Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

cach ung xu cua thay voi tro

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (118.72 KB, 4 trang )

Đề cương bài giảng
Văn hóa ứng xử
của người thầy
. Thời gian : 1 buổi
. Người trình bày: Tiến sỹ Mỹ học Thế Hùng
Giám đốc chương trình Nghệ thuật
Trung tâm nghiên cứu Văn hóa Quốc tế
Điện thoại cầm tay: 0913.345698

Đề dẫn :
- Trên đời có 2 nghề cao quý nhất. Một là thầy giáo - dạy người. Hai là
thầy thuốc - cứu người.
- Giáo dục một người đàn ông được 1 con người. Giáo dục một người
đàn bà được 1 gia đình. Nhưng giáo dục một người thầy được cả một
thế hệ.
- vai trò của người thầy vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới, hội
nhập phát triển đất nước.
- Khổng Tử - Thầy của muôn đời (Vạn thế sư biểu). Suốt đời ông chỉ
đau đáu một Đạo, một chữ NHÂN (Ái Nhân - yêu người). Giáo lý cơ
bản của Khổng Tử: “Điều gì mình không muốn thì đừng làm cho kẻ
khác”. Chủ chương của Khổng Tử là giáo dục con người để cải tạo
xã hội.
- Hiện nay, văn hóa của người thầy đang xuống cấp. những giá trị đạo
đức đang bị băng hoại. cần phải gióng lên một tiếng chuông cảnh
tỉnh cho toàn ngành giáo dục
- Người xưa dạy: “ Sự ăn cho ta cái lực
Sự ở cho ta cái trí
Sự bang giao cho ta cái nghiệp”
Cho thấy văn hóa ứng xử cực kỳ quan trọng, nhất là đối với người
thầy, là bí quyết của mọi thành công. Văn hóa là nền tảng, là động lực
phát triển của xã hội.


Dân tộc Việt Nam chúng ta với 87 triệu dân đang bước những bước
vững chắc đầy khí thể vào thế kỷ XXI. Thế kỷ của những phát minh kỳ
diệu, thế kỷ của khoa học sinh học, tin học, của những thông tin đa chiều
đa diện. Đất nước ta đang chuyển mình đi lên với một sinh lực mới. Công
cuộc đổi mới đang bước sang một bước ngoặt mới về chất. Chưa bao giờ
thế và lực Việt Nam mạnh như ngày nay. Kinh tế Việt Nam liên tục phát
triển với mức tăng trưởng cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Bình quân
đầu người năm 2007 là 835 USD, năm 2008 sẽ là 960 USD và năm 2009
dự tính là 1.100 USD. Dự trữ ngoại tệ của Việt Nam lên đến 20 tỷ USD.
Chân dung một đất nước hùng cường đang lộ rõ trên các công trình kỳ
vĩ, những khu công nghiệp bề thế, hiện đại. Các đô thị sầm uất, những
khu du lịch đẹp đẽ văn minh hấp dẫn du khách bốn phương. Đến nay đã
có gần 10.000 dự án từ 80 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn 100 tỷ.
Việt Nam đứng thứ 6 trong 141 nền kinh tế có triển vọng thu hút đầu tư
sau Trung Quốc, Ấn độ, Mỹ, Nga, Brazil.
Hơn lúc nào hết, chúng ta cần những người thầy có tâm, có tài, có tầm
để đào tạo ra những chủ thể đẹp xây dựng đất nước phồn vinh.
1/ Những khái niệm
1.1 Văn hóa (Culture)
Văn hóa = văn + hóa
. Văn là từ Hán, nghĩa là đẹp
. Hóa là giáo hóa
. Văn hóa là mang cái đẹp để giáo hóa con người

Văn hóa và văn minh (culture - civilization)
Đều do con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử
Nhưng khác nhau ở 3 điểm:
. Văn hóa là độ dày quá khứ . Văn minh là lát cắt đồng đại
. Văn hóa (v/c + t/t) . Văn minh (v/c + khkt)
. Văn hóa mang bản sắc dtộc . Văn minh mang tính nhân loại

