Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐỀ THI HK II VĂN 8 ĐỀ CHẴN LẺ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (88.66 KB, 6 trang )

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ II
Môn ngữ văn lớp 9 (2009-2010)
Đề 1
Câu 1(2đ): Thế nào là nghĩa tường minh và hàm ý ? (1đ)
Đọc đoạn đối thoại sau ,chỉ ra câu văn có chứa hàm ý và cho biết nội dung hàm ý đó ?(1đ)
Lớp vào học được mười phút thì Nam tới :
-Thưa thầy cho em vào lớp.
Thầy giáo:
- Em đúng giờ quá nhỉ .
Câu 2 (2đ): Trình bày bố cục ba phần của bài nghị luận về một tác phẩm truyện
hoặc đoạn trích?
Câu 3(6đ): Phân tích hai khổ thơ sau để thấy rõ những cảm nhận tnh tế của nhà thơ về
những biến chuyển của thiên nhiên đất trời từ cuối hạ sang đầu thu?
Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dênh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vát nửa mình sang thu
(Sang thu-Hửu thỉnh).
Đề 2
Câu 1: (2đ) - Thế nào là khởi ngữ?(1đ)
-Chuyển câu sau thành câu có khởi ngữ:
“Tôi không thể để thầy cô phê bình một lần nào nữa.”
Câu 2(2đ): Trình bày bố cục ba phần của bài nghị luận về một đoạn thơ bài thơ?
Câu 3(6đ): Phân tích hai khổ thơ sau để thấy được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ về
những biến chuyển của thiên nhiên chuyển mùa từ hạ sang thu?
Bỗng nhận ra hương ổi


Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về

Sông được lúc dênh dàng
Chim bắt đầu vội vã
Có đám mây mùa hạ
Vát nửa mình sang thu
(Sang thu- Hửu Thỉnh).
ĐẤP ÁN ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG KÌ II
Môn ngữ văn lớp 9 ( 2009-2010)

ĐỀ 1
Câu1 :(2đ) * - Nghĩa tường minh là phần thông báo được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ
trong câu .
- Hàm ý là phần thông báo tuy không được diễn đạt trực tiếp bằng từ ngữ trong
câu nhưng có thể suy ra từ những từ ngữ ấy. (1đ)
* Câu chứa hàm ý: - Em đúng giờ quá nhỉ.
Hàm ý: - Trách Nam đến muộn giờ. (1đ)
Câu 2(2đ): -Bố cục ba phần của bài nghị luận về một tác phẩm truyện (đoạn trích):
*Mở bài: Giới thiệu tác phẩm truyện ( đoạn trích), nêu ý kiến đánh giá sơ bộ
của mình. (0,5)
*Thân bài: Nêu các luận điểm chính về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm
(đoạn trích),có phân tích ,chứng minh bằng các luận cứ tiêu biểu, xác thực.(1,0)
*Kết bài: Nêu nhận định ,đánh giá chung về tác phẩm truyện (đoạn trích) (0,5)
Đề 2
Câu1: * Khởi ngữ là thành phần câu đứng trước chủ ngữ để nêu lên đề tài được nói
đến trong câu.(1,0)
* Chuyển thành câu có khởi ngữ:
- Còn tôi, tôi không thể để thầy cô phê bình một lần nào nữa. (1,0)

Câu 2(2,0): ): -Bố cục ba phần của bài nghị luận về một bài thơ (đoạn thơ):
*Mở bài: Giới thiệu bài thơ(đoạn thơ), nêu nhận xét khái quát về bài thơ
(đoạn thơ) đó.(0,5)
*Thân bài: Lần lượt trình bày những cảm nhận ,suy nghĩ ,đánh giá về
nội dung nghệ thuật bài thơ (đoạn thơ)(1,0)
* Kết bài: Khái quát giá trị , ý nghĩa của bài thơ (đoạn thơ) (0,5)

Chung cho cả hai đề:
Câu 3 (6đ)
Học sinh đạt được những yêu cầu sau:
* Yêu cầu về kĩ năng:
- Biết cách làm bài nghị luận về bài một đoạn thơ.
- Bài viết chặt chẽ , hợp lí rõ ba phần: mở bài, thân bài, kết bài.
- Diễn đạt trôi chảy ,chính xác, giàu hình ảnh , giàu cảm xúc.
- Ít mắc lỗi chính tả, dùng từ và ngữ pháp.
*Yêu cầu về nội dung và biểu điểm:
- Mở bài : Dẫn dắt hợp lí, khái quát được nội dung , nghệ thuật của hai khổ thơ.(0,5)
- Thân bài: Phân tích được những cảm nhận tinh tế của nhà thơ:
+ Nhà thơ chợt nhận ra những tín hiệu sang thu từ ngọn gió se (nhẹ khô và hơi
lạnh ),mang theo hương ổi chín phả vào trong gió, từ hình ảnh “sương chùng chình”(nhân
hoá):sương giăng mắc nơi ngõ nhỏ(không gian hẹp)như cố ý chậm lại tâm trạng ngỡ
ngàng, cảm xúc xốn xang:(Bỗng, hình như…)(2,0)
+ Cảm nhận về những biến chuyển tiếp theo của không gian lúc giao mùa qua
hình ảnh: “sông dềnh dàng”trôi thanh thản,lững lờ. Những cánh chim vội vã bay đi tránh
rét, hình ảnh đám mây mùa hạ “vắt nửa mình sang thu” là hình ảnh liên tưởng tưởng tượng
sáng tạo : trong tưởng tượng của nhà thơ hai mùa có sự chuyển giao cho nhau qua cầu nối
là đám mây.đám mây mùa hạ vắt một nửa mình sang mùa thu( phân tích ý nghĩa của hình
ảnh đó).(2,5)
+ Tất cả cho thấy cảm nhận tinh tế, sâu sắc và tâm hồn nhạy cảm kết hợp trí tưởng
tượng phong phú của nhà thơ.(0,5)

