ưu việt ở Singapore (Singapore School Excellence Model – SEM) đã
chỉ rõ: “Qui trình hướng tới học sinh”, theo đó, bao gồm:
- Sự khỏe mạnh của học sinh
- Giảng dạy và học tập
- Đánh giá học sinh
- Phát triển trong các lĩnh vực hoạt động ngoài giờ lên lớp
- Phát triển năng lực lãnh đạo của học sinh
Với mô hình này, đòi hỏi Hiệu trưởng phải lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục
toàn diện học sinh.
Nội dung cơ bản cốt lõi của lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học
sinh sẽ được tập trung vào:
- Lãnh đạo và quản lý các hoạt động giáo dục (Đạo đức, sức khỏe, âm nhạc,
hướng nghiệp )
- Lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học và giáo dục trên lớp
- Lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, trong hoạt động này
có tập trung vào rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh
- Lãnh đạo và quản lý phát triển năng lực lãnh đạo của học sinh
- Lãnh đạo và quản lý đánh giá kết quả rèn luyện và học tập của học sinh
1.2. Ở Việt Nam
Mục tiêu của giáo dục phổ thông theo điều 27 của Luật Giáo dục (2005) đã được quy
định là:
- Giáo dục tiểu học nhằm giúp học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự
phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ
năng cơ bản để học sinh tiếp tục trung học cơ sở.
- Giáo dục trung học cơ sở nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết
quả giáo dục tiểu học; có học vấn phổ thông ở trình độ cơ sở và những hiểu biết ban
đầu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông, trung cấp,
học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
- Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những
kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những
hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực
cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung cấp, học
nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.
Thực tiễn giáo dục phổ thông Việt Nam cho thấy, người Hiệu trưởng lãnh đạo và
quản lý nhà trường thực chất là lãnh đạo và quản lý toàn diện mọi hoạt động giáo dục
trong nhà trường. Đây là quá trình giáo dục tổng thể nhằm phát triển giáo dục toàn diện
học sinh phổ thông. Theo đó, hướng tới sự phát triển nhân cách học sinh.
1.3. Quan niệm về lãnh đạo và quản lý phát triển giáo dục toàn diện học sinh phổ thông.
Như vậy, lãnh đạo và quản lý phát triển toàn diện học sinh là lãnh đạo và quản lý
các hoạt động dạy học - giáo dục trong trường phổ thông giúp học sinh phát triển toàn
diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển năng lực cá
nhân, tính năng động và sáng tạo, hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ
nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên
hoặc đi vào cuộc sống, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học hướng tới học sinh
2.1. Tăng cường nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên về hoạt
động dạy học
2.1.1. Đổi mới quan niệm về hoạt động dạy học
- Người học phải tự mình tìm ra kiến thức bằng hoạt động của chính mình.
- Người học phải có năng lực tự thể hiện mình và năng lực hợp tác với nhau, học
bạn.
- Người học phải có năng lực tự kiểm tra, tự đánh giá, tự điều chỉnh.
2.1.2. Xu hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học
Xu hướng cơ bản trong đổi mới phương pháp dạy học – quan điểm dạy học tích cực
2.2. Lãnh đạo và quản lý đổi mới hoạt động dạy học trong trường phổ thông
2.2.1. Các giai đoạn của quá trình đổi mới giáo dục trong trường phổ thông
- Dẫn nhập Đổi mới giáo dục
- Phát động Đổi mới giáo dục
- Thể chế hoá Đổi mới giáo dục
2.2.2. Những biện pháp quản lý các giai đoạn của quá trình đổi mới giáo dục trong
trường phổ thông
Các biện pháp lãnh đạo và quản lý đổi mới giáo dục phổ thông là:
- Xác lập viễn cảnh của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông
- Phân tích quá trình đổi mới giáo dục phổ thông
- Giải quyết các vấn đề đặt ra của quá trình đổi mới giáo dục phổ thông
- Kiểm tra quá trình đổi mới giáo dục phổ thông
- Thể chế hoá quá trình đổi mới giáo dục phổ thông
2.3. Tiếp cận vai trò trong lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học.
Điều cần khẳng định trước tiên: Lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học là lãnh
đạo và quản lý hoạt động dạy của giáo viên và lãnh đạo và quản lý cả hoạt động học của
học sinh. Tuy nhiên, việc lãnh đạo và quản lý hoạt động học của học sinh là quản lý gián
tiếp thông qua giáo viên. Chính giáo viên mới là người quản lý trực tiếp việc học của học
sinh.