Văn hóa và học vấn
. Văn hóa là ứng xử . Học vấn là bằng cấp
Văn hóa ứng xử là thế ứng xử, là sự thể hiện triết lý sống, các lối sống, lối
suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng xử và
giải quyết như mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội từ vi
mô (gia đình) đến vĩ mô (nhân gian).
1.5. Văn hóa ứng xử trong nhà trường thời kỳ hội nhập, đổi mới
. Là sự thể hiện cái đẹp, tính nhân văn trong giáo dục.
. Văn hóa ứng xử của người thầy ảnh hưởng đến thương hiệu, uy tín của
nhà trường, của ngành
. Văn hóa ứng xử của người thầy góp phần xây dựng nhân cách các học
trò, những chuẩn mực của chủ nhân tương lai xây dựng đất nước.
2. Bản chất của văn hóa ứng xử
2.1 chữ tâm
. Gốc từ Hán, là chữ tượng hình - quả tim
(Một vầng trăng sáng ba sao giữa trời)
. Tâm được xếp vào phạm trù đạo đức. Tâm = Đạo + Đức
. Theo Nho gia (Khổng Tử) Đạo đức là chuẩn sống: Trung với nước, hiếu
nghĩa với cha mẹ, tín với bạn bè.
. Đạo là ngũ luân (5 bậc ứng xử ở đời)
+ Vua - tôi
+ Thầy - trò (Thầy được đặt trên bố mẹ)
+ Bố mẹ - con cái
+ Vợ - chồng
+ Anh em, bạn bè
. Đức là ngũ thường (5 đức tính của người quân tử)
Nhân - Lễ - Nghĩa - Trí - Tín (Người Việt thường cúng con gà trống
đêm giao thừa)
2.2 Chữ nhẫn
Là sự nhẫn nhịn, nhận phần thiệt về mình

Chữ Nhẫn từ 2 bộ hợp thành: Trên là bộ Đao (Dao nhọn)
Dưới là chữ Tâm (Trái tim)
Nghĩa là dạo nhọn đâm vào tim mà chịu đựng được là nhẫn
- “Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh
Thoái nhất bộ hải khoát thiên không”
Dịch: “Nhịn một lúc gió yên sóng lặng
Lùi một bước nhìn biển rộng trời cao”
- Bách nhẫn thái hòa
- Nhu thắng cương, nhẫn thắng cường
- “ Vua chúa lấy nhẫn nhịn để được thiên hạ
Tướng võ lấy nhẫn nhịn để được dài lâu
Nhà buôn lấy nhẫn nhịn để được phú quý
Người bình thường lấy nhẫn nhịn để được tri kỷ”
3. Những biểu hiện của văn hóa ứng xử
3.1 văn hóa nói
- Nói bằng miệng
- Nói bằng mắt
- Nói bằng tay
- Nói bằng chữ
3.2 Văn hóa hành động
- Văn hóa ngồi
- Văn hóa đứng
- Văn hóa đi
- Văn hóa ăn - văn hóa uống
- Văn hóa mặc (Y phục xứng kỳ đức)
- Văn hóa giao tiếp nơi công cộng
4. Bí quyết thành công trong ứng xử
- Biết người biết ta trăm trận trăm thắng
- Biết trân trọng nhân cách người tiếp xúc với ta
- Phải biết khen, biết khích lệ người khác

- Luôn luôn nở nụ cười trên môi và giọng nói ngọt ngào
- Luôn luôn quan tâm, lo lắng, lắng nghe người khác
Kinh thánh: “Khi con sinh ra, mọi người đều cười riêng mình con khóc.
Con hãy sống sao để khi con nằm xuống, mọi người đều khóc, riêng mình
con cười”. /.

Tiến sỹ
Thế Hùng

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×