- Kết bài: Đành giá sự thành công của nhà thơ trong việc miêu tả thời điểm giao mùa hạ-
thu qua hai khổ thơ và tình cảm của nhà thơ.(0,5)
ĐỀ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Môn lịch sử - Lớp 7 ( 2009 – 2010)
§Ò1
Câu 1: Kể tên một số tác phẩm văn học, sử học thời Lê sơ ( 2 điểm)
Câu 2: Đầu thế kỷ XVI có những phong trào khởi nghĩa nào của nông dân? (có ghi năm
khởi nghĩa ) ( 2điểm)
Câu 3: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? ( 2 điểm)
Câu 4: Nguyên nhân thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn? (2 điểm)
Câu 5: Cho biết công lao của Quang Trung, Nguyễn Huệ đối với đất nước? ( 2 điểm)
Đề 2:
Câu 1: Kể tên một số danh nhân xuất sắc thời Lê sơ? ( 2 điểm)
Câu 2: Thế kỷ XVIII có những cuộc khởi nghĩa nào của nông dân đàng ngoài ?
(có ghi năm khởi nghĩa ) (2 điểm)
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn? (2 điểm)
Câu 4: Chữ quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh nào? ( 2 điểm)
Câu 5: Quang Trung đã làm gì để phục hồi kinh tế, xây dựng văn hoá dân tộc?
************************************
ĐÁP ÁN KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ II
Môn lịch sử - Lớp 7 ( 2009 – 2010)
Đề 1:
Câu 1: Học sinh kể được từ 4 tác phẩm trở lên thì đạt điểm tối đa:
- Quang Trung từ mệnh tập.
- Bình ngô đại cáo
- Quốc âm thi tập
- Hồng Đức quốc âm thi tập
- Đại Việt sử ký toàn thư…
Câu 2: Phong trào khởi nghĩa của nông dân đầu thế kỷ XVI gồm có:
- Khởi nghĩa Trần Tuân: 1511

- Khởi nghĩa Lê Hy - Trịnh Hưng: 1512
- Khởi nghĩa Phùng Chương: 1515
- Khởi nghĩa Trần Cảo: 1516
Câu 3: Thế kỷ XVII, một số giáo sỉ phương tây học tiếng việt để truyền đạo Thiên Chúa,
họ dùng chử cái La - Tinh để ghi âm tiếng việt, chử quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh đó.
Câu 4: Khởi nghĩa Lam Sơn thắng lợi là nhờ:
- Nhân dân ta có lòng yêu nước, ý chí bất khuất đấu tranh giành độc lập tự do.
- Toàn dân đoàn kết một lòng.
- Có đường lối chiến lược, chiến thuật đúng đắn, sáng tạo của bộ chỉ huy đứng đầu
là Lê Lợi, Nguyễn Trải.
- Biết dựa vào nhân dân để kháng chiến.
Câu 5: Công lao của Quang Trung, Nguyễn Huệ đối với đất nước:
- Lãnh đạo nhân dân dẹp yên các thế lực phong kiến Lê - Mạc, Trịnh - Nguyễn,
thống nhất đất nước.
- Đánh đuổi quân xâm lược Xiêm, Thanh. Giữ vững độc lập dân tộc.
- Cũng cố, ổn định được kinh tế, chính trị, văn hoá cho đất nước.
Đề 2:
Câu 1: Các danh nhân xuất sắc thời Lê sơ ( học sinh nêu được 4 danh nhân trở lên đạt
điểm tối đa)
- Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông, Ngô Sỹ Liên, Lương Thế Vinh….
Câu 2: Các cuộc khởi nghĩa của nông dân ở đàng ngoài:
- Nguyễn Dương Hưng: 1737
- Lê Duy Mật: 1738
- Nguyễn Danh Phương: 1740 – 1751
- Nguyễn Hữu Cầu: 1741 – 1751
- Hoàng Công Chất: 1739 – 1769.
Câu 3: Nguyên nhân thắng lợi của phong trào Tây Sơn:
- Nhờ ý chí đấu tranh chống áp bức bốc lột và tinh thần yêu nước cao cả
của nhân dân
- Nhờ sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt của Quang Trung và bộ chỉ huy nghĩa quân.

Câu 4: Thế kỷ XVII, một số giáo sĩ phương tây học tiếng việt để truyền đạo Thiên Chúa,
họ dùng chữ cái La - Tinh để ghi âm tiếng việt, chử quốc ngữ ra đời trong hoàn cảnh đó.
Câu 5: Để phục hồi kinh tế xây dựng văn hoá dân tộc, Quang Trung đã đề ra những biện
pháp thiết thực:
- Về nông nghiêp: Ban chiếu khuyến nông để giải quyết tình trạng ruộng đất bỏ
hoang và nạn lưu vong, giảm tô thuế.
- Về thủ công nghiệp: Nghề thủ công và buôn bán được phục hồi, giảm nhẹ hoặc
bải bỏ nhiều loại thuế, mở cửa ải thông thương chợ búa.
- Về văn hoá giáo dục: Ban chiếu lập học, đề cao chữ Nôm là chữ viết chính thức,
lập viện sùng chính dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.

* Lưu Ý:
Trong Quá trình chấm Giáo viên có thể linh động ,tuỳ vào khả năng diễn đạt của học sinh
để chấm điểm.
Duyệt lãnh đạo Tổ C/M Người ra đề
HT Nguyễn Xuân Huề TP Phan thanh Việt Hồ Thị Hồng Lan

×