Trong một nhà trường, tất cả các chủ thể (học sinh, giáo viên, hiệu trưởng ) đều
có chức năng, vai trò riêng mang tính đặc thù. Việc thực hiện vai trò của từng chủ thể sẽ
tạo nên thành công chung của nhà trường. Vậy thì, là người lãnh đạo nhà trường, vai trò
của hiệu trưởng trong việc lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học thể hiện như thế nào?
Để triển khai vấn đề này, ta hay theo mô hình 1 của Ichak Adizes dưới đây
Mô hình 1: Các vai trò quản lý
Ta có thể vận dụng mô hình trên để phân tích vào việc lãnh đạo và quản lý hoạt
động dạy học của hiệu trưởng.
2.3.1. Vai trò tạo lập
Trước hết, trong vai trò tạo lập, người hiệu trưởng kỳ vọng đạt được kết quả dự
kiến bằng một loạt các hoạt động tạo thành nhóm công nghệ/ kinh tế.
Chẳng hạn, để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học ở nhà trường phổ thông,
hiệu trưởng phải đưa ra định hướng chỉ đạo, phải tổ chức cho giáo viên soạn giảng theo
yêu cầu mới, tổ chức giảng dạy trên lớp, đúc rút kinh nghiệm, khái quát về mặt luận dạy
học những kết quả đạt được (thể chế hoá kinh nghiệm) và triển khai thực hiện. Hoặc tổ
chức trao đổi nhữngchủ đề cần thiết trong giảng dạy giúp giáoviên thực hiện có kết quả
chương trìn, sách giáo khoa mới,v.v Đối với việc học của học sinh, có thể tổ chức trao
đổi kinh nghiệm học tập, hướng dẫn các em tổ chức các buổi hoạt động ngoại khoá,v v
nhằm nâng cao kết quả học tập của các em. Mặt khác, muốn cho việc chỉ đạo hoạt động
dạy học thành công, người hiệu trưởng ngoài việc trang bị cho mình những tri thức quản
lý còn phải trang bị tri thức khoa học giáo dục và cả những tri thức khác có liên quan đến
hoạt động quản lý như tri thức xã hội, tri thức kinh tế, v.v Có như vậy hoạt động quản
lý mới thực sự là hoạt động mang tính khoa học và đem lại hiệu quả cao.
2.3.2. Vai trò triển khai
Trong vai trò triển khai, hoạt động của hiệu trưởng nhà trường được thể hiện bằng
một loạt các hoạt động tạo thành nhóm cơ cấu/ hành chính. Đây là việc chỉ đạo giáo viên
và học sinh thực hiện các quy định hành chính (quy chế chuyên môn, nề nếp học tập )
Việc chỉ đạo thực hiện các chủ trương của cấp trên, các kế hoạch, quyết định của tập thể
nhà trường, v.v cũng như việc tổ chức sắp xếp nhân sự trong đội ngũ giáo viên, việc
phân công giảng dạy trong giáo viên,v.v đều là những hoạt động nằm trong nhóm cơ
cấu/ hành chính.
2.3.3. Vai trò đổi mới
Trong nhà trường, người hiệu trưởng luôn luôn là người đại diện cho đổi mới trong
giáo dục. Cần lưu ý rằng môi trường bên trong và bên ngoài nhà trường luôn luôn biến
đổi. Bởi vậy, vai trò của người hiệu trưởng là luôn luôn làm cho bản thân và tập thể sư
phạm thích ứng với những biến đổi đó. Trong bối cảnh đó, vai trò đổi mới của người hiệu
trưởng trong nhóm thông tin / ra quyết định là hết sức quan trọng. Vai trò này được thực
hiện bằng một loạt các quyết định làm cho đối tượng quản lý chuyển từ trạng thái này
sang trạng thái khác, nghĩa là tạo sự thay đổi về chất. Nhưng để có được những quyết
định đúng đắn, trước hết, người hiệu trưởng phải nắm chắc các loại thông tin cần thiết về
dạy và học của giáo viên và học sinh. Thông tin là huyết mạch của quản lý. Do đó, tình
hình giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, những khó khăn của họ, nhu cầu của
họ, tiến bộ của họ. Các điều kiện phục vụ cho dạy và học v.v đều là cơ sở quan trọng
cho việc ra quyết định quản lý. Và quyết định đó sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của giáo
viên và học sinh, tạo ra một bước chuyển mới trong dạy và học.
2.3.4. Vai trò kết hợp
Như ta biết, nhà trường là một tổ chức xã hội. Trong tổ chức này, quan hệ giữa
người với người (giữa lãnh đạo và bị lãnh đạo, giữa các đồng nghiệp, giữa học sinh với
học sinh, giữa học sinh với giáo viên,v.v ) luôn luôn diễn ra với các hình thức, các tính
chất, các mức độ vừa đa dạng vừa phong phú; mặt khác, trong nhà trường cũng hình
thành các tổ chức chính thức và không chính thức đều có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián
tiếp với các mức độ khác nhau đến hiệu quả giáo dục của nhà trường; rồi quan hệ giữa
nhà trường và xã hội,v.v Tất cả những quan hệ mang tính xã hội đó làm thành môi
trường giúp cho người hiệu trưởng thực hiện vai trò kết hợp của mình bằng những tác
động trong nhóm xã hội/ con người. Sức mạnh của người hiệu trưởng là kết quả của sự
huy động, kết hợp, điều chỉnh trí tuệ và tình cảm, sức mạnh vật chất và tinh thần của các
lực lượng trong và ngoài nhà trường vào việc giáo dục và dạy học. Kết hợp là quá trình
hợp nhất các hành động của các thành viên trong trường thành hành động của toàn
trường, các mục đích cá nhân hài hoà với mục đích của nhà trường.
Bốn vai trò trên đây, trong thực tế gắn bó, quan hệ hữu cơ, đan xen nhau. Điều cần
chú ý là trong quá trình hoạt động quản lý, tuỳ theo hoàn cảnh cụ thể, người hiệu trưởng
cần bảo đảm tính cân đối, hài hoà trong việc thực hiện bốn vai trò trên. Đôi khi một vai
trò nào đó nổi lên với tư cách chủ đạo, các vai trò còn lại hỗ trợ cho nó để tạo thành sức
mạnh tổng hợp đưa đến hiệu quả hoạt động dạy học - giáo dục nói chung cũng như lãnh
đạo và quản lý trong nhà trường nói riêng.
2.4. Lãnh đạo và quản lý đổi mới phương pháp dạy học.
Lãnh đạo và quản lý đổi mới phương pháp dạy học là một trong những vấn đề cốt
lõi của việc đổi mới lãnh đạo và quản lý hoạt động dạy học ở trường phổ thông, đồng thời
là đòn bẩy trực tiếp để nâng cao chất lượng dạy học .
Với quan điểm: “Học sinh làm trung tâm”, lãnh đạo và quản lý đổi mới phương
pháp dạy học tập trung vào đổi mới cách dạy của giáo viên và cách học của học sinh, làm
cho học sinh
“Được suy nghĩ nhiều hơn,
Hành động nhiều hơn,
Hợp tác học tập với nhau nhiều hơn hơn,
Bày tỏ ý kiến của mình nhiều hơn”.
2.4.1. Định hướng đổi mới PPDH
- Đáp ứng nhu cầu lợi ích của ngơười học, phát triển khả năng tự học
- Đổi mới không phải là xóa bỏ mà vẫn sử dụng hệ thống các PPDH có chọn lọc. Kết
hợp PPDH truyền thống với PPDH tích cực đúng mức, đúng lúc.
- Coi trọng tổ chức hoạt động học tập, tạo điều kiện cho học sinh tham gia hoạt động nhằm phát
huy tích tích cực, tự giác, tự lực, chủ động, sáng tạo của học sinh.
- Lựa chọn PPDH phù hợp với hình thức tổ chức dạy học.
- Vai trò của giáo viên là ngươời tổ chức, hướng dẫn, giúp đỡ.
2.4.2. “Dạy ít, học nhiều”
Bản chất của “dạy ít học nhiều” không làm mất đi vai trò chủ đạo của giáo viên
mặc dù học sinh làm trung tâm mà tạo sự say mê học tập cho học sinh bằng cách vận
dụng hiệu quả các nguyên tắc của học tập say mê
1). Sử dụng phương pháp sư phạm
Đảm bảo khoa học và nghệ thuật dạy học đồng thời cần quan tâm tới:
- Sự sẵn sàng của học sinh
- Nhu cầu học tập của học sinh
- Cách học của học sinh.
Vì vậy:
- Giáo viên thực hiện giảng dạy với sự phân hoá đối tượng học sinh
- Học sinh học tập dựa trên khám phá
- Học sinh học tập dựa trên vấn đề
2). Trải nghiệm học tập
Lên kế hoạch các trải nghiệm học tập nhằm tạo điều kiện cho học sinh:
- Mở rộng tư duy cho học sinh để hiểu sâu hơn
- Thúc đẩy sự kết nối các ý tưởng và khái niệm
- Phát triển tư duy độc lập
Thực hiện bằng cách:
- Đặt các câu hỏi cấp cao
- Tổ chức hoạt động tư duy
- Hình thành các trung tâm học tập độc lập trong lớp
- Khuyến khích HS tìm kiếm nguồn lực thay thế hoặc theo đuổi các quan điểm
phù hợp.
3). Tạo ra môi trường học tập
Môi trường học tập phải:
- An toàn: đảm bảo quan điểm và những ý kiến đóng góp của học sinh được lắng
nghe
- Kích thích: tạo sự tò mò cho HS học hỏi
Tạo ra môi trường học tập bằng cách
- Đề ra các quy định của lớp học và đưa ra các kỳ vọng rõ ràng.
- Cho học sinh làm việc theo nhóm để xây dựng lòng tin và tinh thần làm việc
theo nhóm
- Sử dụng câu hỏi nhằm khuyến khích học sinh tư duy
- Cho học sinh đủ thời gian trả lời hay làm rõ những băn khoăn của mình
- Động viên, khích lệ những nỗ lực của học sinh
4) Đánh giá để học tập
Cần cung cấp cho HS:
- Phản hồi thường xuyên và có ý nghĩa
- Khung /sườn đánh giá
Phản hồi có ý nghĩa là:
- Kịp thời và cụ thể
- Tập trung vào giúp học sinh biết điểm mạnh, điểm yếu của mình và làm thế
nào để cải thiện
- Tập trung vào xây dựng hay tái định hướng và không điều khiển học sinh.
Bộ khung này liên quan đến:
- Chia nhiệm vụ thành nhiều phần nhỏ và quản lý được
- Hỗ trợ học sinh nắm thông tin
- Sử dụng các quy tắc để diễn đạt thành lời các quy trình tư duy
Giáo viên cần thực hiện qua:
- Mô phỏng và sắm vai
- Ghi chép
- Kể chuyện
- Quan sát giáo viên
- Thí nghiệm và trình diễn
- Thảo luận cùng học sinh
5) Nội dung học tập
Nội dung bài giảng cần:
- Phù hợp để học sinh có thể nhận thấy giá trị và tính ứng dụng của nó.
- Tạo cơ hội để có thể kết nối với kinh nghiệm của học sinh và kích thích tính tò
mò của học sinh và làm cho học sinh muốn tìm tòi thêm.
Ví dụ:
- Biến những chuyện xẩy ra trong nhà trường, trong xã hội thành những nội
dung có thể giảng ở trên lớp
+ Một HS giúp đỡ một bạn cùng lớp
+ Một cụ già bị ngã ở ngoài đường do va chạm ô tô
- Khám phá những điều bên trong những đoạn văn bản cho sẵn
- Cho học sinh tham quan thực tế nhằm kết nối việc học ở trường với thế giới
bên ngoài nhà trường.
6) Sự lãnh đạo nhà trường mang tính ủng hộ
Một sự lãnh đạo mang tính ủng hộ là:
- Tạo ra văn hoá học tập của nhà trường
- Cung cấp công tác lãnh đạo về chuyên môn và giảng dạy
- Hỗ trợ phát triển chuyên môn
Ví dụ:
- Môi trường an toàn và khuyến khích mọi người, ở đó quan diểm/ ý kiến của
mọi người được lắng nghe.
- Giành thời gian cho lập kế hoạch và thiết kế các hoạt động nhằm thu hút mọi
người tham gia.
- Kế hoạch phát triển chuyên môn của nhà trường.
- Thành lập các nhóm học tập để cải thiện chất lượng.
2.4.3. Lãnh đạo và quản lý đổi mới phương pháp dạy học
Lãnh đạo và quản lý đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện một cách khoa
học theo một qui trình chặt chẽ:
Bước 1 : Bước chuẩn bị
- Tác động nhận thức, tạo tâm thế và điều kiện cho giáo viên sẵn sàng tham gia
đổi mới PPDH.
- Nghiên cứu và phân tích thực trạng đội ngũ giáo viên và đặc điểm đối tượng
người học có quan hệ với việc đổi mới PPDH.
- Đầu tư cơ sở vật chất- thiết bị dạy học, xây dựng môi trường dạy học phục vụ
cho đổi mới PPDH.
- Phân tích những mâu thuẫn thực tế trong quan hệ dạy - học. Nguyên nhân tồn
tại những PPDH lỗi thời, những nhân tố tích cực về cách dạy cách học theo
tinh thần đổi mới đã có kết quả bước đầu.
- Xây dựng chương trình kế hoạch hoạt động.
- Tổ chức hội thảo trao đổi thống nhất về nhận thức và chương trình hành động.
Bước 2 : Chỉ đạo điểm
- Trao đổi về kiểu giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH.
- Xây dựng chuẩn đánh giá tiết dạy theo tinh thần đổi mới PPDH. Qui trình tiến
hành đánh giá.
- Chọn đối tượng thực nghiệm: môn học, bài học, người dạy, lớp dạy.
- Các đối tượng thực nghiệm chuẩn bị tiết dạy.
- Tổ chức dạy thí điểm trong phạm vi hẹp đến phạm vi rộng tuỳ theo đặc điểm
của từng trường.
- Tổ chức dự giờ đánh giá các tiết dạy.
- Tổ chức rút kinh nghiệm sau các tiết dạy thực nghiệm.
Bước 3 : Chỉ đạo đại trà
- Chỉ đạo thực hiện dạy học ở tất cả các môn học và với tất cả giáo viên.
- Tổ chức dự giờ đánh giá các tiết dạy.
- Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá, xếp loại các tiết dạy.
- Động viên khuyến khích, điều chỉnh sai lệch, thúc đẩy hướng đích.
Bước 4 : Tổng kết, đánh giá
- Sơ kết thi đua, khen thưởng, trách phạt.
- Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm, trao đổi kinh nghiệm giữa cá nhân, tập thể
với các cơ sở giáo dục khác.
- Tổng kết, nêu bài học kinh nghiệm để tiếp tục thực hiện quy trình.
2.4.4. Lãnh đạo và quản lý đổi mới thiết kế bài học theo hướng tích cực
2.5. Lãnh đạo và quản lý đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
2.5.1. Định hướng của Bộ GD&ĐT
- Giới thiệu sơ lược các quy chế kiểm tra đánh giá
- Nhấn mạnh các điểm mới của quy chế
- Định hướng của Bộ GD&ĐTvề kiểm tra đánh giá giai đoạn 2008-2020.
2.5.2. Nội dung công tác đánh giá kết quả học tập của học sinh
Một số khái niệm cơ bản về đánh giá
- Yêu cầu đánh giá
- Quy trình đánh giá
- Phương pháp và công cụ đánh giá
- Một số yêu cầu cụ thể về đổi mới đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Sử dụng kết quả đánh giá
2.5.3. Hiệu trưởng lãnh đạo và quản lý đánh giá kết quả học tập của học sinh
- Triển khai các văn bản, quy chế của Bộ GD&ĐT
- Lãnh đạo xây dựng và triển khai kế hoạch đánh giá
- Phê duyệt báo cáo đánh giá
- Sử dụng kết quả đánh giá
3. Lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục hướng tới học sinh
3.1. Lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục đạo đức
- Lập kế hoạch quản lý hoạt động giáo dục đạo đức ở trường phổ thông.
- Tổ chức hoạt động giáo dục đạo đức ở trường phổ thông.
- Chỉ đạo hoạt động giáo dục đạo đức ở trường phổ thông.
- Kiểm tra, đánh giá hoạt động giáo dục đạo đức ở trường phổ thông.
3.2. Lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục lao động, kỹ thuật tổng hợp, hướng
nghiệp
- Lãnh đạo và quản lý công tác nâng cao nhận thức cho xã hội về hướng nghiệp
và giáo dục nghề phổ thông.
- Lãnh đạo và quản lý đa dạng hoá các loại hình giáo dục hướng nghiệp và giáo
dục nghề phổ thông.
- Lãnh đạo và quản lý hoạt động lao động trong trường học.
- Lãnh đạo và quản lý hoạt động hướng nghiệp và phân luồng học sinh.
3.3. Lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục thể chất
- Lãnh đạo và quản lý giáo dục thể chất thông qua dạy học môn thể dục.
- Lãnh đạo và quản lý giáo dục thể chất thông qua hoạt động thể dục - thể thao
trường học.
- Lãnh đạo và quản lý giáo dục thể chất thông qua tự rèn luyện sức khoẻ của học
sinh.
- Lãnh đạo và quản lý giáo dục thể chất thông qua việc thực hiện công tác y tế
trường học.
3.4. Lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục thẩm mỹ.
- Lãnh đạo và quản lý giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động dạy học
- Lãnh đạo và quản lý giáo dục thẩm mĩ thông qua giáo dục đạo đức
- Lãnh đạo và quản lý giáo dục thẩm mĩ thông qua các hoạt động văn hoá - nghệ
thuật
- Lãnh đạo và quản lý giáo dục thẩm mĩ thông qua hoạt động lao động
- Lãnh đạo và quản lý giáo dục thẩm mĩ trong việc xây dựng môi trường văn hoá
3.5. Lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp trong trường phổ
thông
3.5.1. Lãnh đạo và quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường phổ thông
1) Nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của hoạt động giáo dục
ngoài giờ lên lớp.
2) Xây dựng kế hoạch hoạt động
- Căn cứ xây dựng kế hoạch
- Xây dựng kế hoạch
3) Tổ chức chỉ đạo hoạt động
- Thành lập Ban chỉ đạo
- Phối hợp các lực lượng trong và ngoài nhà trường
- Chỉ đạo hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
4) Kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
- Định hướng hoạt động:
- Cách tiến hành kiểm tra
- Tổng kết, đánh giá thi đua
5) Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên và Ban quản lí hoạt động giáo dục ngoài giờ lên
lớp
6) Xây dựng điều kiện hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp
3.5.2. Lãnh đạo và quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông
Cần lãnh đạo và quản lý các hoạt động giáo dục kỹ năng sống nhằm hình thành
cho học sinh các kỹ năng sau:
- Kỹ năng làm chủ cuộc sống
- Kỹ năng phòng chống các tệ nạn xã hội
- Kỹ năng phòng chống nghiện hút các chất ma túy….
- Kỹ năng làm chủ trong học tập: tự giác, tích cực, tự lực, sáng tạo trong học tập
- Kỹ năng giao tiếp và hội nhập
- Kỹ năng định hướng nghề nghiệp (hướng học và hướng nghề) sau khi tốt
nghiệp THCS và THPT
Sơ đồ: Lãnh đạo và quản lý các hoạt động dạy học và giáo dục cho học
sinh phổ thông
4. Phát triển năng lực lãnh đạo của học sinh
Phát triển năng lực lãnh đạo là cách thức nhà trường nuôi dưỡng khả năng lãnh đạo của
học sinh
4.1. Nhà trường nuôi dưỡng khả năng lãnh đạo của học sinh
- Các hoạt động phát triển khả năng lãnh đạo của học sinh
- Cung cấp cơ hội giữ vai trò lãnh đạo cho tất cả học sinh trong trường.
(Ví dụ: Tạo điều kiện cho học sinh luân phiên tham gia làm lớp trưởng hay lớp phó
trong cả cấp học)
- Cung cấp các hoạt động giáo dục về khả năng lãnh đạo cho tất cả các học sinh
của trường (Ví dụ: Hiện nay các trường phổ thông đang thực hiện "Trường học
thân thiện, học sinh tích cực" theo đó, nhà trường cần tạo điều kiện cho học
sinh "cùng tham gia". Nghĩa là học sinh được tham gia đóng góp ý kiến với nhà
trường.
LĐ và QL
hoạt động
GD NG LL
LĐ và QL các hoạt
động giáo dục
LĐ và QL
hoạt động dạy học
trên lớp
4.2. Nhà trường đảm bảo hiệu quả của các hoạt động giáo dục khả năng lãnh đạo
của học sinh.
- Phân tích nguyên nhân sự thiếu hụt giữa kết quả hiện tại và kết quả mong
muốn.
- Tạo sự can thiệp kịp thời
- Sử dụng thông tin từ việc đánh giá để nâng cao hiệu quả các hoạt động giáo
dục năng lực lãnh đạo cho học sinh.
Huy động sự tham
gia của phụ huynh
Huy động sự tham
gia của cộng đồng
Có quy định để học sinh
tham gia đóng góp ý
kiến với nhà trường
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brent Davies and Linda Ellíon: Quản lý các trường học trong thế kỷ XXI. NXB Đại
học sư phạm, Hà Nội, 2005;
2. Pam Robbins, Harvey B. Alvy: Cẩm nang dành cho hiệu trưởng. Chiến lược và lời
khuyên thực tế giúp công việc hiệu quả hơn. NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2004;
3. TS. Hoàng Minh Thao - TS. Hà Thế Truyền: Quản lý giáo dục tiểu học theo định
hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá. NXB giáo dục, Hà Nội, 2003;
4. Luật Giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006;
5. PGS.TS. Nguyễn Văn Lê - TS. Hà Thế Truyền - TS. Bùi Văn Quân: Một số vấn đề về
hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, 2004;
6. Mô hình trường học ưu việt của Singapore. SEM;
7. Quyết định số 30/2005/Qé-BGD&éT về việc ban hành Quy định đánh giá và xếp loại
học sinh tiểu học, Bộ Giáo dục và éào tạo, ngày 30 tháng 9 nam 2005;
8. Quyết định số: 40/2006/QĐ-BGDĐT, Ban hành Quy chế đánh gía, xếp loại học sinh
trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông Hà Nội, ngày 05 tháng 10 năm 2006 Bộ
Gíao dục và Đào tạo.